Câu 34. Hệ cơ quan ở thực vật bao gồm
A. hệ rễ và hệ thân. B. hệ thân và hệ lá.
C. hệ chồi và hệ rễ. D. hệ cơ và hệ thân.
Câu 35. Cơ thể nào sau đây là đơn bào?
A. Con chó. B. Trùng biến hình.
C. Con ốc sên. D. Con cua.
Câu 36. Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở cơ thể đa bào?
A.Có thể sinh sản. B. Có thể di chuyển.
C.Có thể cảm ứng.` D. Có nhiều tế bào trong cùng 1 cơ thể.
Câu 37. Cấp độ thấp nhất hoạt động trong cơ thể đa bào là
A. hệ cơ quan.
B. cơ quan.
C. mô.
D. tế bào.
Câu 38. Điền vào chỗ trống: “Mô là tập hợp một nhóm tế bào…(1)…..về hình dạng và cùng thực hiện…(2)….. nhất định”.
A. (1) khác nhau, (2) nhiều chức năng.
B. (1) giống nhau, (2) nhiều chức năng.
C. (1) giống nhau, (2) một chức năng.
D. (1) có thể giống nhau, (2) một chức năng.
Câu 39. Mô nào có ở động vật.
A. Mô thần kinh.
B. Mô cơ bản.
C. Mô phân sinh.
D. Mô dẫn.
Chủ Đề 8: 8 câu
Câu 40. Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đây?
A. Khởi sinh.
B. Nguyên sinh.
C. Nấm.
D. Thực vật.
Câu 41. Virus tồn tại mấy dạng hình thái chủ yếu?
A. 2 hình thái.
B. 3 hình thái.
C. 4 hình thái.
D. Vô số hình thái.
Câu 42. Nhiệm vụ của phân loại thế giới sống là
A. Tìm ra những đặc điểm của giới sinh vật.
B. Phát hiện những sinh vật mới.
C. Đưa ra những tiêu chuẩn phân loại với trật tự nhất định.
D. Phát hiện, mô tả, đặt tên và sắp xếp sinh vật.
Câu 43. Tên khoa học của loài được hiểu là
A. Cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia.
B. Tên giống + Tên loài + (Tên tác giả, năm công bố).
C. Cách gọi phổ biến của loài có trong danh mục tra cứu.
D. Tên loài + Tên giống + (Tên tác giả, năm công bố).
Câu 44. Đặc điểm của giới Khởi sinh là
A. Đơn bào, nhân sơ, kích thước nhỏ, sinh sản nhanh, phương thức sống đa dạng.
B. Đơn bào, nhân thực, kích thước nhỏ, sống dị dưỡng.
C. Nhân sơ, kích thước nhỏ, sống tự do.
D. Nhân thực, đơn bào, sinh sản nhanh, sống tự dưỡng.
Câu 45. Phương pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa các bệnh do virus là?
A. Truyền máu.
B. Thay tủy xương.
C. Tiêm vaccine thích hợp.
D. Uống thuốc tự miễn.
Câu 46. Corona virus 2019 là một loại virus lây truyền qua đường nào?
A. Đường tiêu hóa.
B. Đường hô hấp.
C. Đường da, dịch truyền.
D. Đường từ mẹ sang con.
Câu 47. Đặc điểm nào dưới đây nói về vi khuẩn là đúng?
A. Có cấu tạo tế bào nhân thực.
B. Kích thước có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
C. Có cấu tạo tế bào nhân sơ.
D. Hệ gen đầy đủ.
Câu 48. Trong hệ thống phân loại 5 giới, vi khuẩn thuộc:
A. giới Khởi sinh.
B. giới Nấm.
C. giới Nguyên sinh.
D. giới Động vật.
Câu 49. Khi tiến hành xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại một nhóm sinh vật cần tuân theo nguyên tắc nào?
A. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có đặc điểm đối lập nhau.
B. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có cơ quan di chuyển khác nhau.
C. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có môi trường khác nhau.
D. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có kiểu dinh dưỡng khác nhau.
Câu 50. Mục đích chính của vaccine là?
A. Tạo ra miễn dịch trước đối với các bệnh do virus hay vi khuẩn gây nên.
B. Tạo sự an tâm trước bệnh đang diễn ra.
C. Đẩy lùi đại dịch.
D. Góp phần tạo sức đề kháng cho cơ thể.
Tham khảo:
Một số mẫu vật có thân, lá, rễ biến dạng:
- Củ su hào biến dạng của thân.
- Củ khoai tây biến dạng của thân.
- Củ khoai lang biến dạng của rễ.
- Củ hành là biến dạng của lá mọng nước.
- Gai xương rồng là biến dạng của lá.
tham khảo
- Lá biến thành gai: giảm sự thoát hơi nước ở lá
VD: cây xương rồng,...
- Lá biến thành tua cuốn, tay móc: Móc vào trụ bám, giúp cây leo lên
VD: Cây đậu Hà Lan, cây mây…
- Lá vảy: che chở cho thân rễ
VD: Cây dong ta…
- Lá dự trữ: lá dự trữ chất hữu cơ.
VD: Cây hành, tỏi…
- Lá bắt mồi: lá biến thành cơ quan bắt và tiêu hóa mồi.
VD: Cây bèo đất, cây nắp ấm…