Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sông Nile là con sông dài nhất thế giới (6.732 km). Nó xuất phát từ 2 nguồn, một nguồn từ hồ Victoria ở vùng Uganda (được gọi là sông Nile trắng), một nguồn khác từ hồ Tana ở Etiopi (còn được gọi là sông Nile đen). Về nguồn gốc tên gọi sông Nile như ngày nay được xuất phát từ tiếng Hy Lạp - Neilos, có nghĩa là thung lũng sông.
Sông Amazon chảy qua khu vực có rừng rậm lớn nhất thế giới
Mê Công là sông dài thứ 10 thế giới, với 4.183 km. Đây là con sông rộng nhất vùng Đông Nam Á, cũng là con sông chảy qua nhiều nước ĐNÁ nhất. Bắt nguồn từ sông Lang Thương (Trung Quốc), từ đây dòng Mê Công tiếp tục chảy qua lãnh thổ của nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á như Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và cuối cùng đổ ra 9 cửa sông của Việt Nam (hay còn gọi là Cửu Long Giang). Một người Bồ Đào Nha tên là Antonio de Faria đã tìm ra dòng sông này vào năm 1540.
Có Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương và Ấn Độ Dương. Có người còn phân ra thêm cả Nam Băng Dương nữa.
Thái Bình Dương, là đại dương lớn nhất thế giới, bao phủ một phần ba bề mặt Trái Đất, với diện tích 178,684 triệu km². Nó trải dài khoảng 15,500 km từ biển Bering trong vùng Bắc cực đến gần biển Ross của Nam Cực.
Bắc Băng Dương là đại dương nhỏ nhất trong năm đại dương của Trái Đất, bao quanh cực Bắc, nơi đây băng tuyết bao phủ hoàn toàn vào mùa đông và một phần quanh năm. Có diện tích 14.090.000 km² và có độ sâu trung bình 1.038 mét. Bao quanh bởi các vùng đất của Liên bang Nga, Hoa Kỳ (vùng Alaska), Canada, Na Uy, Đan Mạch (vùng Greenland). Nhiệt độ và độ mặn của nó thay đổi theo mùa vào thời gian đóng băng và tan băng; độ măn của nó có giá trị thấp nhất so với giá trị độ mặn trung bình của 5 đại dương lớn, do tốc độ bốc hơi thấp, lượng nước ngọt đổ vào từ các sông và suối lớn và có ít liên hệ với các đại dương và vực nước xung quanh.
- sông Nile
- Sông amazon
- sông Mê Công
- Thái Bình Dg , Đại Tay Dg , Ấn Độ Dương, Nam Đại Dương, Bắc Băng Dương , Đại Nam Dg. Đại Dg Thái bình Dg to nhất, Băc Băng dg bé nhất
1. Đá mẹ
- Khái niệm: Là các sản phẩm được phá hủy từ đá gốc (nham thạch).
- Vai trò: Cung cấp chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần cơ giới, khoáng vật, ảnh hưởng trực tiếp tính chất lí, hóa của đất.
2. Khí hậu
- Ảnh hưởng trực tiếp:
+ Ảnh hưởng đến sự hình thành đất thông qua nhiệt - ẩm.
+ Nhiệt, ẩm ảnh hưởng đến sự hòa tan, rửa trôi, tích tụ vật chất.
- Ảnh hưởng gián tiếp qua tác động: khí hậu → sinh vật → đất.
3. Sinh vật
- Thực vât: Cung cấp vật chất hữu cơ, rễ phá hủy đá.
- Vi sinh vật: Phân giải xác súc vật tạo mùn.
- Động vật: sống trong đất là biến đổi tính chất đất (giun, kiến mối).
4. Địa hình
- Địa hình dốc: đất bị xói mòn, tầng phong hóa mỏng.
- Địa hình bằng phẳng: bồi tụ là chủ yếu, tầng phong hóa dày.
- Địa hình: Ảnh hưởng đến khí hậu vành đai đất khác nhau theo độ cao.
5. Thời gian
- Khái niệm: Tuổi đất chính là thời gian hình thành đất.
- Vai trò: Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó.
- Các vùng tuổi đất:
+ Vùng nhiệt đới, cận nhiệt: đất nhiều tuổi.
+ Vùng ôn đới, cực: đất ít tuổi.
6. Con người
- Hoạt động tích cực: nâng độ phì cho đất, chống xói mòn.
- Hoạt động tiêu cực: đốt rừng làm nương rẫy, xói mòn đất.
Thái Bình Dương, Bắc Đại Tây Dương, Nam Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương, Đại Dương Nam Cực. Và Thái Bình Dương là lớn nhất
Thái Bình Dương
Đại Tây Dương
Bắc Băng Dương
Ấn Độ Dương
Thái Bình Dương lớn nhất
- Sông là dòng nước chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa, được các nguồn nước mưa, nước ngầm, nước băng tuyết tan nuôi dưỡng.
- Hệ thống sông: dòng sông chính cùng với các phụ lưu, chi lưu hợp lại với nhau tạo thành hệ thống sông.
- Một số sông lớn trên thế giới và Việt Nam: sông Mê Kông, sông Hoàng Hà, song Amazon, ....
- Vùng đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông gọi là lưu vực sông.
- Lưu lượng là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm nào đó, trong một giây đồng hồ (được biểu hiện bằng m3/s).
- Lưu lượng của một dòng sông phụ thuộc vào diện tích lưu vực và nguồn cung cấp nước.
1. Tượng thần Zeus ở Olympia (Hy Lạp)
2 Tượng thần Mặt trời Rhodes (Hy Lạp)
3. Đại kim tự tháp Giza (Ai Cập)
4. Lăng mộ Mausoleum (Thổ Nhĩ Kỳ)
5. Ngọn hải đăng Alexandria (Ai Cập)
6. Vườn treo Babylon (Iraq)
7. Đền Artemis (Thổ Nhĩ Kỳ)
~ Chúc bn hok tốt ~
(TNO) Vịnh Hạ Long (Việt Nam), rừng Amazon (Nam Mỹ), thác nước Iguazu (Argentina, Brazil), đảo Jeju (Hàn Quốc), Komodo (Indonesia), dòng sông ngầm Puerto Princesa (Philippines) và Núi Bàn (Nam Phi) là 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới đứng đầu danh sách bầu chọn của New 7 Wonders
6 lục địa: Á- Âu, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Phi, Austrailia, Nam Cực
Theo quy ước, Trái Đất có 7 lục địa bao gồm Á, Phi, Nam Mỹ, Bắc Mỹ, Âu, Úc và Nam Cực. Tuy nhiên vào năm 2017, giới khoa học đã khám phá thêm một lục địa thứ 8 của Trái Đất, gọi là Zealandia.
TK :
1. Everest (8.848 m), Nepal Everest là đỉnh núi cao nhất thế giới. Núi Everest nằm ở biên giới Nepal-Trung Quốc với độ cao 8.848 mét so với mực nước biển. Everest được biết đến với cái tên là Sag Sagathaatha ở Nepal và Chhomolongma ở Tây Tạng. Mặc dù đây là ngọn núi cao nhất và thu hút nhiều người leo núi nhất, nhưng đây là một trong những ngọn núi dễ leo nhất. Everest lần đầu tiên được chinh phục bởi Nepali Sherpa Tenzing Norgay và người leo núi New Zealand, ông Edmond Hillary. Trong một chuyến thám hiểm của Anh vào năm 1953 theo tuyến đường Nam Col. Leo núi Everest là mục tiêu mà nhiều người đặt ra trong đời.
2. K2 (8.611 m), Pakistan Núi K2 là ngọn núi cao thứ hai trên Trái đất, sau núi Everest. Núi K2 nằm ở Pakistan trong dãy Karakoram thuộc dãy Hymalaya. Có nhiều đỉnh núi dọc dãy Karakoram, đỉnh núi thứ hai, K2 là đỉnh cao nhất của dãy Karakoram và là đỉnh núi cao nhất ở Pakistan. K2 còn được biết đến với cái tên “Savage Mountain” do sự khó khăn khi đi lên và tỷ lệ tử vong cao thứ hai trong danh sách này. Cứ bốn người đã lên tới đỉnh thì có một người chết vì cố gắng. K2 lần đầu được chinh phục bởi một đội thám hiểm người Ý do ông Ardito Desiofinally dẫn đầu. Nhóm của ông, ông Lino Laceselli và ông Achille Compagnoni đã leo lên thành công đỉnh K2 (8611m) thông qua tuyến leo núi Abruzzi Spur vào ngày 31 tháng 7 năm 1954.
3. Kanchenjunga (8.586 m) Kanchenjunga là ngọn núi cao thứ ba trên thế giới với chiều cao 8.586 m. Nó nằm ở Nepal chạy dọc biên giới Nepal-Ấn Độ. Kanchenjunga là đỉnh cao nhất ở Ấn Độ. Tên của khu vực xung quanh dãy Hymalaya là “The Five Treasures of Snows”, vì nó chứa năm đỉnh. Đại diện cho 5 kho lưu trữ của Thiên Chúa, đó là vàng, bạc, đá quý, ngũ cốc và sách thánh. Kanchenjunga là ngọn núi cao nhất cực đông trái đất. Joe Brown và George Band của đội thám hiểm Anh vào ngày 25 tháng 5 năm 1955 lần đầu tiên leo lên đỉnh này.
4. Lhotse (8.516 m), Nepal Núi Lhotse là ngọn núi cao thứ tư trên thế giới. Nó được kết nối với Everest thông qua Nam Col. Lhotse có nghĩa là “đỉnh phía nam” của người Tây Tạng. Ngoài đỉnh chính ở độ cao 8.516 mét so với mực nước biển, còn có đỉnh Lhotse Middle (Đông) cao 8.414 mét và đỉnh Lhotse Shar là 8.383 mét. Nó nằm ở biên giới giữa Tây Tạng (Trung Quốc) và vùng Khumbu của Nepal. Đỉnh Lhotse lần đầu tiên được chinh phục vào ngày 18 tháng 5 năm 1956 bởi Fritz Luchsinger và Ernst Reiss đến từ Thụy Sĩ. Lhotse được cảnh báo là một trong những leo núi cực kỳ khó leo và hiếm khi được thử.
5. Makalu (8.463 m), Nepal Makalu là ngọn núi cao thứ năm trên thế giới với chiều cao 8.463 mét. Nó nằm cách 19 km về phía đông nam của đỉnh Everest, trên biên giới giữa Nepal và Trung Quốc. Núi Makalu lần đầu tiên được leo lên bởi một đội thám hiểm Mỹ do William Siri dẫn đầu vào mùa xuân năm 1954. Sườn Đông Nam và Tây Bắc Ridgeare là các tuyến leo núi chính lên đỉnh Makalu.
6. Cho Oyu (8.188 m) Cho Oyu là ngọn núi cao thứ sáu trên thế giới. Nó nằm ở biên giới Nepal-Trung Quốc, phần ở Nepal nhiều hơn. Cho Oyu có nghĩa là Nữ thần Ngọc lam thuộc tiếng Tây Tạng. Ngọn núi này là đỉnh lớn nhất về phía tây của tiểu khu Khumbu thuộc dãy núi Mahalangur Himalaya, cách đỉnh Everest 20 km về phía tây. Cho Oyu được biết đến là một trong những ngọn núi dễ chinh phục nhất trong danh sách này. Do cách tiếp cận thẳng về phía trước và thiếu những nguy hiểm khách quan. Núi Cho-Oyu lần đầu tiên được chinh phục vào ngày 19 tháng 10 năm 1954 bởi Joseph Joechler, Herbert Tichy (Ý), Pasang Dawa Lama (Nepal).
7. Dhaulagiri (8.167 m), Nepal Dhaulagiri là ngọn núi cao thứ bảy trên thế giới với chiều cao 8.167 mét. Nó nằm ở phía bắc trung tâm Nepal. Cái tên Dhaulagiri xuất phát từ tiếng Phạn trong đó Dhawala có nghĩa là “Dazzling, White Beautiful” và Giri có nghĩa là “Núi”. Con đường leo núi bình thường của Dhaulagiri là sườn núi Đông Bắc. Dhaulagiri lần đầu tiên được chinh phục bởi một người Áo, Thụy Sĩ và thám hiểm Nepal vào ngày 13 tháng 5 năm 1960.
8. Manaslu (8.163m), Nepal Manaslu là ngọn núi cao thứ tám trên thế giới. Nó nằm ở dãy núi Mansiri ở phía tây trung tâm của Nepal. Tên của nó, có nghĩa là “Núi linh hồn”, xuất phát từ tiếng Phạn là Manasa, có nghĩa là trí tuệ hoặc linh hồn. Manaslu lần đầu tiên được chinh phục vào ngày 9 tháng 5 năm 1956 bởi Toshio Imanishi và Gyalzen Norbu, thành viên của một đoàn thám hiểm Nhật Bản. Nó thường là lựa chọn đầu tiên cho những người thích phiêu lưu mạo hiểm muốn leo độ cao 8000m.
9. Nanga Parbat (8.126m), Pakistan Nanga Parbat, ngọn núi cao thứ chín trên thế giới nằm ở Pakistan. Giếng Nanga Parbat có chiều cao 26.660 feet (8.126 mét) được biết đến với tên gọi là Killer Killer Mountain cho đến nửa đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, bây giờ ít nguy hiểm hơn để leo lên, nhưng vẫn rất khó khăn. Ngọn núi này là một đỉnh núi mênh mông và ấn tượng, vượt lên trên khu vực xung quanh nó ở Pakistan. Nó nằm ở phía nam sông Indus ở Gilgit Baltistan, Pakistan. Hermann Bahl từ Úc là người đầu tiên từng leo lên Nanga Parbat vào năm 1953.
10. Annapurna (8.091 m), Nepal Núi Annapurna là ngọn núi cao thứ mười trên thế giới. Annapurna là tên gọi một loạt các đỉnh núi, đỉnh cao nhất được gọi là Annapurna I, với chiều cao 8.091 m. Những đỉnh núi trong dãy Annapurna là một trong những đỉnh nguy hiểm nhất để leo lên. Trên thực tế, chúng có tỷ lệ tử vong khoảng bốn mươi phần trăm. Khu Annapurna có sáu đỉnh lớn, Annapurna I (8091m) Annapurna II (7937m) Annapurna III (7555m) Annapurna IV (7525m), Gangapurna (7455m) và Annapurna South (7219m). Maurice Herzog & Louis Lachenal lần đầu tiên leo lên vào ngày 3/6/1950.
1.Cao tốc Pan-American
Đường cao tốc Pan-American là đường cao tốc dài nhất thế giới, theo Kỷ lục Guinness Thế giới. Trải dài gần 19.000 dặm (30.000 km) từ Bắc Băng Dương tại Vịnh Prudhoe, Alaska, đến cực nam của Nam Mỹ. Nó chạy qua 14 quốc gia và có nhiều cảnh quan và địa hình đa dạng đến chóng mặt, từ lãnh nguyên Bắc cực đến rừng mưa nhiệt đới. Du khách muốn đi hết Đường cao tốc Pan-American phải sẵn sàng lái xe lên đỉnh núi cao 11.322 foot (3.450 mét) có tên là Cerro de la Muerte – hay Đỉnh tử thần ở Costa Rica, sau đó là vượt qua Khe Darién khoảng 60 dặm (97 km) giữa Panama và Colombia mà vẫn chưa được trải nhựa.
2. Quốc lộ 1 ở Úc
Ở Úc, người dân gọi Quốc lộ 1 dài 9.000 dặm (14.500 km) là “Vòng quay lớn” vì nó ôm sát bờ biển của toàn bộ lục địa. Nó đi qua mọi tiểu bang ở Úc và kết nối 7 trong số 8 thủ đô ở đất nước này, thậm chí còn vượt qua eo biển Bass đến Tasmania.
3. Đường cao tốc xuyên Siberia
Đường cao tốc xuyên Siberia là một tuyến đường dài 6.800 dặm (11.000 km) xuyên qua Nga, từ St. Petersburg đến Vladivostok. Việc xây dựng tuyến đường xuyên Siberia bắt đầu vào năm 1949, nhưng phần lớn đường cao tốc liên bang này còn tương đối mới. Nó chỉ được trải nhựa hoàn toàn vào năm 2015. Nó trải dài khắp nước Nga từ biển Baltic thuộc Đại Tây Dương đến biển Nhật Bản.
4. Đường cao tốc xuyên Canada
Đường cao tốc xuyên Canada là quốc lộ dài thứ hai trên thế giới, trải dài 4.645 dặm (7.476 km). Nó trải dài từ Đông sang Tây, giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Nó liên kết tất cả các thành phố lớn và đi qua mọi tỉnh bang của Canada. Sau khi hoàn thành vào năm 1971, đây là đường cao tốc dài nhất thế giới.
5. Mạng lưới đường cao tốc tứ giác vàng
Mạng lưới Đường cao tốc Tứ giác Vàng là một mạng lưới đường cao tốc dài 3.633 dặm (5.846 km) tạo thành một đa giác bốn cạnh và kết nối bốn thành phố lớn của Ấn Độ là Delhi, Kolkata, Mumbai và Chennai. Nó được xây dựng để cắt giảm thời gian di chuyển giữa các thành phố lớn, cũng như cung cấp một cách để người dân ở các vùng nông thôn của đất nước này đưa hàng nông sản ra các thành phố lớn. Hệ thống đường cao tốc được hoàn thành vào năm 2012, là hệ thống đường cao tốc có tiêu chuẩn cao hơn so với tiêu chuẩn của bất kỳ đường cao tốc nào (phần lớn có từ bốn đến sáu làn xe).
6. Quốc lộ 318 Trung Quốc
Trung Quốc có một mạng lưới đường cao tốc khổng lồ. Trong đó Quốc lộ 318 của Trung Quốc (còn được gọi là Xa lộ Tây Tạng Thượng Hải) là nhánh cao tốc dài nhất của mạng lưới. Nó chia đôi đất nước từ đông sang tây, dài khoảng 3.403 dặm (5.476 km) từ Thượng Hải đến biên giới Trung Quốc với Nepal.
7. U.S. Route 20
US Route 20 là con đường dài nhất nước Mỹ. Con đường này dài 3.365 dặm (5.415 km) chạy dài từ đông sang tây, giữa Tây Bắc Thái Bình Dương và New England. Trong phần lớn quãng đường nó chỉ là đường hai làn. Nhưng khi đi qua các thành phố lớn như Chicago, Boston và Cleveland nó sẽ được mở rộng ra. Tuyến đường Route 20 đi qua 9 tiểu bang và bị Công viên Quốc gia Yellowstone làm gián đoạn một khoảng ngắn.