K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM)

Đọc đoạn trích sau:

Trích đoạn nằm ở phần 3 của tác phẩm, từ câu 2738 – 2940 (có lược một đoạn)

     Kim Trọng tìm Kiều

     Nỗi nàng tai nạn đã đầy,

Nỗi chàng Kim Trọng bấy chầy mới thương.

     Từ ngày muôn dặm phù tang,

Nửa năm ở đất Liêu Dương lại nhà.

     Vội sang vườn Thuý dò la,

Nhìn phong cảnh cũ, nay đà khác xưa.

     Đầy vườn cỏ mọc, lau thưa,

Song trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời.

     Trước sau nào thấy bóng người,

Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.

     Xập xoè én liệng lầu không,

Cỏ lan mặt đất, rêu phong dấu giày.

     Cuối tường gai gốc mọc đầy,

Đi về, này những lối này ngày xưa.

     Chung quanh lặng ngắt như tờ,

Nỗi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai?

     Láng giềng có kẻ sang chơi,

Lân la sẽ hỏi một hai sự tình.

     Hỏi ông, ông mắc tụng đình,

Hỏi nàng, nàng đã bán mình chuộc cha.

     Hỏi nhà, nhà đã dời xa,

Hỏi chàng Vương với cùng là Thuý Vân.

     Đều là sa sút, khó khăn,

Thuê may, bán viết, kiếm ăn lần hồi.

     Điều đâu sét đánh lưng trời,

Thoắt nghe, chàng thoắt rụng rời xiết bao!

     Vội han di trú nơi nao,

Đánh đường, chàng mới tìm vào tận nơi.

     Nhà tranh, vách đất tả tơi,

Lau treo rèm nát, trúc gài phên thưa.

     Một sân đất cỏ dầm mưa,

Càng ngao ngán nỗi, càng ngơ ngẩn dường!

     Đánh liều lên tiếng ngoài tường,

Chàng Vương nghe tiếng, vội vàng chạy ra.

     Dắt tay vội rước vào nhà,

Mái sau, viên ngoại ông bà ra ngay.

     Khóc than kể hết niềm tây:

“Chàng ôi! Biết nỗi nước này cho chưa?

     Kiều nhi phận mỏng như tờ,

Một lời đã lỗi tóc tơ với chàng!

     Gặp cơn gia biến lạ dường,

Bán mình nó phải tìm đường cứu cha.

     Dùng dằng khi bước chân ra,

Cực trăm nghìn nỗi, dặn ba bốn lần.

     Trót lời nặng với lang quân,

Mượn con em nó Thuý Vân thay lời.

     Gọi là trả chút nghĩa người,

Sầu này dằng dặc muôn đời chưa quên!

     Kiếp này duyên đã phụ duyên,

Dạ đài còn biết, sẽ đền lai sinh.

     Mấy lời ký chú đinh ninh,

Ghi lòng để dạ, cất mình ra đi.

     Phận sao bạc bấy, Kiều nhi!

Chàng Kim về đó, con thì đi đâu?”

     Ông bà càng nói càng đau,

Chàng càng nghe nói, càng dàu như dưa.

     Vật mình vẫy gió, tuôn mưa,

Dầm dề giọt ngọc, thẫn thờ hồn mai.

     Đau đòi đoạn, ngất đòi thôi,

Tỉnh ra lại khóc, khóc rồi lại mê.

     Thấy chàng đau nỗi biệt ly,

Nhận ngừng, ông mới vỗ về giải khuyên:

     “Bây giờ ván đã đóng thuyền,

Đã đành phận bạc, khôn đền tình chung!

     Quá thương chút nghĩa đèo bòng,

Nghìn vàng thân ấy, dễ hòng bỏ sao?”

     Dỗ dành, khuyên giải trăm chiều,

Lửa phiền càng dập, càng khêu mối phiền.

     Thề xưa giở đến kim hoàn,

Của xưa lại giở đến đàn với hương.

     Sinh càng trông thấy, càng thương,

Gan càng tức tối, ruột càng xót xa.

     Rằng: “Tôi trót quá chân ra,

Để cho đến nỗi trôi hoa, dạt bèo.

     Cùng nhau thề thốt đã nhiều,

Những điều vàng đá, phải điều nói không!

     Chưa chăn gối, cũng vợ chồng,

Lòng nào mà nỡ dứt lòng cho đang?

     Bao nhiêu của, mấy ngày đàng,

Còn tôi, tôi gặp mặt nàng mới thôi!”

     Nỗi thương nói chẳng hết lời,

Tạ từ, sinh mới sụt sùi trở ra.

     […]

     Rắp mong treo ấn từ quan,

Mấy sông cũng lội, mấy ngàn cũng qua.

     Dấn mình trong áng can qua,

Vào sinh ra tử, hoạ là thấy nhau.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều, NXB Văn học, 2022)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Văn bản Kim Trọng tìm Kiều kể về việc gì?

Câu 2. Xác định một số hình ảnh thơ tả thực trong văn bản Kim Trọng tìm Kiều.

Câu 3. Phân tích cảm xúc của Kim Trọng khi chứng kiến khung cảnh nhà Thuý Kiều sau nửa năm gặp lại.

Câu 4. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ sau:

Sinh càng trông thấy, càng thương

Gan càng tức tối, ruột càng xót xa.

Câu 5. Tình cảm của Kim Trọng dành cho Thuý Kiều được thể hiện như thế nào? Phân tích một số câu thơ tiêu biểu thể hiện rõ tình cảm ấy.

0
Nguyễn Du – một đại thi hào của dân tộc, đã để lại cho đời nhiều tác phẩm văn học giá trị có sức ảnh hưởng lớn tới nhiều thế hệ, nổi bật trong số đó phỉa kể đến Truyện Kiều – một kiệt tác văn học Việt Nam. Bằng tâm huyêt và tài năng của mình, ông xây dựng thành công một hình tượng nhân vật bất hủ là Thúy Kiều – người con gái tài sắc vẹn toàn.Thúy Kiều là người...
Đọc tiếp

Nguyễn Du – một đại thi hào của dân tộc, đã để lại cho đời nhiều tác phẩm văn học giá trị có sức ảnh hưởng lớn tới nhiều thế hệ, nổi bật trong số đó phỉa kể đến Truyện Kiều – một kiệt tác văn học Việt Nam. Bằng tâm huyêt và tài năng của mình, ông xây dựng thành công một hình tượng nhân vật bất hủ là Thúy Kiều – người con gái tài sắc vẹn toàn.

Thúy Kiều là người con gái xinh đẹp, hiếu thảo, có tài năng và đức độ hơn người. Trước tai họa bất ngờ của gia đình, cha bị vu oan, bị tra tấn dã man; nhà cửa bị lũ sai nha đầu trâu mặt ngựa cướp phá tan hoang, Kiều quyết định hành động ngoài dự tính của mọi người, ngoài dự tính của chính bản thân nàng: bán mình chuộc cha. Kiều đã gạt chữ tình sang một bên để đáp đền chữ hiếu. Suốt mười lăm năm lưu lạc “trải qua bao cuộc bể dâu”, nhưng không lúc nào Kiều nguôi nhớ đến gia đình và cha mẹ. Mặc dù cuộc đời nàng chìm ngập trong nỗi bất hạnh, đau thương, nhưng nàng vẫn cố gắng vươn lên và phẩm hạnh của nàng luôn tỏa sáng.

phan-tich-thuy-kieu-thuvienvanmau

Phân tích nhân vật Thúy Kiều

Lo xong cho cha mẹ yên bề, Kiều mới nghĩ đến tình yêu đầu đời thiêng liêng của mình với Kim Trọng. Nhớ tới lời hẹn ước, nàng nhờ Thuý Vân thay mình đền đáp tình chàng:

Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tinh máu mủ thay lời nước non.

Rồi Kiều mới cảm nhận nỗi đau của chính mình:

Ôi Kim lang, hời Kim lang !

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!

Lúc ở lầu Ngưng Bích, xa nhà chưa bao lâu mà nàng tưởng như đã trải qua biết “mấy nắng mưa”. Nàng hình dung cảnh cha mẹ đang ngóng chờ, rồi lo lắng ai sẽ thay mình chăm sóc khi cha mẹ về già.

Khi phải chấp nhận là gái lầu xanh, Kiều đau đớn tột cùng, càng nhớ cha nhớ mẹ. Nàng ân hận vì đã không làm tròn chữ hiếu, phải sống trong tủi nhục ê chề. Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần, nhưng không lúc nào nàng quên được Kim Trọng:

Tiếc thay chút nghĩa cũ càng,

Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng.

Là người con gái tài sắc vẹn toàn, Kiều cũng là một người sống có nhân, có nghĩa. Khi có cơ hội, nàng trả ẩn trước, báo oán sau. Những người giúp đỡ nàng, nàng đều đền ơn rất hâu. Còn với những kẻ đã gây ra tội ác, nàng  rat ay quyết liệt và dứt khoát. Hành động của nàng là hợp ý trời, lòng người và cũng là chân lí cuộc đời.

Sau khi báo ân báo oán, mọi cơ cực, oán trái, gian truân của đời Kiều như được trút sạch. Từ địa vị thấp hèn, Kiều có được địa vị, sống cuộc sống hạnh phúc, vinh hoa phú quý. Tưởng như mọi khổ ải đã chấm dứt, nào ngờ tai họa lại ập xuống mà nàng vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân. Vì tin lời hứa của Hồ Tôn Hiến, Kiều đã khuyên Từ Hải ra hàng để rồi bị lừa mà “chết đứng”. Ân hận, nàng tìm đến cái chết dế chấm dứt. Cội nguồn sâu xa của hành động sai lầm này là lòng nhân ái, nhẹ dạ tin người. Xét kĩ, ta có thể thông cảm và tha thứ cho nàng.

Nhưng rồi, một lần nữa, nàng được cứu sống. Bấy giờ nàng được đoàn tụ bên người thân và gia đình. Sau mười lăm năm, gặp lại chàng Kim, tái hợp tình xưa nghĩa là chuyện hiển nhiên, nhưng cũng bởi trân trọng tình mình, tình người mà Kiều đã:

Đem tình cầm sắt đổi ra cầm kì,

Nàng từ chối tất cả mọi lời khuyên.  Trước sau, Kiều vẫn chấp nhận thiệt thòi, hi sinh hạnh phúc của mình cho người khác. Tấm lòng nàng thật đáng ngợi ca muôn đời.

Đọc Truyện Kiều, ta cảm tưởng như tác giả dành trọn những yêu thương, trân trọng, xót xa cho Thúy Kiều – một người con gái tài hoa mà bạc mệnh. Tác phẩm như một tiếng kêu bi ai về thân phận người phụ nữ bị chà đạp cả về phẩm hạnh, nhân cách trong xã hội phong kiến đương thời.

0
1 tháng 11 2019

Những tác phẩm nói lên thân phận bất hạnh, khổ cực của người phụ nữ trong xã hội xưa.

    - Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương.

    - Truyện Kiều - Nguyễn Du.

    - Vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính (truyện dân gian).

13 tháng 12 2019

Cái kết của truyện không là cái kết có hậu bởi lẽ Vũ Nương không được sống cuộc đời hạnh phúc dù nàng là người tiết hạnh, đoan chính. Chi tiết Vũ Nương trở về khi Trương Sinh lập đàn giải oan là sự an ủi phần nào đối với người mệnh bạc như nàng.

vâng đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: có một phụ nữ vừa mất con trai, bà tìm đến một nhà hiền triết và nói: “có lời cầu nguyện nào mà ông biết có thể đem con trai tôi sống lại?” nhà hiền triết bảo: “hãy đem về đây cho ta một hạt giống cây mù tạt được trồng từ gia đình nào chưa từng bao giờ biết đến đau khổ”. người phụ nữ ngay lập tức lên đường đi tìm...
Đọc tiếp

vâng đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: có một phụ nữ vừa mất con trai, bà tìm đến một nhà hiền triết và nói: “có lời cầu nguyện nào mà ông biết có thể đem con trai tôi sống lại?” nhà hiền triết bảo: “hãy đem về đây cho ta một hạt giống cây mù tạt được trồng từ gia đình nào chưa từng bao giờ biết đến đau khổ”. người phụ nữ ngay lập tức lên đường đi tìm hạt giống thần kỳ. đầu tiên bà đến gõ cửa một ngôi nhà lớn sang trọng và hỏi: “tôi đang tìm hạt giống cây mù tạt từ gia đình chưa bao giờ biết đến đau khổ, có phải nơi này không?” họ trả lời bà đã đến nhầm chỗ và bắt đầu kể những tai họa đã xảy đến với gia đình họ. bà ngồi lại an ủi họ rối tiếp tục lên đường đi tìm hạt giống thần kỳ. nhưng bất cứ nơi nào bà ghé vào, dù ở những ngôi nhà tồi tàn hay sang trọng, bà đều được nghe những chuyện đau buồn này đến chuyện bất hạnh khác. bà trở nên quan tâm và rất muốn chia sẻ nỗi buồn của người khác đến nỗi bà đã quên đi nỗi buồn của chính bà và quên câu hỏi về hạt giống cây mù tạt thần kỳ mà bà tìm kiếm. thế đó, cách quên đi nỗi buồn của chính mình tốt nhất là hãy chia sẻ với những người khác, bạn sẽ thấy được sự cảm thông và nỗi buồn của chính mình cũng được tan biến đi. hãy quên đi nỗi buồn, bạn nhé! 1. xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt của văn bản trên?(0.5 điểm) 2. anh (chị) hiểu như thế nào về hình ảnh hạt giống cây mù tạttrong câu văn “hãy đem về đây cho ta một hạt giống cây mù tạt được trồng từ gia đình nào chưa từng bao giờ biết đến đau khổ“.(0.75 điểm) 3. anh (chị) hiểu như thế nào về câu “ bất cứ nơi nào bà ghé vào, dù ở những ngôi nhà tồi tàn hay sang trọng, bà đều được nghe những chuyện đau buồn này đến chuyện bất hạnh khác”.(0,75 điểm) 4. thông điệp nào của văn bản trên để lại cho anh ( chị) nhiều suy nghĩ nhất ?(1,0 điểm)

0
vâng đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: có một phụ nữ vừa mất con trai, bà tìm đến một nhà hiền triết và nói: “có lời cầu nguyện nào mà ông biết có thể đem con trai tôi sống lại?” nhà hiền triết bảo: “hãy đem về đây cho ta một hạt giống cây mù tạt được trồng từ gia đình nào chưa từng bao giờ biết đến đau khổ”. người phụ nữ ngay lập tức lên đường đi tìm...
Đọc tiếp

vâng đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: có một phụ nữ vừa mất con trai, bà tìm đến một nhà hiền triết và nói: “có lời cầu nguyện nào mà ông biết có thể đem con trai tôi sống lại?” nhà hiền triết bảo: “hãy đem về đây cho ta một hạt giống cây mù tạt được trồng từ gia đình nào chưa từng bao giờ biết đến đau khổ”. người phụ nữ ngay lập tức lên đường đi tìm hạt giống thần kỳ. đầu tiên bà đến gõ cửa một ngôi nhà lớn sang trọng và hỏi: “tôi đang tìm hạt giống cây mù tạt từ gia đình chưa bao giờ biết đến đau khổ, có phải nơi này không?” họ trả lời bà đã đến nhầm chỗ và bắt đầu kể những tai họa đã xảy đến với gia đình họ. bà ngồi lại an ủi họ rối tiếp tục lên đường đi tìm hạt giống thần kỳ. nhưng bất cứ nơi nào bà ghé vào, dù ở những ngôi nhà tồi tàn hay sang trọng, bà đều được nghe những chuyện đau buồn này đến chuyện bất hạnh khác. bà trở nên quan tâm và rất muốn chia sẻ nỗi buồn của người khác đến nỗi bà đã quên đi nỗi buồn của chính bà và quên câu hỏi về hạt giống cây mù tạt thần kỳ mà bà tìm kiếm. thế đó, cách quên đi nỗi buồn của chính mình tốt nhất là hãy chia sẻ với những người khác, bạn sẽ thấy được sự cảm thông và nỗi buồn của chính mình cũng được tan biến đi. hãy quên đi nỗi buồn, bạn nhé! 1. xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt của văn bản trên?(0.5 điểm) 2. anh (chị) hiểu như thế nào về hình ảnh hạt giống cây mù tạttrong câu văn “hãy đem về đây cho ta một hạt giống cây mù tạt được trồng từ gia đình nào chưa từng bao giờ biết đến đau khổ“.(0.75 điểm) 3. anh (chị) hiểu như thế nào về câu “ bất cứ nơi nào bà ghé vào, dù ở những ngôi nhà tồi tàn hay sang trọng, bà đều được nghe những chuyện đau buồn này đến chuyện bất hạnh khác”.(0,75 điểm) 4. thông điệp nào của văn bản trên để lại cho anh ( chị) nhiều suy nghĩ nhất ?(1,0 điểm)

1
20 tháng 8 2018

Bn định gửi trên olm à

Đọc đoạn trích sau và tra lời câu hỏi:Có người hỏi:– Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…– Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:– Hà, nắng gớm, về nào…Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và tra lời câu hỏi:

Có người hỏi:

– Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…

– Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!

Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

– Hà, nắng gớm, về nào…

Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:

– Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đưa một nhát!

Ông Hai cúi gầm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà.

Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm sụi với nhau.

Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:

– Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.

(Kim Lân, Làng)

c) Những câu như: “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuồi đầu…” là những câu ai hỏi ai? Tại sao trước những câu này không có gạch đầu dòng như những câu đã nêu ở điểm (a) và (b)?

1
3 tháng 2 2018

c, Câu “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian… bằng ấy tuổi đầu…”

→ Độc thoại nội tâm

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi phía dưới:Trong nền văn học hiện đại, Kim Lân là một gương mặt độc đáo. Do hoàn cảnh sống của mình, ông am hiểu sâu sắc sinh hoạt, tâm lí của người nông dân. Kim Lân được xem là nhà văn của nông thôn, của người dân quê Việt Nam với vẻ đẹp mộc mạc mà đậm đà. “Làng” là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Kim Lân. Tác...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi phía dưới:

Trong nền văn học hiện đại, Kim Lân là một gương mặt độc đáo. Do hoàn cảnh sống của mình, ông am hiểu sâu sắc sinh hoạt, tâm lí của người nông dân. Kim Lân được xem là nhà văn của nông thôn, của người dân quê Việt Nam với vẻ đẹp mộc mạc mà đậm đà. “Làng” là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Kim Lân. Tác phẩm này được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thể hiện một cách sinh động vẻ đẹp của tình yêu quê hương, tình yêu đất nước ở người nông dân. Ai đến với “Làng” chắc khó có thể quên ông Hai – một nhân vật nông dân mang đến những nét đẹp thật đáng yêu qua ngòi bút khắc họa tài tình của Kim Lân. 

Đoạn văn trên phù hợp với phần nào của bài văn?

A. Mở bài   

B. Thân bài   

C. Kết bài   

D. Có thể dùng cho cả 3 phần

1
13 tháng 5 2018

Đáp án cần chọn là: A

9 tháng 8 2019

Nội dung đoạn trích: Nói về việc Trương Sinh lập đàn giải oan cho Vũ Nương bên bến sông Hoàng Giang. Vũ Nương hiện về giữa dòng rồi biến mất.

có một phụ nữ vừa mất con trai, bà tìm đến một nhà hiền triết và nói: “có lời cầu nguyện nào mà ông biết có thể đem con trai tôi sống lại?” nhà hiền triết bảo: “hãy đem về đây cho ta một hạt giống cây mù tạt được trồng từ gia đình nào chưa từng bao giờ biết đến đau khổ”. người phụ nữ ngay lập tức lên đường đi tìm hạt giống thần kỳ. đầu tiên bà đến gõ cửa...
Đọc tiếp

có một phụ nữ vừa mất con trai, bà tìm đến một nhà hiền triết và nói: “có lời cầu nguyện nào mà ông biết có thể đem con trai tôi sống lại?” nhà hiền triết bảo: “hãy đem về đây cho ta một hạt giống cây mù tạt được trồng từ gia đình nào chưa từng bao giờ biết đến đau khổ”. người phụ nữ ngay lập tức lên đường đi tìm hạt giống thần kỳ. đầu tiên bà đến gõ cửa một ngôi nhà lớn sang trọng và hỏi: “tôi đang tìm hạt giống cây mù tạt từ gia đình chưa bao giờ biết đến đau khổ, có phải nơi này không?” họ trả lời bà đã đến nhầm chỗ và bắt đầu kể những tai họa đã xảy đến với gia đình họ. bà ngồi lại an ủi họ rối tiếp tục lên đường đi tìm hạt giống thần kỳ. nhưng bất cứ nơi nào bà ghé vào, dù ở những ngôi nhà tồi tàn hay sang trọng, bà đều được nghe những chuyện đau buồn này đến chuyện bất hạnh khác. bà trở nên quan tâm và rất muốn chia sẻ nỗi buồn của người khác đến nỗi bà đã quên đi nỗi buồn của chính bà và quên câu hỏi về hạt giống cây mù tạt thần kỳ mà bà tìm kiếm. thế đó, cách quên đi nỗi buồn của chính mình tốt nhất là hãy chia sẻ với những người khác, bạn sẽ thấy được sự cảm thông và nỗi buồn của chính mình cũng được tan biến đi. hãy quên đi nỗi buồn, bạn nhé!  4. thông điệp nào của văn bản trên để lại cho anh ( chị) nhiều suy nghĩ nhất ?(1,0 điểm)

0
Đọc đoạn trích sau và tra lời câu hỏi:Có người hỏi:– Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…– Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:– Hà, nắng gớm, về nào…Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và tra lời câu hỏi:

Có người hỏi:

– Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…

– Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!

Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

– Hà, nắng gớm, về nào…

Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:

– Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đưa một nhát!

Ông Hai cúi gầm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà.

Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm sụi với nhau.

Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:

– Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.

(Kim Lân, Làng)

b) Câu “- Hà, nắng gớm, về nào…” ông Hai nói với ai? Đây có phải là một câu đối thoại không? Vì sao? Trong đoạn trích còn có câu nào kiểu này không? Hãy dẫn ra các câu đó.

1
21 tháng 9 2019

b, Câu “Hà, nắng gớm. về nào… “ không phải là đối thoại vì không ông tự nói với chính bản thân mình, không có ai tham gia vào lượt lời của ông

- Câu nói của người đàn bà tản cư: cha mẹ tiên sư nhà chúng nó!... mỗi đứa một nhát! không hướng tới đối tượng nào, không có lượt lời đáp lại

→ Đây là độc thoại

Độc thoại được thể hiện thành tiếng, với hình thức có dấu gạch đầu dòng “chúng bay ăn miếng cơm hay… nhục nhã thế này!”