K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
9 tháng 12 2023

Một số đại lượng vật lí và đơn vị của chúng:

+ Quãng đường: m

+ Thời gian: s

+ Nhiệt độ: K

+ Khối lượng chất: mol

+ Năng lượng: J

+ Khối lượng: kg

...

1 tháng 2 2023

Một số đại lượng vật lí mà các em được học ở môn Khoa học tự nhiên

- Chiều dài: đơn vị mét

- Khối lượng: đơn vị kg

- Thời gian: đơn vị giây

- Nhiệt độ: đơn vị Kelvin

- Cường độ dòng điện: ampe

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
11 tháng 12 2023

Một số lực mà em đã học là:

+ Lực đẩy

+ Lực kéo

+ Lực ma sát

+ Lực đàn hồi

+ Lực hút...

25 tháng 1 2023

Theo em :

+, Lực cản của nước .

+, Lực cản của không khí.

+,  Lực ma sát.

 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
13 tháng 12 2023

Những dạng năng lượng đã được học ở môn Khoa học tự nhiên:

+ Động năng

+ Thế năng hấp dẫn, đàn hồi

+ Năng lượng hóa học

+ Năng lượng âm thanh

+ Nhiệt năng

+ Quang năng.

1 tháng 2 2023

a) Các dạng năng lượng khi xe chuyển động trên đường

- Động năng: do xe chạy trên đường.

- Nhiệt năng: do động cơ của xe tỏa ra.

- Năng lượng âm thanh: do động cơ khi hoạt động phát ra.

- Năng lượng ánh sáng: do đèn của xe phát ra.

- Điện năng: hệ thống điện trong xe hoạt động.

b) Các dạng năng lượng khi thuyền chuyển động trên mặt nước

- Động năng của động cơ thuyền khi chạy.

- Năng lượng âm thanh: thuyền chạy phát ra âm thanh nổ từ động cơ.

- Động năng của dòng nước chảy.

- Nhiệt năng của động cơ thuyền.

c) Các dạng năng lượng khi bánh được nướng trong lò

- Nhiệt năng của lò nướng tỏa ra.

- Điện năng của dòng điện giúp cho lò hoạt động.

- Năng lượng ánh sáng: hệ thống đèn trong lò.

d) Các dạng năng lượng khi đèn đang chiếu sáng

- Năng lượng ánh sáng do đèn phát ra.

- Nhiệt năng do đèn tỏa nhiệt ra môi trường.

- Điện năng của dòng điện giúp cho đèn hoạt động.

e) Các dạng năng lượng khi cây nảy mầm và lớn lên

- Năng lượng hóa học được cây hấp thụ từ môi trường đất chuyển hóa thành dinh dưỡng giúp cây sinh trưởng và phát triển.

- Năng lượng ánh sáng: cây hấp thụ năng lượng ánh sáng của mặt trời để quang hợp.

f) Các dạng năng lượng khi con người hoạt động tư duy

- Năng lượng hóa học từ thức ăn được cơ thể chuyển hóa thành năng lượng có ích giúp cho não bộ hoạt động.

- Động năng xuất hiện khi con người thực hiện các hoạt động: viết, gõ bàn phím…

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
8 tháng 12 2023

- Vật lí nghiên cứu: các dạng vận động của vật chất và năng lượng

- Nghiên cứu vật lí để: khám phá ra quy luật tổng quát nhất chi phối sự vận động của vật chất và năng lượng, cũng như tương tác giữa chúng ở mọi cấp độ: vi mô, vĩ mô.

- Ở trường học, khi học tập môn vật lí giúp học sinh hiểu được các quy luật của tự nhiên, vận dụng kiến thức vào cuộc sống, từ đó hình thành các năng lực khoa học và công nghệ.

- Nghiên cứu vật lí bằng hai phương pháp: phương pháp thực nghiệm và phương pháp lí thuyết.

6 tháng 11 2023

- Galilei (1564 – 1642): Cha đẻ của phương pháp thực nghiệm.

+ Galileo đã được gọi là "cha đẻ của thiên văn học quan sát", "cha đẻ của vật lý hiện đại", "cha đẻ của phương pháp khoa học" và "cha đẻ của khoa học hiện đại".

+ Galileo nghiên cứu tốc độ và vận tốc, trọng lực và rơi tự do, các nguyên lý của thuyết tương đối, quán tính và chuyển động của đường đạn và cũng hoạt động trong khoa học và công nghệ ứng dụng, mô tả các tính chất của cân bằng và "cân bằng thủy tĩnh".

+ Ứng dụng trong quân sự: ông đã phát minh ra thấu kính nhiệt kế và các loại la bàn quân sự.

+ Ứng dụng trong thiên văn học: sử dụng kính thiên văn để quan sát các thiên thể một cách khoa học; xác nhận các pha của Sao Kim bằng kính thiên văn, quan sát bốn vệ tinh lớn nhất của Sao Mộc, các vành đai của Sao Thổ và phân tích các dấu vết.

- Newton (1642 – 1727): Người tìm ra định luật vạn vật hấp dẫn.

+ Isaac Newton là một nhà toán học, vật lý học, thiên văn học,… người Anh, được nhiều người công nhận là một trong những nhà toán học vĩ đại nhất và là nhà khoa học có ảnh hưởng nhất mọi thời đại, là nhân vật chủ chốt trong cuộc cách mạng khoa học. Cuốn sách của ông Philosophiæ Naturalis Principia Mathematica, xuất bản lần đầu tiên vào năm 1687, thiết lập cơ học cổ điển.

+ Newton cũng có những đóng góp cơ bản cho quang học và chia sẻ công việc của mình với Gottfried Wilhelm Leibniz cho sự phát triển của vô cực.

+ Trong Principia, Newton đã xây dựng các định luật chuyển động và vạn vật hấp dẫn đã hình thành nên quan điểm khoa học thống trị cho đến khi nó được thay thế bằng thuyết tương đối.

+ Newton đã sử dụng mô tả toán học của mình về lực hấp dẫn để suy ra các định luật Kepler về chuyển động của hành tinh, tính toán thủy triều, quỹ đạo sao chổi, tuế sai điểm phân và các hiện tượng khác.

- Einstein (1879 – 1955): Người tìm ra thuyết tương đối và công thức \(E=m.c^2\)

+ Albert Einstein là nhà vật lý lý thuyết người Đức, được nhiều người công nhận là một trong những nhà vật lý vĩ đại nhất mọi thời đại.

+ Einstein được biết đến là người đã phát triển lý thuyết tương đối, nhưng ông cũng có những đóng góp quan trọng trong việc phát triển lý thuyết cơ học lượng tử. Thuyết tương đối và cơ học lượng tử là hai trụ cột của vật lý hiện đại. Công thức tương đương khối lượng - năng lượng của nó E = mc², xuất phát từ thuyết tương đối, được mệnh danh là "phương trình nổi tiếng nhất thế giới".

+ Công việc của ông cũng được biết đến có ảnh hưởng đối với triết học khoa học.

+ Ông nhận giải Nobel Vật lý năm 1921 "vì những đóng góp của ông cho vật lý lý thuyết, và đặc biệt là vì ông đã khám phá ra quy luật của hiệu ứng quang điện", một giai đoạn then chốt trong sự phát triển của lý thuyết lượng tử. Những thành tựu trí tuệ và sự độc đáo của ông đã khiến "Einstein" đồng nghĩa với "thiên tài".

26 tháng 8 2017

Bài làm.

Nguyên lí thứ nhất của NĐLH là sự vận dụng định luật bản loàn và chuyển hoá năng lượng vào các hiện tượng nhiệt. Sau đây là một trong nhiều cách phát biểu nguyên lí này.

Độ biên thiên nội năng của hệ bằng tổng công và nhiệt lượng mà hệ nhận được.

ΔU = A + Q

Với quy ước về dấu thích hợp, biểu thức trên có thể dùng để diễn đạt các quá trình truyền và chuyển hoá năng lượng khác như vật truyền nhiệt, vật thực hiện công, vật thu nhiệt và thực hiện công...

Có những cách quy ước về dấu của nhiệt lượng và công khác nhau. Sau đây là quy ước dùng trong sách này

Q > 0: Hệ nhận nhiệt lượng;

Q < 0: Hệ truyền nhiệt lượng;

A > 0: Hệ nhận công;

A < 0: Hệ thực hiện công.



5 tháng 11 2023

- Hình a: Chuyển động thẳng đều.

- Hình b: Vật đứng yên không chuyển động.

- Hình c: Với cùng một khoảng thời gian, vật (1) đi được quãng đường lớn hơn vật (2) nên vật (1) có tốc độ lớn hơn vật (2).

- Hình d: Vật (1) chuyển động theo chiều dương, vật (2) chuyển động theo chiều âm.