K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
1. Tác giả
Đoàn Giỏi (1925-1989) là tên khai sinh, ngoài ra nhà văn còn có các bút danh:
Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư; quê quán: Châu Thành, Tiền Giang.
Trong những năm chống thực dân Pháp, Đoàn Giỏi công tác trong ngành an ninh
rồi làm công tác thông tin, văn nghệ. Tập kết ra Bắc, từ năm 1955 ông chuyển sang
làm công tác sáng tác và biên tập sách báo. Đoàn Giỏi là Uỷ viên Ban chấp hành
Hội Nhà văn Việt Nam các khoá I, II, III.
Tác phẩm đã xuất bản: Người Nam thà chết không hàng (kịch thơ, 1947), Khí hùng
đất nước (kí, 1948),Những dòng chữ máu Nam Kì 1940 (kí, 1948), Đường về gia
hương (truyện, 1948), Chiến sĩ Tháp Mười(kịch thơ, 1949), Giữ vững niềm
tin (thơ, 1954), Trần Văn Ơn (truyện kí, 1955), Cá bống mú (truyện, 1956), Ngọn
tầm vông (truyện kí, 1956), Đất rừng phương Nam (truyện, 1957), Hoa hướng
dương (truyện ngắn, 1960), Cuộc truy tìm kho vũ khí (truyện, 1962), Những chuyện
lạ về cá (biên khảo, 1981), Tê giác giữa ngàn xanh (biên khảo, 1982).
2. Tóm tắt tác phẩm Sông nước Cà Mau
Bài văn miêu tả cảnh quan thiên nhiên, sông nước vùng Cà Mau, mảnh đất tận
cùng phía nam của Tổ quốc. Cảnh thiên nhiên ở đây thật rộng lớn, hoang dã và
hùng vĩ, đặt biệt là những dòng sông và rừng đước. Cảnh chợ Năm Căn là hình ảnh
trù phú, độc đáo, tấp nập về sinh hoạt của con người ở vùng đất ấy.
Một số câu hỏi cần chú ý:
Câu hỏi 1 (trang 22 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Bài văn sông nước Cà Mau miêu tả cảnh gì? Theo trình tự như thế nào? Dựa
vào trình tự ấy em hãy tìm bố cục của bài văn.
Em hãy hình dung vị trí quan sát của người miêu tả. Vị trí ấy có thuận lợi gì
trong việc quan sát và miêu tả.
a)
- Bài văn miêu tả về cảnh quan sông nước vùng Cà Mau ở cực Nam Tổ quốc.
- Trình tự miêu tả: đi từ những ấn tượng chung về thiên nhiên vùng đất Cà Mau,
rồi tập trung miêu tả, thuyết minh về các kênh rạch, sông ngòi với cảnh vật hai bên
bờ, cuối cùng là cảnh chợ Năm Căn họp ngay trên mặt sông.

b) Bài văn chia thành ba đoạn:
- Đoạn 1: từ đầu đến “ lặng lẽ một màu xanh đơn điệu" - Những ấn tượng chung
ban đầu về thiên nhiên Cà Mau.
- Đoạn 2: tiếp theo đến “ khói sóng ban mai" - Nói về các kênh rạch ở vùng Cà
Mau và tập trung miêu tả con sông Năm Căn rộng lớn.
- Đoạn 3: còn lại: cảnh chợ Năm Căn đông vui, trù phú và nhiều màu sắc độc đáo.
c)
- Vị trí quan sát của người miêu tả là ở trên thuyền.
- Vị trí ấy giúp người miêu tả có thể miêu tả lần lượt về các con sông, kênh rạch và
cảnh vật hai bên bờ, có thể dừng lại miêu tả kĩ hoặc lướt qua.
Câu 2 (trang 22 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Trong đoạn văn (từ đầu đến lặng lẽ một màu xanh đơn điệu) tác giả diễn tả ấn
tượng ban đầu bao trùm về sông nước vùng Cà Mau. Ấn tượng ấy như thế
nào và được cảm nhận qua những giác quan nào?
Những ấn tượng ban đầu của tác giả:
+ Kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện
+ Tất cả đều màu xanh
+ Âm thanh rì rào bất tận
+ Lặng lẽ một màu xanh đơn điệu
⟹ Cảm nhận bằng mọi giác quan, đặc biệt là cảm giác đơn điệu về màu xanh, về
sự bất tận của rừng qua những câu kể và tả.
⟹ Sự choáng ngợp, thích thú của tác giả trước cảnh tượng thiên nhiên “lặng lẽ
một màu xanh” của Cà Mau.
Câu 3 (trang 22 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Qua đoạn văn nói về cách đặt tên cho các dòng sông, con kênh ở vùng Cà
Mau, em có nhận xét gì về các địa danh ấy? Những địa danh này gợi ra đặc
điểm gì về thiên nhiên vùng Cà Mau?
- Cách đặt tên cho các dòng sông, con kênh không phải bằng những danh từ mĩ lệ,
mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà tạo thành tên: Chà Là, Cái Keo, Bảy
Háp, Múi Giầm, Ba Khía ... góp phần làm nên màu sắc địa phương không thể trộn
lẫn với các vùng sông nước khác.

- Cách đặt tên như vậy đã cho thấy thiên nhiên ở đây còn rất tự nhiên, hoang dã,
phong phú; con người sống rất gần với thiên nhiên.
Câu 4 (trang 22 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Đọc đoạn văn từ “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua" đến "sương mù và khói
sóng ban mai" và trả lời các câu hỏi:
a) Tìm những chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông và rừng
đước.
b) Trong câu “ Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông
cửa lớn, xuôi về Năm Căn ” có những động từ nào chỉ cùng một hoạt động của
con thuyền? Nếu thay đổi trình tự những động từ ấy trong câu thì có ảnh
hưởng gì đến nội dung được diễn đạt không? Nhận xét về sự chính xác và tinh
tế trong cách dùng từ của tác giả ở câu này?
c) Tìm trong đoạn văn những từ miêu tả màu sắc của rừng đước và nhận xét
về cách miêu tả màu sắc của tác giả.
a) Những chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông, rừng đước:
- Con sông rộng hơn ngàn thước;
- Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác;
- Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những
đầu sóng bạc trắng;
- Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
b) Các động từ có trong câu: thoát, qua, đổ ra, xuôi về. Không thể thay đổi trình tự
các động từ trong câu vì như thế sẽ làm sai lạc nội dung, đặc biệt là sự diễn tả trạng
thái hoạt động của con thuyền trong mỗi khung cảnh.
+ Thoát qua: con thuyền vượt qua một nơi khó khăn, nguy hiểm;
+ Đổ ra: con thuyền từ con kênh nhỏ ra dòng sông lớn;
+ Xuôi về: con thuyền nhẹ nhàng xuôi theo dòng nước ở nơi dòng sống êm ả.
c) Những từ miêu tả màu sắc của rừng đước: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu
xanh chai lọ. Những từ ngữ ấy chỉ cùng một màu xanh đã miêu tả các lớp cây đước
từ non đến già.
Câu 5 (trang 22 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Những chi tiết, hình ảnh nào về chợ Năm Căn thể hiện được sự tấp nập, đông
vui, trù phú và độc đáo của chợ vùng Cà Mau?
Những chi tiết thể hiện sự đông vui, tấp nập của chợ Năm Căn:

- Chợ chủ yếu họp ngay trên sông nước với những nhà bè như những khu phố nổi
và những con thuyền bán hàng len lỏi mọi nơi, có thể mua mọi thứ mà không cần
bước ra khỏi thuyền.
- Sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng thuộc nhiều dân
tộc: người Hoa, Miên, người Chà Châu Giang...
Câu 6 (trang 22 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Qua bài văn này, em cảm nhận được gì về vùng Cà Mau cực Nam của Tổ
quốc?
Qua cách miêu tả của tác giả, với việc sử dụng các từ ngữ tinh tế, gợi cảm, có thể
cảm nhận được vẻ đẹp trù phú của vùng sông nước Cà Mau. Đó là vùng đất hoang
dã, hùng vĩ với không gian sông nước mênh mông, những rừng đước bạt ngàn và
có cảnh con người sinh sống tấp nập, đông vui, chân chất.
Luyện tập
Câu 1 (trang 23 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vùng Cà Mau qua bài Sông
nước Cà Mau đã học.
Đất rừng Phương Nam là một tác phẩm rất hay của nhà văn Đoàn Giỏi. Đọc đoạn
trích Sông nước Cà Mau trích trong tác phẩm này ta bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp, nét
riêng đặc biệt của kênh rạch, sông ngòi “bủa giăng chi chít như mạng nhện”, của
một điệu xanh như thế. Dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng Cà
Mau hiện lên thật là sinh động, cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá. Những dòng
sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ,
hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, làớ thương.
Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hiền hậu, dễ
thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang giữa sông
nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, ngược lại,
bước lên những ngôi nhà bè xem và mua một vài món quà lưu niệm. Đọc đoạn
trích Sông nước Cà Mau hẳn trong mỗi chúng ta thêm hiểu, thêm yêu đất và người
nơi đây. Và bạn, cũng như tôi ấp ủ một ước muốn: được đặt chân lên mảnh đất ấy,
được theo thuyền xuôi dòng Năm Căn và chắc hẳn sẽ ghé chợ Năm Căn để tự mình
cảm nhận một nét rất riêng trong sinh hoạt của vùng sòng nước.
Câu 2 (trang 23 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Kể tên một vài con sông ở quê hương em hoặc địa phương mà em đang ở, giới
thiệu vắn tắt về một trong những con sông ấy.
Sông Thu Bồn:
Con sôngThu Bồn chảy qua quê hương em, giữa các bãi mía, bờ dâu xanh ngắt.
Dòng sông đẹp, thơ mộng, dịu dàng. Hai bên còn có cả các rặng tre in bóng. Sông

Thu Bồn trù phú, là nguồn nước nuôi dưỡng thiên nhiên con người vũng đất xứ
Quảng.
Sông Trường Giang
Sông Hoài.
ND chính
Cảnh sông nước Cà Mau hiện lên với vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức
sống hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú, độc
đáo ở vùng đất tận cùng phía nam Tổ quốc. Chính tình yêu đất nước sâu
sắc và vốn hiểu biết phong phú đã giúp tác giả miêu tả vùng sông nước Cà
Mau tường tận và hấp dẫn đến vậy.

0
15 tháng 4 2020

ko bạn banhqua

TK#

Các truyện, ký đã học giúp cho chúng ta hình dung và cảm nhận được nhiều cảnh sắc thiên nhiên đất nước và cuộc sống con người ở nhiều vùng, miền, từ cảnh sông nước bao la, chằng chịt trên vùng Cà Mau cực nam Tổ quốc, đến sông Thu Bồn ở miền Trung êm ả và lắm thác ghềnh; rồi vẻ đẹp trog sáng rực rỡ của vùng biển Cô Tô, sự giàu đẹp của vịnh Bắc Bộ đến thiên nhiên làng quê miền bắc qua hình ảnh các loài chim... Cùng với cảnh sắc thiên nhiên đất nước là hình ảnh con người và cuộc sống của họ, trước hết là những người lao động. Một số truyện ký đã đề cập những vấn đề gần gũi, quan trọng trong đời sống tình cảm, tư tưởng và các mối quan hệ của con người.

Các truyện, ký đã học giúp cho chúng ta hình dung và cảm nhận được nhiều cảnh sắc thiên nhiên đất nước và cuộc sống con người ở nhiều vùng, miền, từ cảnh sông nước bao la, chằng chịt trên vùng Cà Mau cực nam Tổ quốc, đến sông Thu Bồn ở miền Trung êm ả và lắm thác ghềnh; rồi vẻ đẹp trog sáng rực rỡ của vùng biển Cô Tô, sự giàu đẹp của vịnh Bắc Bộ đến thiên nhiên làng quê miền bắc qua hình ảnh các loài chim... Cùng với cảnh sắc thiên nhiên đất nước là hình ảnh con người và cuộc sống của họ, trước hết là những người lao động. Một số truyện ký đã đề cập những vấn đề gần gũi, quan trọng trong đời sống tình cảm, tư tưởng và các mối quan hệ của con người.

22 tháng 12 2023

Quê tôi cánh đồng bát ngát

Cánh đồng xanh mát hương thơm ngát mùi hương 

Trẻ em tinh nghịch dưới mương

Con đường kí ức tình thương của bà.

 

27 tháng 4 2022

ủa cái này cả khối thi à tôi tương chỉ có lớp 7

 

Câu 1:Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của bạn về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du. Hãy cho biết việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa gì cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng?Câu 2. Hãy viết bài văn thuyết minh về Truyện Kiều của Nguyễn Du và trình bày ngắn gọn những sáng tạo nổi bật...
Đọc tiếp

Câu 1:Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của bạn về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du. Hãy cho biết việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa gì cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng?

Câu 2. Hãy viết bài văn thuyết minh về Truyện Kiều của Nguyễn Du và trình bày ngắn gọn những sáng tạo nổi bật của tác giả thể hiện trong kiệt tác Truyện Kiều so với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (khoảng 800 từ).

Câu 3. Bạn cảm nhận như thế nào về sức sống của Truyện Kiều trong dòng chảy văn hóa, văn học dân tộc? Theo bạn, chúng ta cần phải làm gì để giữ gìn và phát huy giá trị của Truyện Kiều của Nguyễn Du trong tình hình hiện nay?

Câu 4. Theo bạn, việc tổ chức cuộc thi: “Tìm hiểu về Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều” có ý nghĩa như thế nào trong dịp kỷ niệm 255 năm Ngày sinh và tưởng niệm 200 năm Ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820)?

Mình đang cần gấp trong ngày hôm nay, ai nhanh mình k cho nha

11
29 tháng 8 2020

Không chép mạng nha

29 tháng 8 2020

1.Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên sinh ngày 3-1-1766 mất năm 1820. Nguyễn Du là nhà thơ tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam. Quê ông ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Du sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - XIX. Chính yếu tố này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngòi bút của Nguyễn Du về hiện thực đời sống. Sự nghiệp văn học của ông gồm những tác phẩm có giá trị cả về chữ Hán và chữ Nôm. Tiêu biểu như "Thanh Hiên thi tập", "Đoạn trường tân thanh",...

 Việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa quan trọng cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng:

+ Giúp chúng ta hình dung rõ nét về đặc điểm sáng tác của Nguyễn Du, đó là: thể hiện tư tưởng, tình cảm, tính cách của tác giả.

+ Hơn thế nữa, các tác phẩm mà đặc biệt là Truyện Kiều đều thể hiện tư tưởng nhân đạo rõ nét.

+ Qua đó, chúng ta hiểu được sâu sắc nguyên nhân tại sao các tác phẩm mà ông đưa đến cho bạn đọc đều thu hút và thành công đến thế.

2.Một vấn đề then chốt trong nghiên cứu Truyện Kiều hiện nay là xác định tính sáng tạo của Truyện Kiều của Nguyễn Du, một tác phẩm sáng tác dựa vào cốt truyện và nhân vật của Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân, nhưng lại trở thành một kiệt tác nghệ thuật vô song.

Con đường duy nhất để giải quyết vấn đề là khám phá cái thế giới nghệ thuật của Nguyễn Du được xây dựng trên một cốt truyện có sẵn đó. Truyện Kiều của Nguyễn Du mang quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Du, một quan niệm thể hiện cách nhìn, cách cảm, hệ thống giá trị tư tưởng, thẩm mĩ của ông gắn liền với truyền thống văn hoá dân tộc.

Truyện Kiều của Nguyễn Du bảo tồn được phần lớn tinh hoa của nguyên bản tiểu thuyết Trung Quốc tuy có tăng giảm về nội dung và nghệ thuật của nguyên tác, song phần nhiều vẫn bảo tồn được, vì vậy có cống hiến cho sự giao lưu văn hoá giữa Trung Quốc và Việt Nam. Truyện Kiều của Nguyễn Du là một tác phẩm đáng được khẳng định. Truyện Kiều của Trung Quốc bị mai một, thậm chí bị đánh giá thấp trong thời gian dài. Hiện tượng kỳ lạ đó chứng tỏ chúng ta vẫn còn thiếu nhận thức đầy đủ về kho báu văn học nghệ thuật phong phú mà tổ tiên để lại cho chúng ta; công tác nghiên cứu văn học cổ đại về cơ bản vẫn dừng ở một số ít tác giả và tác phẩm nổi tiếng, có ảnh hưởng lớn mà chưa hứng thú bao nhiêu với tác giả và tác phẩm loại hai. Việc nghiên cứu cô lập đó không thể thích hợp với tình hình phát triển của học thuật hiện nay. Vì vậy, việc đi sâu vào công tác nghiên cứu tiểu thuyết quý giá cuối đời Minh đầu đời Thanh có tác dụng gợi mở quan trọng nhằm đẩy mạnh việc nghiên cứu toàn bộ văn học cổ điển của nước ta. Tiểu thuyết Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân cần được đánh giá lại ảnh, hưởng quan trọng của nó trong lịch sử văn học Trung Quốc và lịch sử văn học thế giới cần được thừa nhận và đánh giá công bằng. Mệnh đề “tiểu thuyết tài tử giai nhân” không thể khái quát một cách khoa học tất cả tiểu thuyết bạch thoại của các văn nhân mà tuyến cốt truyện là tình yêu và hôn nhân. Cần phân tích so sánh nhiều tác phẩm với nhau, nhận thức lại bộ mặt vốn có của số tiểu thuyết này, bổ sung những đoạn còn yếu trong lịch sử tiểu thuyết truyền thống. Chúng ta thấy rất rõ hai tác phẩm này có cùng một cốt truyện, cùng một hệ thống nhân vật và cả kết cấu tự sự. Thế nhưng Nguyễn Du đã đem tài năng của mình vào để thay đổi số phận của tác phẩm. Ông biến nó thành viên ngọc sáng của phương Đông, trải qua bao thế kỉ vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong nền văn học.Nguyễn Du thực sự đã thay một tấm áo mới cho tác phẩm. Những cái mới trong Truyện Kiều mà Thanh Tâm Tài Nhân đã không làm được trong Kim Vân Kiều truyện của mình có phải là nguyên nhân chính của sự khác biệt? Một bên là văn xuôi tự sự một bên là truyện thơ – thể loại khác nhau thì thông điệp nghệ thuật làm sao có thể giống nhau? Rõ ràng truyện thơ có nhiều ưu thế hơn hẳn trong việc thể hiện cảm xúc, đồng thời nó cũng dễ chạm vào trái tim bạn đọc hơn là ngôn ngữ của một cuốn tiểu thuyết. Không chỉ thế Nguyễn Du đã đem thiên nhiên vào trong tác phẩm của mình – một thiên nhiên thực nhưng cũng có khi là thiên nhiên của cảm xúc, tâm tưởng. Trong khi đó Kim Vân Kiều truyện hoàn toàn vắng bóng thiên nhiên. Nguyễn Du xây dựng lại các tình tiết cũng như hình tượng nhân vật của nguyên tác cho phù hợp với suy nghĩ, cảm nhận của mình. Đó là cái riêng và cũng là cái sáng tạo làm nên sự khác biệt cơ bản giữa hai tác phẩm. Công lao của Thanh Tâm Tài Nhân không nhỏ. Không có Thanh Tâm Tài Nhân thì ắt hẳn không thể có Truyện Kiều của Nguyễn Du. Nhưng cũng lại phải nói cho công bằng, chính nhờ Truyện Kiều của Nguyễn Du ngày một nổi tiếng, vượt ra khỏi biên giới nước mình, mới là một động cơ để những học giả như ông Đồng Văn Thành cố gắng làm cho Kim Vân Kiều truyện được độc giả trong và ngoài Trung Hoa quan tâm tới lại. Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân là tác phẩm tiểu thuyết chương hồi thuộc thể tài văn xuôi, kết cấu theo thời gian, theo trình tự diễn biến của các sự kiện, theo quá trình hành động của các nhân vật. Nó thiên về mô tả sự kiện, đi sâu miêu tả thực tại, khắc họa chân dung nhân vật một cách cụ thể - điều mà đôi khi ta cảm thấy hơi khó chịu. Cũng như các tiểu thuyết chương hồi khác, tác phẩm gần như không đề cập đến diễn biến tâm lý nhân vật mà chỉ có các biến cố, hành động của nhân vật. Tác phẩm lại đặc biệt coi trọng mâu thuẫn xung đột, tập trung mô tả nhiều chi tiết để tô đậm một tính cách nào đấy của nhân vật. Diện mạo nhân vật gần như chỉ là những nét chấm phá chứ không miêu tả cụ thể. Trong tác phẩm, tác giả cũng đã đưa vào những đoạn thơ, bài phú miêu tả thiên nhiên, nhưng thiên nhiên ấy lại bị tách rời khỏi cốt truyện và đôi khi lại không gắn bó gì với tâm trạng của nhân vật. Trong khi đó, Truyện Kiều lại là một cuốn truyện thơ, một tác phẩm văn học vừa cổ điển vừa hiện đại, có sự hài hòa giữa hình thức và nội dung. Các nhân vật trong tác phẩm, các vấn đề xã hội không đợi tác giả tự thuật lại nhiều mà tự nó có thể tự hiện diện, tự bộc lộ một cách tinh vi. Nguyễn Du đã biến thể loại tiểu thuyết khô khan thành thơ lục bát - thể thơ của riêng dân tộc ta,mục đích là để thơ ca đi vào đời sống con người, thân thuộc, giản dị.Nguyễn Du đã rất tài tình khi sử dụng tất cả những gì gần gũi nhất để xây dựng nên những hình tượng nghệ thuật đẹp đẽ. Nguyễn Du chỉ dựa vào cái sườn của cốt truyện văn xuôi của Thanh Tâm Tài Nhân mà sang tạo ra hẳn một thi phẩm của riêng mình. Cần phải nói rõ ràng rằng, trong lao động nghệ thuật thì sự sáng tạo của người nghệ sĩ là điều quan trọng hơn cả, không chỉ sáng tạo ở số liệu mà cái quan trọng hơn là cách nhào nặn dữ liệu để tạo nên những hình tượng nghệ thuật, những nhân vật điển hình có cá tính và có ý nghĩa khái quát. Trải qua hàng trăm năm, với biết bao thăng trầm của cuộc sống, Truyện Kiều vẫn nóng bỏng hơi thở của nó, vẫn trường tồn sức sống trong lòng mọi thế hệ độc giả.Đóng góp của Thanh Tâm Tài Nhân là không nhỏ, nhưng chúng ta cũng không thể không thừa nhận rằng chính Nguyễn Du mới là người mang đến thành công rực rỡ cho Truyện Kiều, nâng Truyện Kiều lên trở thành tiếng nói của dân tộc. .

3. Đối với bản thân tôi, sức sống của Truyện Kiều trong dòng chảy văn hóa, văn học dân tộc là vô cùng mãnh liệt. Bởi lẽ mặc dù Truyện Kiều được ra đời cách đây rất lâu nhưng hiện giờ, trong cuộc sống nhộn nhịp cùng thời kì hội nhập quốc tế khiến con người ta vô tình quên đi những giá trị tinh hoa của các tác phẩm văn học, thơ ca thì "Truyện Kiều" vẫn ở đó, còn lại và đọng lại mãi trong người dân đất Việt. Hơn thế nữa, sức sống của "Truyện Kiều" không chỉ ở biên giới của một quốc gia mà nó còn ở cả khắp các nước trên thế giới.

- Theo tôi, chúng ta cần phải làm những việc sau đây để giữ gìn và phát huy giá trị của Truyện Kiều của Nguyễn Du trong tình hình hiện nay:

+ Phát huy giá trị của "Truyện Kiều" ra khắp các nước trên thế giới bằng cách dịch nó ra nhiều thứ tiêng khác nhau.

+ Tuyên truyền ý nghĩa to lớn mà tác phẩm này mang lại.

+ Gìn giữ nó, tuyệt đối không để nó bị đánh cắp, sao chép bản quyền và bị vùi lấp bởi bụi thời gian.

4.

 Cuộc thi nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh sinh viên về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động kỉ niệm 255 năm Ngày sinh, tưởng niệm 200 năm Ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820), khẳng định công lao của ông cho đất nước và nhân loại, từ đó giáo dục truyền thống yêu nước.

- Cuộc thi làm chúng ta nhớ đến công lao to lớn của Nguyễn Du trong công cuộc đóng góp lớn về phát triển và sáng tác đặt nền móng cho thơ ca Việt Nam

- Việc tổ chức cuộc thi có thể làm cho chúng ta có thể tìm hiểu sâu rộng hơn về Nguyễn Du và những tác phẩm nổi tiếng của ông, sau đó có thể học hỏi và chỉ dạy cho những người khác về kĩ thuật làm thơ của ông, và nó có thể đem lại ấn tượng mạnh cho những thế hệ đời sau về và hình tượng cao cả của ông.

6 tháng 4 2022

GIÚP MIK VỚI

Nguyễn Đình Thi là một nhà thơ nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Một trong số những tác phẩm của ông khi viết về quê hương, đất nước là bài thơ Việt Nam quê hương ta:“Việt Nam đất nước ta ơiMênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơnCánh cò bay lả rập rờnMây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiềuQuê hương biết mấy thân yêuBao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đauMặt người vất vả in sâuGái...
Đọc tiếp

Nguyễn Đình Thi là một nhà thơ nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Một trong số những tác phẩm của ông khi viết về quê hương, đất nước là bài thơ Việt Nam quê hương ta:
“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn”
Những câu thơ trên đã đi vào tiềm thức mỗi người dân Việt Nam bộc lộ niềm tự hào về quê hương. Nhà thơ đã tinh tế vẽ nên một bức tranh hài hòa màu sắc, cảnh vật của làng quê Việt Nam. Những hình ảnh quen thuộc của làng quê xưa đã đi vào lời thơ. Hình ảnh cánh đồng lúa mênh mông, với những cánh cò trắng bay lả rập rờn cũng từng xuất hiện trong ca dao:
“Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng”
Cùng với đó là đỉnh núi Trường Sơn hùng vĩ hiện lên trong sương mờ. Cảnh thiên nhiên đất nước hiện lên với vẻ thanh bình. Và để có được điều đó, biết bao thế hệ đã phải chịu thật nhiều đau thương. Họ vất vả làm lụng ngày này tháng khác. Hình ảnh “áo nâu nhuộm bùn” đã cho thấy được sự tần tảo của những con người thật thà, chất phác nơi thôn quê.
Từ bức tranh làng quê, tác giả đã gợi lại quá khứ hào hùng của dân tộc Việt Nam:
“Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa
Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung”
Con người Việt Nam phải chịu những đau thương, mất mát từ chiến tranh. Mảnh đất quê hương đã nuôi dưỡng những con người anh hùng dám quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Dù chìm trong máu lửa đau thương, nhưng dân tộc Việt Nam vẫn kiên cường đứng lên đấu tranh để giành lại độc lập, tự do cho đất nước. Không chỉ có vậy, con người Việt Nam trọn vẹn tình nghĩa thủy chung thật đáng ngưỡng mộ.
Như vậy, bài thơ đã gợi ra một đất nước Việt Nam luôn tươi đẹp, thơ mộng và tràn đầy sức sống. Con người Việt Nam tuy vất vả nhưng khéo léo, kiên cường và thủy chung.                  Từ 6-8 câu sao cho vẫn có một cụm danh từ , tính từ

 

0
12 tháng 8 2016

biết mới lạ...kk

12 tháng 8 2016

 Bạn muốn nói tác phẩm truyện kí hiện đại nào đã học trong lớp 6 hihi

14 tháng 4 2022

tham khảo:

Với cuộc sống bộn bề ngày nay, dường như số thời gian làm việc chiếm nhiều hơn thời gian chúng ta nghỉ ngơi,bên cạnh đó cùng xu thế hội nhập,hại đại hóa của xã hội,tuy làm cho cuộc sống chúng ta tiện nghi, thoải mái hơn,nhưng cũng vô tình chính vì điều ấy mà một số thói quen tốt của chúng ta bị mai một dần, trong đó có thói quen đọc sách. Nhưng thật vô cùng may mắn, một số người vẫn còn giữ được thói quen tốt này và điều quan trọng là trong tương lai không xa thói quen ấy sẽ trở lại và dần đi sâu vào nếp sống hằng ngày của mỗi người và ngày càng được nhân rộng khi có sự góp sức của công ty....... trong việc đưa văn hóa đọc sách trở lại, đặc biệt là trong môi trường học đường, nơi đào tạo, ươm mầm cho những tài năng của đất nước, giúp ích cho xã hội bằng chương trình thiết thực mang tên “Thư viện thông minh”. Với đủ mọi loại sách giúp ích cho học sinh trong quá trình tự học cũng như đáp ứng được nhu cầu giải trí cho các bạn, sau thời gian học tập căng thẳng, bên cạnh đó còn củng cố thêm cho các ban một số kiến thức, kĩ năng cần thiết trong đời sống. Trong đó có một cuốn sách mà em vô cùng ưng ý, một cuốn sách đã làm thay đổi cách sống của em, đặc biệt trong việc nhìn nhận và phân tích sự việc và còn hơn thế nữa là trong cách xua tan những phiền muộn lo lắng ngay từ tên của cuốn sách “Quẳng gánh lo đi và vui sống “của tác giả người Mỹ Dale Carnegie, được nhiều người biết đên và chiếm được đông đảo số lượng đọc giả, trong đó có cả em. Cứ sau mỗi buổi học là em luôn cảm thấy căng thẳng, đặc biệt là trong những kì kiểm tra hay thi cử thì cứ y như rằng em luôn cảm thấy mệt mỏi, lo lắng và đầu óc cứ rối bời, không ngừng suy nghĩ. Và nếu buổi kiểm tra hay kì thi không thuận lợi thì em luôn bị hai chữ “phiền muộn “bám theo dai dẳng và chính cuốn sách này là chiếc chìa khóa giải thoát cho em khỏi những nỗi âu lo, phiền muộn ấy, trả lại sự tự do cho bản thân em và dường như nó còn tiếp thêm cho em nhiều năng lượng để học tập và vui chơi mà không phải mang bộ mặt ủ rũ, mệt mỏi nữa. Chính cuốn sách này đã làm thay đổi cách nhìn nhận cũng như suy nghĩ của em trước những vấn đề nan giải, nó làm cho cuộc sống của em đơn giản hơn, từ đó mọi vật xung quanh cũng như những việc làm của em dường như trở nên đẹp hơn trong cuộc sống, những ga màu tối đã dần được thay thế bằng những ga màu sáng hơn trong bức tranh của cuộc sống muôn màu muôn vẻ của em và dường như sự lạc quan, yêu đời luôn hiện diện bên cạnh em. Cũng chính nhờ quyển sách này mà trong việc học, cũng như thi cử dường như trở nên nhẹ nhàng hẳn đối với em. Thật đúng với tên của cuốn sách, sau khi đọc xong cuốn sách này, bao nhiêu gánh nặng trên vai như lo lắng, ưu phiền... Dường như được trút bỏ hết và mỗi ngày em đều vui sống mà không phải bận tâm điều gì nữa. Chân thành cảm ơn công ty ....... đã tổ chức chương trình “Thư viện thông minh”, giúp em và nhiều bạn được tiếp cận với nguồn tri thức khổng lồ, trong đó có cuốn sách mà em thích nhất, một cuốn sách đã mở ra cho em một cách sống mới hoàn toàn khác với trước đây, cuốn sách với cái tựa hết sức chân thật “Quẳng gánh lo đi và vui sống”.