K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 3 2022

Sơn Tinh Thủy Tinh

16 tháng 3 2022

Sơn Tinh Thủy Tinh, Con Rồng cháu Tiên...

30 tháng 11 2023

- Truyền thuyết: Thánh Gióng, Thạch Sanh, sự tích Hồ Gươm

- Thơ: À ơi tay mẹ, Về thăm mẹ, ca dao Việt Nam

- Kí: Trong lòng mẹ, Đồng Tháp Mười mùa nước nổi, thơ ấu của Hon-đa

- Văn bản nghị luận:  Nguyên Hồng- nhà văn của những người cùng khổ, vẻ đẹp của một bài ca dao, Thánh Gióng- tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước.

- Văn bản thông tin: Hồ Chí Minh và " Tuyên ngôn Độc lập", " Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ", giờ Trái Đất.

25 tháng 9 2018

Vi thanh giong co nhieu phep la

con thach sanh thi chi la nguoi bt

25 tháng 9 2018

what,thạch sanh là người bình thường

13 tháng 1 2022

A

C

(1) lịch sử

(2) kì ảo

 

13 tháng 1 2022

1 a

2 d

3 chịu

23 tháng 1 2022

Biện pháp tu từ được sử dụng trong các cụm từ trên là biện pháp so sánh. Văn bản đã so sánh sự lớn lên của Thánh Gióng nhanh như thổi và sự chết chóc của đám giặc ngoại xâm nhiều như ngả rạ.

23 tháng 1 2022

Bạn tham khảo nhé

Trong truyện Thánh Gióng có những cụm từ dùng biện pháp tu từ so sánh như: lớn như thổi (miêu tả Gióng), hét lên một tiếng như tiếng sấm (miêu tả tiếng hét của Gióng), phi như bay (miêu tả ngựa của Gióng), loang loáng như chớp giật (miêu tả lưỡi gươm của Gióng), khóc như ri (miêu tả tiếng kêu khóc của quân giặc).

I. Phần văn bản:* Yêu cầu:a. Hãy đọc lại các truyện Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, Thạch Sanh, Cây khế.b. Kể tóm tắt được 4 truyện dân gian đã học.c. Nhớ được thể loại của các truyện và các yếu tố của các thể loại truyện đó.II. Phần Tiếng Việt:1. Thế nào là từ phức? Từ phức có những loại nào? Cho 2 ví dụ mỗi loại.2. Đọc kỹ phần chú thích giải nghĩa của từ trong 3 câu chuyện dân gian mà em...
Đọc tiếp

I. Phần văn bản:

* Yêu cầu:

a. Hãy đọc lại các truyện Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, Thạch Sanh, Cây khế.

b. Kể tóm tắt được 4 truyện dân gian đã học.

c. Nhớ được thể loại của các truyện và các yếu tố của các thể loại truyện đó.

II. Phần Tiếng Việt:

1. Thế nào là từ phức? Từ phức có những loại nào? Cho 2 ví dụ mỗi loại.

2. Đọc kỹ phần chú thích giải nghĩa của từ trong 3 câu chuyện dân gian mà em đã học.

3. Tìm trong các câu chuyện dân gian đã học 3 động từ, 3 tính từ, 3 cụm động từ, 3 cụm tính từ.

4. Dấu chấm phẩy có tác dụng gì? Đặt 2 câu có sử dụng dấu chấm phẩy.

5. Thế nào là So sánh? Đặt 2 câu có sử dụng phép So sánh.

III. Phần Tập làm văn

1. Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện.

2. Viết một bài văn  kể lại một truyện cổ tích bằng lời văn của em.

 

MỘT SỐ ĐỀ BÀI LUYỆN TẬP

ĐỀ SỐ 1:

Truyền thuyết “Thánh Gióng” thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm. Sau khi Thánh Gióng dẹp tan giặc Ân, ông cha ta kể lại:

“Nhưng đến đấy, không biết vì sao, Người một mình cưỡi ngựa lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời, biến mất.”

Câu 1: Câu “Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua”có bao nhiêu từ đơn, bao nhiêu từ ghép, bao nhiêu từ láy?

Câu 2 (1,5đ): Hãy phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu văn sau, gạch chân một cụm động từ.

Nhưng đến đấy, không biết vì sao, Người một mình cưỡi ngựa lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời, biến mất.

Câu 3 (1đ): Vì sao đánh tan giặc, Thánh Gióng không nhận phần thưởng Vua ban mà lại bay về trời?

Câu 4 (2đ): Người anh hùng Thánh Gióng là biểu tượng rực rỡ về tinh thần yêu nước

chống ngoại xâm. Em hãy viết một đoạn văn( khoảng 5 đến 7 câu) trình bày cảm

nhận của em về nhân vật Thánh Gióng.

 

ĐỀ SỐ 2:

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

          "Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân."

(Theo sách NV6 tập 2 tr12, bộ KNTT)

Câu 1 (1đ): Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc thể loại truyện dân gian nào?

Câu 2 (1đ): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. Người kể chuyện trong đoạn văn ở ngôi thứ mấy?

Câu 3 (1đ): Đoạn văn trên có nội dung gì?

Câu 4 (1,5đ): Giải nghĩa từ "nao núng", "Sơn Tinh", "Thuỷ Tinh".

Câu 5 (): Hiện nay, ở nước ta, thiên tai lũ lụt diễn ra ngày càng phức tạp, gây tác hại nghiêm trọng cho cuộc sống. Vậy, em cần phải làm gì để góp phần phòng chống thiên tai? Trình bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn khoảng 5 câu.

 

ĐỀ SỐ 3:

         “Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ của mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ gì được tới chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng, các hoàng tử phải cuốn giáp ra về. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu thì ai nấy đều ngạc nhiên, toan bỏ về. Thạch Sanh thân chinh đến mời họ cầm đũa và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết nồi cơm đó.”

(Theo sách NV6 tập 2 tr29, bộ KNTT)

Câu 1 (1đ): Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc thể loại truyện dân gian nào?

Câu 2 (1đ): Đoạn văn trên có nội dung gì?

Câu 3 (0,5đ): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.

Câu 4 (1đ): Giải nghĩa từ "bủn rủn", "thân chinh".

Câu 5 (0,5đ): Xét theo tuyến nhân vật, Thạch Sanh thuộc tuyến nhân vật nào?

Câu 6 (1đ): Tìm trong đoạn văn 2 từ láy, 2 từ ghép.

Câu 7 (1đ): Chi tiết kì ảo niêu cơm Thạch Sanh "cứ ăn hết lại đầy" có ý nghĩa gì?

giải hộ mik với ạ

0
14 tháng 9 2018

Thể loại : Truyện truyền thuyết.

Đặc điểm của truyện truyền thuyết :

- Là loại truyện dân gian 

- Kể về các nhân vật lịch sử và sự kiện có liên quan đến lịch sử 

- Thường có yếu tố hoang đường , kì ảo

- Thể hiện thái độ , cách đánh giá của nhân dân về nhân vật và về sự kiện lịch sử .