K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 11 2021

làm ơn giải thích đề dễ hiểu hơn

8 tháng 11 2021

à là kỉ niệm vui í mà

13 tháng 5 2021
1 + 1 = 1+1 = 2

bạn chịu chưa mik ra kết quả nhá 

11 tháng 9 2019

Một bài báo cáo thuộc loại văn bản khoa học chuyên sâu. Thường mang tính khoa học chuyên ngành cao và sâu, dùng để giao tiếp giữa những người làm công việc nghiên cứu trong các ngành khoa học.

Đáp án cần chọn là: A

23 tháng 12 2021

chúc bn sinh nhật vui vẻ nhé

30 tháng 10 2020

Thầy Nguyễn Ngọc Ký sinh ngày 28/6/1947 tại xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, Nam Định. Mọi thứ chỉ thật sự tràn đầy hi vọng khi những năm đầu đời Nguyễn Ngọc Ký là một đứa trẻ khỏe mạnh. Thế nhưng khi lên bốn, một cơn bạo bệnh bất ngờ, đã cướp đi cả hai bàn tay của ông, kết quả là ông bị liệt cả hai tay mãi mãi không cầm được bút nữa và tất nhiên coi như việt học hành sẽ chấm dứt từ đây.

   Sau ngày hôm đó, Nguyễn Ngọc Ký hết sức đau buồn. Thế nhưng nhận ra để thay đổi cuộc sống tồi tệ này không còn cách nào khác là phải học tập. Và sau ngày hôm đó, quyết không đầu hàng số phận Nguyễn Ngọc Ký đã luyện viết bằng bàn chân của chính mình.

   Lúc đầu thầy tâm sự, viết bằng chân là một chuyện rất khó khăn, vất vả nhiều khi tức tưởi vì không cầm vững được cây viết đã muốn buông xuôi tất cả. Dần dần bình tâm lại đã viết được chữ O, Chữ A và sau đó còn vẽ được thước, xoay được compa, làm được lồng chim và những thứ đồ chơi để chơi.

   Sau đó quay trở lại học hành và học rất giỏi. Năm 1962, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng huy hiệu. Năm 1963, khi đang học lớp 7, ông tham dự kỳ thi sinh giỏi Toán toàn quốc và đứng thứ 5, được Hồ Chủ tịch tặng huy hiệu lần thứ hai và cùng đạt được nhiều giải thưởng toán học. Ông xuất sắc tốt nghiệp ngành Ngữ văn của Đại học Tổng hợp Hà Nội, rồi trở về quê nhà làm thầy giáo. Năm 1994, ông chuyển từ Nam Định vào Thành phố Hồ Chí Minh định cư, làm việc tại Phòng Giáo dục quận Gò Vấp để vừa công tác vừa chữa bệnh.

28 tháng 11 2019

Một trong những điều tôi cảm thấy mình may mắn trong cuộc đời là có gia đình tôi yêu thương và yêu thương tôi. Nơi đó có bố mẹ, anh em và có cả người bà luôn chăm sóc và nuôi dưỡng để tôi trưởng thành như ngày hôm nay. Mỗi ký ức với bà đều là một mảnh ghép đáng trân quý và tự nhiên trở nên vô cùng sâu sắc trong trái tim đó. Tôi nhớ về lần bà đã truyền dạy cho tôi những tình cảm cao đẹp mà tôi luôn mang theo trên mọi hành trình.
Bà tôi thuở nhỏ đã được cha mình dạy chữ, cho đọc sách nên bà rất tinh thông và am hiểu văn chương. Trong những năm tham gia kháng chiến, bà vẫn sáng tác thơ ca, những bài thơ tuổi mười tám mãi sau này bà mới đọc cho con cháu nghe. Những năm sau này, bà cũng trở về nơi bục giảng của ngôi trường làng đơn sơ để làm cô giáo dạy văn. Bởi vậy, bà là một người chữ nghĩa, sâu sắc nên bố mẹ rất tin tưởng để anh em tôi lớn lên trong sự dạy dỗ của bà.
Khi tôi lên lớp ba, lúc đó đọc chữ đã thành thạo, bà bảo tôi học thuộc một vài bài thơ. Lúc đầu tôi rất chăm chỉ học nhưng cho đến khi học truyện Kiều thì tôi chỉ muốn vất quyển sách đi mà vơ lấy đống truyện tranh. Đỉnh điểm là khi tôi nói trong giận dỗi với bà:
Tại sao con phải học thuộc mấy cái này? Học để làm gì chứ?
Rồi tôi bỏ vào phòng, trùm chăn kín mít rồi thiếp vào giấc ngủ. Tối hôm đó, tôi không xuống ăn cơm với cả nhà mà xem hết phim này đến phim khác. Đến 9 giờ tối, có tiếng gõ cửa phòng, đi kèm với đó là giọng nói nhỏ nhẹ:
Bống, bà vào được không?
Tôi miễn cưỡng chạy ra mở cửa. Bà đón tôi bằng một nụ cười ấm áp, hiền dịu làm nỗi giận trong tôi cũng nguôi bớt đi. Bà mang vào cho tôi một ly sữa, ân cần đưa cho tôi:
Cháu chưa ăn tối nên uống tạm đi. Cháu đang xem phim đấy hả?
Tôi chỉ gật nhẹ rồi cầm lấy ly sữa rồi uống liền một hơi bởi vì tôi cũng hơi đói. Bà tắt ti vi đây rồi quay qua nói chuyện với tôi. Bà đọc Kiều cho tôi nghe. Tôi tròn xoe mắt ngạc nhiên vì bà có thể thuộc vanh vách, không vấp váp một chỗ nào. Sau đó, bà bảo tôi:
Cha bà, tức cụ của cháu cũng bắt bà học Kiều khi bà còn rất nhỏ. Cháu biết tại sao vậy không?
Tôi lắc đầu. Bà xoa đầu tôi:
Bởi vì, truyện Kiều là một phần không thể thiếu của con người Việt Nam. Nó không chỉ là những câu thơ mà còn là nét đẹp của đất nước mình. Người hiểu truyện Kiều sẽ biết sống chừng mực, đạo lý. Mà muốn hiểu trước hết phải thuộc!
Tôi thắc mắc:
Nó có giá trị như thế sao ạ?
Ừ, cháu ạ! Sau này cháu dần dần sẽ hiểu ý nghĩa của nó. Còn giờ, cháu cứ chăm chỉ học thuộc cho bà, được không?
Mặc dù vẫn chưa thỏa mãn với lời giải thích của bà lắm nhưng vì sự chân thành của bà, tôi đồng ý.
Nhưng sự thực thì, chính nhờ bà, nhờ câu chuyện đó mà tôi đã tìm thấy tình yêu văn chương, yêu tiếng Việt và yêu những cuốn sách. Và giờ đây học lớp 9, khi tiếp xúc lại với truyện Kiều tôi càng thấm thía lời bà hơn.
Giờ đây, bà cũng đã già yếu, cũng không còn minh mẫn để đọc thơ hay giảng giải mọi điều cho tôi nghe. Ngược lại, mỗi chiều, đứa cháu nhỏ này sẽ lại đọc Kiều hay ngâm đôi câu thơ cho người bà yêu quý của mình.
Mỗi người sẽ có những kỉ niệm sâu sắc với người thân thương của mình theo cách cảm nhận của bạn. Với tôi, những điều giản dị thường ngày cũng đã quá đỗi thiêng liêng.

8 tháng 8 2019

"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa"

Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Tôi rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, nhưng người để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất chính là cô Kim Anh- cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi.

Cô có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và luôn phảng phất hương thơm. Đôi mắt cô to tròn, đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Khi chúng tôi đạt thành tích cao trong học tập, cô luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt trìu mến. Còn mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, đôi mắt cương nghị của cô lại đượm buồn. Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ra những mạch văn giàu cảm xúc để chuyển tải bài học đến với chúng tôi. Cô còn giúp chúng tôi nhớ bài lâu hơn bằng giọng nói của mình. Giọng nói của cô thật truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiến cho chúng tôi luôn tập trung vào bài học, quên cả thời gian. Tính cách cô hiền lành, chính trực, cô luôn nghiêm túc với công việc của mình. Hàng ngày, cô rất hay vui đùa với chúng tôi nhưng khi đã vào tiết học, cô cũng rất nghiêm khắc. Với cô dạy học không chỉ là một nghề, mà còn là một niềm đam mê. Cô luôn chuẩn bị rất kỹ cho bài giảng của mình, nhiều khi cô còn sử dụng cả những đoạn clip ngắn về bài học, giúp chúng tôi có thể tiếp thu bài nhanh nhất. Dù cô đã là một giáo viên nhưng cô vẫn học, đó là sở thích của cô. Cô luôn thức đến ba, bốn giờ sáng mới đi ngủ vì sau khi soạn giáo án, cô lại tiếp tục học bài. "Học như một con đò ngược dòng vậy, các con ạ!" Lời cô nói thấm thía lòng chúng tôi.

Tôi nhớ nhất là khi cô đi thăm quan với lớp chúng tôi. Lúc ấy, trên nét mặt cũng như trong đôi mắt của cô thể hiện sự lo lắng, bồn chồn không yên. Sau đó, chúng tôi mới vỡ lẽ, ra là hôm ấy, cô có bài thi môn triết học nhưng cô đã nghỉ thi để đi cùng với lớp chúng tôi vì cô sợ rằng có vấn đề gì không hay với chúng tôi, cô sẽ ân hận cả đời.

Một kỉ niệm đáng nhớ khác là khi tôi học hè. Khi ấy, tôi khá lo sợ do tôi đã nghỉ mất hai tuần. Tôi bước vào lớp với tâm trạng lo lắng. Cô biết là tôi đã nghỉ học, cô bèn giảng lại cho tôi những chỗ tôi chưa biết, chưa hiểu, rồi nhờ bạn cho tôi mượn vở để chép bù bài. Lúc đó tôi thấy mình nhẹ nhõm, thầm cảm ơn cô và các bạn.

Quả thật, nghề giáo thật là cao quý, giống như câu ví: "Nghề giáo là người lái đò tri thức qua sông". Đó cũng là nghề mà tôi mong ước sau này khi trưởng thành. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, tôi muốn gửi lời chúc tới cô rằng: "Con chúc cô luôn mạnh khỏe! Con yêu cô nhiều lắm!"

8 tháng 8 2019

1. Mở bài:

– Không khí tưng bừng đón chào ngày 20 – 11 ở trong trường lớp, ngoài xã hội.

– Bản thân mình: Nghĩ về thầy cô giáo và bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm vui buồn cùng thầy cô, trong đó có một kỉ niệm không thể nào quên.

2. Thân bài:

– Giới thiệu về kỉ niệm (câu chuyện):

+ Đó là kỉ niệm gì, buồn hay vui, xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào?…

– Kể lại hoàn cảnh, tình huống diễn ra câu chuyện (kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm):

+ Kỉ niệm đó liên quan đến thầy(cô) giáo nào?

+ Đó là người thầy (cô) như thế nào?

+ Diện mạo, tính tình, công việc hằng ngày của thầy (cô).

+ Tình cảm, thái độ của học sinh đối với thầy cô.

– Diễn biến của câu chuyện:

+ Câu chuyện khởi đầu rồi diễn biến như thế nào? Đâu là đỉnh điểm của câu chuyện?…

+ Tình cảm, thái độ, cách ứng xử của thầy (cô) và những người trong cuộc, người chứng kiến sự việc.

– Câu chuyện kết thúc như thế nào? Suy nghĩ sau câu chuyện: Câu chuyện đã để lại cho em những nhận thức sâu sắc trong tình cảm, tâm hồn, trong suy nghĩ: Tấm lòng, vai trò to lớn của thầy (cô), lòng biết ơn, kính trọng, yêu mến của bản thân đối với thầy (cô).

3. Kết bài:

Câu chuyện là kỉ niệm, là bài học đẹp và đáng nhớ trong hành trang vào đời của tuổi học trò.

26 tháng 11 2017

Luận văn, luận án, chuyên án, tiểu luận, báo cáo khoa học,... thuộc văn bản khoa học chuyên sâu. 

Đáp án cần chọn là: C

10 tháng 12 2021

nhanh nhanh nhanh nhanh

15 tháng 12 2021

chán thật

ĐỀ SỐ 7. 1. Kể tên những truyện ngụ ngôn mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn 6 học kì 1? ( 1,0 điểm) 2. Từ câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng, em rút ra bài học kinh nghiệm gì? ( 1,0 điểm) 3. Tìm hai câu tục ngữ hoặc thành ngữ phản ánh kinh nghiệm cuộc sống tương tự như truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng. (1,0 điểm) 4. Tìm cụm danh từ trong các câu sau: ( 1,0 điểm) a. Khi công chúa sắp...
Đọc tiếp
ĐỀ SỐ 7. 1. Kể tên những truyện ngụ ngôn mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn 6 học kì 1? ( 1,0 điểm) 2. Từ câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng, em rút ra bài học kinh nghiệm gì? ( 1,0 điểm) 3. Tìm hai câu tục ngữ hoặc thành ngữ phản ánh kinh nghiệm cuộc sống tương tự như truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng. (1,0 điểm) 4. Tìm cụm danh từ trong các câu sau: ( 1,0 điểm) a. Khi công chúa sắp sửa ném quả cầu, bỗng nàng bị một con đại bàng khổng lồ quắp đi. b. Một hôm, Mã Lương vẽ con cò trắng không mắt. 5. ( 6,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: Kỉ niệm về mái trường, về thầy cô và bạn bè luôn là những kỉ niêm đẹp đẽ, thân thương, khó phai mờ trong tâm trí mỗi người. Hãy viết bài văn kể lại một kỉ niệm làm em xúc động và nhớ mãi.
0