K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 11 2019

Câu chuyện (tham khảo):

Có ông chủ bắt con trai làm việc vất vả ngoài đồng.

Bạn bè nói với ông ta: “Ông không cần phải bắt con trai khó nhọc như thế, giống cây này tự nhiên cũng phát triển.” Ông chủ nói: “Tôi dạy dỗ con cái chứ đâu phải tôi chăm cây công nghiệp”.

Bài học làm người rút ra:

Cách dạy con nên người tốt nhất là để chúng tham gia lao động, để chúng hiểu được giá trị lao động và thông cảm với sự vất vả của cha mẹ chúng

Chúc bạn học tốt ^^

26 tháng 11 2019

Sanyou ^^

2 tháng 11 2019

Một lời nói dối
Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê phía Nam Tây Ban Nha. Năm tôi 16 tuổi, vào một buổi sáng, cha bảo tôi trưa nay lái xe đưa ông đến thôn làng cách nhà khoảng 18 dặm đường. Khi ấy tôi mới biết lái xe, chưa có nhiều cơ hội cầm lái nên hăng hái vâng dạ ngay. Tôi lái xe đưa cha đến nơi, hẹn bốn giờ chiều sẽ quay lại đón.

Sau đó tôi lái xe đến trạm xăng gần đó đổ xăng, và đậu xe luôn ở đấy. Vì còn tận mấy tiếng đồng hồ mới đến giờ đón cha nên tôi quyết định vào xem phim ở rạp chiếu bóng cũng gần đó. Những tình tiết gay cấn trong phim cuốn hút tâm trí tôi, đến nỗi quên bẵng thời gian. Mãi khi bộ phim kết thúc tôi mới giật mình nhìn lại đồng hồ: sáu giờ chiều! Tôi đã trễ hẹn với cha đúng hai tiếng!
.
Nếu cha biết tôi vì mải xem phim mà quên đến đón thì nhất định sẽ giận lắm, e rằng không còn cơ hội cho tôi lái xe nữa. Có cách rồi! Tôi sẽ bảo với cha là xe hỏng, phải dừng lại sửa chữa nên mất nhiều thời gian. Nghĩ đoạn, tôi yên tâm lái xe đến chỗ hẹn. Cha đang đứng trong góc đường nhẫn nại chờ tôi. Trước tiên tôi xin lỗi cha vì đã đến muộn, tiếp đó nhanh nhảu báo rằng vì xe xảy ra sự cố nên tôi mới đến đón cha trễ như thế. Cha nhìn tôi với ánh mắt mà mãi về sau này tôi vẫn không sao quên được.

“Cha thật sự thất vọng trước những lời nói dối của con đấy, con ạ!”

“Cha bảo sao, những gì con nói đều là sự thật mà” Tôi cố cãi.

Cha vẫn từ tốn: “Đã hơn bốn giờ mà vẫn không thấy con đến, cha bèn gọi điện cho trạm xăng hỏi xem có xảy ra việc gì không. Họ bảo rằng con vẫn chưa quay lại nhận xe. Xe không hề bị hỏng như lời con nói”.

Quá xấu hổ, tôi đỏ bừng mặt, chả nói được lời nào, chỉ còn biết thú nhận tất cả. Cha im lặng lắng nghe, tôi nhận ra sự đau lòng trên gương mặt đã xuất hiện nhiều nếp nhăn của cha. Cuối cùng, cha nặng nề cất tiếng:

“Cha rất giận, nhưng không phải giận con, mà giận chính bản thân mình. Cha là người cha thất bại, nếu quả thật suốt bao năm nay con vẫn thường nói dối cha. Cha thất bại vì đã nuôi lớn đứa con trai nói dối ngay cả với chính cha mình. Cha muốn quay về nhà ngay, cha phải kiểm điểm những sai lầm trong nhiều năm qua”.

“Nhưng cha ơi, từ đây về nhà những mười tám dặm. Trời cũng đã tối, cha không tự về được đâu!”

Tôi nài nỉ, tôi xin lỗi, nhưng dường như mọi lời nói đều vô nghĩa với cha khi ấy. Tôi không thể ngăn cha. Cha bắt đầu bước từng bước chân nặng nề trên con đường đầy sỏi đá. Tôi vội vàng lên xe lái đuổi theo, hy vọng cha vì sự hối cải chân thành của tôi mà dừng lại. Tôi nguyện cầu suốt chặng đường, muốn nói với cha là tôi rất đau lòng và hối hận. nhưng dường như cha không hề để ý đến sự có mặt của tôi ở phía sau, vẫn lầm lũi bước đi, trầm mặc suy nghĩ, nét thống khổ hiện rõ trên gương mặt. Cả 18 dặm đường tôi chạy xe đuổi theo từng bước chân cha.

Nhìn thấy cha phải đau khổ về thể xác lẫn tâm hồn, tôi như có nghìn mũi kim đâm vào tim đau nhói. Đó cũng là bài học thành công nhất mà cha đã dạy tôi trong cuộc đời. Từ đó trở đi, tôi không bao giờ nói dối cha thêm lần nào nữa.

Cha không hề trách mắng con trai mà lại tự trách cứ bản thân mình. Đó là bài học có ý nghĩa giáo dục sâu sắc nhất.
~Sưu tầm

3 tháng 11 2019

kể theo ngôi thứ 3 bạn ạ

28 tháng 12 2019

1. Mở bài

- Giới thiệu mối quan hệ của bản thân với người mà mình đã có được kỉ niệm giàu ấn tượng và sâu sắc (ông bà, cha mẹ, bạn bè, thầy cô…).

- Kể lại hoàn cảnh nảy sinh kỉ niệm ấy (trong một lần về thăm quê, trong một lần cùng cả lớp đi chơi, đi học nhóm hoặc trong một lần được điểm tốt, hay một lần mắc lỗi được thầy cô rộng lượng phân tích và tha thứ...).

2. Thân bài

(1) Giới thiệu chung về tình cảm của bản thân với người mà ta sắp xếp (tình cảm gắn bó lâu bền hay mới gặp, mới quen, mới được thầy (cô) dạy bộ môn hay chủ nhiệm…).

(2) Kể về kỉ niệm.

- Câu chuyện diễn ra vào khi nào ?

- Kể lại nội dung sự việc.

    + Sự việc xảy ra thế nào ?

    + Cách ứng xử của mọi người ra sao ?

   Ví dụ: Vào giờ kiểm tra, tôi không học thuộc bài nhưng không nói thật. Tôi tìm đủ lí do để chối quanh co (do mẹ tôi bị ốm…). Nhưng không ngờ hôm trước cô có gọi điện cho mẹ trao đổi về tình hình học tập của tôi. Nhưng ngay lúc ấy cô không trách phạt. Để giữ thể diện cho tôi, cô mời tôi cuối giờ ở lại để "hỏi thăm" sức khoẻ của mẹ tôi…

- Kỉ niệm ấy đã để lại trong bản thân điều gì? (Một bài học, thêm yêu quý ông bà, bạn bè, thầy cô hơn…).

3. Kết bài

- Nhấn mạnh lại ý nghĩa của kỉ niệm ấy.

- Tự hào và hạnh phúc vì có được người ông (bà, cha mẹ, bạn, thầy cô …) như thế.

17 tháng 1 2017

Dàn ý:

1. Mở bài

- Giới thiệu mối quan hệ của bản thân với người mà mình đã có được kỉ niệm giàu ấn tượng và sâu sắc (ông bà, cha mẹ, bạn bè, thầy cô…).

- Kể lại hoàn cảnh nảy sinh kỉ niệm ấy (trong một lần về thăm quê, trong một lần cùng cả lớp đi chơi, đi học nhóm hoặc trong một lần được điểm tốt, hay một lần mắc lỗi được thầy cô rộng lượng phân tích và tha thứ...).

2. Thân bài

(1) Giới thiệu chung về tình cảm của bản thân với người mà ta sắp xếp (tình cảm gắn bó lâu bền hay mới gặp, mới quen, mới được thầy (cô) dạy bộ môn hay chủ nhiệm…).

(2) Kể về kỉ niệm.

- Câu chuyện diễn ra vào khi nào ?

- Kể lại nội dung sự việc.

    + Sự việc xảy ra thế nào ?

    + Cách ứng xử của mọi người ra sao ?

Ví dụ: Vào giờ kiểm tra, tôi không học thuộc bài nhưng không nói thật. Tôi tìm đủ lí do để chối quanh co (do mẹ tôi bị ốm…). Nhưng không ngờ hôm trước cô có gọi điện cho mẹ trao đổi về tình hình học tập của tôi. Nhưng ngay lúc ấy cô không trách phạt. Để giữ thể diện cho tôi, cô mời tôi cuối giờ ở lại để "hỏi thăm" sức khoẻ của mẹ tôi…

- Kỉ niệm ấy đã để lại trong bản thân điều gì? (Một bài học, thêm yêu quý ông bà, bạn bè, thầy cô hơn…).

3. Kết bài

- Nhấn mạnh lại ý nghĩa của kỉ niệm ấy.

- Tự hào và hạnh phúc vì có được người ông (bà, cha mẹ, bạn, thầy cô …) như thế.

30 tháng 6 2019

Dàn ý: Truyện “Bố của Xi-Mông”

1. Mở bài

- Giới thiệu câu chuyện không thể nào quên: “Bố của Xi-Mông”.

- Ấn tượng khái quát: câu chuyện là sự tủi hờn, khó khăn của một cậu bé từ nhỏ đã không có bố, mang tính nhân đạo sâu sắc.

2. Thân bài

- Tóm tắt ngắn gọn nội dung truyện

- Xi-mông là đứa con ngoài giá thú. Cậu sống thiếu tình thương và sự chăm sóc của bố.

- Cậu bé phải chịu đủ mọi lời trêu chọc từ đám bạn, khi bị ức hiếp thì chỉ biết bỏ chạy

- Xi–mông quá buồn và định tự tử

- Bác Phi–lip đã an ủi và nhận làm bố của Xi-mông.

- Từ đó, Xi–mông tự hào và đầy hãnh diện khi gặp đám bạn.

- Nêu cảm nghĩ về:

   + Hoàn cảnh sống của nhân vật:

Cuộc sống đáng thương của Xi-mông và mẹ

Môi trường sống khiến cho Xi-mông càng thêm buồn và đau khổ (Cậu đến trường và bị bọn trẻ "xua đuổi", bị đánh tơi tả)

   + Nhưng cung bậc cảm xúc của Xi-mông:

Sự tuyệt vọng, phải tìm đến cách tự tử của Xi-mông

Niềm vui và hạnh phúc vỡ òa của Xi-mông khi được bác Phi-líp nhận làm con

Sự hãnh diện, tự tin và vui vẻ trước đám bạn của Xi mông khi đã có bố

   + Sự quan tâm, sẻ chia của bác Phi-líp (Bác Phi-líp an ủi và che chở cho Xi-mông như thế nào?)

   + Cảm nhận về tinh thần nhân đạo của tác giả

3. Kết bài

- Suy nghĩ của em về câu chuyện

- Tình cảm của em dành cho nhân vật.

20 tháng 7 2017

- Mở bài:

    + Nam và Quân là một đôi bạn cùng tiến của lớp.

    + Tình bạn, sự quan tâm, yêu thương, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập của hai bạn thật khiến mọi người khâm phục và cảm động.

- Thân bài:

Giới thiệu sơ qua về hoàn cảnh của hai bạn:

    +Nam và Quân là đôi bạn lớn lên cùng nhau từ nhỏ.

    +Nam nhanh nhẹn, thông minh; còn Quân vì mắc chứng tăng động từ nhỏ nên việc tiếp thu kiến thức rất khó khăn.

    +Cả lớp chỉ có Nam chơi với Quân. Nam muốn giúp đỡ để Quân không bị các bạn trêu chọc.

    +Nam giúp Quân học bài.

    +Quân hiểu bài hơn, điểm kiểm tra trên lớp được cải thiện.

    +Nam cũng có kết quả hoc tập ngày càng tốt.

    +Cả gia đình, cô giáo và các bạn trong lớp đều cảm thấy sự tiến bộ rõ rệt từ hai bạn.

    +Các bạn trong lớp dần không trêu chọc Quân nữa, giúp đỡ Quân nhiều hơn trong học tập.

- Kết bài:

    + Kết quả học tập của Quân và Nam ngày càng tiến bộ

    + Tình cảm, sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau của đôi bạn khiến mọi người rất khâm phục.

Khoanh tròn vào đáp án đầu câu trả lời đúng.1. Luận điểm nào dưới đây không nhằm nói về những sáng tạo riêng của Nguyễn Du trong nghệ thuật kể chuyện, xây dựng cốt truyện, kết cấu “Truyện Kiều” so với tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân?A. Lược bỏ các chi tiết về mưu mẹo, về sự báo oán tàn nhẫn và các chi tiết dung tục, sáng tạo thêm một số chi tiết mới và thay đổi thứ tự...
Đọc tiếp

Khoanh tròn vào đáp án đầu câu trả lời đúng.

1. Luận điểm nào dưới đây không nhằm nói về những sáng tạo riêng của Nguyễn Du trong nghệ thuật kể chuyện, xây dựng cốt truyện, kết cấu “Truyện Kiều” so với tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân?

A. Lược bỏ các chi tiết về mưu mẹo, về sự báo oán tàn nhẫn và các chi tiết dung tục, sáng tạo thêm một số chi tiết mới và thay đổi thứ tự kể.

B. Chuyển ngôn ngữ tiểu thuyết văn xuôi chữ Hán của người Trung Hoa thành ngôn ngữ tiểu thuyết bằng thơ lục bát của người Việt.

C. Biến các sự kiện chính của tác phẩm thành đối tượng bộc lộ cảm xúc, tình cảm của nhân vật và người kể.

D. Chuyển trọng tâm của truyện từ việc kể sự kiện sang biểu hiện nội tâm nhân vật, làm cho nhân vật sống hơn, sâu sắc hơn.

2. Vì sao Thúy Kiều – cô chị phải “cậy, lạy, thưa” Thúy Vân – cô em trong cảnh “Trao duyên”?

A. Vì điều đó đúng với nguyên tắc ứng xử trong một gia đình “trâm anh thế phiệt” như gia đình Kiều.

B. Vì trong tình huống ấy, Kiều không còn đủ tỉnh táo cân nhắc từng lời nói, cử chỉ.

C. Vì làm như thế, Kiều tỏ rõ được tấm lòng trân trọng của mình với tình yêu và những kỉ vật Kim trọng đã dành cho nàng.

D. Vì Kiều muốn tỏ lòng tôn kính và biết ơn sự hi sinh, chia sẻ cao thượng của Thúy Vân dành cho nàng.

3. Đoạn “Thề nguyền” được trích từ câu bao nhiêu đến câu bao nhiêu trong “Truyện Kiều”

A. 431-452

B. 421- 442

C. 411- 432

D. 441- 462

1
26 tháng 6 2018
Câu 1 2 3
Đáp án B D A
4 tháng 10 2019

Sau hai hồi trống giòn giã, cả lớp tôi sung sướng chạy ùa ra sân trường ồn ào. Rồi mỗi người một trò: đá bóng, kéo co, đá cầu... Tôi đang cùng mấy đứa bạn túm tụm dưới gốc cây bàng nói chuyện thì cậu Bình "bép xép" và một vài bạn khác kéo đến. Sở dĩ Bình có cái biệt hiệu đó vì tuy là con trai, nhưng Bình hay di "buôn" chuyện và khá ác khẩu. Gần đến nơi, Hùng đã nói to:

Các cậu ơi. lớp mình xảy ra một chuyện hay lắm!

Nghe đến đây. Cả lũ con gái chúng tôi với bản tính tò mò vội hỏi dồn tới tấp:

Chuyện gì vậy? Chuyện gì vậy? Nói nhanh lên...

Thằng Bình đưa mắt nhìn quanh rồi rủ rĩ:

Dạo này tớ thường xuyên để ý tới hành tung của bạn Công. Bạn ấy có cái gì lạ lắm. Cứ mỗi giờ ra chơi lại có một bà mang đến cho bạn ấy một cái bọc rất to, mà Công cứ giấu giấu diếm diếm như sợ ai phát hiện vậy. Tớ nghi lắm, không biết trong bọc đó có cái gì nhỉ?

Nghe Bình nói về Công, tất cả chúng tôi đều ngạc nhiên. Đó là một cậu con trai mới chuyển vào lớp tôi. Cậu ta nhút nhát, thấp bé, nước da ngăm đen, lầm lì, chẳng bao giờ nói chuyện với ai, cứ đến lớp rồi ra về lẳng lặng như một cái bóng.

- Vậy không biết trong đó là cái gì nhỉ?

Cả lũ chúng tôi tranh nhau nói. Xem ra đó là một điều bí ẩn lớn mà chúng tôi muốn khám phá.

Hay là tiền?

Vớ vẩn. Tiền gì mà nhiều thế được!

Hay là thứ gì đó ăn được?

- Cũng có thể đấy. Không chừng cu cậu được người quen bồi dưỡng nên giấu không cho bọn mình biết.

- Thôi, thôi, thôi, các bà đừng nói linh tinh, cứ đi kiểm tra rồi sẽ rõ. Mà kìa, Công đang ôm cái bọc kia kìa, lại đó thôi.

Bình thầm thì tổng kết rồi chợt la toáng lên cái phát hiện lạ lùng của nó.

Cả lũ chúng tôi chạy lại gần Công. Bình quát to:
Công! Mày có cái gì trong bọc đấy, mở ra coi!

Công hốt hoảng trả lời:

Không, không có gì đâu.

- Cậu định giấu bọn tớ hả, không giấu được đâu. Thôi, mở ra đi nhanh lên. Đừng, các cậu đừng mà! Đừng...!

Công chưa nói hết câu thì cả lũ chúng tôi đã xâu xúm vào giật cái bọc khỏi tay cậu ta. Cái học tuột ra, rơi xuống đất. Tung toé trên sân là những cuống rau muống đã héo úa.

Các cậu thật quá đáng - Công gào lên giọng đầy căm hận nước mắt rơi trên bờ má. Cả bọn chúng tôi lùi lại, im lặng.

Thì ra nhà Công nghèo, cậu ta phải đi xin cuống rau muống thừa về cho lợn, gà ăn. Công thì khổ quá, còn chúng tôi thì sung sướng quá, ngày chỉ rửa bát hai lần mà cũng không xong. Mắt tôi nhòa dần đi trong khi xung quanh vẫn rực rỡ một màu nắng vàng óng.

Sau chuyện xảy ra, lớp tôi trở nên trầm lắng hơn, ít có tiếng cải vã, trêu chọc của Bình cùng như những trò đùa quái ác của chúng các bạn ấy. Giờ đây, mỗi khi nhìn thấy Công, tôi lại cảm thấy xấu hổ vô cùng. Tôi tự trách mình vì đã có lỗi với cậu ấy. Đã có nhiều lúc, tôi muốn nói lời xin lỗi với Công, nhưng cho đến bây giờ, câu nói đó vẫn chưa được cất thành lời.

5 tháng 10 2019

I. Mở bài

- Giới thiệu một kỉ niệm đáng nhớ

- Ấn tượng của bạn về kỉ niệm đó

II. Thân bài

1. Miêu tả sơ nét về người mà làm nên kỉ niệm với bạn

- Hình dạng

- Tuổi tác

- Đặc điểm mà bạn ấn tượng

- Tính cách và cách cư xử của người đó

2. Giới thiệu kỉ niệm

- Đây là kỉ niệm buồn hay vui

- Xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào

3. Kể lại tình huống, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

- Kỉ niệm đó liên qua đến ai

- Người đó như thế nào?

4. Diễn biến của câu chuyện

- Nêu mở đầu câu chuyện và diễn biến như thế nào

- Trình bày đỉnh điểm của câu chuyện

- Thái độ, tình cảm của nhân vật trong chuyện

5. Kết thúc câu chuyện

- Câu chuyện kết thúc như thế nào

- Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bạn qua câu chuyện.

III. Kết bài

Câu chuyện là một kỉ niệm đẹp thời cắp sách đến trường, nó đã cho em một bài học quý giá và em sẽ không bao giờ quên kỉ niệm này.