Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Tôi tên thật là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương, được mọi người yêu quý mà gọi cho cái tên Vũ Nương. Sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh nghèo khó, tuy vậy nhưng lại được cha mẹ dạy bảo ân cần từ nhỏ, hiểu được lễ nghĩa, bởi lẽ đó mà mọi người trong làng hay khen tôi có tính tình nết na và thùy mị. Lại được ơn trời cho thêm tư dung tốt đẹp. Nên đến tuổi mười tám, một độ tuổi mà người đời xem là độ tuổi rực rỡ nhất của người con gái, tôi được Trương Sinh, là một chàng trai trong làng mến mộ chắc có lẽ là vì dung hạnh nên đã xin với mẹ đem trăm lạng vàng mà cưới tôi về. Ngày ấy, tôi vốn biết chồng mình có tính đa nghi, hay ghen, đối với tôi lại phòng ngừa quá sức, nên tôi hết sức giữ gìn khuôn phép, chưa từng để lần nào vợ chồng phải dẫn đến thất hòa.
Cuộc sống bình yên chẳng được bao lâu thì giặc Chiêm bỗng xâm phạm bờ cõi đất nước, chồng tôi tuy là con nhà hào phú nhưng vì ít học nên phải đi lính loạt đầu. Chiến tranh chắc chắn sẽ có chia ly, có mất mát và cả đau thương, vì lẽ đó mà tôi và mẹ chồng đã buồn biết bao nhiêu, buổi tiễn đưa đến, mẹ dặn dò chàng phải biết tự chăm sóc bản thân, giữ gìn sức khỏe và cẩn thận, bởi trên chiến trường đao kiếm nào có mắt. Còn tôi thì không biết gì hơn, chỉ rót chén rượu đầy tiễn chồng, mong chồng sẽ trở về được bình yên, chẳng mong tước vị phải cao sang quyền quý. Một buổi đưa tiễn đầy xúc động, mắt ai cũng nhòe đi bởi giọt lệ, tiệc tiễn vừa tàn, áo chàng đành rứt. Ngước mắt cảnh vật vẫn còn như cũ, mà lòng người đã nhuộm mối tình muôn dặm quan san.
Sau khi chồng đi được khoản mươi ngày thì tôi sinh hạ một đứa con trai đặt tên là Đản rồi một mình nuôi dạy và chăm sóc con, cũng nhờ có bé Đản nên tôi cũng vơi đi được phần nào nỗi cô đơn nhớ mong chồng trong lòng. Ngày qua tháng lại, thoắt cái đã nửa năm trôi qua, nỗi buồn trong lòng vẫn chẳng thể nào vơi bớt đi. Mẹ chồng tôi lại vì quá nhớ thương con trai mà ngã bệnh, tôi cố hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khuyên lơn mong mẹ ăn được miếng cơm, miếng cháo để mau chóng khỏe lại. Song vì tuổi già bệnh nặng mà mẹ đã không qua nổi, trước lúc mất bà còn trăn trối rằng:
“Sau này, trời xét lòng thành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ”
Tôi đau lòng thương xót, lo ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ của mình. Kể từ đó chỉ còn có tôi cùng bé Đản, nhớ thương chồng và muốn bù đắp cho đứa con bé nhỏ không có cha bên cạnh, tôi thường trỏ bóng mình trên tường vào mỗi tối rồi bảo với con là “cha Đản lại đến kia kìa!”. Bé Đản còn nhỏ nên ngây ngô tưởng thật, thường vui đùa cùng chiếc bóng.
Qua năm sau, giặc tan đất nước được yên bình, việc quân kết thúc. Chồng tôi may mắn trở về bình yên như mong đợi, hạnh phúc như vỡ òa trong một khoảnh khắc, tuy vậy khi biết được tin mẹ mất, chồng tôi đã rất buồn, chàng hỏi mộ mẹ rồi bế đứa con bé nhỏ đi thăm. Chẳng biết trên đường đã xảy ra chuyện gì nhưng khi về tâm trạng của chàng lại xấu vô cùng, sau đó chàng nặng lời với tôi, trách tôi sao hư thân mất nết, làm chuyện trái đạo lý... Tôi đến cùng không hiểu rõ nguyên nhân vì sao, thấy chàng như vậy chỉ biết khóc và tủi thân. Dùng hết lời để giải thích, hỏi chàng chuyện kia là ai nói nhưng chàng lại giấu mà không trả lời. Tôi vốn biết thân phận mình là con kẻ khó, nương tựa được nhà giàu, chưa từng có suy nghĩ trái đạo lý như vậy. Nhưng nay điều đâu bay buộc, tai họa ập đến. Có lẽ tất cả những lời giải thích của tôi đối với chàng lại chẳng có một lời đáng tin, tuy vậy họ hàng làng xóm bênh vực tôi chàng cũng không nghe. Khiến tôi chẳng thể thanh minh thêm được một lời nào.
Chàng vì nhất thời ghen tuông mà nóng vội đánh đuổi tôi ra khỏi nhà. Danh dự của bản thân bị bôi nhọ, giấc mơ một gia đình hạnh phúc cũng từ đây tan vỡ, tuyệt vọng đến tột cùng tôi chỉ biết tìm đến con đường tự vẫn để chứng minh mình trong sạch. Tắm rửa chay sạch, tôi ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than mong trời chứng giám cho tấm lòng thủy chung của bản thân, xong gieo mình xuống dòng nước lạnh lẽo. Ắt có lẽ vì thấu được nỗi oan của tôi mà thương tôi vô tội, các nàng tiên trong cung nước đã rẽ một đường nước cho tôi thoát chết, nếu không thì đã vùi vào bụng cá cả rồi. Nơi đây là chốn cung điện của Linh Phi, vợ vua biển Nam Hải, người vô cùng nhân hậu và tốt bụng. Một hôm Linh Phi có tổ chức một yến tiệc để thiết đãi ân nhân của mình thuở trước, lại càng không ngờ đến đó là Phan Lang – người cùng làng với tôi lúc tôi còn ở trần thế. Gặp lại được nhau, chúng tôi đã nhắc lại vài chuyện cũ, cũng nhờ vì vậy mà tôi biết được chồng mình đã thấu rõ được nỗi oan của bản thân, bởi vì lúc chàng bế đứa con bé bỏng ngồi bên ngọn đèn dầu, thì con trỏ bóng nhận cha. Cuộc đời vốn đã vô tình đến thế, có những chuyện xảy ra lại khiến ta không ngờ đến nhất.
Nghe Phan Lang kể, tôi cũng thấy xót xa vì cảnh nhà tiêu điều, chồng con không ai chăm sóc. Cảm thấy bản thân sao lại hồ đồ đến vậy, chưa gì đã vội vàng kết thúc sinh mệnh của mình. Phan Lang khuyên tôi nên trở về, ban đầu tôi nghĩ bản thân nào còn mặt mũi để gặp lại người xưa, nhưng nghĩ đi nghĩ lại tôi cũng muốn quay về để nói lời từ biệt, vì vậy lúc Phan Lang trở về trần thế, tôi đã gửi nhờ một chiếc hoa vàng mà dặn: “Nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, xin lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, tôi sẽ trở về”
Mấy ngày hôm sau Trương Sinh quả thật có lập một đàn giải oan ba ngày ba đêm ở bến Hoàng Giang, cảm nhận được sự chân thành và hối lỗi của chồng tôi, Linh Phi có ý muốn giúp đỡ tôi quay trở về. Cho nên đến ngày thứ ba, tôi lúc ẩn lúc hiện cùng năm mươi chiếc kiệu hoa, võng lọng mà Linh Phi ban cho. Tôi vẫn ở giữa sông mà nói vọng vào bờ lời tạ từ với chồng con rồi từ từ biến mất mãi mãi. Bởi lẽ nơi chốn trần gian nào có chuyện người chết sống lại, cũng một phần vì tôi muốn ở lại để báo đáp ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Sau đó tôi liền trở về thủy cung, không một lần trở lại.
Câu chuyện của gia đình tôi là một câu chuyện buồn, chẳng có một hạnh phúc trọn vẹn. Cũng bởi xã hội xưa khiến phụ nữ phải chịu nhiều sự phán xét, không có tiếng nói trong cuộc đời đầy gian khổ của bản thân. Mong là từ câu chuyện của tôi, mọi người sẽ rút ra được kinh nghiệm đó là hạnh phúc của gia đình phải cần cả hai vợ chồng cùng vun đắp mới có thể dài lâu, đừng vì cảm xúc hay cái tôi của bản thân quá lớn mà ích kỷ làm trong tình cảnh của gia đình trở nên tan vỡ. Bởi vì hạnh phúc chính là được xây dựng trên cơ sở tin yêu và tôn trọng lẫn nhau.
Bạn Tham Khảo:
Tôi tên thật là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương, được mọi người yêu quý mà gọi cho cái tên Vũ Nương. Sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh nghèo khó, tuy vậy nhưng lại được cha mẹ dạy bảo ân cần từ nhỏ, hiểu được lễ nghĩa, bởi lẽ đó mà mọi người trong làng hay khen tôi có tính tình nết na và thùy mị. Lại được ơn trời cho thêm tư dung tốt đẹp. Nên đến tuổi mười tám, một độ tuổi mà người đời xem là độ tuổi rực rỡ nhất của người con gái, tôi được Trương Sinh, là một chàng trai trong làng mến mộ chắc có lẽ là vì dung hạnh nên đã xin với mẹ đem trăm lạng vàng mà cưới tôi về. Ngày ấy, tôi vốn biết chồng mình có tính đa nghi, hay ghen, đối với tôi lại phòng ngừa quá sức, nên tôi hết sức giữ gìn khuôn phép, chưa từng để lần nào vợ chồng phải dẫn đến thất hòa.
Cuộc sống bình yên chẳng được bao lâu thì giặc Chiêm bỗng xâm phạm bờ cõi đất nước, chồng tôi tuy là con nhà hào phú nhưng vì ít học nên phải đi lính loạt đầu. Chiến tranh chắc chắn sẽ có chia ly, có mất mát và cả đau thương, vì lẽ đó mà tôi và mẹ chồng đã buồn biết bao nhiêu, buổi tiễn đưa đến, mẹ dặn dò chàng phải biết tự chăm sóc bản thân, giữ gìn sức khỏe và cẩn thận, bởi trên chiến trường đao kiếm nào có mắt. Còn tôi thì không biết gì hơn, chỉ rót chén rượu đầy tiễn chồng, mong chồng sẽ trở về được bình yên, chẳng mong tước vị phải cao sang quyền quý. Một buổi đưa tiễn đầy xúc động, mắt ai cũng nhòe đi bởi giọt lệ, tiệc tiễn vừa tàn, áo chàng đành rứt. Ngước mắt cảnh vật vẫn còn như cũ, mà lòng người đã nhuộm mối tình muôn dặm quan san.
Sau khi chồng đi được khoản mươi ngày thì tôi sinh hạ một đứa con trai đặt tên là Đản rồi một mình nuôi dạy và chăm sóc con, cũng nhờ có bé Đản nên tôi cũng vơi đi được phần nào nỗi cô đơn nhớ mong chồng trong lòng. Ngày qua tháng lại, thoắt cái đã nửa năm trôi qua, nỗi buồn trong lòng vẫn chẳng thể nào vơi bớt đi. Mẹ chồng tôi lại vì quá nhớ thương con trai mà ngã bệnh, tôi cố hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khuyên lơn mong mẹ ăn được miếng cơm, miếng cháo để mau chóng khỏe lại. Song vì tuổi già bệnh nặng mà mẹ đã không qua nổi, trước lúc mất bà còn trăn trối rằng:
“Sau này, trời xét lòng thành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ”
Tôi đau lòng thương xót, lo ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ của mình. Kể từ đó chỉ còn có tôi cùng bé Đản, nhớ thương chồng và muốn bù đắp cho đứa con bé nhỏ không có cha bên cạnh, tôi thường trỏ bóng mình trên tường vào mỗi tối rồi bảo với con là “cha Đản lại đến kia kìa!”. Bé Đản còn nhỏ nên ngây ngô tưởng thật, thường vui đùa cùng chiếc bóng.
Qua năm sau, giặc tan đất nước được yên bình, việc quân kết thúc. Chồng tôi may mắn trở về bình yên như mong đợi, hạnh phúc như vỡ òa trong một khoảnh khắc, tuy vậy khi biết được tin mẹ mất, chồng tôi đã rất buồn, chàng hỏi mộ mẹ rồi bế đứa con bé nhỏ đi thăm. Chẳng biết trên đường đã xảy ra chuyện gì nhưng khi về tâm trạng của chàng lại xấu vô cùng, sau đó chàng nặng lời với tôi, trách tôi sao hư thân mất nết, làm chuyện trái đạo lý... Tôi đến cùng không hiểu rõ nguyên nhân vì sao, thấy chàng như vậy chỉ biết khóc và tủi thân. Dùng hết lời để giải thích, hỏi chàng chuyện kia là ai nói nhưng chàng lại giấu mà không trả lời. Tôi vốn biết thân phận mình là con kẻ khó, nương tựa được nhà giàu, chưa từng có suy nghĩ trái đạo lý như vậy. Nhưng nay điều đâu bay buộc, tai họa ập đến. Có lẽ tất cả những lời giải thích của tôi đối với chàng lại chẳng có một lời đáng tin, tuy vậy họ hàng làng xóm bênh vực tôi chàng cũng không nghe. Khiến tôi chẳng thể thanh minh thêm được một lời nào.
Chàng vì nhất thời ghen tuông mà nóng vội đánh đuổi tôi ra khỏi nhà. Danh dự của bản thân bị bôi nhọ, giấc mơ một gia đình hạnh phúc cũng từ đây tan vỡ, tuyệt vọng đến tột cùng tôi chỉ biết tìm đến con đường tự vẫn để chứng minh mình trong sạch. Tắm rửa chay sạch, tôi ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than mong trời chứng giám cho tấm lòng thủy chung của bản thân, xong gieo mình xuống dòng nước lạnh lẽo. Ắt có lẽ vì thấu được nỗi oan của tôi mà thương tôi vô tội, các nàng tiên trong cung nước đã rẽ một đường nước cho tôi thoát chết, nếu không thì đã vùi vào bụng cá cả rồi. Nơi đây là chốn cung điện của Linh Phi, vợ vua biển Nam Hải, người vô cùng nhân hậu và tốt bụng. Một hôm Linh Phi có tổ chức một yến tiệc để thiết đãi ân nhân của mình thuở trước, lại càng không ngờ đến đó là Phan Lang – người cùng làng với tôi lúc tôi còn ở trần thế. Gặp lại được nhau, chúng tôi đã nhắc lại vài chuyện cũ, cũng nhờ vì vậy mà tôi biết được chồng mình đã thấu rõ được nỗi oan của bản thân, bởi vì lúc chàng bế đứa con bé bỏng ngồi bên ngọn đèn dầu, thì con trỏ bóng nhận cha. Cuộc đời vốn đã vô tình đến thế, có những chuyện xảy ra lại khiến ta không ngờ đến nhất.
Nghe Phan Lang kể, tôi cũng thấy xót xa vì cảnh nhà tiêu điều, chồng con không ai chăm sóc. Cảm thấy bản thân sao lại hồ đồ đến vậy, chưa gì đã vội vàng kết thúc sinh mệnh của mình. Phan Lang khuyên tôi nên trở về, ban đầu tôi nghĩ bản thân nào còn mặt mũi để gặp lại người xưa, nhưng nghĩ đi nghĩ lại tôi cũng muốn quay về để nói lời từ biệt, vì vậy lúc Phan Lang trở về trần thế, tôi đã gửi nhờ một chiếc hoa vàng mà dặn: “Nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, xin lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, tôi sẽ trở về”
Mấy ngày hôm sau Trương Sinh quả thật có lập một đàn giải oan ba ngày ba đêm ở bến Hoàng Giang, cảm nhận được sự chân thành và hối lỗi của chồng tôi, Linh Phi có ý muốn giúp đỡ tôi quay trở về. Cho nên đến ngày thứ ba, tôi lúc ẩn lúc hiện cùng năm mươi chiếc kiệu hoa, võng lọng mà Linh Phi ban cho. Tôi vẫn ở giữa sông mà nói vọng vào bờ lời tạ từ với chồng con rồi từ từ biến mất mãi mãi. Bởi lẽ nơi chốn trần gian nào có chuyện người chết sống lại, cũng một phần vì tôi muốn ở lại để báo đáp ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Sau đó tôi liền trở về thủy cung, không một lần trở lại.
Câu chuyện của gia đình tôi là một câu chuyện buồn, chẳng có một hạnh phúc trọn vẹn. Cũng bởi xã hội xưa khiến phụ nữ phải chịu nhiều sự phán xét, không có tiếng nói trong cuộc đời đầy gian khổ của bản thân. Mong là từ câu chuyện của tôi, mọi người sẽ rút ra được kinh nghiệm đó là hạnh phúc của gia đình phải cần cả hai vợ chồng cùng vun đắp mới có thể dài lâu, đừng vì cảm xúc hay cái tôi của bản thân quá lớn mà ích kỷ làm trong tình cảnh của gia đình trở nên tan vỡ. Bởi vì hạnh phúc chính là được xây dựng trên cơ sở tin yêu và tôn trọng lẫn nhau.
Đã hơn một năm trôi qua, kể từ khi chàng Trương lập đàn giải oan, tôi hiện về nói lời tạ từ rồi ra đi mãi mãi. Tôi cũng đã bình tâm trở lại mà chấp nhận cuộc sống dưới thủy cung với Linh Phi và các nàng tiên trong cung nước. Tuy nhiên trong sâu thẳm trái tim tôi vẫn không nguôi nhớ trần thế, nhớ quê hương, nhớ cuộc sống gia đình hạnh phúc trước kia, đặc biệt là con trai. Những kỉ niệm ấy vẫn luôn hiện về trong tâm trí tôi.
Tôi là Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương, tuy xuất thân trong gia đình nghèo khó nhưng từ nhỏ đã được cha mẹ dạy bảo đến nơi đến chốn nên hiểu mọi lễ nghĩa, biết cư xử đúng mực. Đến tuổi 18 trong làng đã có vài người đánh tiếng trống hỏi tôi, nhưng vì cha mẹ của tôi không muốn tôi vất vả nên đã nhận 100 lạng vàng rồi gả tôi cho Trương Sinh, con một nhà giàu trong làng, thế là tôi được yên bề gia thất nhưng biết chồng có tính đa nghi, hay ghen, tuy là con nhà giàu nhưng đa nghi ít học nên tôi luôn giữ gìn khuôn phép không từng lúc nào để vợ chồng thất hòa.
Cuộc đoàn viên chưa được bao lâu thì đất nước có giặc. Chồng tôi tuy là con nhà giàu nhưng vì ít học nên phải đi lính loạt đầu. Tôi và mẹ chồng tôi đều rất buồn, trong buổi tiễn đưa mẹ có dặn dò, tôi cũng nói mong chồng ra trận giữ gìn để trở về được bình yên chứ không cần quan cao tước lớn. Chàng nghe vậy xúc động không nói lên lời dứt áo ra đi. Sau khi chồng đi được mươi ngày thì tôi sinh hạ một đứa con trai đặt tên là Đản rồi một mình vừa chăm sóc con, một lòng thủy chung chờ đợi mong chồng sớm về đoàn tụ.
Nhưng mẹ chồng tôi vì thương nhớ con trai mà sinh bệnh. Tôi hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật rồi khuyên như mong mẹ chóng khỏe. Song vì tuổi già bệnh nặng, vận trời khó tránh nên mẹ chồng tôi qua đời. Tước khi mất bà nói: "Sau này trời xét lòng lành ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đầy đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ". Tôi hết lòng thương xót, lo ma chay tế lễ như với cha mẹ đẻ của mình.
Qua năm sau, giặc tan, chồng tôi trở về bình yên đúng như mong đợi, khi buồn vì mẹ không còn nhưng tôi hy vọng gia đình sẽ hạnh phúc như xưa. Nhưng bé Đản vì chưa gặp cha bao giờ nên không chịu nhận dù tôi đã hết sức dỗ dành, có lẽ là còn trẻ con nên ương bướng. Ngay hôm sau, chàng bế con ra thăm mộ mẹ, tôi ở nhà chuẩn bị mâm cơm vừa để cúng tổ tiên tạ ơn vừa để báo cho mẹ biết chàng đã về, cho mẹ yên lòng nơi chín suối cũng là mừng ngày đoàn tụ. Không ngờ ngày vui ngắn chẳng tày gang, buổi trưa hai cha con trở về, tâm trạng của chàng không vui hiện rõ trên nét mặt. Sau đó chàng nặng lời tra hỏi tôi trong thời gian chàng đi xa tại sao làm chuyện xấu xa thất tiết trái đạo lý... tôi không hiểu rõ nguyên nhân vì sao, thấy chàng như vậy chỉ biết khóc. Tôi đã giải thích cho chàng hiểu: Tôi nói đến thân phận mình là con nhà kẻ khó được nương tựa nhà giàu trong thời gian chồng đi lính vẫn một lòng chung thủy chờ đợi, không hề làm chuyện xấu xa, thất tiết. Tôi cũng cầu mong van xin chống đừng nghi oan để cứu vãn hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ.
Nhưng chàng không tin, hỏi chuyện kia do ai nói chàng cũng không nói. Làng xóm bênh vực cho tôi cũng chẳng ăn thua gì, chàng vẫn một mực mắng mỏ rồi đuổi đi. Tôi tuyệt vọng đến cùng cực vì tai họa bất ngờ ập đến nên cố bày tỏ nhưng chàng vẫn lạnh lùng không thay đổi. Biết rằng người có tính cách như chàng thật khó giải thích nên tôi tắm gội chay sạch, suy nghĩ trước sau thấy rằng cuộc đời thật không có ý nghĩa, bao nhiêu vất vả với gia đình, ngay cả tấm lòng thủy chung một mực chăm lo cho mẹ già, con trẻ nhưng bây giờ cũng bị phủ nhận không thương tiếc. Tôi không thể sống mà mang tiếng xấu xa để người đời khinh rẻ nên chỉ còn một cách là lấy cái chết để minh oan. Tôi ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời than cầu mong thần linh chứng giám cho tấm lòng thủy chung của mình, xong gieo mình xuống sông. Nhưng các nàng tiên trong cung nước thấu hiểu nỗi oan của tôi rẽ đường nước cho tôi xuống thủy cung.
Một hôm tôi gặp Phan lang, người cùng làng trước đây có ơn với Linh Phi nên khi gặp nạn đã được Linh Phi cứu. Phan Lang kể chuyện cho tôi: "Chàng Trương sau khi thấy vợ chết tuy giận nhưng vẫn động lòng thương cho tìm vớt thây nàng nhưng không thấy. Thế rồi mấy hôm sau mọi người nghe chàng ân hận kể lại rằng: Một hôm phòng không vắng vẻ chợt đứa con chỉ cái bóng trên tường của chàng nói là cha Đản. Chàng lúc ấy mới thấu hiểu nỗi oan của vợ, ân hận nhưng đã muộn rồi".
Nghe Phan Lang kể tôi cũng thấy xót xa thương chồng con vì không ai chăm sóc. Không kiên nhẫn tìm hiểu nguyên nhân mà quá đau đớn tuyệt vọng mà dẫn tới cái chết. Phan Lang khuyên tôi nên trở về, ban đầu tôi đã nói không còn mặt mũi nào quay lại nữa nhưng sau đó vì nhớ quê hương, chồng con, lại mong muốn được giải oan, phục hồi danh dự nên tôi lại nói sẽ quay trở về. Hôm sau Phan Lang trở về dương thế, tôi gửi theo chiếc hoa vàng và lời nhắn chàng Trương tôi sẽ có ngày trở về dương thế. Mấy ngày hôm sau thấy Trương Sinh lập đàn giải oan 3 ngày 3 đêm ở bến sông Hoàng Giang với tình cảm chân thành hối lỗi và thực sự mong tôi quay về. Thấy vậy Linh Phi có ý khuyên tôi nên về với chồng con nhưng tôi vì có nghĩa với Linh Phi và lại hạnh phúc gia đình tan vỡ khó hàn gắn nên không muốn trở về.
Đến ngày thứ ba, giữa trốn trần gian mịt mù khói tỏa thì Linh Phi đã cho 50 chiếc kiệu hoa hiện lên giữa dòng sông, tôi ngồi trên một chiếc kiệu nói vọng vào bờ lời tạ từ với chồng con rồi từ từ biến mất.
Chuyện của gia đình tôi là câu chuyện buồn: Dù quá khứ đã lùi xa nhưng có lẽ những người trong cuộc vẫn bị ám ảnh day dứt. Riêng bản thân tôi dù đã sống cuộc sống trần gian, nhớ chồng con vẫn chôn kín ở trong lòng khó có thể diễn tả bởi chính cuộc sống ấy đã đẩy tôi đến cái chết. Hy vọng rằng đừng gia đình nào rơi vào bi kịch.
#Châu's ngốc
Tôi là Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương người đời yêu quí gọi tôi là Vũ Nương. Tôi vốn con nhà nghèo khó nhưng được cha mẹ dạy bảo ân cần chu đáo nên người trong làng khen tôi tính tình thùy mị nết na lại thêm có tư dung tốt đẹp vì thế có bao nhiêu trai làng bám đuổi. Trong đó có chàng Trương Sinh con nhà hào phú xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới tôi về làm vợ. Chính cuộc hôn nhân khập khiễng này khiến tôi gặp bao điều khó khăn. Ôi số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến này bất hạnh biết bao!
Ngày ấy tôi cũng biết chồng đa nghi hay ghen với vợ phòng ngừa quá sức nên hết sức giữ gìn khuôn phép vợ chồng chưa từng xảy ra chuyện thất hòa. Vợ chồng tôi ăn ở êm ấm, lại sắp có đứa con đầu lòng vui mừng hạnh phúc biết bao nhưng cuộc sống không bao giờ êm ả xuôi chiều mát mái như ta trong đời. Giặc Chiêm bỗng xâm phạm bờ cõi nước ta chồng tôi ít học nên bị bắt đi lính vào loại đầu, chia lìa mất mát đau thương là những gì chiến tranh mang lại. Buổi tiễn đưa tôi chỉ biết rót chén rượu đầy bày tỏ nỗi lòng mong chàng bình yên trở về. Thấu hiểu khó khăn mà chồng phải chịu. Bày tỏ nỗi khắc khoải nhớ mong của mình.
Thời gian đằm đắm trôi qua đến cữ tôi sinh bé Đản phần nào vơi bớt nỗi cô đơn nhớ mong chồng. Nhưng mẹ chồng tôi nhớ con trai mà sinh ốm tôi đã lấy lời ngọt ngào khuyên lơn mẹ gắng ăn miếng cơm miếng cháo để Trương Sinh về rồi thuốc thang lễ bái thần phật tôi mong mẹ chồng khỏe. Như mẹ tôi đã không qua nổi trước lúc mất bà còn trăn trối lại ghi lại công lao của tôi.
"Sau này… phụ mẹ"
Tấm lòng của bà nhân hậu biết bao! Từ đấy chỉ còn có tôi cùng bé Đản. Nhớ thương chồng và muốn bù đắp cho con. Tôi thường chỏ bóng trên tường mỗi tối rồi bảo con "Cha Đảm lại đến kia kìa!". Bé Đản ngây thơ tin là thật thường đùa vui cùng chiếc bóng.
Thấm thoắt đã 3 năm. May mắn biết bao chồng tôi an lành trở về. Vợ chồng gặp nhau mừng mừng tủi tủi hạnh phúc như vỡ òa. Biết tin mẹ mất Trương Sinh rất buồn bế con ra thăm mộ mẹ khi chàng vừa trở về "giông tố" đã nổi lên chàng la mắng tôi không tiếc lời một mực bảo tôi hư thân mất nết không thủy chung với chàng. Tai họa ở đâu ập xuống đầu tôi khủng khiếp như vậy tôi khóc lóc phân trần giải thích:
"Thiếp vốn con… như lời chàng nói".
Có lẽ tất cả những lời phân trần của tôi không thể lọt tai chàng họ hàng làng xóm bênh vực tôi chàng cũng không nghe. Tôi hỏi thì chàng lại giấu. Khiến tôi không thể thanh minh.
Lửa ghen trong lòng chàng mỗi lúc bùng phát dữ dội hơn chàng mắng nhiếc rồi đánh đuổi tôi ra khỏi nhà. Ước mơ bé nhỏ mà cả đời tôi theo đuổi là hạnh phúc gia đình giờ đây không còn nữa. Gia đình không còn nữa. Danh dự bị bôi nhọ. Bị tuyệt vọng tột cùng tôi chỉ biết tìm đến cái chết. Tắm rửa chay sạch tôi ra bến Trường Giang than cùng trời đất chứng giám tấm lòng trong sạch của mình rồi gieo mình xuống sông tự vẫn.
Người ta nói ở hiền gặp lành không ngờ nỗi oan khuất của tôi đã động lòng trời đất các nàng tiên cá đã rẽ một đường nước đưa tôi xuống thủy cung của Lương Phi chốn này đến đài cung điện nguy nga lộng lẫy. Người đối xử với nhau nhân hậu vô cùng thật là cuộc sống mong đợi ước ao! Trong một bữa tiệc. Lương Phi khoản đãi người có ơn cứu mạng, không ngờ tôi gặp Phan Lang – Người cùng làng và cũng là ân nhân của Lương Phi. Nghe Phan Lang kể tôi mới biết Trương Sinh bế con ngồi bên ngọn đèn con trỏ bóng nhận cha, chàng mới thấu hiểu nỗi oan của tôi. Cuộc đời sao mà tàn nhẫn đến vậy chính đứa con tôi hết mực yêu thương đã gieo mầm họa. Chính người chồng tôi hết lòng yêu thương thủy chung đã đa nghi hay ghen hồ đồ đẩy tôi vào chỗ chết.
Phan Lang còn kể cảnh nhà tôi tan tác tiêu điều khiến tôi không thể cầm nước mắt dù vẫn rất giận chàng Trương Sinh, nhưng tôi nhất quyết tìm về có ngày. Tôi nhờ Phan Lang mang chiếc hoa vàng cùng lời nhắn khi chàng lập đàn giải oan bên bến Trường Giang tôi được Phan Lang đưa về trong cảnh võng lọng cờ hoa rực rỡ đầy sông nhưng tôi chỉ biết cảm tạ tình chàng đã giúp tôi minh oan triều tuyết giữa thanh thiên bạch nhật mà không thể trở về trần gian vì tôi không muốn phụ ân đức của Phan Lang. Và cũng bởi thực tế ở đời người chết không thể sống lại được lên hiện loang loáng ở giữa dòng rồi biến mất. Xã hội phong kiến bất bình đẳng này không thể có chỗ dung thân cho những người như tôi.
Chao ôi! Cuộc sống ở cõi trần thật đen bạc! Mong rằng xã hội bất công này sẽ bị xóa bỏ chính tư tưởng trọng nam khinh nữ đã dung túng cho Trương Sinh có thói gia trưởng đẩy tôi vào cuộc đời oan khuất. Xã hội cần cải tiến xây dựng một cuộc sống bình đẳng nam nữ bình quyền kể ra câu chuyện này tôi còn mong người đời lấy đó là bài học giữ gìn hạnh phúc. Hạnh phúc chỉ được xây dựng trên cơ sở tin yêu tôn trọng lẫn nhau. Ghen bóng ghen gió sẽ khiến gia đình tan vỡ.
Nhân vật Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" đã cho em thấy nỗi đau của người phụ nữ trong xã hội phong kiến chịu bao ủy khuất nhưng không được thấu hiểu bởi chính người chồng "má ấp tay kề" của mình. Từ đó em cảm thấy đồng cảm và xót thương cho số phận đắng cay của họ.
Đã hơn một năm trôi qua, kể từ khi chàng Trương lập đàn giải oan, tôi hiện về nói lời tạ từ rồi ra đi mãi mãi. Tôi cũng đã bình tâm trở lại mà chấp nhận cuộc sống dưới thủy cung với Linh Phi và các nàng tiên trong cung nước. Tuy nhiên trong sâu thẳm trái tim tôi vẫn không nguôi nhớ trần thế, nhớ quê hương, nhớ cuộc sống gia đình hạnh phúc trước kia, đặc biệt là con trai. Những kỉ niệm ấy vẫn luôn hiện về trong tâm trí tôi.
Tôi là Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương, tuy xuất thân trong gia đình nghèo khó nhưng từ nhỏ đã được cha mẹ dạy bảo đến nơi đến chốn nên hiểu mọi lễ nghĩa, biết cư xử đúng mực. Đến tuổi 18 trong làng đã có vài người đánh tiếng trống hỏi tôi, nhưng vì cha mẹ của tôi không muốn tôi vất vả nên đã nhận 100 lạng vàng rồi gả tôi cho Trương Sinh, con một nhà giàu trong làng, thế là tôi được yên bề gia thất nhưng biết chồng có tính đa nghi, hay ghen, tuy là con nhà giàu nhưng đa nghi ít học nên tôi luôn giữ gìn khuôn phép không từng lúc nào để vợ chồng thất hòa.
Cuộc đoàn viên chưa được bao lâu thì đất nước có giặc. Chồng tôi tuy là con nhà giàu nhưng vì ít học nên phải đi lính loạt đầu. Tôi và mẹ chồng tôi đều rất buồn, trong buổi tiễn đưa mẹ có dặn dò, tôi cũng nói mong chồng ra trận giữ gìn để trở về được bình yên chứ không cần quan cao tước lớn. Chàng nghe vậy xúc động không nói lên lời dứt áo ra đi. Sau khi chồng đi được mươi ngày thì tôi sinh hạ một đứa con trai đặt tên là Đản rồi một mình vừa chăm sóc con, một lòng thủy chung chờ đợi mong chồng sớm về đoàn tụ.
Nhưng mẹ chồng tôi vì thương nhớ con trai mà sinh bệnh. Tôi hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật rồi khuyên như mong mẹ chóng khỏe. Song vì tuổi già bệnh nặng, vận trời khó tránh nên mẹ chồng tôi qua đời. Tước khi mất bà nói: "Sau này trời xét lòng lành ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đầy đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ". Tôi hết lòng thương xót, lo ma chay tế lễ như với cha mẹ đẻ của mình.
Qua năm sau, giặc tan, chồng tôi trở về bình yên đúng như mong đợi, khi buồn vì mẹ không còn nhưng tôi hy vọng gia đình sẽ hạnh phúc như xưa. Nhưng bé Đản vì chưa gặp cha bao giờ nên không chịu nhận dù tôi đã hết sức dỗ dành, có lẽ là còn trẻ con nên ương bướng. Ngay hôm sau, chàng bế con ra thăm mộ mẹ, tôi ở nhà chuẩn bị mâm cơm vừa để cúng tổ tiên tạ ơn vừa để báo cho mẹ biết chàng đã về, cho mẹ yên lòng nơi chín suối cũng là mừng ngày đoàn tụ. Không ngờ ngày vui ngắn chẳng tày gang, buổi trưa hai cha con trở về, tâm trạng của chàng không vui hiện rõ trên nét mặt. Sau đó chàng nặng lời tra hỏi tôi trong thời gian chàng đi xa tại sao làm chuyện xấu xa thất tiết trái đạo lý... tôi không hiểu rõ nguyên nhân vì sao, thấy chàng như vậy chỉ biết khóc. Tôi đã giải thích cho chàng hiểu: tôi nói đến thân phận mình là con nhà kẻ khó được nương tựa nhà giàu trong thời gian chồng đi lính vẫn một lòng chung thủy chờ đợi, không hề làm chuyện xấu xa, thất tiết. Tôi cũng cầu mong van xin chống đừng nghi oan để cứu vãn hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ.
Nhưng chàng không tin, hỏi chuyện kia do ai nói chàng cũng không nói. Làng xóm bênh vực cho tôi cũng chẳng ăn thua gì, chàng vẫn một mực mắng mỏ rồi đuổi đi. Tôi tuyệt vọng đến cùng cực vì tai họa bất ngờ ập đến nên cố bày tỏ nhưng chàng vẫn lạnh lùng không thay đổi. Biết rằng người có tính cách như chàng thật khó giải thích nên tôi tắm gội chay sạch, suy nghĩ trước sau thấy rằng cuộc đời thật không có ý nghĩa, bao nhiêu vất vả với gia đình, ngay cả tấm lòng thủy chung một mực chăm lo cho mẹ già, con trẻ nhưng bây giờ cũng bị phủ nhận không thương tiếc. Tôi không thể sống mà mang tiếng xấu xa để người đời khinh rẻ nên chỉ còn một cách là lấy cái chết để minh oan. Tôi ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời than cầu mong thần linh chứng giám cho tấm lòng thủy chung của mình, xong gieo mình xuống sông. Nhưng các nàng tiên trong cung nước thấu hiểu nỗi oan của tôi rẽ đường nước cho tôi xuống thủy cung.
Một hôm tôi gặp Phan lang, người cùng làng trước đây có ơn với Linh Phi nên khi gặp nạn đã được Linh Phi cứu. Phan Lang kể chuyện cho tôi: "Chàng Trương sau khi thấy vợ chết tuy giận nhưng vẫn động lòng thương cho tìm vớt thây nàng nhưng không thấy. Thế rồi mấy hôm sau mọi người nghe chàng ân hận kể lại rằng: một hôm phòng không vắng vẻ chợt đứa con chỉ cái bóng trên tường của chàng nói là cha Đản. Chàng lúc ấy mới thấu hiểu nỗi oan của vợ, ân hận nhưng đã muộn rồi".
Nghe Phan Lang kể tôi cũng thấy xót xa thương chồng con vì không ai chăm sóc. Không kiên nhận tìm hiểu nguyên nhân mà quá đau đớn tuyệt vọng mà dẫn tới cái chết. Phan Lang khuyên tôi nên trở về, ban đầu tôi đã nói không còn mặt mũi nào quay lại nữa nhưng sau đó vì nhớ quê hương, chồng con, lại mong muốn được giải oan, phục hồi danh dự nên tôi lại nói sẽ quay trở về. Hôm sau Phan Lang trở về dương thế, tôi gửi theo chiếc hoa vàng và lời nhắn chàng Trương tôi sẽ có ngày trở về dương thế. Mấy ngày hôm sau thấy Trương Sinh lập đàn giải oan 3 ngày 3 đêm ở bến sông Hoàng Giang với tình cảm chân thành hối lỗi và thực sự mong tôi quay về. Thấy vậy Linh Phi có ý khuyên tôi nên về với chồng con nhưng tôi vì có nghĩa với Linh Phi và lại hạnh phúc gia đình tan vỡ khó hàn gắn nên không muốn trở về.
Đến ngày thứ ba, giữa trốn trần gian mịt mù khói tỏa thì Linh Phi đã cho 50 chiếc kiệu hoa hiện lên giữa dòng sông, tôi ngồi trên một chiếc kiệu nói vọng vào bờ lời tạ từ với chồng con rồi từ từ biến mất.
Chuyện của gia đình tôi là câu chuyện buồn: dù quá khứ đã lùi xa nhưng có lẽ những người trong cuộc vẫn bị ám ảnh day dứt. Riêng bản thân tôi dù đã sống cuộc sống trần gian, nhớ chồng con vẫn chôn kín ở trong lòng khó có thể diễn tả bởi chính cuộc sống ấy đã đẩy tôi đến cái chết. Hy vọng rằng đừng đình nào rơi vào bi kịch.
Đóng vai Phan Lang kể lại câu chuyện " Chuyện người con gái Nam Xương " cho mik xin:
- Dàn ý bài này
- Tóm tắt VB
Cho mik xin gấp. Nếu dc, cho mik cám ơn !