Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu trả lời:
+ Các cây ăn quả đặc trưng của Nam Bộ: chôm chôm, sầu riêng, măng cụt, vú sữa,...
+ Các cây ăn quả trên được trồng nhiều ở Nam Bộ vì các loại cây trên đều là cây nhiệt đới thích hợp với khí hậu nóng ẩm quanh năm ở bắc Bộ vì vậy nơi đây sẽ tạo điều kiện cho các loại cây ăn quả có giá trị phát triển .
- Một số cây ản quả đặc trưng của Nam Bộ: bưởi, thanh long, chôm chôm, nhãn, sầu riêng, mít , mận, ...
- Nam bộ trồng được nhiều loại cây có giá trị , vì ở đây có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi cho nhiều loại cây ăn quả nhiệt đới phát triên (đất phù sa ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long; đất bazan và đất xám ở Đông Nam Bộ, khí hậu mang tính chất cận xích đạo, mạng lưới sông ngòi kênh rạch dày đặc,...)
Các tỉnh ở Đông Nam Bộ của Việt Nam có tỷ lệ diện tích trồng cây công nghiệp chiếm hơn 50% so với diện tích gieo trồng bao gồm:
- Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Tỉnh Bình Dương
- Tỉnh Đồng Nai
- Tỉnh Tây Ninh
- Tỉnh Bình Phước
Cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng này vì một số lý do sau:
- Điều kiện khí hậu phù hợp: Đông Nam Bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa mưa rõ rệt và nhiệt độ cao quanh năm, điều kiện này thích hợp cho cây cao su phát triển.
- Đất phù hợp: Đất ở vùng này thường giàu dinh dưỡng và thích hợp cho việc trồng cây cao su. Các loại đất laterite phù hợp với cây cao su.
- Tiềm năng kinh tế: Cao su là cây trồng có giá trị kinh tế cao. Việc trồng cây cao su có thể mang lại thu nhập ổn định cho người nông dân và là nguồn thuế quan trọng cho các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ.
- Công nghiệp chế biến: Vùng Đông Nam Bộ có các nhà máy chế biến cao su và cơ sở hạ tầng phát triển cho ngành công nghiệp này, giúp nông dân dễ dàng tiếp cận thị trường và chế biến sản phẩm cao su.
Vì những lý do này, cây cao su đã trở thành một nguồn thu nhập quan trọng và một phần quan trọng của nền kinh tế vùng Đông Nam Bộ của Việt Nam.
-Ngoài việc trồng cây công nghiệp và cây ăn quả, Đông Nam Bộ còn phát triển các ngành nghề:
- Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng áp dụng phương pháp công nghiệp.
- Nuôi trồng thủy sản vùng nước mặn , nước lợ ven biển.
- Đánh bắt thủy sản trên các ngư trường của sông Cửu Long và Nam Côn Sơn.
Các cây ăn quả: sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, vú sữa là những loại cây nhiệt đới => có đặc điểm sinh thái phù hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm quanh năm ở Đông Nam Bộ.
=> Điều kiện khí hậu nóng ẩm là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển các loại cây ăn quả như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, vú sữa ở Đông Nam Bộ.
Đáp án cần chọn là: C
Tham khảo:
Nổi bật nhất là các tỉnh: Sơn La, tăng từ 22 nghìn ha lên 58 nghìn ha, Hòa Bình từ 11 nghìn ha lên 15 nghìn ha. Một số loại cây ăn quả đã được xây dựng thành vùng hàng hóa tập trung quy mô lớn như: vải thiều 35 nghìn ha, nhãn 28 nghìn ha, cam 34,8 nghìn ha, bưởi 27,5 nghìn ha, xoài 19,3 nghìn ha.
Câu 1 Kể tên các cây công nghiệp của vùng Đông Nam bộ giải thích vì sao Đông Nam bộ là vùng trồng cây quan trọng của cả nước
Các cây công nghiệp của vùng Đông Nam bộ: cao su, điều, hồ tiêu, cà phê,...
Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước vì ở đây hội tụ nhiều nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên, kinh tế - xã hội.
Điều kiện thuận lợi tự nhiên:
Đất đai chủ yếu là đất xám và đất đỏ badan trên vùng đồi lượn sóng thuận lợi cho việc phát triển các cây công nghiệp.Khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, nhiều sông lớn với nguồn nước mặt phong phú tạo điều kiện cho việc sinh trưởng và phát triển các cây công nghiệp.Điều kiện thuận lợi xã hội:
Vùng có nguồn lao động phong phú, đặc biệt là lao động có kinh nghiệm sản xuất và tay nghề tương đối cao.Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật thuộc loại tốt nhất trong cả nước.Đông Nam Bộ có thị trường tiêu thụ rộng lớn.Ngoài ra, còn có các điều kiện phát triển khác như các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, năng động trong cơ chế thị trường. Đặc biệt, vùng thu hút được nhiều sự đầu tư từ nước ngoài.
Câu 2 Nêu những hiểu biết của em về biển đảo Việt Nam
Là một quốc gia ven biển nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương, Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km, vùng biển rộng trên 1 triệu km2, gấp hơn ba lần diện tích đất liền; có trên 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ gần bờ và xa bờ, chạy suốt từ Vịnh Bắc Bộ đến Vịnh Thái Lan. Đặc biệt, có hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là những nét đặc trưng cơ bản của cấu trúc và sự phân hoá lãnh thổ Việt Nam tạo ra cho đất nước ta tính đa dạng về cảnh quan thiên nhiên và nguồn lợi thuỷ sinh vật.
Câu 3 Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông cửu long
Ý nghĩa của việc phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long:
- Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của nông sản, tăng khả năng xuất khẩu, đem lại nguồn thu lớn.
- Góp phần sử dụng và bảo quản sản phẩm lâu dài hơn, đa dạng hóa sản phẩm lương thực, thực phẩm.
- Giải quyết đầu ra ổn định cho nông sản, tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và chuyên môn hóa.
- Làm cho nền nông nghiệp của vùng tiến dần tới mô hình sản xuất liên kết nông, công nghiệp. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Câu 4 Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo ở nước ta biểu hiện như thế nào trình bày các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo ở nước ta
* Nguyên nhân của sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển -đảo:
- Khai thác nguồn lợi thủy sản vượt quá mức độ phục hồi, nhất là thủy sản ven bờ
- Khai thác bằng cách thức mang tính hủy diệt như sử dụng chất độc, chất nổ, điện ...
- Chưa bảo vệ tốt các diện tích rừng ngập mặn ven biển và các tài nguyên sinh vật khác (các loài lưỡng cư, chim biển, các rạn san hô ...) của vùng biển - đảo.
- Các chất thải từ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp của các khu dân cư, đô thị, các khu công nghiệp, các khu du lịch ở ven biển và trên các đảo.
- Hoạt động khai thác khoáng sản biển, nhất là khai thác dầu khí.
- Nạn tràn dầu từ các phương tiện vận tải biển.
* Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo dẫn đến những hậu quả sau:
- Làm suy giảm tính đa dạng sinh vật của nước ta, cạn kiệt tài nguyên.
- Ảnh hưởng xấu tới việc phát triển tổng hợp kinh tế biển theo hướng bền vững (đặc biệt là phát triển nghề cá, du lịch biển - đảo).
- Gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư vùng biển — đảo.
Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo ở nước ta:
- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ ra vùng nước sâu xa bờ.
- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.
- Bảo vệ san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.
- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hoá học, đặc biệt là dầu mỏ.
1.
Những điều kiện thuận lợi để Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước:
- Điều kiện tự nhiên:
+ Địa hình và đất: có diện tích lớn đất ba dan, đất xám phân bố tập trung thành vùng lớn trên địa hình thoải thuận lợi để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn.
+ Khí hậu nóng ẩm quanh năm, nguồn nhiệt ẩm dồi dào.
+ Nguồn nước: hệ thống sông Đồng Nai và nguồn nước ngầm cung cấp nước cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây công nghiệp.
+ Cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kĩ thuật:
Đã hình thành nhiều cơ sở chế biến, góp phần nâng cao giá trị nông sản, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Hệ thống thủy lợi được đầu tư xây dựng , nổi bật là hồ Dầu Tiếng (hồ thủy lợi lớn nhất nước ta), hồ Trị An, cung cấp nước tưới cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định (trong nước, nước ngoài).
+ Có chính sách khuyến khích phát triển của Nhà nước.
2.- Thổ nhưỡng: Đông Nam Bộ có diện tích lớn đất ba dan, đất xám phân bố tập trung thành vùng lớn trên địa hình thoải (đồng bằng cao và đồi lượn sóng)N rất thích hợp để trồng cây cao su. - Khí hậu nóng ẩm quanh năm, thời tiết ít biến động, ít gió mạnh giúp cây phát triểN
Tham khảo:
1.
Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước vì vùng có nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, tự nhiên và kinh tế - xã hội: - Về vị trí địa lí: ... + Nằm gần các cảng biển lớn và thông ra vùng biển phía Đông, có ý nghĩa giao lưu quốc tế vô cùng quan trọng (cảng TP.
2.
Cây cao su được trồng chủ yếu ở Đông Nam Bộ là do:- Thổ nhưỡng: Đông Nam Bộ có diện tích lớn đất ba dan, đất xám phân bố tập trung thành vùng lớn trên địa hình thoải (đồng bằng cao và đồi lượn sóng) rất thích hợp để trồng cây cao su. - Khí hậu nóng ẩm quanh năm, thời tiết ít biến động, ít gió mạnh giúp cây phát triển.
Tham khảo:
Ý 1:
*cây trồng:
cây công nghiệp hằng năm: lạc , đậu tương , mía , thuốc lá,...............
cây ăn quả: sầu riêng, xoài , mít , vú sữa, nhãn , chôm chôm,.........
cây cn lâu năm: cao su, điều, hồ tiêu, cà phê
Ý 2:
- Vị trí địa lí:
+ Phía Tây giáp Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ là vùng có nguồn nguyên liệu về các sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp, nguyên liệu khoáng sản, nguồn thủy năng dồi dào.
+ Phía Nam giáp đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lương thực của cả nước.
+ Phía Nam giáp biển Đông với các cảng biển lớn, thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế xã hội với các vùng trong cả nước và các nước trên thế giới.
- Tự nhiên:
+ Đất xám cổ bạc màu trên phù sa cổ, đất badan màu mỡ chiếm 40% diện tích là điều kiện hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm.
+ Khí hậu cận xích đạo tạo điều kiện phát triển các cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều, hồ tiêu), cây ăn quả và cả cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, mía, thuốc lá) trên quy mô lớn.
+ Vùng biển có các ngư trường lớn: Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Cà Mau – Kiên Giang, ven biển có nhiều vùng nước lợ thuận lợi để nuôi trồng thủy sản.
+ Rừng cung cấp nguồn gỗ và củi, nguyên liệu giấy.
+ Tài nguyên khoáng sản giàu có, nổi bật nhất là dầu khí ở thềm lục địa phía Nam.
+ Tiềm năng thủy điện trên sông Đồng Nai lớn.
- Kinh tế - xã hội:
+ Dân cư và nguồn lao động: dân đông, nguồn lao động dồi dào và có trình độ chuyên môn cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Được áp dụng nhiều chính sách phát tiển, ứng dụng sớm các thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại.
+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất khĩ thuật khá hoàn thiện, có TP. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông vận tải của cả nước.
+ Thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư trong và ngoài nước (thu hút khoảng 50% vốn đầu tư nước ngoài của cả nước).
- Một số cây ản quả đặc trưng của Nam Bộ: bưởi, thanh long, chôm chôm, nhãn, sầu riêng, mít , mận, ...
- Nam bộ trồng được nhiều loại cây có giá trị , vì ở đây có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi cho nhiều loại cây ăn quả nhiệt đới phát triên (đất phù sa ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long; đất bazan và đất xám ở Đông Nam Bộ, khí hậu mang tính chất cận xích đạo, mạng lưới sông ngòi kênh rạch dày đặc,...)