K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN : 1. Văn bản : - Thể loại: Truyện, thơ. - Chủ điểm: Điểm tựa tinh thần, Gia đình thương yêu. Ngữ liệu lấy ngoài sách giáo khoa tương đương với các thể loại văn bản được học trong chương trình. Ngữ liệu có thể là 01 đoạn trích/ văn bản hoàn chỉnh phải có nguồn rõ ràng, độ tin cậy cao; có ý nghĩa giáo dục, xã hội, nhân văn sâu sắc. * Yêu cầu cần đạt Nhận biết và phân tích được đặc điểm của nhân vật trong truyện thông qua ngoại hình, cử chỉ, hành động, ý nghĩa của nhân vật. - Nhận biết được đề tài, chủ đề, câu chuyện, nhân vật, các chi tiết tiêu biểu trong tính chỉnh thể của tác phẩm. - Hiểu được bài học về cách nghĩ và ứng xử của nhân vật trong văn bản. - Nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ. - Nhận biết và nêu được tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ. - Nhận biết tình cảm, cảm xúc của người viết qua ngôn ngữ thơ. - Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản gợi ra. 2. Tiếng Việt: - Dấu ngoặc kép. - Từ đa nghĩa, từ đồng âm. * Yêu cầu cần đạt: - Nhận biết được nghĩa văn cảnh của một từ ngữ khi được đặt trong ngoặc kép Chỉ ra được những đặc điểm, chức năng cơ bản của đoạn văn và văn bản. - Nhận biết được từ đa nghĩa, từ đồng âm, phân tích được tác dụng của chúng.. II. VIẾT: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ Yêu cầu viết đúng hình thức đoạn văn. - Ngôi thứ nhất. - Đảm bảo yêu cầu ba phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
3
10 tháng 3 2024

các bạn soạn ra giúp mình nhé. mình cảm ơn

10 tháng 3 2024

 

I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Văn bản:

Thể loại: Truyện, thơ.

Chủ điểm: Điểm tựa tinh thần, Gia đình thương yêu.

Ngữ liệu:

  • Đoạn trích/văn bản hoàn chỉnh: Có thể là một đoạn trích hoặc một văn bản hoàn chỉnh thuộc thể loại truyện hoặc thơ, được lấy từ nguồn tin cậy cao, có ý nghĩa giáo dục, xã hội, nhân văn sâu sắc.
  • Nguồn: Cần ghi rõ nguồn gốc của văn bản (tác giả, tác phẩm,...)

Yêu cầu cần đạt:

  • Nhận biết và phân tích được đặc điểm của nhân vật:
    • Phân tích ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói của nhân vật để hiểu tính cách, tâm tư, nguyện vọng.
    • Xác định vai trò, ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm.
  • Nhận biết được đề tài, chủ đề, câu chuyện, nhân vật, các chi tiết tiêu biểu:
    • Xác định đề tài, chủ đề của văn bản.
    • Tóm tắt nội dung câu chuyện.
    • Nhận diện các nhân vật chính và vai trò của họ.
    • Phân tích các chi tiết tiêu biểu và ý nghĩa của chúng.
  • Hiểu được bài học về cách nghĩ và ứng xử của nhân vật:
    • Rút ra bài học về cách nghĩ, cách nhìn nhận vấn đề của nhân vật.
    • Đánh giá hành động, ứng xử của nhân vật, liên hệ bản thân.
  • Nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ:
    • Phân tích từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ trong bài thơ.
    • Nhận xét về cách sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu của tác giả.
  • Nhận biết và nêu được tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ:
    • Phân biệt các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ.
    • Nêu tác dụng của từng yếu tố trong việc thể hiện nội dung và hình thức của bài thơ.
  • Nhận biết tình cảm, cảm xúc của người viết qua ngôn ngữ thơ:
    • Phân tích ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu để cảm nhận tình cảm, cảm xúc của tác giả.
    • Chia sẻ, đồng cảm với những cảm xúc được thể hiện trong bài thơ.
  • Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản gợi ra:
    • Rút ra bài học về cách nghĩ, cách ứng xử phù hợp từ văn bản.
    • Liên hệ bản thân và thực tiễn cuộc sống.

2. Tiếng Việt:

Dấu ngoặc kép:

  • Khái niệm: Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu phần trích dẫn trực tiếp, lời nói của nhân vật, tên riêng của tác phẩm văn học, báo chí,...
  • Cách dùng:
    • Đặt dấu ngoặc kép trước và sau phần trích dẫn trực tiếp.
    • Đặt dấu ngoặc kép trước và sau tên riêng của tác phẩm văn học, báo chí,...

Từ đa nghĩa, từ đồng âm:

  • Khái niệm:
    • Từ đa nghĩa: Từ có nhiều nghĩa, mỗi nghĩa được hình thành trong những ngữ cảnh khác nhau.
    • Từ đồng âm: Từ có âm tiết giống nhau nhưng nghĩa khác nhau.
  • Phân biệt và tác dụng:
    • Phân biệt từ đa nghĩa và từ đồng âm dựa vào ngữ cảnh cụ thể.
    • Phân tích tác dụng của việc sử dụng từ đa nghĩa, từ đồng âm trong việc biểu đạt nội dung, tăng hiệu quả nghệ thuật.

Yêu cầu cần đạt:

  • Nhận biết được nghĩa văn cảnh của một từ ngữ khi được đặt trong ngoặc kép:
    • Hiểu nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh cụ thể.
    • Phân biệt nghĩa của từ ngữ được đặt trong ngoặc kép với nghĩa thông thường.
  • Chỉ ra được những đặc điểm, chức năng cơ bản của đoạn văn và văn bản:
    • Phân tích cấu trúc, nội dung, liên kết của đoạn văn và văn bản.
    • Xác định chức năng của đoạn văn và văn bản trong tác phẩm.
  • Nhận biết được từ đa nghĩa, từ đồng âm, phân tích được tác dụng của chúng:
    • Phân biệt từ đa nghĩa và từ đồng âm dựa vào ngữ cảnh cụ thể.
    • Phân tích tác dụng của việc sử dụng từ đa nghĩa, từ đồng âm trong việc biểu đạt nội dung
 I. PHẦN VĂN BẢN 1. Nội dung:  Các văn bản: Buổi học cuối cùng; Đêm nay Bác không ngủ; Lượm. 2. Yêu cầu:  - Nhận biết được văn bản, phương thức biểu đạt, ngôi kể và thể loại của các văn bản. - Đọc - hiểu được nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của các văn bản. - Học thuộc lòng các bài thơ Đêm nay Bác không ngủ; Lượm và tóm tắt văn bản Buổi học cuối cùng. 3. Vận dụng:  -...
Đọc tiếp

 I. PHẦN VĂN BẢN 1. Nội dung:  Các văn bản: Buổi học cuối cùng; Đêm nay Bác không ngủ; Lượm. 2. Yêu cầu:  - Nhận biết được văn bản, phương thức biểu đạt, ngôi kể và thể loại của các văn bản. - Đọc - hiểu được nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của các văn bản. - Học thuộc lòng các bài thơ Đêm nay Bác không ngủ; Lượm và tóm tắt văn bản Buổi học cuối cùng. 3. Vận dụng:  - Trả lời hệ thống câu hỏi ở phần Đọc – hiểu văn bản SGK trang 55, 67, 76. - Nhận biết được các câu hỏi dạng đọc hiểu đơn giản trong văn bản. - Rút ra bài học về nội dung và nghệ thuật ở mỗi văn bản. II. PHẦN TIẾNG VIỆT 1. Nội dung: Các biện pháp tu từ: Nhân hóa; Ẩn dụ; Hoán dụ. 2. Yêu cầu: Đọc kĩ, hiểu và nhận diện được các biện pháp tu từ trên, soạn bài và vận dụng vào trong cách nói/ viết có ý nghĩa. 3. Bài tập vận dụng: - Học sinh trả lời các câu hỏi ở trang 56, 57; 68, 69; 82, 83. - Học sinh hoàn thành các bài tập ở phần luyện tập và học thuộc ghi nhớ trong sách giáo khoa của các bài học trên. III. PHẦN LÀM VĂN 1. Thể loại: Văn miêu tả người. 2. Yêu cầu: - Đọc kĩ, trả lời câu hỏi và học thuộc ghi nhớ SGK các bài: Phương pháp tả người; Luyện nói về văn miêu tả. 
- Hiểu đặc điểm của văn miêu tả, đề văn và cách làm văn miêu tả để vận dụng vào làm một bài văn tả người. - Nắm vững các bước của quá trình tạo lập văn bản và các yếu tố quan trọng để tạo lập một văn bản thống nhất, hoàn chỉnh về nội dung và hình thức. 3. Vận dụng Các dạng đề kham khảo: Đề 1: Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…) Đề 2: Hãy miêu tả hình ảnh mẹ hoặc cha trong lúc em ốm. Đề 3: Hãy viết một bài văn miêu tả về một người bạn mà em yêu quý.

1
27 tháng 3 2020

sông nước cà mau : miêu tả+ kể

vượt thác : tự sự+ miêu tả

buổi học cuối cùng:tự sự+ miêu tả

Lượm: tự sự+ miêu tả+biểu cảm

Đêm nay Bác không ngủ: giữa tự sự+ biểu cảm + trữ tình

9 tháng 3 2023

Các yếu tố của truyện

Cô bé bán diêm

Đề tàiCuộc sống của những đứa trẻ bất hạnh.
Nhân vậtEm bé bán diêm, người bà, người bố
Sự việcTrong đêm giao thừa rét mướt, một cô bé đầu trần, chân đi đất, bụng đói nhưng phải đi bán diêm. Em không dám về nhà vì sợ bố sẽ đánh em. Cuối cùng, cô bé bán diêm đã chết rét trong đêm giao thừa lạnh giá.
Chi tiết tiêu biểuLần thứ nhất: Lò sưởi xuất hiện.

 

Lần thứ hai: Bàn ăn hiện ra, trên bàn có ngỗng quay.

Lần thứ ba: Một cây thông Nô-en hiện ra.

Lần thứ tư: Bà mỉm cười hiền hậu.

Lần cuối cùng: Quẹt toàn bộ số diêm còn lại – để gặp lại bà và đi theo bà đến nơi hạnh phúc.

Tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bảnThương xót, đồng cảm với số phận của cô bé bán diêm.
Chủ đềTác phẩm thể hiện tình yêu thương dành cho những số phận bất hạnh, đặc biệt là trẻ em.
D
datcoder
CTVVIP
30 tháng 11 2023

- Câu chuyện được kể trong bài thơ là vào một đêm mùa Đông ở chiến trường xa xôi, anh chiến sĩ mấy lần tỉnh dậy đều thấy Bác Hồ đang ngồi trầm ngâm, anh rất lo lắng cho sức khỏe của Bác. Sau khi nghe được những lời tâm sự của Bác anh càng thấm thía, biết ơn nỗi lòng của người Cha già vĩ đại.

- Yếu tố tự sự ở trong văn bản là câu chuyện mà anh bộ độ kể lại, trên những gì mình đã chứng kiến.

- Yếu tố miêu tả trong văn bản là những từ ngữ được sử dụng để miêu tả ngoại hình, dáng vẻ của Bác

=> Tác dụng: Các yếu tố tự sự, miêu tả đã giúp hình ảnh Bác Hồ được hiện lên thật chân thực, rõ ràng. Qua đó người đọc cũng hiểu hơn về phẩm cách và đức hi sinh muôn đời của Bác dành cho nhân dân.

- Nét đặc sắc về hình thức, nghệ thuật: Tác giả đã sử dụng thể thơ 5 chữ, nhịp điệu sâu lắng trữ tình gợi lên tình cảm yêu thương, trân trọng Bác của anh bộ đội. Đồng thời làm nổi bật tình cảm sự hi sinh thiêng liêng của Bác dành cho nhân dân.

- Sau khi đọc bài thơ em rất thấm thía và biết ơn những người bộ đội, chiến sĩ và đặc biệt là Bác Hồ. Những người đã dành cả cuộc đời để bảo vệ độc lập dân tộc. Để chúng em được sống cuộc sống hòa bình, tự do, hạnh phúc như ngày hôm nay.

30 tháng 1 2024

dfsfaf

                                  Ngữ văn lớp 6 ( học kì 2 )Văn học1) hãy nêu nội dung nét chính của 8 văn bản truyện kí đã học ( không tính bài đọc thêm ) 2) viết đoạn văn trình bày cảm nhận về cảnh sát hoặc nhân vật trong các văn bản truyện kí đã học bằng một đoạn văn ( không tính bài đọc thêm ) 3) Trình bày nội dung và nghệ thuật của các văn bản thơ: "Đêm nay Bác không...
Đọc tiếp

                                  Ngữ văn lớp 6 ( học kì 2 )

Văn học

1) hãy nêu nội dung nét chính của 8 văn bản truyện kí đã học ( không tính bài đọc thêm ) 

2) viết đoạn văn trình bày cảm nhận về cảnh sát hoặc nhân vật trong các văn bản truyện kí đã học bằng một đoạn văn ( không tính bài đọc thêm ) 

3) Trình bày nội dung và nghệ thuật của các văn bản thơ: "Đêm nay Bác không ngủ" và "Lượm"

4) hãy nêu cảm nhận về hình ảnh bác Hồ và lượng trong hai bài thơ trên bằng một đoạn văn

Tiếng Việt

1) tìm các biện pháp tu từ nổi bật: so sánh, nhân hóa,  ẩn dụ, hoán dụ trong các truyện kí thơ đã học phân tích tác dụng của những biện pháp tu từ đặc sắc nhất

2) viết một đoạn văn miêu tả giờ chào cờ có sử dụng các câu trần thuật đơn có từ là và không có từ là

a) tìm các câu trần thuật đơn được sử dụng

b) xác định các thành phần chính của các câu vừa tìm được

3) nêu nguyên nhân của việc thiếu chủ ngữ và vị ngữ. Nêu cách sửa

4) chỉ ra các loại phó từ đã học, nêu tác dụng và cho ví dụ

5) hãy nêu công dụng của các dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm than và dấu chấm hỏi

Tập làm văn

1) văn tả người

a) tả người thân trong gia đình

b) tả người bạn thân ( có thể là người hoặc con vật đồ vật )

2) văn tả thiên nhiên

a) tả khu vườn

b) miêu tả công viên vào buổi sáng

c) tả cơn mưa

d) miêu tả biển

e) tả dòng sông

3) văn tả cảnh sinh hoạt

a) giờ ra chơi

b) tả chợ

c) tả khu phố

d) tả tiết học

e) tả buổi lao động ở trường

4) miêu tả sáng tạo

a) tả Lượm trong bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu

b) tả bác Hồ trong bài thơ Đêm nay bác không ngủ 

c) tả Kiều Phương trong bài bức tranh của Em gái tôi

d) dựa vào các bài đã học để tả một cảnh thiên nhiên hoặc một nhân vật trong văn bản đó

HELP ME PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE

0
Mấy anh chị em huynh đệ tỷ muội gần xa giúp em vớiai nhiệt tình giúp nhiều ai lướt qua giúp 1 2 câu là em OK rồiNgữ văn 6 nha Câu 1: Nêu cảm nhận của em về đoạn văn trích trong bài con hổ có nghĩa trang 142 SGK ngữ văn ( Từ rồi hổ đực quỳ xuống đến mới sống qua được )Câu 2 : Chi tiết cuối văn bản con hổ có nghĩa gợi cho em suy nghĩ gì?Câu 3: Em thấy mẹ thầy Mạnh Tử trong truyện mẹ...
Đọc tiếp

Mấy anh chị em huynh đệ tỷ muội gần xa giúp em với

ai nhiệt tình giúp nhiều ai lướt qua giúp 1 2 câu là em OK rồi

Ngữ văn 6 nha

Câu 1: Nêu cảm nhận của em về đoạn văn trích trong bài con hổ có nghĩa trang 142 SGK ngữ văn ( Từ rồi hổ đực quỳ xuống đến mới sống qua được )

Câu 2 : Chi tiết cuối văn bản con hổ có nghĩa gợi cho em suy nghĩ gì?

Câu 3: Em thấy mẹ thầy Mạnh Tử trong truyện mẹ hiền dạy con có những phẩm chất nào đáng quý. Tìm những chi tiết thể hiện điều đó trong văn bản

Câu 4: Nhân vật Thái y họ Phạm trong truyện thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng có những phẩm chất nào? Hãy tìm các chi tiết trong tác phẩm thể hiện điều đó.

Câu 5: Viết một đoạn văn từ 8 đến 10 câu nêu suy nghĩ của em về lòng biết ơn hoặc tình yêu thương con người.

Câu 6: Văn xuôi thường có yếu tố tưởng tượng thể hiện sự phong phú của tác giả. Tìm một số yếu tố đó trong văn bản con hổ có có nghĩa và phân tích tác dụng của nó

Bài tập Ngữ văn

 

5
13 tháng 1 2018

Câu 1: Nêu cảm nhận của em về đoạn văn trích trong bài con hổ có nghĩa trang 142 SGK ngữ văn ( Từ rồi hổ đực quỳ xuống đến mới sống qua được )

Con hổ có nghĩa nói về chuyện bà đỡ Trần và bác tiều thu gặp hổ, và đã được hổ đền ơn đáp nghĩa. Truyện đề cao đạo lí ân nghĩa thuỷ chung ở đời. Truyện gồm có hai phần, phần nào cũng tinh giản mà kì thú, gợi cảm.

Ở đây ta nói về mẩu chuyện bà đỡ Trần gặp hổ. Tình huống li kì hồi hộp: đêm, nghe tiếng gõ cửa, bà đỡ ra mở cửa, rồi bị con hố lao tới cõng bà đi. Bị hổ bắt làm sao mà sống được? Bà đỡ, ban đầu sợ đến chết khiếp. Hổ dùng một chân ôm lấy bà chạy như bay, hễ gặp bụi rậm, gai góc thì dùng tay rẽ lối chạy vào rừng sâu. Phải chăng hổ bắt được mồi, nên vội vã tha mồi về hang ?. Nhưng cái cử chỉ một chân ôm lấy bà, một tay rẽ lối của hố thì có vẻ như nương nhẹ, cẩn trọng? Một tình tiết hồi hộp, hấp dẫn.

Cảnh thứ hai cũng đầy kịch tính. Bà đỡ nhìn thấy hố’ cái đang lăn lộn cào đất, bà đỡ run sợ không dám nhúc nhích. Bà sợ lắm vì tưởng là hổ định ăn thịt mình. Hổ đực dùng cử chỉ để thay lời nói. Nó nhỏ nước mắt, thương hổ cái lắm. Nó "cầm tay bà nhìn hổ cái" như kêu van, như xin được cứu giúp. Người và hổ đã tương tri, đã biết cảnh ngộ nhau, biết tấm lòng của nhau. Bà đỡ rất cần mẫn, có tay nghề giỏi, bà chỉ nhìn bụng hổ cái như có cái gì động đậy, thế là bà biết ngay hổ cái sắp đẻ. Thật nhân đức, bà đỡ hoà thuốc với nước suối cho hổ cái uống, bà còn dán xoa bụng cho hổ. Cử chỉ của bà đầy tình thương. Đã mấy ai trong thiện hạ dám đưa tay xoa bóp bụng hổ. Với bà đỡ Trần thì hổ cái là một sản phụ, đang đau đẻ, cần giúp đỡ để cứu cả mẹ lẫn con.

Cảnh thứ ba là cảnh hổ cái đẻ con và hổ đực đưa tiễn bà đỡ. Hổ đực rất tình cảm và có nghĩa. Nó vui mừng đùa giỡn với con. Nó quỳ xuống bên một gốc cây, lấy tay đào lên một cục bạc để tặng bà đỡ. Nó đứng dậy đi, quay nhìn bà để ra hiệu đưa tiến bà về. Nghe bà đỡ nói: Xin chúa rừng quay về, nó cúi đầu vẫy đuôi, rồi gầm lên một tiếng. Cảnh tiễn biệt đầy lưu luyến và sâu nặng tình nghĩa biết bao!.

Câu chuyện thật hay, thật hồi hộp cảm động. Người đỡ đẻ, giúp hồ cái mẹ tròn con vuông. Hổ đền ơn người một cục bạc, nhờ món quà ấy mà bà đỡ sống qua được năm mất mùa đói kém. Chuyện cũng là chuyện người. Bài học đền ơn đáp nghĩa thật kỳ thú, gợi cảm.



13 tháng 1 2018

Câu 2 : Chi tiết cuối văn bản con hổ có nghĩa gợi cho em suy nghĩ gì?

Truyện Con hổ có nghĩa đề cao cách sống nghĩa tình trong cuộc sống của con người. Làm người phải biết giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, ngược lại, khi được người khác giúp đỡ phải biết ghi nhớ ơn nghĩa, tìm cách báo đáp ơn nghĩa ấy.

Câu 1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“Đôi cánh tôi trước kia ngắn hủn hoẳn , bây giờ đã thành cái áo dài kínxuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúctôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được vàrất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúcnào cũng...
Đọc tiếp

Câu 1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Đôi cánh tôi trước kia ngắn hủn hoẳn , bây giờ đã thành cái áo dài kín
xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc
tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và
rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc
nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc”
a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Đoạn văn nói về sự việc
gì? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?
b. Nhân vật “tôi” trong đoạn trích là ai? Đặc điểm của nhân vật trong đoạn
trích trên?
c. Ở đoạn văn tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Chỉ ra và nêu tác dụng của
biện pháp tu từ đó?
Câu 2.
a. Đặc điểm tính cách các nhân vật: Dế Mèn (Bài học đường đời đầu tiên), Kiều
Phương, người anh trai (Bức tranh của em gái tôi)…
b. Bài học rút ra / ý nghĩa tư tưởng từ các truyện Bài học đường đời đầu tiên, Bức
tranh của em gái tôi.
c. Em rút ra được bài học gì cho bản thân qua các truyện đã học (Nêu cụ thể từng
bài)?
Câu 3:Mỗi nhân vật sau: Dế Mèn (Bài học đường đời đầu tiên), Kiều Phương,
người anh trai (Bức tranh của em gái tôi)…, viết đoạn văn khoảng 10 dòng nêu
cảm nhận của em.

2
31 tháng 3 2020

câu 1:

a,Đoạn văn trên trích từ văn bản'' Bài học đường đời đàu tiên''.Tác giả là nhà văn Tô Hoài . Đoạn văn miêu tả ngoại hình của Dế Mèn.phương thức biểu đạt của đoạn văn là tự sự

b,nhân vât tôi LÀ DẾ MÈN , đăc điểm : thân hình cuờng tráng,tính tình kiêu ngao

3 tháng 4 2020

a) Vb bài học đường đời đầu tiên,của Tô Hoài,đv tả thân hình dế mèn. PTBD miêu tả

b)nhân vật tôi là dế mèn dặc điểm(trong đoạn trích)

c) BPTT so sánh

B2

a) dế mèn kiêu ngạo, hung hăng,hống hách

Kiều Phương yêu thg anh,

anh trai, ích kỉ, đố kị vs em, 

b)ko đc hung hăng , đố kị, ích kỉ 

phải yêu thg nhau .v.v...

c)như trên

câu 3 quên òi tự lm nhoa

3 tháng 10 2021

Tham khảo

 

Trong truyền thuyết Thánh Gióng, nhân vật Thánh Gióng là biểu tượng tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Nơi chôn rau cắt rốn của Gióng là một nơi nghèo khó, là con của một người nông dân bình thường. Khi nghe sứ giả rao tìm người tài cứu nước, tiếng nói đầu tiên của cậu là đòi đi đánh giặc điều đó cho thấy tinh thần yêu nước mạnh mẽ của các thế hệ dù là già hay trẻ đều có một chí vững vàng là bảo vệ tổ quốc. Và chàng được bà con góp gạo nuôi lớn nên sức mạnh của chàng cũng chính là sức mạnh của toàn dân . Thánh Gióng không chỉ đánh giặc bằng roi sắt mà chàng còn sử dụng vũ khí thô sơ là cây tre. Truyền thuyết cũng như một thực tế khẳng định rằng ta không chỉ sử dụng vũ khí hiện đại đánh giặc mà ta có thể bất cứ thứ gì có thể làm vũ khí đều có thể được. Qua đó đã cho em hiểu được nguồn gốc của vị anh hùng chống giặc ngoại xâm. Và làm thế nào để thể hiện tình yêu nước sâu sắc của nhân dân ta trong thời kì chiến đấu.

 

11 tháng 11 2021

câu 1

a.thơ 5 chữ

b

 - Theo nhà thơ, món quà tình cảm mà chỉ có mẹ mới đem đến được cho trẻ thơ chính là tình yêu của mẹ. Tình yêu ấy thể hiện một cách bình dị mà cảm động qua sự chăm sóc ân cần và lời hát ru của mẹ. Mỗi hình ảnh trong lời hát ru của mẹ đều chứa đựng ý nghĩa sâu xa, gửi gắm những ước mong của me dành cho trẻ thơ

.câu 2  biện páp nghệ thuật nhân hóa kể lại một cách sinh động về sự ra đời của loài người. Mọi thứ từ mặt trời, mẹ, bố, mặt bể, con đường, trường lớp,… đều sinh ra để phục vụ cho những nhu cầu của trẻ con.câu 3 . ko thể ,món quà tình cảm mà chỉ có mẹ mới đem đến được cho trẻ thơ chính là tình yêu của mẹ. Tình yêu ấy thể hiện một cách bình dị mà cảm động qua sự chăm sóc ân cần và lời hát ru của mẹ. Mỗi hình ảnh trong lời hát ru của mẹ đều chứa đựng ý nghĩa sâu xa, gửi gắm những ước mong của me dành cho trẻ thơ. 

11 tháng 11 2021

Xác định và trả lời câu hỏi của văn bản sau Bài thơ Cây Đa

a . Xác định thể loại của văn bản trên.

Thể loại: Thơ ngũ ngôn ( 5 chữ )

b .Nêu các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

PTBĐ: Tự sự, biểu cảm

c.Trong khổ thơ đầu, hình ảnh “làng em” hiện lên như thế nào

Hình ảnh "làng em" đã hiện lên với: cây đa , mương nước giữa đồng , lá xanh , biển lúa vàng

d.Chỉ ra các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên.

Các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên: mênh mông , thong thả , đủng đỉnh , rì rào 

e.Hãy giải thích nghĩa của từ “thong thả” trong văn bản.

"thong thả" : chậm rãi, từ tốn, không tỏ ra vội vàng, gấp gáp.

f.Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Lông hồng như đốm lửa”

Biện pháp tu từ được sử dụng là: So sánh

g.Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ “Cây đa gọi gió đến Cây đa vẫy chim về”

Biện pháp tu từ: Nhân hóa

Tác dụng: Khiến cho mọi hoạt động của Cây đa trở nên sinh động, dịu dàng, chúng được sử dụng nhằm tăng tính hình tượng, diễn đạt của Cây đa.

h.Hình ảnh cây đa trong bài thơ khơi gợi cho em những suy nghĩ, cảm xúc gì

Tham khảo (Mình đưa ra gợi ý, bạn tự làm nhé) :

+ Gợi cho em cảm xúc thân thuộc, yêu thương

+ Cây đa làm cho quê hương mình thêm sự giản dị, mộc mạc, gần gũi khiến cho ai đi hay về đều nhớ tới nó

+ Dù có nắng mưa, trải qua bao thế hệ, cây đa vẫn ở đó, vẫn sừng sững nơi cửa làng

+ ....

* P/s: Thật sự xin lỗi bạn vì mình chỉ đưa được một vài gợi ý thôi. Học tốt nhé *