Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Dế mẹ sinh 3 con
b) Chú dế trong truyện là con út( người con thứ 3)
c) Thức ăn của dế con là cỏ non
d) Dế sống trong hang
a) Lứa đó dế mẹ sinh 3 con
b) Chú dế trong truyện là con út
c) Thức ăn của dế con là ít ngọn cỏ non
d) Dế sống trong hang
a) Trích từ tác phẩm " Bức tranh của em gái tôi", tác giả Tạ Duy Anh
b) Vì người anh trai đã ích kỉ, đối xử không tốt với em gái mình kể từ khi em gái phát hiện ra tài năng của mình
B1
a. Bức tranh của em gái tôi - Tạ Duy Anh
b. Người anh nói vậy vì thường ngày mik quát mắng em gái , ghen tị với tài năng của em. nhưng trong cuộc thi vẽ tranh em lại vẽ mik vì thế người anh rất hối hận.
c. Người anh luôn mặc cảm bản thân, ghen ghét đố kị với tài năng của em.
Nhân vật người anh trong câu truyện này rất kiêu căng hay ghen tị với mọi người đặc biệt là đối với em gái mik. Vì không thể tìm ở mik một năng khiếu nào. Trong khi đó , đứa em gái của mik lại có một năng khiếu đặc biệt. Qua câu chuyện này em nghĩ chũng ta không nên ghen ghét đố kị với bất của ai. Đó là một đức tính xấu , vì thế em khuyên mọi người rằng nếu còn kiêu căng như vậy hãy tự mik xóa bỏ. Nếu không mọi người sẽ phải hối hận.
B2
Đất nước Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc với rất nhiều các con sông nổi tiếng như sông Hồng, sông Mã, sông Tiền…nhưng nếu nói đến dòng sông mang vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng thì phải kể đến sông Hương.
Sông Hương bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn, chảy qua các tỉnh thuộc Thừa Thiên - Huế mang theo hương thơm của những cánh rừng già cùng những thảo nguyên rộng lớn. Từ xa nhìn lại, dòng sông Hương giống như một dải lụa đào mềm mại vắt ngang qua thành phố Huế. Sông Hương được mệnh danh là dòng sông thơ mộng và trữ tình, quả thật là vậy bởi bốn màu trong năm, mùa nào sông Hương cũng mang một vẻ đẹp khác biệt.
Nước sông Hương xanh ngắt một màu ngọc bích. Mặt hồ trong in cảnh mây trời. Những gợn sóng nhỏ lăn tăn cứ lần lượt nối đuôi nhau như chơi trò đuổi bắt, dạt vào bờ rồi lại tiến ra xa. Dọc hai bờ sông là những thành quách rêu phong, những phố xá cổ kính, những vườn cây xanh mướt, những chùa tháp trầm mặc,... bóng lồng bóng in xuống mặt nước phản chiếu lung linh làm cho dòng sông đã yêu kiều càng trở nên hữu tình. Nổi bật trên nền xanh của dòng sông Hương là cây cầu Tràng Tiền duyên dáng cong cong như vành trăng non. Cây cầu đỏ tươi, mềm mại như một sợi chỉ đỏ nối đôi bờ lại gần nhau hơn. Đứng trước dòng sông Hương yên bình, em như nghe thấy mùi vị và hương thơm của muôn vàn cỏ cây hoa lá thảo mộc nhiệt đới, tất cả nên mùi thơm ngát hương đặc trưng cho con sông.
Sông Hương đẹp, ở mỗi thời điểm khác nhau trong ngày, sông lại mang những vẻ đẹp khác. Ban ngày, sông Hương mang vẻ đẹp bình yên, thơ mộng. Dòng sông xanh màu ngọc bích, trong vắt như chiếc gương trong phản chiếu quang cảnh thành phố dưới mặt nước êm ả và lung linh dưới ánh nắng mặt trời lấp lánh. Khi hoàng hôn buông xuống, sông Hương như được thay tấm áo mới, sông khoác lên mình tấm áo màu vàng cam ấm áp ánh hoàng hôn. Không gian như chìm sâu vào yên vắng. Và khi màn đêm buông xuống bao phủ dòng sông, trong đêm tối tĩnh mịch, giọng hò Huế nào lại được vang lên ở mỗi khoang thuyền lững thững trôi. Cầu Tràng Tiền lên đèn, toả ra những ánh đèn lung linh rực rỡ sắc màu, chiếu sáng cả một vùng sông.
Đông đến, bầu trời mang một màu xám nhạt, trên mặt sông thấp thoáng những làn khói nhẹ nhàng bay lượn. Sông Hương khoác lên mình bộ áo màu tro cổ kính, hòa mình vào làn mưa bụi, lắng nghe những âm thanh chuyển mình của vạn vật chuẩn bị hồi sinh. Xuân về, sông Hương thay chiếc áo màu tro xám cũ, thay vào đó là chiếc áo màu hồng đào dịu dàng, thơ mộng. Trong không khí đón xuân tươi vui, hạnh phúc, sông Hương dường như cũng trở thành một cô thiếu nữ e thẹn.
Hè đến, sông Hương lại điệu đà khoác lên mình chiếc áo màu thiên thanh xinh đẹp, lơ đãng ngắm nhìn những cây hoa phượng cùng bằng lăng nở tím cả một vùng trời. Cảnh vật hai bên bờ lúc này mới thơ mộng làm sao! Những cây hoa bằng lăng nở tím thẫm xung quanh sông, thỉnh thoảng lại thả rơi những cánh hoa như những chú bướm xuống làm mặt sông lăn tăn gợn sóng. Ánh nắng mặt trời vàng óng chiếu xuống dòng sông thơ mộng làm nó lấp lánh như được dát vàng. Mùa hè qua đi nhường chỗ cho mùa thu bước đến. Những buổi chiều mùa thu chúng ta rất dễ bắt gặp hình ảnh những cô sinh viên trong bộ áo dài trắng cùng những chiếc nón dạo bước xung quanh bờ sông. Trong ánh hoàng hôn rực rỡ, hình ảnh những cô gái cứ như thục như mơ làm say đắm biết bao người. Mùa này, lá của những cây bóng mát bao quanh hồ đã bắt đầu chuyển sang màu vàng cam tuyệt đẹp. Những chiều mùa thu đứng trên cây cầu bắc ngang sông Hương mà nhìn xuống mặt nước lấp lánh ánh hoàng hôn chúng ta sẽ cảm nhận được rõ hơn vẻ đẹp của song sông này. Bạn đã từng một lần ngồi trên chiếc thuyền Rồng lững lờ trôi mà lắng nghe những bài dân ca đậm đà bản sắc do những nhạc công trẻ tuổi biểu diễn, hay lặng lẽ ngắm nhìn ánh trăng bàng bạc trên mặt nước sóng sánh? Em chắc chắn bất cứ ai cũng sẽ đắm chìm trong cái không gian thơ mộng khoáng đạt ấy, nghe văng vẳng từ xa tiếng chuông chùa Thiên Mụ hoặc có thể lơ đãng ngắm ngọn tháp Phước Duyên. Dòng sông Hương ở Huế được mệnh danh là dòng sông của thơ ca nhạc họa, là nguồn cảm hứng cho các họa sĩ, nhà văn, nhà thơ sáng tác ra những bài thơ, bài ca ca ngợi vẻ đẹp nơi đây.
Sông Hương đã gắn bó mật thiết với với đời sống văn hoá của người Huế nơi đây. Các hình thức sinh hoạt văn hoá truyền thống như nghe ca Huế trên sông, đua thuyền, thả đèn, cũng chính trên dòng sông này mà được khởi xướng. Em thích những buổi tối yên lành, trăng thanh gió mát, lênh đênh trên con thuyền, nghe những khúc dân ca Huế, nghe những nhã nhạc cung đình Huế, những khúc Nam Ai, Nam Bình da diết như gọi về cả một miền tâm hồn Huế chân tình, thắm thiết, nặng sâu.
Sông Hương là con sông đẹp và vô cùng thơ mộng, là dòng sông mà ai đã từng một lần chiêm ngưỡng thì mãi mãi sẽ không bao giờ có thể quên. Sông Hương trở thành biểu tượng của Huế có lẽ bởi lẽ đó. Sông Hương đẹp trong mắt em, đẹp trong mắt du khách trong và ngoài nước. Và em chợt băn khoăn sông Hương phải chăng chính là điệu tâm hồn xứ Huế, tâm hồn con người Huế rất mực dịu dàng, thiết tha?
Câu 1 :
Ngôi kể thứ nhất ( người kể xưng tôi )
Câu 3 :
Ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ.
Câu 4 :
Lòng nhân hậu là tấm lòng yêu thương, luôn chia sẻ cảm thông với những người xung quanh. Người có tấm lòng nhân hậu luôn dễ dàng tha thứ cho lỗi lầm của người khác.
Câu 5 :
Từ truyện này em rút ra được bài học : lòng nhân hậu , sự độ lượng thật cao quý và có sức chinh phục rất lớn , nó cảm hóa đc phần nhỏ bé , xấu xa trong tâm hồn con người. Qua đoạn kết này ta có thể thấy được người anh đã lớn hơn , trưởng thành hơn về suy nghĩ người anh ko những ko đáng ghét mà còn đáng yêu đáng quý!
Câu 1: Đi ngược lại với câu thành ngữ “Tự lực cánh sinh”, xã hội ngày nay nổi lên lối sống tiêu cực, thụ động, được gọi là lối sống ăn bám. “Ăn bám” ở đây là cách nói chỉ hành động, lối sống thích phụ thuộc, dựa dẫm, sống nhờ gần như hoàn toàn vào người khác mà không chịu làm việc, hoạt động. Lối sống ăn bám được biểu hiện ở việc không chịu làm việc kiếm tiền, chỉ biết ngửa tay ra xin tiền, không có chính kiến và quan điểm riêng mà chỉ phụ thuộc vào sự sắp xếp của người khác. Lối sống này chủ yếu có trong gia đình bởi đó là nơi mà những người thân đùm bọc, che chở nhau hết mực. Lợi dụng tình thân đó, nhiều người đã tự cho mình cái quyền “được người khác nuôi” và ỷ lại, không chịu học tập, làm việc. Những người sống ăn bám, lười biếng chắc chắn sẽ không nhận được sự kính trọng, kiêng nể, tin tưởng từ những người xung quanh. Vậy nguyên nhân bùng phát lối sống tiêu cực này là gì? Theo tôi, nguyên nhân không chỉ đến từ bản thân người có lối sống ăn bám mà còn xuất phát từ sự chiều chuộng, nâng niu quá mức từ người thân mà chủ yếu là bố mẹ, ông bà. Lối sống ăn bám là lối sống tiêu cực, gây ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của con người và sự văn minh, giàu đẹp của xã hội, bởi lối sống đó sẽ là mầm mống cho nhiều tệ nạn xã hội như nghiện hút, trộm cắp,… Chính vì vậy, mỗi người chúng ta cần tránh xa lối sống ăn bám bằng cách tự nhận thức giá trị của bản thân, luôn cố gắng và nỗ lực không ngừng để xây dựng cuộc sống riêng của mình.
Câu 2: Thời thơ ấu là quãng thời gian có biết bao kỉ niệm đáng nhớ, nhiều khi nhớ lại chỉ biết tự bật cười vì sự ngây ngô của mình. Sau mỗi kỉ niệm em thấy mình trưởng thành hơn, chín chắn hơn. Câu chuyện trong lần bố mẹ em đi công tác chính là kỉ niệm em nhớ mãi không thể nào quên.
Từ nhỏ em chưa bao giờ phải ở nhà một mình, lúc nào bố mẹ luôn ở bên quan tâm, lo lắng cho em từng li từng từng tí. Thế nhưng, có một lần em phải tự chăm sóc cho mình và cô em gái năm tuổi. Đó là vào năm ngoái, cơ quan bố mẹ em có việc bận đột xuất, nên cả hai người phải đi công tác xa một chuyến. Buổi tối hôm trước vừa nhận thông báo mà sáng hôm sau bố mẹ em đã phải lên đường ra sân bay rồi. Mẹ em vừa chuẩn bị đồ đạc vừa cuống quýt gọi điện cho ông bà ở dưới quê lên trông hai anh em trong mấy ngày hôm đó. Lúc ấy em và em gái chỉ biết ngơ ngác nhìn nhau, không biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu hai đứa tự trông nhau.
Sau khi thu xếp hành lí xong, bố mẹ gọi cả hai đứa xuống dưới bếp để dặn dò. Em thắc mắc: “Sao bố mẹ không dặn luôn ở đây mà phải xuống tận dưới bếp làm gì nhỉ?”. Hai anh em vừa bước vào, mẹ liền nói:
- Vì bố mẹ gọi gấp quá nên sáng mai ông bà mới bắt xe từ quê lên đây, có thể đến trưa mai ông bà mới đến nơi. Thế nên, sáng mai hai đứa phải tự chăm sóc nhau, tự nấu ăn cho đến khi ông bà lên. Các con đã nhớ chưa?
Nói xong, mẹ dẫn em đến gần tủ lạnh để chỉ cho em vị trí từng loại đồ ăn đã nấu sẵn mẹ đã chuẩn bị. Mẹ còn chỉ cho em cách bật, tắt bếp như thế nào để hâm nóng lại đồ ăn trong tủ. Khi ấy, em cảm thấy rất lo lắng vì chưa bao giờ tự nấu cơm, cũng chưa bao giờ ở nhà một mình, không những thế còn trông cả em gái nữa.
Sáng hôm sau, bố mẹ em xuất phát sớm ra sân bay. Chắc mẹ cũng không an tâm nên dặn đi dặn lại hai anh em ở nhà phải cẩn thận. Hai anh em phải tự ngồi ăn sáng, sau đó em phải tự dọn bàn, rửa bát. Đến gần trưa, ông bà em lại gọi điện nói rằng ông bà bị lỡ chuyến xe sáng nên chiều mới đến nơi. Thế là đến buổi trưa hai đứa phải tự vào bếp nấu ăn. Chẳng hiểu sao lúc bật em không thấy nó lên. Em đã thử bật đi bật lại đúng như cách mẹ dạy nhưng không có tác dụng. Lúc ấy, em chợt hoảng hốt:
- Hay là bếp hỏng rồi, có khi nào sẽ dẫn đến cháy nổ không em nhỉ?
Em gái em đột nhiên khóc ầm lên, nó cứ luôn miệng nói:
- Anh ơi em sợ lắm, em sợ lắm! Sắp cháy rồi!
Đã thế em lại càng cuống hơn, em chỉ biết kéo tay em chạy thật nhanh xuống phòng bác bảo vệ khu chung cư để kêu cứu. Bác cũng vội vã lên xem tình hình ra sao. Sau một hồi kiểm tra bác nói:
- Không sao đâu nhé, chỉ là hết gas thôi, hai đứa yên tâm!
Lúc đó em mới thở phào nhẹ nhõm. Nhưng đến trưa cả hai anh em đều đói meo, biết làm cách nào để hâm lại thức ăn bây giờ. Em đành sang nhấn chuông nhà hàng xóm và nhờ cô hàng xóm nấu hộ, hai đứa còn ăn cơm luôn cùng gia đình cô. Đến chiều ông bà mới lên đến nơi, em kể hết mọi chuyện cho ông bà nghe. Ông bà khen em ngoan, nhanh trí khi biết nhờ đến sự giúp đỡ của người khác, không những tự chăm sóc mình mà còn chăm sóc cả em gái nữa.
Sau lần ấy, em đã cố gắng tự học, tự làm những công việc đơn giản trong nhà để bố mẹ không phải lo lắng mỗi khi đi vắng. Em thấy kỉ niệm lần đó là một trải nghiệm đáng nhớ đối với em, nó giúp em trưởng thành hơn.