Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cho tam giác ABC vuông tại B có góc B1=B2 ; Â=60o, kẻ BH vuông góc với AC (H thuộc AC). Qua B kẻ đường thẳng d song song với AC.
a) Tính góc ABH.
b) Chứng minh đường thẳng d vuông góc với BH.
Trả lời:
Bạn không nên đăng linh tinh nha!
Câu chuyện 1:
Ba người bạn, Mỹ, Pháp và VN, ngồi uống cafe ở một quán Cafê nọ, hết đề tài để nói, bỗng một anh hỏi :
- Theo mấy anh định nghĩa thì thế nào là một NGƯỜI BÌNH TĨNH ?
Anh Mỹ lên tiếng: "Tôi đi làm về, bước vào phòng ngủ, thấy vợ tôi đang nằm với một người đàn ông lạ. Tôi rút súng ra. NGƯỜI BÌNH TĨNH là tôi không bắn đôi gian phu dâm phụ đó."
Anh Pháp: "Tôi đi làm về, bước vào phòng ngủ, thấy vợ tôi đang nằm với một người đàn ông lạ. Tôi rút súng ra. NGƯỜI BÌNH TĨNH là tôi không bắn đôi gian phu dâm phụ đó và nói, xin lỗi ông bà, ông bà cứ tiếp tục."
Anh người VN: "Theo tôi thì: Tôi đi làm về, bước vào phòng ngủ, thấy vợ tôi đang nằm với một người đàn ông lạ. Tôi rút súng ra, tôi không bắn đôi gian phu dâm phụ đó và nói, xin lổi ông bà, ông bà cứ tiếp tục. Mà cái thằng đó còn tiếp tục được thì NÓ mới là NGƯỜI BÌNH TĨNH."
Câu chuyện 2:
Tèo vừa mua một con vẹt ngoài chợ, hí hửng dạy nó tập nói.
Tèo: tôi biết nói. Con vẹt: tôi biết nói tôi biết nói.
Tèo: Tôi biết đi. Con vẹt: tôi biết đi tôi biết đi.
Tèo: tôi biết bay. Con vẹt:… xạo mày.
Câu chuyện 3:
Trong lớp học, thầy Việt văn đang dạy đến thi sĩ Hàn Mạc Tử. Thầy đọc câu thơ: “Ai mua trăng, tôi bán trăng cho”.
Bỗng một bác nông dân chạy xồng xộc vào lớp hổn hển nói:
- Con trăn đâu, to hay nhỏ, tôi kiếm nó mua quá trời, giờ mới có thầy bán… Thầy bán bao nhiêu…?
Cả lớp, thầy lẫn trò ngơ ngác…
Hok tốt!
Vuong Dong Yet
lịch sử là môn hok thú vị bổ ích .nó cho các e bt những thứ đã từng xảy ra trong quá khứ
jimmy nghe vậy liền hỏi:
- thưa cô e nghĩ mik kg nên hok môn lịch sử
-tại sao ?(giáo viên kinh ngạc )
jimmy ns tiếp : - vì môn này hok kg có tương lai ạ
!!??
Tôi vốn làm nghề thầy bói đã lâu nhưng chưa có tiếng tăm gì mấy nên không đắt khách cho lắm. Cùng đồng môn với tôi là bốn anh thầy bói cũng mù như tôi. Một cái chợ nhỏ mà có tới năm ông thầy bói nên đã ế lại càng ế. Hôm ấy, nhân buổi ế hàng, chúng tôi họp lại nói chuyện gẫu với nhau. Thấy tôi phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào, các thầy cũng nhao nhao có ý kiến. Đang thảo luận rôm rả, bỗng nghe có người nói có voi đi qua. Năm ông thầy bói chúng tôi chung tiền biếu người quản tượng, xin cho voi đứng lại để cùng xem.
Sốt ruột tôi và năm ông chỉ chờ người quản tượng đồng ý là xông vào lấy tay sờ mong tưởng tượng cho được hình dáng của con voi.
Trong khi tôi đang hí hoáy sờ, nắn thì đã nghe ông thầy bói thôn Đoài lên tiếng:
- Chao ôi! Tưởng con voi thế nào! Hoá ra nó sun sun như con đỉa.
Tôi chưa kịp ý kiến, ông thầy thôn Đông vội cãi:
- Ông nhầm rồi! Nó chần chẫn như cái đòn càn chứ.
Ông thầy thôn Hạ to mồm nói át ngay:
- Ai bảo thế! Nó bè bè như cái quạt thóc. Sao sai được.
- Nhầm! Nhầm hết! Nó như cái cột đình - Thầy thôn Thượng quát to.
Nghe mấy ông phát ngôn linh tinh, tôi cáu quá, giơ gậy lên hua hua:
- Bốn ông đều sai cả. Nó tun tủn như cái chổi xể cùn mới đúng!
Thế rồi chúng tôi không ai chịu ai. Không kiềm chế được mới xông vào đánh nhau sứt đầu mẻ trán. Đến khi người đi chợ chạy lại can ngăn chúng tôi mới dừng lại. Bây giờ tôi nghĩ lại càng thêm xấu hổ. Hoá ra tất cả chúng tôi đều sai cả. Chúng tôi mỗi người chỉ sờ một bộ phận của voi nhưng đã dám khẳng định đó là voi. Vòi, chân, tai, ngà, đuôi đúng là của voi thật nhưng đó mới chỉ là một bộ phận riêng lẻ, chưa phải là cả con voi. Giá như lúc đó chúng tôi tỉnh táo, bình tĩnh lắng nghe ý kiến của nhau, hỏi người quản tượng thì đâu đến nỗi xấu hổ và đau đớn như lúc này. Thật là một bài học nhớ mãi.
Lão nhà giàu nọ có anh đầy tớ tính rất bộp chộp, thấy gì nói ấy, gặp đâu nói đó, chẳng có đầu có đuôi gì cả. Lão mới gọi anh ta bảo:
- Mày ăn nói chẳng có đầu có đuôi gì cả, người ta cười cả tao lẫn mày. Từ rày nói cái gì thì phải nói cho có đầu có đuôi nghe không?
Anh đầy tớ vâng vâng dạ dạ.
Một hôm lão mặc quần áo sắp sửa đi chơi, đang ngồi hút thuốc thì thấy anh đầy tớ đứng chắp tay trịnh trọng nói:
- Thưa ông, con tằm nó nhả tơ, người ta đem tơ đi bán cho người Tầu, người Tầu đem dệt thành the rồi bán sang ta. Ông đi mua the về may thành áo. Hôm nay ông mặc áo, ông hút thuốc. Tàn thuốc nó rơi vào áo ông, và áo ông đang cháy…
Lão giật mình nhìn xuống thì áo đã cháy to bằng bàn tay rồi.
HAI BẢY MƯỜI BA
Ngày xưa, ở làng nọ có hai vợ chồng trẻ. Anh chồng cậy thế hay bắt nạt vợ, nhưng chị vợ cũng đáo để, chẳng phải tay vừa.
Một hôm, nhà chồng có giỗ. Chị vợ nấu chè rồi bưng lên cho chồng bày trên bàn thờ để cúng. Mỗi lần bưng hai bát, cả thảy là bảy lần, vị chi là mười bốn bát tất cả. Chị vợ nhẩm tính rõ ràng như vậy.
Nhưng bàn thờ vừa nhỏ vừa hẹp, anh chồng bày kiểu gì cũng cứ dư ra một bát. Anh ta tặc lưỡi: “Thôi, ta cứ ăn thử, vợ nó chả biết đâu mà sợ!". Ăn xong anh ta rửa bát thật sạch, lén cất vào chạn, không để cho vợ nhìn thấy.
Cúng xong, chị vợ bưng chè xuống mâm, đếm đi đếm lại thì chỉ có mười ba cái bát. Chị đứng thần người ra mất một lúc, suy đi nghĩ lại rồi hỏi chồng: “Tại sao lại thiếu một bát chè ?”. Anh chồng thản nhiên đáp: “Thì mình bưng lên bao nhiêu, tôi bày bấy nhiêu”. Chị vợ phân trần: “Tôi bưng tất thảy bảy lần, mỗi lần hai bát. Hai bảy mười bốn, sao bây giờ lại chỉ còn mười ba?". Anh chồng lúc này mới ớ ra là chị vợ đã đếm cẩn thận, nhưng nhận là mình ăn vụng thì bẽ mặt quá nên giở giọng hờn dỗi, cả vú lấp miệng em: “Tôi biết đâu đấy" Hay là mình nghi cho tôi ăn?". Chị vợ bực mình, hét lên: “Anh không ăn thì còn ai vào đây nữa ? Rõ dơ !”. Sôi tiết, anh chồng đỏ mặt tía tai, nạt vợ: “ A! Con này láo! Mày bảo ông ăn vụng thì tang chứng đâu? ông đánh tuốt xác ra bây giờ!”. Dứt lời, anh ta xông vào tát vợ, lại hất đổ cả mâm chè xuống đất.
Ức quá, chị vợ kiện lên quan. Anh chồng lo lắm, vừa sợ quan phạt vừa sợ mất mặt với xóm làng, bèn mang lễ vật đút lót cho quan. Quan huyện ăn của đút đã quen, thấy anh ta dàng lễ vật hậu hĩnh, liền hứa sẽ thu xếp cho êm thấm mọi chuyện.
Hôm xử kiện, quan bảo chị vợ nói trước rồi mới dõng dạc phán rằng:
- Đám giỗ là đám giỗ nhà chồng chị, không lẽ anh ta lại thất lễ như thế? Hai lần bảy có khi là mười bốn mà cũng có thể là mười ba lắm chứ! Chị thử ngửa mặt lên đếm số đòn tay trên mái nhà kia kìa! Rõ ràng mái trước bảy, mái sau bảy, vậy mà tổng cộng có mười ba. Đúng không ?
Anh chồng xuýt xoa khen tài quan lớn, nhưng chị vợ không chịu, định cãi cho ra lẽ. Quan dập bàn quát: “Thánh nhân đã dạy phu xướng phụ tuỳ. Vợ chồng bay đưa nhau về, cố ăn ở cho hoà thuận, đừng có mà bày vẽ kiện tụng lôi thôi. Lần này ta tha, lần sau tái phạm ta sẽ phạt nặng, nghe chưa!”.
Hai vợ chồng về đến nhà, hàng xóm kéo sang rất đông hỏi chuyện. Anh chồng đắc chí, cười nói huyên thuyên. Còn chị vợ buồn rầu than thở:
Nực cười ông huyện Hà Đông,
Xử vị lòng chồng, hai bảy mười ba.
Không nghe, tan cửa nát nhà,
Nghe thì hai bảy mười ba cực lòng.
Thầy giáo trẻ hỏi học sinh:
– Ai đã hái trộm táo của trường và còn làm gãy cả cành?
– (Im lặng)
– Thầy cao giọng hỏi đầy vẻ ám chỉ: Nào Peter, em có biết không?
– Thưa thầy, em ngồi ở cuối lớp nên chẳng nghe thấy thầy hỏi gì ạ.
– Em nói thế nào ấy chứ. Thôi được rồi, tôi sẽ có cách kiểm tra. Bây giờ em hãy thử hỏi tôi một câu gì đó, xem tôi có nghe rõ không?
– Vâng ạ, xin thầy hãy nói xem, hôm qua ai đã hôn chị gái em ở dưới gốc cây sồi già?
– Peter, em nói rất đúng. Thầy chẳng nghe thấy em hỏi gì cả.
Trong cuộc sống, ai ai cũng gặp vài ba tình huống đáng cười. Riêng tôi, tôi đã gặp không dưới chục lần những chuyện có thể cười cả ngày. Nhưng có một lần, tôi gặp một tình huống cười ra nước mắt!
Gia đình cậu tôi có thể nói là đông con. Các bạn biết rằng, ở quê tôi người ta rất coi trọng con trai, nếu chưa có con trai họ cứ sinh con cho đến khi nào có được một cậu “quý tử” mới thôi. Biết là sinh quá nhiều sẽ không phù hợp với quy định của nhà nước nhưng “phép vua thua lệ làng” biết làm sao đây? Gia đình cậu tôi cũng thế. Cậu đã có ba đứa con gái, đứa nào cũng xinh xắn, học giỏi, ngoan ngoãn nhưng vì chưa có con trai nên cả nhà ai cũng thấy chưa hài lòng. Cách đây nửa năm, mợ tôi sinh một em trai, cả họ nhà tôi mừng lắm!
Thỉnh thoảng, tôi vẫn vào trông em cho cậu. Nhà cậu có một chiếc võng để dỗ trẻ em. Nhưng thật không may, tôi không thể ngồi được võng. Các bạn biết đấy, những người say tàu xe nếu ngồi võng sẽ thấy rất chóng mặt. Vậy là dù thăng bé có khóc toáng lên, tôi vẫn phải ôm nó mà nhún nhẩy dỗ dành. Thêm nữa, em vốn quen năm võng rồi, đặt xuống giường một lúc là nó khóc toáng lên! Chẳng biết làm sao nữa, vậy là dù nó thức hay ngủ, tôi vẫn phải ôm nó khư khư trên tay!
Một hôm, tôi vào trông em cho mợ. Sáng hôm ấy cậu tôi không ra đồng mà ở nhà sửa lại cái cánh cửa. Chiều hôm ấy, tôi có bài kiểm tra tiếng Việt nên vừa trông em vừa nhẩm bài. Thằng bé con đang ngủ ngon lành trên tay tôi, còn tôi đang nhăn trán nhớ lại mấy câu thành ngữ. Đột nhiên, cậu chặt chát một cái vào miếng gỗ, thằng bé giật mình khóc thét. Tôi vẫn đang nhẩm lại câu thành ngữ thấy vậy cũng giật mình nói to lên: “Quýt làm cam chịu!”. Ôi thôi! Thế là cậu tôi quay sang trừng mắt nhìn tôi:
Mày không bế thì thôi, bảo cậu một tiếng cậu nhờ người khác. Con cậu đẻ thì mấy đứa cậu cũng nuôi được không khiến mày nói vào. Đi học mới được tí chữ đã về nói kháy cậu mợ!
Thế là trong khi tôi còn sững người chưa hiểu cậu nói gì thì cậu đã ôm lấy thằng bé con. Trời ạ! Vậy hoá ra, cậu nghĩ tôi nói câu ấy là có hàm ý bảo cậu sinh nhiều con để tôi phải bế chúng nó vất vả, khổ sở. Nào tôi có ý ấy, sự vô tình trùng hợp giữa câu nói trong bài học với hoàn cảnh thực tế đã khiến cậu hiểu nhầm tôi. Nhưng liệu cậu có tin đó chỉ là ngẫu nhiên trùng hợp? Tôi đau khổ, vừa buồn cười vừa ấm ức nhưng vẫn phải cố lấy bộ mặt ăn năn nhất ra xin lỗi cậu.
Tôi biết mình không chủ động gây lỗi trong chuyện này nhưng rõ ràng tôi đã vô ý mà khiến cậu thấy bị xúc phạm. Lần sau, tôi sẽ phải cẩn thận hơn trong mọi tình huống, nhất là cẩn thận với lời nói của mình. Tôi giật mình nhớ đến lời của ai đó đã nói: Một câu nói có thể giết chết một con người!
Tham khảo nhé ! Chúc bn hok tốt !
Chiều qua, khi hồi trống tan trường vừa điểm tôi vội vã đi thẳng về phía nhà xe. Trên con đường quen thuộc, đôi chân tôi guồng những vòng xe mạnh mẽ hơn. Tôi đạp xe về nhà mà trong lòng háo hức. Tôi vừa xúc động lại vừa thấy vui vui. Tôi mong sao được kể thật nhanh cho cả nhà nghe câu chuyện cảm động mà tôi vừa được chứng kiến ở trường mình.
Chả là để thể hiện lòng biết ơn thực sự của các thế hệ con cháu đối với sự hy sinh của cha ông, trường tôi có mời một đoàn ca nhạc về trường biểu diễn. Điều đặc biệt là các ca sĩ đều là những người đã phải gánh chịu ít nhiều những di chứng của chất độc màu da cam. Người thì bị mất đôi chân, người thì không con đôi mắt. Đáng thương hơn khi có những người dường như chỉ còn tồn tại một vài bộ phận trong con người. Thế nhưng tất cả những con người ấy đã khiến cho cả trường chúng tôi phải vô cùng khâm phục bởi họ là những tấm gương tuyệt vời về ý chí và sự quyết lâm.
Thú thực, mới đầu chúng tôi đi xem chỉ vì đứa nào cùng háo hức tò mò. Thế nhưng khi tấm màn nhung khép lại chương trình biểu diễn thì chúng tôi đứa nào đứa nấy đều cảm thấy xúc động sâu xa.
Buổi diễn bắt đầu bằng những lời giới thiệu chân thật và lay động lòng người của chú trưởng đoàn. Nó dường như là một bài diễn thuyết được chuẩn bị kỹ càng từ trước. Thế nhưng khi chính những mảnh đời đau khổ kia lên tiếng thì mọi người bắt đầu rơi nước mắt. Những cái tên, những quê quán, những cuộc đời và những lý do… Tất cả, tất cả đều bắt đầu bằng những ước mơ, những khát khao yên bình và hạnh phúc. Thế nhưng chiến tranh đã cướp đi tất cả. Chiến tranh tàn bạo đến mức không cho cả những ước mơ nhỏ nhoi nhất được hình thành. Mười ca sĩ là mười cảnh tàn tật khác nhau, mười lý do bất hạnh khác nhau. Và tất nhiên phía sau mười con người cần được cảm thông và chia sẻ ấy còn bao nhiêu người khác đang ngày đêm ngậm ngùi ôm những nỗi đau đớn xót xa.
Khác hẳn với màn giới thiệu, buổi trình diễn lại chẳng có một chút gì gợi ra cảnh đau thương. Rất nhiều và rất nhiều bài hát đã được biểu diễn bởi những chất giọng khác nhau. Thế nhưng chúng đều có chung một đặc điểm đó là đều ngợi ca những ước mơ, lòng bác ái và sự công bằng; ngợi ca những ước mơ và khát khao của tuổi thơ của những người đang sống và cả những người đã khuất. Chương trình cuốn hút tất cả người xem, thậm chí nhiều bạn, trong đó có cả tôi đã bước lên sân khấu để tặng hoa và để cùng hát lên những lời ca chia sẻ. Chúng tôi đã khóc, khóc thực sự trong niềm thân ái, trong sự yêu thương và mong ước được sẻ chia.
Buổi trình diễn nằm ngoài sự hình dung của tất cả chúng tôi. Nó thực sự khiến chúng tôi bất ngờ và xúc động. Câu chuyện được tôi kể cho gia đình nghe ngay sau khi mọi người dùng xong cơm trưa. Nhấp một chút nước trà, bố tôi vừa dặn đò vừa tâm sự: “Các con còn nhỏ hiểu được như thế là rất quý. Thế nhưng, những gì các con đã làm là chưa thật lớn đâu. Các con còn phải làm nhiều việc tốt lành hơn nữa để đền đáp công ơn của những người đã hy sinh để mang lại hạnh phúc cho cuộc đời mình”.
Bài làm
“Thạch Sanh” là một truyện rất hay mà em luôn nhớ đến bây giờ. Câu chuyện này đã dược cô giáo em kể thật hấp dẫn vào cuối tiết học như sau đấy.
Ngày xưa, có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng, hay giúp mọi người, Ngọc Hoàng bèn sai Thái tử xuống dầu thai làm con. Từ dó, người vự có mang nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh mà mất. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.
Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc da, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha dể lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh.
Một hôm, có người hàng rượu tên là Lý Thông. Lý Thông gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em để lơi dụng. Thạch Sanh vui vẻ nhận lời và đến sống chung với mẹ con Lý Thông.
Bấy giờ trong vùng có con chằn tinh có nhiều phép lạ thường ăn thịt người. Quan quân không làm gì được, dân làng hàng năm phải nộp một người cho chằn tinh.
Năm ấy, đển lượt Lý Thông nộp mình. Mẹ con hắn nghĩ kế lừa Thạch Sanh đi canh miếu dể chết thay. Thạch Sanh thật thà, nhận lời đi ngay. Nửa đêm, chằn tinh hiện ra. Thạch Sanh dùng búa chém chêt chằn tinh. Chàng chặt đầu chằn tinh và lấy được một bộ cung tên bằng vàng mang về nhà. Mẹ con Lý Thông lúc đầu hoảng sợ vô cùng, nhưng sau đó Lý Thông nảy ra một kế dụ Thạch Sanh trôn đi vì dã chém chết con trăn của vua nuôi đã lâu.
Thạch Sanh lại thật thà tin ngay. Chàng từ giã mẹ con Lý Thông, trở về dưới gôc đa. Còn Lý Thông hí hửng đem đầu con yêu quái vào kinh dô nộp cho vua. Hắn được vua khen và phong cho làm Quận công.
Năm ấy, vua mở hội lớn dể chọn chồng cho công chúa nhưng không may nàng bị con dại bàng khổng lồ quắp đi. Đại bàng bay qua túp lều của Thạch Sanh và bị chàng dùng tên vàng bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo dấu máu, tìm được chỗ ở của đại bàng.
Từ ngày công chúa bị mất tích, vua vô cùng dau khổ, hứa gả công chúa và truyền ngôi cho ai tìm được công chúa. Lý Thông tìm gặp lại Thạch Sanh và được chàng cho biết chỗ ơ của đại bàng. Thạch Sanh xuống hang để cứu công chúa. Chàng giết chết con quái vật rồi lấy dây buộc vào người công chúa, ra hiệu cho Lý Thông kéo lên. Không ngờ, sau đó Lý Thông ra lệnh cho quân sĩ dùng dá lấp kín cửa hang lại. Thạch Sanh tìm lối ra và tình cờ cứu dược con trai vua Thủy Tề. Chàng được vua Thủy Tề tặng cho cây đàn.
Hồn chằn tinh và đại bàng gặp nhau tìm cách báo thù. Chúng ăn trộm của cải trong kho nhà vua, đem tới giấu ở gốc đa để vu vạ cho chàng. Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.
Lại nói chuyện nàng công chúa từ khi về cung, trở nên buồn rầu, chẳng nói chẳng cười. Bao nhiêu thầy thuốc giỏi cũng không chữa được. Một hôm, khi nghe tiếng đàn vẳng ra từ trong ngục, công chúa bỗng cười nói vui vẻ. Nhà vua lấy làm lạ, gọi Thạch Sanh đên. Chàng kể hết sự tình. Vua sai bắt hai mẹ con Lý Thông giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Giữa đường, chúng bị sét đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung.
Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Hoàng tử các nước chư hầu đến cầu hôn không được, liền tức giận họp binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh lấy cây dàn ra gảy. Binh lính mười tám nước bủn rủn tay chân, không đánh nhau được nữa, các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh thết đãi những kẻ thua trận bằng một niêu cơm tí xíu. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi mà không hết. Bọn chúng bái phục và kéo nhau về nước.
Về sau, vua nhường ngôi cho Thạch Sanh.
Càng nghe câu chuyện, em càng yêu quý tính tình hiền lành, tốt bụng của Thạch Sanh và càng căm ghét những kẻ vong ân bội nghĩa như mẹ con Lý Thông. Em tự hứa với lòng là sẽ noi theo tấm gương tốt dể trd thành người có ích cho xã hội vì em hiểu đươc ý nghĩa sâu xa của truyện cô tích này là ở hiên sầv lành” và “ác giả ác báo”.
có thằng bán qua diêm . Một hôm , nó đi bán nó nói :Ai mua diêm ko. 100 thằng chạy lại noi : Mày có bán rau không :]
#P/s : Đây là câu chuyện có thực xảy ra ở trường mình .
MB : Nhân dân ta có câu :'' Một tiếng cười bằng 10 thang thuốc bổ .'' , vậy không biết cười nhiều quá nó có phản tác dụng không đây ? Nhưng không sao , cười nhiều khiến cho chúng ta yêu đời hơn và tươi trẻ hơn chứ nhỉ ! Sau đây , tôi xin kể cho các bạn một câu chuyện cười - một câu chuyện khiến tôi mãi không thể nào quên .
TB : Hôm ấy là một ngày mưa phùn , đường xá rất trơn và lầy lội . Chúng tôi - những cô cậu học trò tinh nghịch đang nhẹ nhàng cùng nhau rảo bước đến ngôi trường thân thương . Chúng tôi đứa nào đứa nấy xắn quấn đến tận đùi , mặc những chiếc áo mưa lệ khệ đi như những chiếc nấm di động . Chúng tôi rảo bước nhẹ nhàng , léo khéo tránh những chỗ vũng nước , cẩn thận xui xẻo mà vào vũng thì coi như trượt ngã té mặt luôn . Khi gần đến trường , chúng tôi thở phào nhẹ nhõm vì sắp qua được '' thách thức '' của ông trời rồi , chỉ cần đi 1 đoạn ngắn nữa thôi là tới rồi . Chúng tôi cùn nhau chạy thật nhanh để đến được trường sớm . Nào ai ngời đâu đang chạy , cái Thanh vì đi tông nên trơn quá suýt ngã , nhưng vì chúng tôi ddefu nằm tay nhau nên khi cái Thanh gần ngã , dường như nó kéo cả bọn chúng tôi xuống luôn , thế là tất cả chúng tôi đều ngã nhào xuống đường . Thật là thảm hại ! .Cũng thật may trời lúc ấy tạnh mưa , chúng tôi lệ khệ đứng dậy , quần áo thì bẩn , chỗ ướt chỗ không thật khó chịu , không những thế ông trời còn không thương xót chó chúng tôi , trong lúc chúng tôi đang cởi áo mưa thì bỗng có 1 chiếc xe tải lao tới phi ngay vào chỗ vũng nước gần chúng tôi , và thế là '' ào , ào '' cả người chúng tôi đều nhem nhép ướt , lại còn có bụi của đường nữa . Tôi quay sang chỗ Mai '' Phụt ! Ha ha !'' , mặt của Mai lốm đốm những bụi đen trông thật nực cười , thằng Hùng tò mò ra xem mặt Mai , xem xong thì nó không '' ngần ngại'' mà lăn luôn xuống đường cười . Cặp của cái Thanh thì bẩn hết , phủi mãi mà không sạch được . Tôi thì cũng chả kém phần long trọng : tóc thì ướt nhẹp , chân cũng lốm đốm bẩn , mặt đầy nước , áo mưa rơi xuống cũng bẩn luôn . Trông chúng tôi lúc ấy thật nực cười và hài hước . Chúng tôi sẽ cứ đứng đó cười nếu như không có tiếng trống trường giục tới . Chúng tôi chạy nhanh vào trường vs bộ dáng lôi thôi ấy , bao nhiêu học sinh trong trường đều nhìn chúng tôi với ánh nắt lạ lẫm và buồn cười . Cô giáo đành phải cho chúng tôi nghỉ 1 tiết học để về nhà thay quần áo .
KB : Sau ngày hôm ấy , tôi và cái Thanh bị ốm , còn cái Mai và thằng Hùng vẫn khỏe re mà đi học . Mặc dù bị ốm , nhưng mà nhớ lại cái ấy hôm ấy cũng rất là vui và thú vị , chưa bao giờ tôi được cười nhiều sảng khoái đến như thế . Liệu cười nhiều như thế tôi có sống thọ hơn không nhỉ ? Chắc là không rồi !
này bạn ơi, mới mưa xong mà làm gì có bụi? với lại bạn vô ý thức quá, bạn Mai trong bài bị ô to đi qua tạt nước lên người làm cho người bạn ấy bẩn hết mà bạn không an ủi bạn, thay vào đó mà bạn lại đứng cười bạn. nếu là mình thì mình đã an ủi bạn ấy rồi
-Thằng nhỏ nhà tôi được điểm 10 lịch sử . Dạo này thằng nhỏ nhà chị có chịu học không hay lại ham chơi ?
Đang học bài lịch sử , được nhịp liền liến thoắng :
- Ông bèn tấn công vào thành Hoa Lư...Ông bèn tấn công vào thành Hoa Lư...
Bà bạn :
- Ông nào tấn công vào thành Hoa Lư hả cháu ?
- Dạ thưa bác , ông Bèn ạ !
- Hết " sảy "
Bà bạn nhìn bà mẹ vui vẻ . Cả hai bà cùng ôm bụng cười về cả chữ và nghĩa.
hi ngọc