Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“Thạch Sanh” là một truyện rất hay mà em luôn nhớ đến bây giờ. Câu chuyện này đã dược cô giáo em kể thật hấp dẫn vào cuối tiết học như sau đấy.
Ngày xưa, có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng, hay giúp mọi người, Ngọc Hoàng bèn sai Thái tử xuống dầu thai làm con. Từ dó, người vự có mang nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh mà mất. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.
Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc da, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha dể lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh.
Một hôm, có người hàng rượu tên là Lý Thông. Lý Thông gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em để lơi dụng. Thạch Sanh vui vẻ nhận lời và đến sống chung với mẹ con Lý Thông.
Bấy giờ trong vùng có con chằn tinh có nhiều phép lạ thường ăn thịt người. Quan quân không làm gì được, dân làng hàng năm phải nộp một người cho chằn tinh.
Năm ấy, đển lượt Lý Thông nộp mình. Mẹ con hắn nghĩ kế lừa Thạch Sanh đi canh miếu dể chết thay. Thạch Sanh thật thà, nhận lời đi ngay. Nửa đêm, chằn tinh hiện ra. Thạch Sanh dùng búa chém chêt chằn tinh. Chàng chặt đầu chằn tinh và lấy được một bộ cung tên bằng vàng mang về nhà. Mẹ con Lý Thông lúc đầu hoảng sợ vô cùng, nhưng sau đó Lý Thông nảy ra một kế dụ Thạch Sanh trôn đi vì dã chém chết con trăn của vua nuôi đã lâu.
Thạch Sanh lại thật thà tin ngay. Chàng từ giã mẹ con Lý Thông, trở về dưới gôc đa. Còn Lý Thông hí hửng đem đầu con yêu quái vào kinh dô nộp cho vua. Hắn được vua khen và phong cho làm Quận công.
Năm ấy, vua mở hội lớn dể chọn chồng cho công chúa nhưng không may nàng bị con dại bàng khổng lồ quắp đi. Đại bàng bay qua túp lều của Thạch Sanh và bị chàng dùng tên vàng bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo dấu máu, tìm được chỗ ở của đại bàng.
Từ ngày công chúa bị mất tích, vua vô cùng dau khổ, hứa gả công chúa và truyền ngôi cho ai tìm được công chúa. Lý Thông tìm gặp lại Thạch Sanh và được chàng cho biết chỗ ơ của đại bàng. Thạch Sanh xuống hang để cứu công chúa. Chàng giết chết con quái vật rồi lấy dây buộc vào người công chúa, ra hiệu cho Lý Thông kéo lên. Không ngờ, sau đó Lý Thông ra lệnh cho quân sĩ dùng dá lấp kín cửa hang lại. Thạch Sanh tìm lối ra và tình cờ cứu dược con trai vua Thủy Tề. Chàng được vua Thủy Tề tặng cho cây đàn.
Hồn chằn tinh và đại bàng gặp nhau tìm cách báo thù. Chúng ăn trộm của cải trong kho nhà vua, đem tới giấu ở gốc đa để vu vạ cho chàng. Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.
Lại nói chuyện nàng công chúa từ khi về cung, trở nên buồn rầu, chẳng nói chẳng cười. Bao nhiêu thầy thuốc giỏi cũng không chữa được. Một hôm, khi nghe tiếng đàn vẳng ra từ trong ngục, công chúa bỗng cười nói vui vẻ. Nhà vua lấy làm lạ, gọi Thạch Sanh đên. Chàng kể hết sự tình. Vua sai bắt hai mẹ con Lý Thông giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Giữa đường, chúng bị sét đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung.
Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Hoàng tử các nước chư hầu đến cầu hôn không được, liền tức giận họp binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh lấy cây dàn ra gảy. Binh lính mười tám nước bủn rủn tay chân, không đánh nhau được nữa, các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh thết đãi những kẻ thua trận bằng một niêu cơm tí xíu. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi mà không hết. Bọn chúng bái phục và kéo nhau về nước.
Về sau, vua nhường ngôi cho Thạch Sanh.
Càng nghe câu chuyện, em càng yêu quý tính tình hiền lành, tốt bụng của Thạch Sanh và càng căm ghét những kẻ vong ân bội nghĩa như mẹ con Lý Thông. Em tự hứa với lòng là sẽ noi theo tấm gương tốt dể trd thành người có ích cho xã hội vì em hiểu đươc ý nghĩa sâu xa của truyện cô tích này là ở hiên sầv lành” và “ác giả ác báo”.
Kể chuyện Thạch Sanh bằng lời của em – Bài làm 4
Thạch Sanh mồ côi từ nhỏ, hàng ngày lên rừng chặt củi để nuôi thân, lấy gốc đa làm nhà. Năm 13 tuổi, Thach Sanh được thiên thần dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông. Lí Thông làm nghề bán rượu, kết nghĩa anh em với Thạch Sanh. Hắn lừa Thạch Sanh đi nộp mạng cho chằn tinh. Thạch Sanh giết chết chằn tinh và được cung tên vàng. Lí Thông cướp công Thạch Sanh, tìm cách đẩy người em kết nghĩa trở lại gốc đa. Thạch Sanh bắn trọng thương đại bàng, lần theo vết máu tìm đến hang sâu.
Chàng đã cứu được công chúa Quỳnh Nga con vua Viện Vương và hoàng tử con vua Thủy Tề. Chàng được mời xuống thăm thủy cung. Tại đây chàng chinh phục được Hồ Tinh. Vua Thủy Tề tặng chàng một cây đàn và một niêu cơm thần. Trở lại gốc đa, Thạch Sanh bị hồn ma chằn tinh và đại bàng lập mưu hãm hại. Thạch Sanh bị giam vào ngục tối.
Chàng lấy đàn thần ra gảy. Công chúa Quỳnh Nga đang ốm đau bỗng tươi tỉnh lại, nói cười khi nghe tiếng đàn thần. Mưu gian của Lí Thông bị bại lộ. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông. Thạch Sanh cho chúng về quê làm ăn. Giữa đường cả hai mẹ con bị Thiên Lôi đánh chết, biến thành bọ hung. Thạch Sanh được kết hôn cùng công chúa Quỳnh Nga. Quân 18 nước chư hầu kéo đến vây kinh đô. Thạch Sanh gảy đàn thần lui giặc, không mất một mũi tên, không chết một mạng người nào. Thạch Sanh dọn một niêu cơm mà quân 18 nước chư hầu ăn mãi không hết. Thạch Sanh được phong quốc trạng. ít lâu sau, vua Viện Vương nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.
Truyện Thạch Sanh thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.
Đáng chú ý nhất là truyện Thạch Sanh đã vạch cho mọi người thấy rằng cái chính nghĩa, cái thiện chỉ có thể tạm thời bị che lấp, nhưng cuối cùng vẫn giành được thắng lợi, cái phi nghĩa, cái ác có thể tạm thời thắng thế, nhưng cuối cùng sẽ bị thất bại, những kẻ mang tư tưởng phi nghĩa, tư tưởng đen tối dù có mưu mô, khôn khéo đến đâu cũng sẽ bị trừng trị.
“Thạch Sanh” là một truyện rất hay mà em luôn nhớ đến bây giờ. Câu chuyện này đã dược cô giáo em kể thật hấp dẫn vào cuối tiết học như sau đấy.
Ngày xưa, có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng, hay giúp mọi người, Ngọc Hoàng bèn sai Thái tử xuống dầu thai làm con. Từ dó, người vự có mang nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh mà mất. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.
Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc da, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha dể lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh.
Một hôm, có người hàng rượu tên là Lý Thông. Lý Thông gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em để lơi dụng. Thạch Sanh vui vẻ nhận lời và đến sống chung với mẹ con Lý Thông.
Bấy giờ trong vùng có con chằn tinh có nhiều phép lạ thường ăn thịt người. Quan quân không làm gì được, dân làng hàng năm phải nộp một người cho chằn tinh.
Năm ấy, đển lượt Lý Thông nộp mình. Mẹ con hắn nghĩ kế lừa Thạch Sanh đi canh miếu dể chết thay. Thạch Sanh thật thà, nhận lời đi ngay. Nửa đêm, chằn tinh hiện ra. Thạch Sanh dùng búa chém chêt chằn tinh. Chàng chặt đầu chằn tinh và lấy được một bộ cung tên bằng vàng mang về nhà. Mẹ con Lý Thông lúc đầu hoảng sợ vô cùng, nhưng sau đó Lý Thông nảy ra một kế dụ Thạch Sanh trôn đi vì dã chém chết con trăn của vua nuôi đã lâu.
Thạch Sanh lại thật thà tin ngay. Chàng từ giã mẹ con Lý Thông, trở về dưới gôc đa. Còn Lý Thông hí hửng đem đầu con yêu quái vào kinh dô nộp cho vua. Hắn được vua khen và phong cho làm Quận công.
Năm ấy, vua mở hội lớn dể chọn chồng cho công chúa nhưng không may nàng bị con dại bàng khổng lồ quắp đi. Đại bàng bay qua túp lều của Thạch Sanh và bị chàng dùng tên vàng bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo dấu máu, tìm được chỗ ở của đại bàng.
Từ ngày công chúa bị mất tích, vua vô cùng dau khổ, hứa gả công chúa và truyền ngôi cho ai tìm được công chúa. Lý Thông tìm gặp lại Thạch Sanh và được chàng cho biết chỗ ơ của đại bàng. Thạch Sanh xuống hang để cứu công chúa. Chàng giết chết con quái vật rồi lấy dây buộc vào người công chúa, ra hiệu cho Lý Thông kéo lên. Không ngờ, sau đó Lý Thông ra lệnh cho quân sĩ dùng dá lấp kín cửa hang lại. Thạch Sanh tìm lối ra và tình cờ cứu dược con trai vua Thủy Tề. Chàng được vua Thủy Tề tặng cho cây đàn.
Hồn chằn tinh và đại bàng gặp nhau tìm cách báo thù. Chúng ăn trộm của cải trong kho nhà vua, đem tới giấu ở gốc đa để vu vạ cho chàng. Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.
Lại nói chuyện nàng công chúa từ khi về cung, trở nên buồn rầu, chẳng nói chẳng cười. Bao nhiêu thầy thuốc giỏi cũng không chữa được. Một hôm, khi nghe tiếng đàn vẳng ra từ trong ngục, công chúa bỗng cười nói vui vẻ. Nhà vua lấy làm lạ, gọi Thạch Sanh đên. Chàng kể hết sự tình. Vua sai bắt hai mẹ con Lý Thông giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Giữa đường, chúng bị sét đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung.
Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Hoàng tử các nước chư hầu đến cầu hôn không được, liền tức giận họp binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh lấy cây dàn ra gảy. Binh lính mười tám nước bủn rủn tay chân, không đánh nhau được nữa, các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh thết đãi những kẻ thua trận bằng một niêu cơm tí xíu. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi mà không hết. Bọn chúng bái phục và kéo nhau về nước.
Về sau, vua nhường ngôi cho Thạch Sanh.
Càng nghe câu chuyện, em càng yêu quý tính tình hiền lành, tốt bụng của Thạch Sanh và càng căm ghét những kẻ vong ân bội nghĩa như mẹ con Lý Thông. Em tự hứa với lòng là sẽ noi theo tấm gương tốt dể trd thành người có ích cho xã hội vì em hiểu đươc ý nghĩa sâu xa của truyện cô tích này là ở hiên sầv lành” và “ác giả ác báo".
Ngày xưa có hai anh em nhà nọ cha mẹ mất sớm để lại cho một ngôi nhà ngói và một số ruộng vườn.
Mấy năm sau, hai anh em đều lấy vợ, không thể ở chung với nhau được nữa. Người anh bèn chia gia tài. Vốn tham lam, người anh giành hết ruộng vườn nhà cửa, chỉ chia cho người em một mái nhà gianh và một cây khế.
Vợ chồng người em hiền lành và cần cù, cày thuê cuốc mướn kiếm sống. Cây khế được vun gốc, bón phân, tưới nước, bắt sâu, ngày một tươi tốt, cành lá sum suê tỏa bóng mát một góc sân.
Mùa hè năm ấy, cây khế ra hoa rồi kết quả. Ngày qua tháng lại, trái khế trĩu cành. Những quả khế to năm cánh bóng mượt, vàng óng dần lên. Vợ chồng người em khấp khởi mừng thầm: tiền bán khế sẽ mua được ít nhiều lúa gạo.
Nhưng một buổi sáng tinh mơ, có con chim Đại Bàng ở đâu bay đến cây khế. Chim ăn hết quả chín này đến quả chín khác. Vợ chồng người em lo lắm, không biết làm thế nào. Cả hai vợ chồng cùng thốt lên lời than:
- Cơ nghiệp vợ chồng tôi chỉ có ngần ấy! Chim ăn hết thì biết trông cậy vào đâu khi ngày ba, tháng tám!
Kì lạ thay, con chim lạ cất tiếng nói:
- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.
Biết là con chim thần, người vợ may cho chồng một cái túi ba gang. Họ thấp thỏm đợi chờ.
Mấy ngày sau, đại bàng lại bay đến, xòe rộng đôi cánh, rồi đỗ xuống sân. Chim cất tiếng gọi rối rít. Người em mang theo cái túi ba gang, nhẹ nhàng leo lên mình chim, ôm lấy cổ chim. Đại bàng vỗ cánh bay lên cao.
Chim chở người em bay qua những cánh đồng xanh bát ngát, vượt qua những ngọn đồi, dãy núi điệp trùng, bay dọc theo những dòng sông như dải thát lưng xanh xa dài tít tắp. Lúc bay thấp, lúc bay cao lẩn vào những cồn mây trắng như bông. Rồi chim sải cánh vút qua biển rộng, nước xanh biếc một màu mênh mông. Đại Bàng bay mải miết. Người em say sưa và xúc động trước cảnh đất trời mây nước bao la. Đến non trưa, chim lượn ba vòng rồi đậu xuống một hòn đảo lấp lánh giữa biển.
Một cảnh tượng vô cùng kì lạ hiện ra. Cả một kho báu rực rỡ lấp lánh sác màu. Bạch ngọc, hồng ngọc, ngọc tị trân chân, ngọc lam,... đủ hình dáng to nhỏ. Còn vàng khối thì có không biết bao nhiêu mà kể. Như lạc vào cõi thần tiên, người em chỉ biết say sưa ngắm nhìn gần xa. Và khi nghe chim giục, người em chọn mỗi thứ một ít vàng ngọc bỏ vào cái túi ba gang.
Lại trèo lên mình chim, người em một tay giữ lấy túi vàng, một tay ôm lấy cổ chim. Đại bàng vút bay qua biển rộng sông dài, băng qua những dãy núi đồi, vượt qua những cánh đồng lúa xanh rì... Trước mắt anh, làng cũ thân thuộc đã hiện ra. Đại bàng lượn ba vòng xung quanh cây khế, nhẹ đáp xuống sân. Khi người vợ trẻ chạy ra đón chồng, xách hộ cái túi ba gang đựng đầy châu báu đưa vào nhà, thì đại bàng cũng vút bay lên chín tầng mây xanh.
Vợ chồng người em trở nên giàu có từ đó.
Người anh biết chuyện, đòi đổi nhà cửa ruộng vườn của mình lấy cây khế và mái lều gianh. Mùa khế năm sau, đại bàng lại bay đến ăn quả. Vợ chồng người anh đã chực sẵn bao tháng ngày, vội vàng chạy ra kêu to lên.
Đại bàng cất tiếng:
- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.
Vợ chồng người anh bàn bạc mãi. Cuối cùng may một cái túi rõ to, rõ dài, một cái túi chín gang. Rồi đại bàng đúng hẹn bay đến chở người anh bay thẳng một mạch đến đảo vàng. Người anh lóa mắt lên trước núi vàng, núi ngọc. Anh ta nhặt và nhét đầy cái túi to. Anh ta còn nhặt nhiều thỏi vàng dắt vào xung quanh cạp quần. Chim giục mãi, anh ta mới chịu trèo lên lưng chim. Chim đập cánh ba, bốn lần mới bay lên được. Khi ra đến giữa biển, gió mạnh thổi lên, chim mỏi quá nghiêng cánh. Cả cái túi vàng nặng trĩu rơi xuống kéo theo kẻ tham lam xuống đáy biển.
kick mình đó nha
Cha đã mất, tôi là anh lại có gia đình nên phải sống riêng. Vợ tôi thật có lí khi bảo rằng gia tài phải là của tôi vì tôi là anh cả, lo hương hỏa cho cha.
Từ đấy, gia đình tôi sống đầy đủ và sung túc với đất đai vườn tược do cha đểlại. Em tôi chỉ có khoảnh đất nhỏ và cây khế già. Có lẽ cũng sống được qua ngày, chú ấy cần cù và chăm chỉ lắm.
Một hôm tôi nghe mọi người trong vùng kháo nhau về sự giàu có của em tôi. Không tin việc ấy, tôi tìm cớ giỗ cha đến thăm nó. Sau khi nghe em kể toàn bộ câu chuyện, như một giấc mơ, tôi vội đề nghị em đổi cả gia tài để lấy cây khế của em. Theo lời dặn và làm đúng như em, tôi chăm chút cây khế đến ngày hái quả. Hôm ấy, cả đàn chim Thần đến ăn khế. Tôi ngồi dưới gốc cây mà than khóc. Quá nhiên con đầu đàn bảo tôi hãy mang túi ba gang để đựng vàng, mỗi quá khế đổi một thỏi vàng. Vợ tôi may túi cả đêm, to thật to, cỡ bảy gang. Hôm sau, ngoài hai túi mang theo nhằm lấy thật nhiều vàng, vợ tôi còn nhét thêm một túi nữa.
Đến đảo, tôi cô hốt đầy cả ba túi, càng nhiều càng tốt. Lúc này, tôi cảm thấy tiếc vì sao không mang theo mười túi. Trên đường về giữa biển, cánh chim xệch sang bên khiến tôi giật mình, vội kéo ba túi vàng nặng trịch sang cánh kia của chim. Chim Thần van nài tôi hãy bỏ bớt. Tôi cũng hơi sợ nhưng nghĩ đến số vàng mà cả đời làm lụng cùng khó có được, uổng lắm.
Không thể gượng nổi, cánh chim còn lại dần nghiêng rồi xụi hẳn xuống. Ban đầu là một túi đã rơi mất, đến túi thứ hai. Cuối cùng, túi thứ ba tôi phải ôm cả vào lòng. Thế là tôi trong trạng thái rơi tự do cùng túi vàng. Và tôi không còn biết gì nữa cả.
Gia đình tôi có hai anh em trai, tôi là út. Bố mẹ tôi đã theo về với tổ tiên hơn mười năm nay. Tôi ở với anh được một thời gian thì anh tôi lấy vợ. không muốn cho tôi ở chung, họ bèn chia gia tài. Lợi dụng quyền thế của mình, hai vợ chồng chiếm hết tài sản quý giá, chỉ đế lại cho tôi một mảnh nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Là phận em, tôi không đòi hỏi gì cả, và cũng chẳng phàn nàn, chỉ lo làm thuê cuốc mướn kiếm sông qua ngày.
Đến mùa khế ra qua, bỗng nhiên có một con chim lạ đến ăn hết trái này đến trái khác. Tôi xót ruột lắm bèn than thở cùng chim:
- Chim ơi! Cơ nghiệp nhà tôi chỉ có mỗi cây khế, chim ăn hết, tôi biết trông cậy vào đâu!
Chim lạ liền nói:
- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.
Thế rồi hôm sau chim lạ đưa tôi đi ra một hòn đảo ở tít ngoài khơi đầy vàng châu báu. Y theo lời dặn của chim, tôi chỉ lấy vừa đủ một túi ba gang rồi chim trở về nhà. Từ đó, cuộc sống của tôi trở nên khá giá, giàu có.
Biết chuyện, vợ chồng anh tôi ngày nào cũng sang nhà tôi năn nỉ xin đổi bộ gia tài để lấy cây khế. Thương anh, tôi đồng ý đổi. Đến mùa khế, vợ chồng anh tôi thay nhau chờ chực ở gốc cây chờ chim lạ đến. Rồi chim lạ cũng đến ăn. Sự việc giống như trước đây chim lạ đã nói với tôi. Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng anh tôi hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang.
Sáng hôm sau chim lạ đến chở anh tôi ra đảo. Vốn là người có tính tham anh tôi chất đầy vàng bạc châu báu ngọc ngà vào túi. Không những thế, anh tôi còn tìm kiếm chỗ nào trên người có thể nhét được, đều nhét vào rồi ì ạch lôi cái túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Nặng quá, chim phải vỗ cánh đến ba lần mới nhấc nổi mình lên được. Lúc bay qua biển, gặp một luồng gió mạnh, chim lảo đảo nghiêng cánh hất anh tôi cùng vàng rơi xuống biển sâu.
Tôi rất buồn vì cái chết của anh tôi nhưng nghĩ cho cùng đó cũng chính là học cho những kẻ tham lam, ích kỉ như lời ông cha đã dạy "tham thì thâm”.
Văn học Việt Nam là kho tàng của những câu ca dao tục ngữ, những câu chuyện cổ tích đã nhẹ nhàng đi vào lời ru của bà, của mẹ. “Cây khế” là một trong những truyện cổ tích gần gũi, thân quen với tuổi thơ các bạn nhỏ. Tôi chính là nhân vật Chim Thần trong truyện cổ tích đó. Hôm nay, tôi xin được kể lại câu chuyện để chúng ta cùng suy nghĩ ý nghĩa của nó.
Ngày xửa ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ đều mất sớm. Người anh tham lam lười biếng. Người em lại hiền lành, chăm chỉ. Khi hai anh em lấy vợ chưa được bao lâu thì người anh chia gia tài. Vốn bản tính tham lam sẵn có lại cậy thế mình là anh cả hắn chiếm hết tài sản cha mẹ để lại chỉ cho người em một mảnh vườn nhỏ và cây khế ngọt. Vợ chồng người anh sống sung sướng, an nhàn trên gia tài có sẵn còn người em thì phải đi cày thuê cuốc mướn sống qua ngày. Tuy cuộc sống vất vả nhưng ngày nào người em cũng không quên tưới nước, chăm sóc cho cây khế.
Mùa khế năm ấy, cây khế trong vườn nhà người em ra hoa kết trái, cành nào cành ấy đều sai trĩu quả. Vợ chồng người em thầm nghĩ bán quả lấy tiền mua thóc gạo. Tôi vốn rất thích ăn trái cây. Một hôm, tình cờ lại bay ngang qua khu vườn của người em, thấy những quả khế chín mọng hấp dẫn, tôi vội sà xuống ăn hết trái này đến trái khác. Thấy tôi ăn khế, người em ở đâu đi đến đứng ngước mắt nhìn tôi, anh ta không đuổi tôi đi mà chỉ buồn rầu than thở với tôi:
- Chim ơi! Gia tài nhà tôi chỉ có mỗi cây khế này thôi. Chim ăn hết rồi, tôi biết lấy gì để sống?
Tôi vốn là loài chim biết trả ơn bèn đáp:
- Ăn một quả, trả một cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.
Vợ chồng người em có vẻ bất ngờ vì tôi biết nói tiếng người. Nhưng cũng theo lời đi may một cái túi ba gang. Mấy hôm sau, theo như lời hẹn, tôi bay đến chở người em ra đảo lấy vàng. Người em thấy vàng chất đầy đảo nhưng không hề tỏ vẻ tham lam, chỉ lấy đủ một túi ba gang rồi nhờ tôi chở về nhà. Từ đó, cuộc sống người em trở nên sung túc, giàu có. Vợ chồng người em còn đem tiền và gạo giúp đỡ mọi người trong vùng.
Chuyện đến tai người anh. Người em không giấu diếm kể hết sự việc. Lòng tham nổi lên, người anh bèn gạ đổi gia tài của mình để lấy cây khế. Vợ chồng người em đồng ý, thế là anh ta chuyển về chỗ người em ở. Mùa khế ra hoa kết trái năm sau tôi lại đến ăn như lần trước. Người anh cũng than thở với tôi y như người em. Tôi vẫn đáp:
- Ăn một quả, trả một cục vàng. May túi ba gang, mang đi mà đựng.
Anh ta vui mừng khôn xiết, nhưng hai vợ chồng người anh lại may một cái túi to đến mười hai gang. Tôi đưa anh ta đến đảo lấy vàng. Đến nơi, anh ta hoa cả mắt, hì hục nhét vàng bạc châu báu chật cứng cả cái túi mười hai gang và cố gắng nhét đầy mọi chỗ trên người mình. Lúc trở về, ì à ì ạch leo lên lại tụt xuống mãi hắn mới bò lên được lưng tôi. Nhưng vì nặng quá, tôi phải vỗ cánh đến mấy lần mới nhấc mình lên khỏi mặt đất được. Đường về nhà hắn phải bay qua biển rộng, phần vì chở quá nặng, phần vì có một luồng gió bất chợt thổi đến, tôi không giữ được thăng bằng, bèn nghiêng cánh hất hắn và cả túi vàng xuống biển sâu.
Câu chuyện qua đã lâu nhưng vẫn nhắc nhở mỗi người không nên tham lam. Tham lam sẽ nhận lại hậu quả thích đáng.
minh tra loi truoc nha
Gia đình tôi có hai anh em trai, tôi là út. Bố mẹ tôi đã theo về với tổ tiên hơn mười năm nay. Tôi ở với anh được một thời gian thì anh tôi lấy vợ. Không muốn cho tôi ở chung, họ bèn chia gia tài. Lợi dụng quyền thế của mình, hai vợ chồng chiếm hết tài sản quý giá, chỉ đế lại cho tôi một mảnh nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Là phận em, tôi không đòi hỏi gì cả, và cũng chẳng phàn nàn, chỉ lo làm thuê cuốc mướn kiếm sống qua ngày.
Đến mùa khế ra qua, bỗng nhiên có một con chim lạ đến ăn hết trái này đến trái khác. Tôi xót ruột lắm bèn than thở cùng chim:
- Chim ơi! Cơ nghiệp nhà tôi chỉ có mỗi cây khế, chim ăn hết, tôi biết trông cậy vào đâu!
Chim lạ liền nói:
- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.
Thế rồi hôm sau chim lạ đưa tôi đi ra một hòn đảo ở tít ngoài khơi đầy vàng châu báu. Y theo lời dặn của chim, tôi chỉ lấy vừa đủ một túi ba gang rồi chim trở về nhà. Từ đó, cuộc sống của tôi trở nên khá giá, giàu có.
Biết chuyện, vợ chồng anh tôi ngày nào cũng sang nhà tôi năn nỉ xin đổi bộ gia tài để lấy cây khế. Thương anh, tôi đồng ý đổi. Đến mùa khế, vợ chồng anh tôi thay nhau chờ chực ở gốc cây chờ chim lạ đến. Rồi chim lạ cũng đến ăn. Sự việc giống như trước đây chim lạ đã nói với tôi. Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng anh tôi hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang.
Sáng hôm sau chim lạ đến chở anh tôi ra đảo. Vốn là người có tính tham anh tôi chất đầy vàng bạc châu báu ngọc ngà vào túi. Không những thế, anh tôi còn tìm kiếm chỗ nào trên người có thể nhét được, đều nhét vào rồi ì ạch lôi cái túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Nặng quá, chim phải vỗ cánh đến ba lần mới nhấc nổi mình lên được. Lúc bay qua biển, gặp một luồng gió mạnh, chim lảo đảo nghiêng cánh hất anh tôi cùng vàng rơi xuống biển sâu.
Tôi rất buồn vì cái chết của anh tôi nhưng nghĩ cho cùng đó cũng chính là học cho những kẻ tham lam, ích kỉ như lời ông cha đã dạy "tham thì thâm”.
Trong một chương trình truyền hình có tên là “Điều ước thứ bảy”, tôi đã được nghe, được xem không biết bao câu chuyện xúc động. Câu chuyện mà tôi nhớ mãi đó chính là câu chuyện đầy nghị lực của cha con bé Bôm mang tên “Hòa tấu cha và con”.
Gọi là bé Bôm bởi đó là cái tên thân thương mà gia đình và mọi người gọi. Cậu bé 15 tuổi, tên là Nguyễn Anh Tuấn, con trai ruột của diễn viên Quốc Tuấn. Ngay từ khi sinh ra, Bôm đã mắc phải căn bệnh xương cứng sớm cục bộ. Đó là căn bệnh hiếm gặp và đem đến một khuôn hình dị dạng trên cơ thể mỗi đứa trẻ mắc phải. Ngay khi thoáng nhìn thấy khuôn hình ấy, người cha nhói lên cảm giác sụp đổ. Nhưng người cha cũng là người mạnh mẽ hơn cả, cầm tay con trai và tự nhủ với mình “Bôm rồi sẽ ổn!” Và 15 năm là hành trình dài đằng đẵng mà cha con ông đã vượt qua để Bôm có được một cơ thể gần như nguyện vẹn.
Cậu bé Bôm đã nằm trên bàn phẫu thuật hơn chục lần. Dù đau đớn, bé vẫn mỉm cười rạng rỡ. Nụ cười ấy đã đến với chương trình “Điều ước thứ bảy”, đem đến bao nỗi niềm xúc động khắp khán phòng và tới triệu người dân đất Việt đang xem truyền hình. Bé Bôm khoác trên mình bộ vest đen điển trai, trình diễn bản đàn piano nhẹ nhàng, du dương. Khi biểu diễn xong, cậu bé mỉm cười nói với người cha vĩ đại của mình “Anh Tuấn ơi! Anh lên đây” như để khoe với cha rằng mình đã thực hiện được ước mơ ấp ủ bấy lâu. Dù sinh ra với thân thể chẳng được bình thường như bao đứa trẻ khác, nhưng Bôm chưa bao giờ ngừng ước mơ cậu sẽ được mặc vest và biểu diễn đàn trên sân khấu. Cậu bé đã dần chạm tới ước mơ khi giờ đây, cậu đã trở thành học viên của Học viện Âm nhạc quốc gia.
Cho tới bây giờ, những giọt nước mắt trên gương mặt người cha và nụ cười rạng rỡ trên đôi môi người con vẫn còn làm trái tim tôi nghẹn ngào. Thật đáng ngưỡng mộ nghị lực phi thường và tình thương bao la của hai cha con. Có lẽ, nghị lực và tình thương yêu ấy đã hòa tấu nên khúc nhạc tuyệt vời nhất của cuộc đời bé Bôm.
Ngày xửa ngày xưa, ở làng nọ có bà lão nghèo khổ quanh năm sống bằng nghề mò cua bắt ốc. Bộ váy áo nâu sòng của bà đã cũ lắm rồi, vá chằng vá đụp nhiều miếng, chẳng đủ giữ ấm cho bà trong những ngày giá lạnh.
Một hôm, bà lão bắt được một con ốc khác hẳn ốc thường, màu vỏ của nó xanh biếc trông rất đẹp. Thấy lạ, bà không bán mà thả vào chum nước để nuôi. Trưa hôm sau, về đến nhà, bà ngạc nhiên khi thấy sân vườn, nhà cửa đã được quét dọn sạch sẽ; mâm cơm đã được bày biện tinh tươm. Lợn trong chuồng ăn no, nằm lim dim ngủ. Ngoài vườn, mấy luống rau sạch cỏ và xanh mơn mởn vì vừa được tưới nước. Đêm hôm ấy, bà lão trằn trọc không ngủ. Bà tự nhủ sẽ tìm bằng được người đã giúp mình.
Tiếng gà gáy rộn trong thôn. Bà lão trở dậy, buộc cái giỏ ngang lưng, đội nón lên đầu rồi tất tả ra đồng kiếm con cua, con tép. Non trưa, bà lặng lẽ trở về, nấp kín sau bụi chuối ngoài vườn, rình xem thế nào. Bỗng nhiên, từ trong chum nước, một nàng tiên xiêm áo thướt tha nhẹ nhàng bước ra rồi đi vào bếp. Bà lão vội lấy chiếc vỏ ốc, đập vỡ tan để nàng tiên không còn chỗ chui vào nữa. Nghe tiếng động, nàng tiên ốc giật mình quay lại. Bà lão mừng rỡ nắm lấy tay nàng:
- Ồ! Thì ra con đã giúp bà lão nghèo khổ này đấy ư? Bà cảm ơn con!
Nàng tiên ốc lúng túng đáp lời:
- Dạ! Thưa bà, con xin đền đáp ơn cứu mạng của bà!
Bà lão móm mém cười:
- Thôi nào, ơn nghĩa có đáng kể gì! Từ nay, con hãy ở đây với bà. Bà cháu ta sớm tối có nhau, con có bằng lòng không?
Nàng tiên ốc bẽn lẽn gật đầu, đôi mắt sáng long lanh, đôi má ửng hồng trông tuyệt đẹp. Thế là từ đó, họ chung sống dưới mái tranh nghèo, hết lòng thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Tuổi già của bà cụ trôi qua trong những ngày vui vẻ và êm ấm.
Em : Minh này , bạn đã đọc truyện Những người khốn khổ của Vích - to Huy - gô chưa ?
Minh : Ukm ....... mk chưa đọc , chuyện đó có hay ko ?
Em : Hay lắm bạn ạ ! Có 1 chương ns về chú bé Ga - vơ - rốt ở Pa-ri , chú rất gan dạ , vượt qua mặt trận và cuối cùng chú bé đã hi sinh , đó là cái chết của thiên thần đó . Đọc câu chuyện mk cảm thấy rất thik thú !
Minh : Vậy à ? Cảm ơn bn nhiều nhé , mk sẽ tìm đọc cuốn chuyện đó !
Em : Ok bn !
Tôi đã trải qua một thời gian học dưới mái trường thân thương tiểu học, nơi mà tôi đã từng e thẹn, chập chững, ngại ngùng vs bao bạn bè và thầy cô trên con đường học vấn. Đã 5 năm học dưới mái trường này, tôi dường như luôn có rất nhiều cảm xúc : Lớp 1 tôi lun muốn nghỉ hè thật sớm, lớp 2 và lớp 3 cũng vậy. Đến năm lớp 4 tôi chẳng mún thi gì cả nhưng lớp 5 ... tôi lại muốn thời gian trôi chậm lại để tôi có thể ngồi dưới gốc cây bàng mà tôi đã từng ngồi cùng những con bạn thân nói chuyện cười đùa. Tôi sẽ ko quên những kí ức tươi đẹp mà tôi đã từng trải qua suốt thời cấp 1 của tôi. VÀ bây giờ, tôi sẽ bước vào một ngôi trường mới đầy bỡ ngỡ, với bt bao thầy cô và bạn bè mới. Hôm nay, là ngày đâu tiên mà tôi bước chân và trường. tôi ko co cảm giác như hồi cấp 1. Một ngôi trường mới , xung quanh đều lạ lẫm. Đâu đó vài đứa bạn từ hồi cấp 1 cũng ở đây, có chúng nó bên cạnh tôi cảm giác như đã nhẹ nhõm đi dc phần nào đó. Và bây giờ tôi sẽ cất giữ những kí ức không thể quên dc và trong tâm trí của mik và chuẩn bị đón chào một cảm xúc mới trên con đường học vấn tiếp theo. Tôi sẽ cùng những con bạn tuy lóc chóc, tưng tưng nhưng tụi nó đã cùng tôi đồng hành trong suốt một thời gian dài trên con đường dẫn đến tương lai. Cảm ơn tụi mày nha !
Đây là bài viết của mik nha ko chép trên mạng
bạn có thể thay những từ khác cho hợp vs sở thích của bạn nha
còn những từ mày, tụi nó mik dùng để xựng hô cho thân mật
Trí thông của con người giúp con người có thể giải quyết được những công việc khó mà người bình thường không thể làm được. Người có trí thông minh phải đi kèm với tư cách đạo đức tốt thì mới có ích cho xã hội. Trong truyện dân gian nhân dân ta đã kể ra rất nhiều người thông minh, trong đó có truyện Em bé thông minh.
Thuở đó đất nước đang đứng trước nguy cơ bị xâm lược, quân giặc tứ phía đang chờ cơ hội để tiến quân vào nước ta. Trong triều đình vua tôi lo lắng, vua bèn sai viên quan đi khắp nơi để tìm người tài giỏi về giúp nước. Viên quan đi thật nhiều nơi, đến nhiều chỗ, đến đâu cũng ra những câu đố oái ăm để hỏi mọi người. Thế nhưng viên qua thấy vẫn chưa có người nào thông minh, lỗi lạc.
Một hôm, viên quan cưỡi ngựa đi qua một cánh đồng làng, chợt thấy bên đường có hai cha con nhà nọ đang cày ruộng. Quan bèn dừng lại hỏi:
- Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường? Câu hỏi thật khó nên người cha chỉ biết ngẩn ra, chưa tìm được cau trả lời cho viên quan. Thấy thế, đứa con chừng bảy, tám tuổi nhanh miệng hỏi lại quan rằng:
- Thế xin hỏi lại ông câu này đã. Ông cho tôi biết ngựa của ông đi một ngày được mấy bước thì tôi sẽ cho ông hay trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường.
Viên quan nghe cậu bé hỏi vậy thì há hốc mồm sửng sốt, viên quan thể hiện rõ sự vui mừng trên nét mặt. Quan thầm nghĩ, nhất định nhân tài có ở đây rồi, ta phải đi tìm đâu cho tốn công sức. Quan bèn hỏi tên, quê quán của hai cha con rồi một mạch về tâu vua.
Khi về đến triều đình, tên quan đến thẳng gặp vua, kể lại đâu đuôi câu chuyện và khẳng định cậu bé đó là nhân tài của đất nước. Nghe chuyện, vua mừng lắm. Nhưng, để biết chính xác hơn, vua cho thử tài một lần nữa. Vua sai ban cho làng có em bé ở ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh nuôi làm sao cho ba con trâu đực ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải nộp đủ, nếu không thì cả làng bị tội.
Được lộc vua ban nhưng cả làng đều lo lắng. Bao nhiêu cuộc họp làng, bao nhiêu lời bàn ra tán vào nhưng vẫn chưa tìm được cách giải quyết. Mọi người đều lo cho tai họa sắp tới, không ai có ý kiến động chạm đến lộc vua ban. Việc đến tai em bé con người dân cày, em liền bảo cha:
- Chả mấy khi được lộc vua ban, cha cứ thưa với làng giết thịt hai con trâu nấu thúng gạo nếp để dân làng ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một trâu, một thúng gạo, ta xin làng làm tổn phí cho cha con mình trẩy kinh lo liệu việc này.
- Đã ăn thịt trâu còn lo liệu thế nào? Mày đừng có bày dại mà bay mất đầu, con ạ!
- Cha cứ mặc con lo liệu, liệu thế nào cũng xong xuôi mọi chuyện.
Nghe đứa con vừa cười vừa khăng khăng nói, người cha cũng đành liều ra đình trình bày ý kiến với dân làng. Mọi người nghe nói đều sứng sốt, không ai giám tin vào điều đó. Nhưng bàn đi bàn lại không tìm ra cách giải quyết, đến nước cùng, họ mới chịu nghe theo. Nhưng do vẫn lo lắng, dân làng đã bắt cha con phải làm giấy cam đoan, rồi mới dám ngả trâu đánh chén.
Sau đó mấy hôm, hai cho con lên đường vào kinh thành. Đến hoàng cung, người con bảo cho đứng đợi ở ngoài còn mình thì lẻn vào sân rồng khóc nức nở. Nghe thấy tiếng trẻ con khóc, vua sai lính đưa em bé vào, phán hỏi:
- Thằng bé kia, có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc ầm ĩ, làm kinh động đến ta?
Nhìn thấy vua, em bé tỏ vẻ thích thú, vì lần đầu tiên em bé nhìn thấy vị vua, đang ngồi trên ngai vàng oai phong đến thế. Em bé cười một nụ cười hồn nhiên vui sướng.
Khi được vua hỏi em bé vờ vĩnh đáp rằng:
- Tâu đức vua, mẹ con chết sớm mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán để cha con chịu đẻ em cho con chơi.
Nghe nói, vua và các quan đều bật cười. Vua lại phán:
- Mày muốn có com thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực sao mà đẻ được.
Em bé như mở cờ trong bụng. Em đáp:
- Thế sao làng của con lại bị lệnh trên bắt nuôi ba con trâu đực cho đẻ thành chín con để nộp đức vua? Giống đực thì làm sao mà đẻ được ạ!
Vua cười bảo:
- Ta thử đấy thôi! Thế làng chúng mày không biết đem trâu ấy ra giết thịt mà ăn với nhau à?
Em bé tươi tỉnh đáp:
- Tâu đức vua, làng chúng con sau khi nhận được trâu và gạo nếp, biết là lộc vua ban, cho nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi.
Trước cách ứng xử nhanh trí của em bé, cả vua và các quan đều trầm trồ thán phục về tài nghệ của em bé. Nhưng vua còn muốn thử em một lần nữa. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở công quán, bỗng có sứ nhà vua mang đến một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Sau một phút suy nghĩ, em bé cười lên một tiếng lớn. Em chạy đi tìm một cái kím may rồi đưa cho sứ giả, bảo rằng:
- Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim.
Sứ giả về tâu vua, vua thán phục tài trí của cậu bé rồi lập tức cho gọi ca hai cha con vào, ban thưởng rất hậu. Hai cha con vui mừng trở về quê nhà.
Cùng thời gian đó, có một nướng láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta. Để dò xem bên ta có nhân tài hay không, họ sai sứ giả đưa sang một cái vỏ ốc vặn rất dài, rộng hai đầu, đố làm sao xâu một sởi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc.
Câu hỏi của sứ thần nước bạn đã làm đau đầu nhức óc cả vua tôi trong triều. Không trả lời được câu đố oái ăm tức là tỏ ra thua kém và thừa nhận sự khuất phục của mình đối vơi nước láng giềng. Các đại thần đều vò đầu suy nghĩ. Có người dùng miệng hút, có người lấy sáp bôi vào sợi chỉ cho cứng để dễ xâu... Nhưng tất cả đều vô hiệu. Bao nhiêu nhà thông thái, bao nhiêu trạng nguyên được triệu vào đều lắc đầu bó tay. Không tìm ra cách giải quyết nhà vua bèn sai người trở về quê em bé để xem em bé có sáng kiến gì không. Khi viên quan tìm đến nơi hai cha con và trình bày câu đố mà sứ thần đang thách thức vua quan trong triều. Em bé nghe xong thì cười một tiếng thật lớn rồi hát rằng:
Tang tình tang, tình tính tang
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng
Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang
Tang, tình tang...
Em bé bào thêm:
- Cứ theo cách đó là xâu được ngay!
Viên quan mừng rỡ vội trở về tâu vua. Vua và các triều thần nghe nói rất vui mừng, mọi người vơi đi những lo toan trong bụng. Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sởi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước sự thán phục của sứ giả láng giềng.Thế là, em bé được vua ban làm Trạng Nguyên và được vua cho dinh thự ở một bên hoàng cung để vua tiện hỏi han.
Người Việt chúng ta có rất nhiều người thông minh như vậy đấy. Có những người thông minh do bẩm sinh, có những người do khổ luyện và thành tài. Người có trí thông minh sẽ giải quyết vấn đề dễ dàng và nhanh chóng, đem lại lợi ích cho xã hội. Câu chuyện em bé thông minh như là một lời nhắc nhở mà ông cha ta muốn nhắc nhở đến con cháu, trí thông minh rất cần thiết trong xã hội, người có trí thông minh mà có lòng lương thiện sẽ giúp cho đất nước ngày càng giàu đẹp. Vì vậy chúng ta cần rèn luyện cả đức cả tài để trở thành người có ích. Chúng ta không có sự thông minh do trời phú giống em bé trong truyện thì chúng ta có thể học tập và rèn luyện, giỏi mọi việc thì ta sẽ làm chủ trong cuộc sống, mọi người sẽ tự tìm đến với ta.
Ngày xưa có một ông vua anh minh. Vua sai viên quan nọ đi khắp mọi nơi để tìm kẻ hiền tài.
Một hôm, vị quan đó đi qua một cánh đồng bắt gặp 2 cha con bác nông dân: cha cày, con đập đất. Đứa bé độ 7, 8 tuổi, tóc để chỏm, cặp mắt sáng như sao! Viên quan rất có cảm tình, dừng ngựa lại hỏi:
- Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?
Người cha đứng ngẩn ra. Đứa con nói với người lạ mặt:
- Nếu ổng trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường!
Vị quan đó ngạc nhiên vô cùng, và thầm nghĩ: "…nhân tài ở đây rồi…". Ông ta hỏi rõ làng xã, quê quán của hai cha con lão nông rồi chào giã biệt.
Một thời gian sau, lệnh vua truyền xuống. Vua ban cho làng ấy 3 thúng gạo nếp, 3 con trâu đực, hẹn năm sau 3 con trâu đực ấy phải đẻ thành 9 con nghé, nếu sai hẹn cả làng phải chịu tội. Cả dân làng xôn xao, già trẻ gái trai đều lo âu, sợ hãi. Còn chú bé nọ thì mỉm cười, em liền bảo cha:
- Lệnh vua chẳng có gì đáng lo. Cha cứ thưa với làng đem giết 2 con trâu đực, lây 2 thúng gạo nếp đồ xôi để cả làng ăn cỗ; còn một thúng gạo nếp, một con trâu thì bán lấy tiền làm lộ phí cho 2 bố con cháu trẩy kinh. Cháu sẽ thu xếp mọi chuyện đâu vào đấy.
Sau bữa cỗ, cả làng tiễn hai cha con lão nông trẩy kinh. Đến kinh đô, họ tìm đến hoàng thành. Chú bé lập mưu vào được sân rồng, rồi khóc um lên. Nhà vua lấy làm lạ, sai thị vệ dẫn đứa bé vào hỏi nguyên cớ gì mà khóc làm ầm ĩ chôn đế đô. Chú bé quỳ xuống, vừa thút thít vừa tâu:
- Tâu đức vua, mẹ cháu chết đã lâu mà cha cháu không chịu đẻ em bé để chơi với cháu cho có bạn…
Nhà vua và quần thần đều cười. Vua lại phán:
- Cha cháu là giông đực sao đẻ được!…
Chú bé liền tâu:
- Thưa đức vua. Tại sao vua lại bắt làng cháu nuôi 3 con trâu đực sau một năm phải đẻ thành 9 con nghé ạ?
Nhà vua mừng thầm, biết là đã tìm được nhân tài, nhưng cần phải thử lại một lần nữa.
Sau đó mấy hôm, có một viên quan thị đem đến công quán một con chim sẻ, bảo hai bô" con lão nông phải giết chim bày thành 3 cỗ đại yến dâng lên vua. Chú bé đưa cho sứ giả một cây kim và nhờ ông ta tâu lên đức vua rèn thành con dao sắc để xẻ thịt chim. Nhà vua mừng khôn xiết, ban thưởng hai cha con lão nông rất hậu.
Cùng dịp ấy, vua Tàu sai sứ dò xét nước Nam, âm mưu gây hấn. Sứ Tàu mang sang một vỏ ốc xoắn rất dài, rỗng hai đầu, đố làm sao xâu được sợi chỉ xuyên theo ruột ốc. Đương lúc nhà vua và quần thần lúng túng, thì chú bé xin hiến kế. Chú ung dung đọc lên một bài ca:
"Tang tình tang! Tính tình tang Bắt con kiến càng, buộc chỉ ngang lưng.
Bên thời lấy giấy mà bưng,
Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang.
Tang tình tang…"
Triều thần làm đúng theo cách ấy. Con kiến càng đã xâu sợi chỉ xuyên qua ruột ốc xoắn. Nhà vua và trăm quan vô cùng mừng rỡ. Sứ Tàu thán phục lắm.
Liền đó, vua phong cho chú bé làm trạng nguyên.