K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 2 2016

 

I. VỀ TÁC PHẨM

Đi đường cũng là một bài thơ trong tập Nhật kí trong tù. Bác viết bài thơ này để ghi lại cảm hứng lúc đi đường khi bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Đọc kĩ các phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, các chú thích để hiểu rõ nghĩa của các câu thơ.

2. Bài thơ này thể hiện rất rõ kết cấu của thể thơ tứ tuyệt Đường luật, bám theo trình tự kết cấu này sẽ nắm được mạch triển khai tứ thơ:

- Câu đầu - câu khai (khởi), mở ra ý thơ : nói đến sự gian lao như là điều hiển nhiên của người đi đường, ý thơ thấm thía từ sự trải nghiệm của người đang trên hành trình gian nan (Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan).

- Câu tiếp - câu thừa có vai trò mở rộng, triển khai, cụ thể hoá ý đã được mở ra ở câu khai : khó khăn, gian nan của người đi đường được cụ thể bằng hình ảnh lớp lớp núi non hiểm trở trên hành trình mà người đi phải vượt qua (Trùng san chi ngoại hựu trùng san).

- Câu 3 - câu chuyển, chuyển ý, câu này rất quan trọng trong việc bộc lộ tứ thơ. Hàm ý của bài tứ tuyệt bộc lộ bất ngờ ở câu này : Khi đã vượt các lớp núi lên đến đỉnh cao chót vót (Trùng san đăng đáo cao phong hậu).

- Câu 4 - câu hợp, quan hệ chặt chẽ với câu chuyển thành một cặp câu thể hiện rõ ý chuyển và thâu tóm lại ý tứ của toàn bài : Thì muôn dặm nước non thu cả vào trong tầm mắt (Vạn lí dư đồ cố miện gian).

Tình cảm, cảm xúc, các hình tượng nghệ thuật của bài thơ vận động theo kết cấu này. Như thế, cấu thứ ba như là một cái bản lề tạo ra bước ngoặt về ý cho cả bài thơ.

3. Việc sử dụng liên tiếp các điệp từ  (tẩu lộ, trùng san) trong cả bản chữ Hán và bản dịch thơ có hiệu quả rất lớn trong việc tạo nên hiệu quả nghệ thuật cho bài thơ. Việc lặp lại hai chữ tẩu lộ đã làm nổi bật ý thơ đường đi thật khó khăn gian khổ. Việc lặp lại các chữ trùng san, hựu trùng sancũng vậy. Các chữ này tiếp tục nhấn mạnh cái khó khăn đang nối tiếp, chồng chất khó khăn như tạo ra một cái nền vững chắc để khẳng định cái sức mạnh của tinh thần ở phía sau.

4. Câu thơ thứ hai:

Trùng san chi ngoại hựu trùng san.

(Núi cao rồi lại núi cao trập trùng).

khắc hoạ cái khó khăn chồng chất của người đi đường (vừa đi hết lớp núi này lại gặp ngay lớp núi khác).  Các dãy núi nối tiếp cứ như bất tận, triền miên. Nhân vật trữ tình như đang cảm nhận một cách rõ ràng hơn cái khó khăn của đường đi nói chung và của con đường cách mạng nói riêng, để từ đó suy ngẫm về tinh thần của người chiến sĩ trước gian nan.

Đến câu thơ cuối:

Vạn lí dư đồ cố miện gian.

(Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non).

Con người từ tư thế bị đày đoạ tưởng như không thể nào vượt qua nổi bỗng trở thành một du khách ung dung say ngắm cảnh non sông. Câu thơ cuối diễn tả niềm hạnh phúc bất ngờ nhưng xứng đáng đến với con người đã kì công trèo qua bao dãy núi vô cùng gian khổ.

Ngoài nghĩa miêu tả, câu thơ thứ hai và câu thơ cuối còn mang nghĩa khác. Những con đường núi gian nan hiểm trở kia gợi ra hình ảnh con đường cách mạng đầy gian nan thử thách, đầy những hi sinh. Và niềm vui ở câu thơ cuối đâu chỉ là niềm vui của con người đã vượt qua bao dãy núi. Nó còn là niềm vui, niềm hạnh phúc của người chiến sĩ cách mạng khi cách mạng thành công sau bao gian khó, hi sinh.

5. Bài thơ không thuộc loại tả cảnh hay tự sự (kể chuyện). Bài thơ thiên về triết lí (triết lí ẩn dưới cái vỏ miêu tả và tự sự). Đi đường, vì thế có hai lớp nghĩa: nghĩa đen miêu tả, kể lại những gian khó của việc đi đường núi, nghĩa bóng ngụ ý về con đường cách mạng, về đường đời. Qua bài thơ, Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn nêu ra một chân lí: con đường cách mạng là lâu dài và gian khổ, nhưng nếu kiên trì và bền bỉ, thì nhất định sẽ đạt tới thành công.

III. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

Đọc bài thơ bằng giọng nhẹ nhàng, chú ý cách ngắt nhịp và sử dụng thanh điệu ở câu 2:

Trùng san chi ngoại / hựu trùng san

Cả câu thơ chỉ có hai thanh trắc (ngoại, hựu) nhưng lại nằm ngay ở điểm nhấn quan trọng: chỗ ngắt nhịp. Do đó câu thơ như bị kéo trĩu xuống trước khi trở lại trạng thái thăng bằng. Chi tiết này rất gợi hình, gợi cảm. Đọc lên có thể hình dung ra ngay một con đường rừng với những đoạn đèo dốc thăm thẳm.

Câu thơ dịch cũng thể hiện được ít nhiều ấn tượng đó:

Núi cao / rồi lại / núi cao / trập trùng

 

Nhịp 2/2/2/2 cùng với cách sử dụng thanh điệu đặc biệt (trong mỗi nhịp đều có một thanh trắc đi với một thanh bằng) đã diễn tả phần nào những gian khổ của người tù trên đường đi đày.

21 tháng 2 2016

 

I. VỀ TÁC PHẨM

1. Hoàn cảnh sáng tác

Tháng 8-1942, Hồ Chí Minh từ Pác Bó (Cao Bằng) bí mật lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho cách mạng Việt Nam, nhưng khi đến gần thị trấn Túc Vinh thì Người bị chính quyền địa phương ở đây bắt giữ, giải đi khắp gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, bị đày đoạ hơn một năm trời. Thời gian này, Người đã viết Nhật kí trong tù bằng thơ chữ Hán, gồm 133 bài, phần lớn là thơ tứ tuyệt. Tập thơ thể hiện một tâm hồn cao đẹp, ý chí cách mạng kiên cường và nghệ thuật thi ca đặc sắc.

2. Tác phẩm

Bài thơ Ngắm trăng được trích trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Về các câu thơ dịch:

- Câu thứ hai trong nguyên tác có nghĩa là “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?”. Câu thơ dịch dịch thành: Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ đã làm mất đi cái xốn xang, bối rối của nhân vật trữ tình (cũng là mất đi sự lãng mạn và nhạy cảm trước thiên nhiên trong tâm hồn của Bác).

- Hai câu thơ cuối (bản dịch) cũng kém phần đăng đối hơn so với phiên âm. Hơn nữa từ nhòm vàngắm trong câu cuối là hai từ đồng nghĩa, khiến cho lời dịch không bảo đảm được sự cô đúc của ý tứ và thể thơ.

2. Thường người ta ngắm trăng vào những lúc thảnh thơi, thư thái. Thế nhưng ở đây, Hồ Chí Minh lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc biệt: ở trong tù. Khi Bác nói “Trong tù không rượu cũng không hoa” thì không có nghĩa là Bác đang than thở cũng không phải đó là một lời phê phán. Chỉ có thể nghĩ rằng, trước đêm trăng tuyệt đẹp ấy, Bác mong được thưởng trăng một cách trọn vẹn (và đúng là thật tiếc nếu không có rượu, có hoa). Chính việc nhớ đến rượu và hoa trong cảnh ngục tù này đã cho thấy, người tù không hề vướng bận gì về vật chất và những gian nan mà mình đang phải chịu. Người tù vẫn ung dung tự tại, vẫn thả hồn mình cùng với thiên nhiên.

3. Hai câu cuối của bài thơ chữ Hán đối nhau rất chỉnh:

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ở hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song). Thế nhưng, giữa người và trăng vẫn tìm được sự giao hoà với nhau. Cấu trúc đối này đã làm nổi bật tình cảm mãnh liệt giữa người và trăng, nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ (Bác với trăng).

4. Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện lên trong bài thơ nổi bật ở khía cạnh người chiến sĩ không chút bận tâm về gông cùm, đói rét,…Trước khó khăn, Bác vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Bài thơ còn thể hiện nổi bật tâm hồn nghệ sĩ của Bác Hồ, một tâm hồn luôn rộng mở với thiên nhiên.

5*. Nhận xét của Hoài Thanh: “Thơ Bác đầy trăng” là có ý chỉ thơ Bác có nhiều bài viết về trăng. Hơn nữa còn có nhiều bài miêu tả trăng rất đẹp và ấn tượng, ví dụ:

- Các bài như: Ngắm trăng (vọng nguyệt), Trung thu, Đêm thu (Thu dạ), … là những bài thơ nằm trong tập Nhật kí trong tù.

- Các bài như: Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu), Cảnh khuya, Tin thắng trận (Báo tiệp),…là những bài Bác viết trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

Cuộc ngắm trăng trong bài Vọng nguyệt giống như các cuộc ngắm trăng khác trong những bài thơ được Bác làm khi phải chịu cảnh tù đày. Song có thể nói, mỗi bài thơ Bác viết về trăng lại có những nét riêng: trăng đầy sức sống, đầy sức xuân trong Rằm tháng giêng; trăng thi vị và tri kỉ trong Báo tiệp (Tin thắng trận),…Nói chung, ở tất cả những bài này, Bác đều đã cho người đọc thấy vẻ đẹp của một tâm hồn thi sĩ, luôn mở rộng lòng để giao hoà cùng với thiên nhiên.

III. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

Đọc bài thơ bằng giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, thể hiện những suy nghĩ lắng sâu của tác giả.

15 tháng 1 2019

Câu 1: Về các câu thơ dịch:

- Câu thứ hai trong nguyên tác có nghĩa là "Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?". Câu thơ dịch dịch thành: Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ đã làm mất đi cái xốn xang, bối rối của nhân vật trữ tình (cũng là mất đi sự lãng mạn và nhạy cảm trước thiên nhiên trong tâm hồn của Bác).

- Hai câu thơ cuối (bản dịch) cũng kém phần đăng đối hơn so với phiên âm. Hơn nữa từ "nhòm" và "ngắm" trong câu cuối là hai từ đồng nghĩa, khiến cho lời dịch không bảo đảm được sự cô đúc của ý tứ và thể thơ.

Câu 2:

Thường người ta ngắm trăng vào những lúc thảnh thơi, thư thái. Thế nhưng ở đây, Hồ Chí Minh lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc biệt: ở trong tù. Khi Bác nói "Trong tù không rượu cũng không hoa" thì không có nghĩa là Bác đang than thở cũng không phải đó là một lời phê phán. Đó là do đêm trăng quá đẹp, Bác chỉ mong được thưởng trăng một cách trọn vẹn. Chính việc nhớ đến rượu, đến hoa trong cảnh tù ngục này đã cho thấy, người tù không hề vướng bận gì về vật chất và những gian nan mà mình đang phải chịu. Người tù vẫn ung dung tự tại, vẫn thả hồn mình cùng với thiên nhiên.

Câu 3: Hai câu cuối của bài thơ chữ Hán đối nhau rất chỉnh:

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ở hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song). Thế nhưng, giữa người và trăng vẫn tìm được sự giao hoà với nhau. Cấu trúc đối này đã làm nổi bật tình cảm mãnh liệt giữa người và trăng, nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ (Bác với trăng).

Câu 4:

Hình ảnh Bác hiện lên trong bài thơ nổi bật ở khía cạnh người chiến sĩ không chút bận tâm về gông cùm, đói rét, … Trước khó khăn, Bác vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Bài thơ còn thể hiện nổi bật tâm hồn nghệ sĩ của Bác Hồ, một tâm hồn luôn rộng mở với thiên nhiên.

Câu 5:

Nhà phê bình Hoài Thanh đã rất chính xác và tinh tế khi nhận xét: "Thơ Bác đầy trăng". Có thể kể đến những bài thơ viết về trăng của Bác như: Ngắm trăng, Trung thu, Đêm thu, Rằm tháng giêng, cảnh khuya, … Trăng trong thơ Bác mang nhiều sắc vẻ khác nhau. Nhưng dù là trăng được cảm nhận từ chốn lao tù hay giữa cảnh trời nước bao la, dù là khi thư nhàn hay đang bận bịu trăm công nghìn việc, với tâm hồn luôn hướng tới cái đẹp, tới ánh sáng của Bác, bao giờ trăng cũng hiện lên như một tri âm tri kỉ của Người

8 tháng 1 2019

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 29 sgk ngữ văn 8 tập 2) :

- Bài thơ Tức cảnh Pác Bó thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

- Một số bài thơ cùng loại: Nam quốc sơn hà, Cảnh khuya, Nguyên tiêu, Bánh trôi nước, Thiên trường vãn vọng, Tĩnh dạ tứ, Hồi hương ngẫu thư…

Câu 2 ( trang 29 sgk ngữ văn 8 tập 2) :

- Giọng điệu chung của bài thơ là vui, pha chút hóm hỉnh, hài hước

- Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó :

+ "sáng ra bờ suối, tối vào hang" → cuộc sống tự tại, hòa hợp với tự nhiên

+ "cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" → thiếu thốn, đói khổ nhưng vẫn yêu đời, vui vẻ.

+ "bàn đá chông chênh" → sự khó khăn gian khổ của hoàn cảnh sống cũng chính là gian khổ của cuộc chiến đấu chống ngoại xâm.

→ Trải qua rất nhiều khó khăn, gian khổ khi sống ở Pác Bó nhưng Bác vẫn sống ung dung, tự tại và hòa hợp với tự nhiên.

- Bác cảm thấy cuộc sống gian khổ ấy "thật là sang" là bởi vì:

+ Bác đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên hàng đầu.

+ Niềm vui lớn nhất của Người là tìm ra đường giải phóng nước nhà.

+ "sang" Người sống hòa hợp, vui vẻ với tự nhiên.

→ Sự hi sinh thầm lặng của Người- một Nhân cách vĩ đại, cao khiết.

Câu 3 (trang 29 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)::

Thú vui "lâm tuyền" của Hồ Chí Minh và Nguyễn Trãi:

- Giống nhau:

+ Đều sống hòa hợp, vui vẻ, chan hòa với tự nhiên.

+ Thuận theo tự nhiên, lấy tự nhiên là nhà.

- Khác nhau:

+ Nguyễn Trãi: bất lực trước thực tại nên lui về ở ẩn, "lánh đục về trong", tự tìm đến cuộc sống ẩn sĩ "an bần lạc đạo".

+ Hồ Chí Minh: ở giữa thiên nhiên do điều kiện cách mạng bắt buộc, Bác thiếu thốn mọi thứ từ đồ dùng, thực phẩm, cho tới nhà ở. Người hoạt động cách mạng, tìm đường hướng cứu nước giúp đời.

8 tháng 1 2019

Hướng dẫn soạn bài:

Câu 1 (trang 29 sgk ngữ văn 8 tập 2) :

- Bài thơ Tức cảnh Pác Bó thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

- Một số bài thơ cùng loại: Nam quốc sơn hà, Cảnh khuya, Nguyên tiêu, Bánh trôi nước, Thiên trường vãn vọng, Tĩnh dạ tứ, Hồi hương ngẫu thư…

Câu 2 ( trang 29 sgk ngữ văn 8 tập 2) :

- Giọng điệu chung của bài thơ là vui, pha chút hóm hỉnh, hài hước

- Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó :

+ "sáng ra bờ suối, tối vào hang" → cuộc sống tự tại, hòa hợp với tự nhiên

+ "cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" → thiếu thốn, đói khổ nhưng vẫn yêu đời, vui vẻ.

+ "bàn đá chông chênh" → sự khó khăn gian khổ của hoàn cảnh sống cũng chính là gian khổ của cuộc chiến đấu chống ngoại xâm.

→ Trải qua rất nhiều khó khăn, gian khổ khi sống ở Pác Bó nhưng Bác vẫn sống ung dung, tự tại và hòa hợp với tự nhiên.

- Bác cảm thấy cuộc sống gian khổ ấy "thật là sang" là bởi vì:

+ Bác đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên hàng đầu.

+ Niềm vui lớn nhất của Người là tìm ra đường giải phóng nước nhà.

+ "sang" Người sống hòa hợp, vui vẻ với tự nhiên.

→ Sự hi sinh thầm lặng của Người- một Nhân cách vĩ đại, cao khiết.

Câu 3 (trang 29 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)::

Thú vui "lâm tuyền" của Hồ Chí Minh và Nguyễn Trãi:

- Giống nhau:

+ Đều sống hòa hợp, vui vẻ, chan hòa với tự nhiên.

+ Thuận theo tự nhiên, lấy tự nhiên là nhà.

- Khác nhau:

+ Nguyễn Trãi: bất lực trước thực tại nên lui về ở ẩn, "lánh đục về trong", tự tìm đến cuộc sống ẩn sĩ "an bần lạc đạo".

+ Hồ Chí Minh: ở giữa thiên nhiên do điều kiện cách mạng bắt buộc, Bác thiếu thốn mọi thứ từ đồ dùng, thực phẩm, cho tới nhà ở. Người hoạt động cách mạng, tìm đường hướng cứu nước giúp đời.

25 tháng 6 2017
Soạn bài: Tôi đi học - Thanh Tịnh

Tóm tắt:

Tôi đi học được bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật "tôi" về những kỉ niệm buổi tựu trường. Đó là cảm giác náo nức, hồi hộp, ngỡ ngàng với con đường, bộ quần áo, quyển vở mới, với sân trường, với các bạn; cảm giác vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi vật, vừa ngỡ ngàng vừa tự tin và vừa nghiêm trang vừa xúc động bước vào giờ học đầu tiên.

Đọc hiểu văn bản

Câu 1:

a. Những kĩ niệm về buổi tựu trường đầu tiên được nhà văn diễn tả theo trình tự:

  • Từ hiện tại nhớ về quá khứ: tiết trời cuối thu, hình ảnh các em nhỏ đến trường gợi cho nhân vật "tôi" nhớ lại.

  • Dòng hồi tưởng của nhân vật "tôi" trở về con đường cùng mẹ tới trưởng.

  • Cảm giác của nhân vật "tôi" khi nhìn thấy ngôi trường ngày khai giảng, khi nhìn các bạn, lúc nghe gọi tên mình vào lớp.

  • Tâm trạng hồi hộp của nhân vật "tôi" lúc ngồi vào chỗ của mình trong giờ học đầu tiên.

Câu 2: Những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi":

  • Con đường, cảnh vật trên đường vốn rất quen nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, nhân vật "tôi" cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình.

  • Nhân vật "tôi" cảm thấy trang trọng và đứng đắn trong chiếc áo vải dù đen dài, cùng mấy quyển vở mới trên tay.

  • Cẩn thận, nâng niu mấy quyển vở, lúng túng muốn thử sức nên xin mẹ được cầm cả bút, thước như các bạn khác.

  • Ngạc nhiên thấy sân trường hôm nay dày đặc cả người, ai cũng ăn mặc sạch sẽ, gương mặt tươi vui và sáng sủa.

  • Ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm khác thường. Nhân vật "tôi" cảm thấy mình bé nhỏ, do đó lo sợ vẩn vơ.

  • Giật mình và lúng túng khi nghe gọi đến tên mình.

  • Càng cảm thấy sợ khi sắp phải rời bàn tay dịu dàng của mẹ.

  • Nghe những tiếng khóc của bạn, cảm thấy bước vào thế giới khác, xa lạ.

  • Vừa ngỡ ngàng, vừa tự tin khi bước vào giờ học đầu tiên.

Câu 3: Thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với các em bé trong lần đầu đi học tỏ ra rất có trách nhiệm, tạo ra ấn tượng tốt đẹp trong các em ngay từ bổi đầu tiên đến trường.

  • Ông đốc là một người lãnh đạo nhà trường rất hiền từ, nhân ái.

  • Thầy giáo trẻ niềm nở, tươi cười đón nhận học sinh lớp mới.

  • Các bậc phụ huynh đều chuẩn bị chu đáo cho con em mình trong buổi tựu trường đầu tiên, đều trân trọng dự buổi khai giảng và hồi hộp cùng các em.

Câu 4: Những hình ảnh so sánh được nhà văn sử dụng trong truyện ngắn rất sinh động, rất đặc sắc:

  • Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.

  • Trước mắt tôi, trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp.

  • Họ như những con chim con đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời rộng muốn bay, những con ngập ngừng e sợ.

Câu 5: Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Tôi đi học là sử dụng các hình thứ nhân hóa và so sánh đầy thi vị, giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng gợi cảm.

  • Chất thơ của truyện tỏa ra từ thái độ, cử chỉ, gương mặt và lời nói của mỗi người rất tinh tế, gợi cảm. Chất thơ toát ra từ lòng người mẹ hiền thương yêu con. Đã mất lần tác giả tra bàn tay của người mẹ.

  • Truyện được cấu tạo theo dòng hồi tưởng, mạch truyện phát triển theo trình tự thời gian và cảm nghĩ chân thành của nhân vật "tôi".

  • Trong truyện, có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các phương thức kể và tả. Điều đó giúp cho cảm xúc, tâm trạng của nhân vật được thể hiện một cách tự nhiên, hợp lí.

Sức cuốn hút của tác phẩm được tạo nên từ:

  • Tình huống truyện.

  • Ý nghĩ ngây thơ của nhân vật "tôi".

  • Hình ảnh thiên nhiên, ngôi trường và những nhân vật khác qua lời kể của nhân vật "tôi".

Câu 6: Ý nghĩa

"Tôi đi học" là một trang hồi ức của Thanh Tịnh, là trang văn đầy chất thơ kỉ niệm ngày tựu trường thời thơ ấu. Chất thơ ở giọng văn nhẹ nhàng truyền cảm. Nó khơi gợi tâm hồn, kí ức ngày cắp sách đến trường của mỗi chúng ta. "Tôi đi học" là tiếng lòng man mác, bâng khuâng cua một thời để thương, để nhớ và yêu quý vô cùng.

27 tháng 7 2017

Soạn bài tôi đi học của Thanh Tịnh

I. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1.

Không khí và cảnh vật vào cuối thu “lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc” đã gợi lên trong lòng nhân vật “tôi” những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên. Đọc lại toàn bộ truyện ngắn, em thấy nhà văn diễn tả những kỉ niệm theo trình tự thời gian, không gian. Lúc đầu là buổi sớm mai mẹ dẫn đi trên con đường làng. Sáng đó đứng giữa sân trường, một hồi trống vang lên, nghe ông đốc đọc tên và dặn dò…

Câu 2. Những hình ảnh và chi tiết của nhân vật “tôi”.

- Tác giả đã dùng phương pháp nhân hóa để viết những câu văn giàu hình tượng và biểu cảm.

+ “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.

+ “Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính trong tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học”.

+ Trong chiếc áo vải dù đen dài tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn.

+ Chú bé cũng như những trò khác “bỡ ngỡ đứng nép bên người thân” chỉ dám “nhìn một nưa”, chỉ dám “đi từng bước nhẹ”; “lo sợ vẩn vơ”, ngập ngừng e sợ, “thèm vụng và ao ước thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ”.

+ Lúng túng khi ông đốc nói: thôi, các em đứng đây xếp hàng để vào lớp. Một số bạn khóc, tôi nức nở khóc theo.

+ Được ông đốc học dỗ dành: “Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà…”.

+ Tiếng phấn của thầy giáo gạch mạnh trên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật. “Tôi vòng tay lên bàn nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đọc: Bài viết tập: TÔI ĐI HỌC Tất cả những dẫn chứng trên được hồi tưởng và diễn tra rất chân thực rất cụ thể, rất ấn tượng và tinh tế lạ thường. Đó là tâm lí chung của rất nhiều học trò lần đầu tiên đi học!

Câu 3. Thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với các em lần đầu đi học thật là đẹp đẽ, đáng kính.

- Ông đốc có giọng nói ân cần, cặp mắt hiền từ. Thầy giáo lớp 5 đón 28 học trò mới với “gương mặt tươi cười” chứng tỏ thầy là người vui tính, giàu lòng yêu thương.

- Người mẹ rất thương yêu con, đã quan tâm, dõi theo từng bước đi của con mình với bao âu yếm, động viên… đặc biệt từ khi con đi trên đường đến lúc tới trường, xếp hàng vào lớp học. Như thế thái độ và cử chỉ của những người lớn đối với học trò rất tinh tế, ngọt ngào bởi đó là ngày đầu tiên đi học của con.

Câu 4. Những hình ảnh so sánh được nhà văn sử dụng trong truyện ngắn rất sinh động, rất đặc sắc:

+ … Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.

+ Trước mắt tôi, trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp.

+ Họ như những con chim con đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời rộng muốn bay, những con ngập ngừng e sợ.

Câu 5. Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Tôi đi học là sử dụng các hình thứ nhân hóa và so sánh đầy thi vị, giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng gợi cảm.

- Chất thơ của truyện tỏa ra từ thái độ, cử chỉ, gương mặt và lời nói của mỗi người rất tinh tế, gợi cảm. Chất thơ toát ra từ lòng người mẹ hiền thương yêu con. Đã mất lần tác giả tra bàn tay của người mẹ.

- Truyện được bố cục trong dòng hồi tưởng. Kết hợp hài hòa giữa kể và tả với sự bộc lộ tâm trạng, cảm xúc của con người. Hình ảnh thiên nhiên, ngôi trường và các học sinh giàu sức gợi cảm. Toàn bộ truyện ngắn toát lên một chất trữ tình thiết tha, êm dịu. “Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”. Lúc xếp hàng vào lớp, đứa con cảm thấy “có một bàn tay dịu dàng” của mẹ đẩy con tới trước như động viên, khích lệ. Lúc đứa con bé bỏng “khóc nức nở” thì “một bàn tay quen thuộc nhẹ vuốt mái tóc”. Như vậy, cùng với chất thơ toát ra ở lời nói của ông đốc, ở gương mặt thầy giáo, thì ở người mẹ hiền là tấm lòng và bàn tay truyền cảm, tạo cho người đọc một sự xúc động bâng khuâng.

Câu 6. Ý nghĩa. “Tôi đi học” là một trang hồi ức của Thanh Tịnh, là trang văn đầy chất thơ kỉ niệm ngày tựu trường thời thơ ấu. Chất thơ ở giọng văn nhẹ nhàng truyền cảm. Nó khơi gợi tâm hồn, kí ức ngày cắp sách đến trường của mỗi chúng ta. “Tôi đi học” là tiếng lòng man mác, bâng khuâng cua một thời để thương, để nhớ và yêu quý vô cùng.

21 tháng 2 2016

 

I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

1. Tác giả

Ru-xô (1712 - 1778) là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động xã hội Pháp. Ông là tác giả của những tiểu thuyết nổi tiếng: Giuy-li hay Nàng Hê-lô-i-dơ mới, Ê-min hay Về giáo dục.

 

2. Tác phẩm

Ê-min hay về giáo dục là tác phẩm của nhà văn Pháp G.-G. Ru-xô, một thiên "luận văn - tiểu thuyết" nội dung đề cập đến việc giáo dục một em bé từ khi mới ra đời cho đến lúc khôn lớn. Tác phẩm chia thành năm quyển tương ứng với năm giai đoạn liên tiếp của quá trình giáo dục. Giai đoạn thứ nhất bắt đầu từ khi em bé mới sinh đến khoảng hai, ba tuổi. Nhiệm vụ giáo dục chủ yếu là làm sao cho cơ thể em được phát triển theo tự nhiên. Theo tác giả, thông thường không gì bằng cha mẹ nuôi dạy con cái, nhưng để cho thuận tiện, ông giả thiết Ê-min mồ côi được giao phó cho một gia sư chỉ đạo việc dạy dỗ ngay từ buổi ban đầu, và chính ông tạm đảm nhiệm vai trò quan trọng ấy. Ê-min được nuôi nấng ở nông thôn không khí trong lành, xa các đô thị. Đừng quấn tã lót chặt quá cho em và hãy tập cho em quen tắm bằng nước lạnh, thậm chí giá buốt. Chớ để cho em nhiễm phải bất cứ thói quen nào, nó chỉ có tác dụng tai hại sinh ra những nhu cầu giả tạo ngoài các nhu cầu của tự nhiên. Cần mau chóng giúp đỡ em nếu em khóc vì trong người khó chịu. Nhưng nếu khóc để làm nũng người lớn ư? em cứ việc khóc (Quyển I).

Khoảng từ bốn, năm tuổi đến mười hai tuổi là giai đoạn giáo dục cho Ê-min một số nhận thức bước đầu, nhưng giáo dục một cách nhẹ nhàng, không gò bó, không thuyết lí, không ngại bỏ phí thời gian. "Nguyên tắc lớn nhất, quan trọng nhất và hữu ích nhất... không phải là giành lấy thời gian mà là để mất nó đi". Ê-min đương ở lứa tuổi vui vẻ, vô tư lự; ta đừng nên hi sinh cái hiện tại ấy cho một tương lai bấp bênh, hãy cứ để em dần dần qua kinh nghiệm mà tự học. Đừng nhắc Ê-min nếu em nghịch ngợm đập vỡ cửa kính. Cứ để mai kia gió lạnh tràn vào phòng, em sẽ hiểu việc mình làm là sai. Ê-min sẽ học đọc, học viết khi nào em thấy cần thiết mà cũng chỉ cần biết đọc, biết viết là đủ. Thật sai lầm nếu muốn dạy cho trẻ em ngoại ngữ, địa lí, lịch sử. Ngay đến cả ngụ ngôn của La Phông-ten cũng chỉ gây tác hại. Đây cũng là giai đoạn Ê-min tiếp tục rèn luyện cơ thể, rèn luyện các giác quan, làm quen với gian khổ để cho tâm hồn được cứng rắn (Quyển II). Từ 12 - 15 tuổi là giai đoạn Ê-min được trang bị một số kiến thức khoa học. Công việc cần tiến hành khẩn trương vì ở lứa tuổi này các đam mê sắp bắt đầu xuất hiện, và "khi chúng đã gõ cửa rồi thì học trò của các bạn sẽ chỉ còn lưu ý đến chúng mà thôi". Tuy nhiên, Ê-min chỉ học những cái gì hữu ích; hơn nữa không phải học tập trong sách vở trừu tượng mà trong thực tiễn sinh động của cuộc đời và thiên nhiên. Chẳng hạn, hai thầy trò bị lạc trong rừng bàn bạc với nhau về phương hướng để tìm được lối ra là một bài học địa lí thực sự; Ê-min đến hội chợ xem gã làm trò điều khiển con vịt bằng sáp đuổi theo đớp mồi trong chậu nước mà hiểu thế nào là nam châm hút sắt... Rô-bin-xơn Cru-xô là quyển sách đầu tiên Ê-min đọc và trong thời gian lâu dài đó là quyển duy nhất trong tủ sách của em. Để đề phòng mọi bất trắc xảy ra trong cuộc đời, Ê-min sẽ học một nghề lao động chân tay; gia sư hướng cho em chọn nghề thợ mộc. Qua các kiến thức thu thập được, khả năng lập luận, phán đoán của em sẽ dần dần phát triển (Quyển III). Từ 16 - 20 tuổi là giai đoạn giáo dục về đạo đức và tôn giáo. Lứa tuổi này có nhiều đam mê. Không nên bóp nghẹt những đam mê ấy mà nên hướng chúng vào những tình cảm tự nhiên, tốt đẹp, biết yêu mến người nghèo, biết thương xót những nỗi đau khổ của đồng loại. Đến 18 tuổi, Ê-min mới tiếp xúc với vấn đề tôn giáo. Em không bị bắt buộc theo tôn giáo nào mà ông thầy chỉ giảng giải cho em thấy sự có mặt của Thượng đế qua bức tranh hài hoà tuyệt diệu của tự nhiên. Tác giả trình bầy quan điểm tín ngưỡng tự nhiên thần trọng mục Phát biểu tín ngưỡng của một cha xứ miền Xa-voa (Quyển IV). Cuối cùng, Ru-xô bố trí cho Ê-min "tình cờ" gặp gỡ Xô-phi, một cô gái nết na được giáo dục từ tấm bé theo những nguyên tắc tương tự như đối với Ê-min. Hai người yêu nhau. Trước khi cưới, Ê-min đi du lịch hai năm để cho đạo đức và nghị lực được thử thách và cũng là để có dịp được hiểu biết thêm về cách tổ chức chính trị ở một số quốc gia châu Âu. Khi hai vợ chồng đã có con bấy giờ mới là lúc người gia sư hết nhiệm vụ (Quyển V).

Theo quan niệm của Ru-xô, con người vốn tốt lành khi từ bàn tay tạo hoá đi ra, nhưng xã hội làm cho con người trở thành hư hỏng. Đầu óc thơ ngây của trẻ em giống như tờ giấy trắng. Nhiệm vụ ông thầy không phải là nhồi nhét cho học sinh thật nhiều kiến thức, mà là giữ cho khối óc của em được trong trắng mãi như lúc ban đầu, không bị lôi cuốn vào những rác rưởi của cuộc đời. Phương pháp giáo dục "phủ định" của Ru-xô rõ ràng có tính chất phong kiến. Quan điểm giáo dục của Ru-xô còn thấm nhuần tinh thần dân chủ và tự do. Nhà văn chủ trương giáo dục trẻ em "theo phương châm tự do, vì mục đích của tự do", không bắt em lệ thuộc vào ai nhưng cũng không để cho em bắt ai lệ thuộc vào mình. Ông phê phán tình trạng "con người ta sinh ra đời, khi sống và khi chết đều ở trong vòng nô lệ: khi mới đẻ thì bị tã lót trói buộc, khi chết thì bị nhốt trong quan tài, thời gian sống làm người thì bị các chế thiết xã hội xiềng xích". Ông cho rằng mục đích của giáo dục không phải là đào tạo những con người có quyền cao chức trọng mà là đào tạo những con người biết sống và biết lẽ sống. Tuy quan điểm giáo dục của Ru-xô có nhiều nét cực đoan và ảo tưởng, nhưng các khía cạnh tiến bộ như lí luận kết hợp với thực tiễn, học văn hoá kết hợp với học lao động... nhằm đào tạo những con người hữu ích cho xã hội cho đến nay vẫn còn giá trị. Ê-min hay về Giáo dục là một luận văn giàu tính chất tiểu thuyết. Đó là hình thức trung gian, là cái gạch nối giữa hai thể loại ấy nếu như chưa muốn nói rằng tác phẩm này là một dạng tiểu thuyết ở Pháp trong thế kỉ XVIII bên cạnh Những bức thư Ba-tư, Cháu ông Ra-mô hay Giắc, người theo thuyết định mệnh. Văn Ru-xô nhẹ nhàng, giàu hình ảnh, có sức lôi cuốn độc giả.

Phùng Văn Tửu

(Từ điển văn học, tập một, NXB Khoa học xã hội, tập I, 1983)

Văn bản bài học được trích từ quyển V - quyển cuối cùng của tác phẩm Ê-min hay Về giáo dục (1762), trong đó nhà văn bàn luận về chuyện giáo dục.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Ba luận điểm ứng với 3 đoạn của văn bản:

- Người ta sẽ cảm nhận được ý nghĩa của tự do, thoát khỏi những ràng buộc khi đi bộ ngao du. (đoạn 1 : từ "Tôi chỉ quan niệm.." đến " cho đôi bàn chân nghỉ ngơi.").

- Bằng hình thức đi bộ ngao du, người ta có thể tuỳ thích lựa chọn, thu lượm những tri thức mà mình quan tâm. (Đoạn 2 : " Đi bộ ngao du là đi như" đến "không thể làm tốt hơn.").

- Đi bộ ngao du là một hình thức giúp cho người ta khoẻ mạnh cả về tinh thần và thể chất. (Đoạn 3 : từ "biết bao hứng thú" đến hết).

2. Trật tự các luận điểm ở đây được sắp xếp hợp lí. Hợp lí trong sự thể hiện tư tưởng của tác giả : lòng khao khát tự do. Suốt đời Rut-xô theo điểm đấu tranh cho tự do. Cho nên chủ đề về tự do được đề cập đến trước tiên. Tuổi thơ Rut-xô lại không được học hành, trong tình yêu tự do còn bao gồm cả khát khao tìm hiểu, học hỏi tri thức. Cho nên, chủ đề về thu lượm, trau dồi hiểu biết, tri thức về cuộc sống được ông đề cập đến tiếp sau chủ đề về tự do.

3. Nhà văn dùng đại từ nhân xưng "ta" khi đưa ra những khái quát, nhận định chung, dùng "tôi" khi bộc lộ những thể nghiệm sinh động của riêng mình. Những nhận định chung, khái quát đi được bổ sung bằng những thể nghiệm của cá nhân nhà văn khiến cho chất nghị luận của bài văn không xơ cứng. Có khi nhà văn mượn vai Ê-min để thể hiện, thì thực chất cũng là một sự hoá thân từ cái "tôi" của tác giả để trình bày vấn đề sinh động hơn, hấp dẫn thuyết phục hơn.

Qua bài văn, chúng ta thấy một Ru-xô giản dị, gần gũi với tự nhiên, yêu tự do và luôn theo đuổi, khám phá những chân trời tri thức mới lạ.

III. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

1. Tóm tắt

Từ kinh nghiệm thực tế của mình, tác giả bàn luận về sự hứng thú và ích lợi của việc ngao du bằng cách đi bộ.

2. Cách đọc

 

Đọc bài luận bằng tiết tấu chậm, rõ ràng, khúc chiết.

 

22 tháng 2 2016

 

BÀI TOÁN DÂN SỐ

(Thái An)

 

 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Về vấn đề nêu trong văn bản:

Viết về hiểm hoạ của việc gia tăng dân số quá nhanh - một đề tài vừa khó vừa khô khan, tác giả đã chọn cách vào đề thật hấp dẫn, vừa thực tế, vừa giàu sức thuyết phục. Từ câu chuyện nhà giàu kén rể đến 64 ô bàn cờ với một lượng tóc "nhiều đến mức có thể phủ khắp bề mặt Trái Đất", bạn đọc dễ dàng hình dung về sự gia tăng dân số chóng mặt với tốc độ sinh sản như hiện nay.

2. Về cấu trúc và giá trị nội dung của văn bản:

a) Đề cập về một vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội, văn bản Bài toán dân số được cấu trúc thành ba phần: Phần mở bài (từ đầu cho đến "sáng mắt ra"...), tác giả nêu ra vấn đề: bài toán dân số và kế hoạch hoá gia đình đã được đặt ra từ thời cổ đại; Phần thân bài (từ "Đó là câu chuyện từ bài toán cổ..." cho đến "...sang ô thứ 31 của bàn cờ"), tác giả làm rõ vấn đề đã được nêu ra: Tốc độ gia tăng nhanh chóng của dân số thế giới và Phần kết bài (từ "Đừng để cho..." đến hết): kêu gọi loài người cần kiềm chế tốc độ gia tăng dân số.

b) Trước hết, bài toán cổ và ý nghĩa về sự gia tăng nhanh chóng của số lượng: ô đầu tiên của bàn cờ chỉ là một hạt thóc, nếu gia tăng theo cấp số nhân thì đến hết 64 ô. Tốc độ gia tăng thực sự rất lớn ngoài sức tưởng tượng.

Thứ hai, sự gia tăng dân số của thế giới giống như lượng thóc tăng lên trong các ô bàn cờ. Lịch sử loài người tính đến năm 1995 đã là 5,63 tỉ người, nằm ở khoảng ô thứ ba mươi của bàn cờ trong bài toán cổ.

Thứ ba, để mỗi gia đình chỉ sinh hai con là điều rất khó thực hiện, vì trên thực tế, tỉ lệ phổ biến là phụ nữ sinh hơn hai con. Trong khi nếu đúng là mỗi gia đình chỉ sinh hai con thì chúng ta đang "mon men sang ô thứ 31 của bàn cờ".

c) Về cách thức thể hiện, với việc sử dụng câu chuyện kén rể của nhà thông thái, tác giả đã làm nổi bật vấn đề tốc độ gia tăng dân số; đồng thời làm tăng sức hấp dẫn cho bài viết. Mượn xưa để nói nay, sự giống nhau giữa số thóc tăng theo cấp số nhân với công bội hai và tình trạng bùng nổ dân số cả khi mỗi gia đình chỉ sinh hai con đã cho người đọc hình dung được một cách cụ thể về tốc độ gia tăng dân số. Tốc độ gia tăng nhanh đến mức bùng nổ được cảnh báo bằng hình ảnh một lượng thóc khổng lồ "có thể phủ kín bề mặt Trái Đất"...

c) Vì chính cuộc sống của chúng ta, hãy nhận thức đầy đủ về vấn đề dân số, cùng có trách nhiệm trong việc hạn chế sự gia tăng dân số. Đây chính là điều mà tác giả của bài viết mong muốn ở người đọc.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

 

Văn bản ngắn gọn, trong đó các con số nói lên được nhiều điều. Cần đọc to, rõ ràng các con số để làm tăng thêm sức thuyết phục cho các lập luận của tác giả.

15 tháng 12 2017
Soạn bài: Bài toán dân số Hướng dẫn soạn bài

Tóm tắt :

Bài toán dân số là một vấn đề không mới. Tác giả nêu câu chuyện kén rể của nhà thông thái từ một bài toán cổ trên 1 bàn cờ tướng 64 ô. Theo đó thì thừ khai thiên lập địa đến năm 1995, dân số thế giới đạt đến ô thứ 30 với điều kiện mỗi gia đình chỉ có 2 con. Trong thực tế 1 phụ nữ có thể sinh nhiều con. Tính theo bài toán cổ thì số dân đã mon men sang ô thứ 34 của bàn cờ. Cuối cùng tác giả báo động về con đường “tồn tại hay không tồn tại”.

Bố cục :

- Phần 1 (từ đầu … sáng mắt ra) : Bài toán dân số đặt ra từ thời cổ đại.

- Phần 2 (tiếp … ô thứ 31 của bàn cờ) : Sự tăng nhanh khủng khiếp của dân số.

+ Luận điểm 1 (Đó là câu… nhường nào) : Câu chuyện kén rể của nhà thông thái.

+ Luận điểm 2 (bây giờ … không quá 5%) : Sự phát triển của dân số thế giới.

+ Luận điểm 3 (trong thực tế … 34 của bàn cờ): tỉ lệ sinh của phụ nữ Á và Phi.

- Phần 3 (còn lại) : kêu gọi loài người hạn chế gia tăng dân số.

Câu 1 (trang 131 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): (bố cục như đã chia phần trên)

Câu 2 (trang 131 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

- Vấn đề chính tác giả muốn đặt ra : sự gia tăng dân số thế giới tốc độ chóng mặt, con người cần hạn chế sự gia tăng dân số để tồn tại.

- Điều làm tác giả sáng mắt ra là sự gia tăng dân số trong thời buổi nay đã được đặt trong một bài toán cổ đại.

Câu 3 (trang 131 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Câu chuyện kén rể của nhà thông thái làm nổi bật vấn đề gia tăng dân số, sự liên tưởng đến số thóc với dân số thật bất ngờ, thú vị, tạo nên hình dung cụ thể.

Câu 4 (trang 132 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

- Việc đưa ra những con số về tỉ lệ sinh con là bằng chứng rõ ràng cho thấy tỉ lệ sinh của phụ nữ Á, Phi vô cùng mạnh.

- Các nước thuộc châu Phi có Nê-pan, Ru-an-đa, Tan-za-ni-a, Ma-đa-gát-xca. Các nước Việt Nam, Ấn Độ thuộc châu Á. Hai châu lục này có tỉ lệ các nước kém phát triển cao, nghèo, và tỉ lệ gia tăng dân số mạnh.

Câu 5 (trang 132 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Văn bản này đưa đến cho chúng ta hiểu biết về tình hình gia tăng dân số đáng báo động trên thế giới và Việt Nam, để từ đó chúng ta có hành động thiết thực.

Luyện tập

Câu 1 (trang 132 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số là đẩy mạnh giáo dục, đặc biệt là giáo dục phụ nữ.

Câu 2 (trang 132 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Sự gia tăng dân số có tầm quan trọng to lớn với tương lai nhân loại, nhất là với các dân tộc còn nghèo nàn, lạc hậu vì :

- Dân số tăng kèm theo nhu cầu kinh tế để nuôi dạy con cái.

- Gia đình đông con dễ dẫn đến sự giáo dục, chăm sóc thiếu chu đáo, thất học.

- Đất chật người đông, đời sống con người càng thêm khó khăn.

Câu 3 (trang 132 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Dân số tăng mỗi năm (từ năm 2000 đến 2010) là 77 258 877. Vậy từ năm 2000 – 2003, sau 3 năm dân số sẽ tăng 77 258 877 x 3 = 231 776 631.

Dân số Việt Nam theo số liệu thống kê vào năm 2016 là 94 104 871 người

⇒ gấp gần 2,5 lần so với Việt Nam.

13 tháng 11 2017

Hướng dẫn soạn bài " Ôn dịch, thuốc lá" - Văn lớp 8

I.Tìm hiểu chung:

1.Đọc, hiểu chú thích, bố cục:

- Bố cục: Gồm 3 phần

+ Phần 1: Từ đầu ... nặng hơn cả AIDS

=>Thông báo

+ Phần 2: Tiếp ... con đường phạm luật

=>Tác hại

+ Phần 3: Còn lại

=>Kiến nghị

- Phương thức: thuyết minh

- Nhan đề: có dấu phẩy để nhấn mạnh, gây ấn tượng và có thể hiểu đó như là tiếng chửi rủa.

II.Tìm hiểu văn bản:

1.Thông báo về nạn dịch:

- Nghệ thuật: lập ý theo lối gián tiếp: từ xa đến gần, biện pháp so sánh

=>Qua đó, chúng ta thấy ôn dịch, thuốc lá đang đe dọa tới sức khỏe của con người – đó chính là một hiểm họa to lớn.

2.Tác hại của thuốc lá:

a. Tác hại đối với sức khỏe con người”

* Đối với người hút: gây ra nhiều bệnh tật

* Đối với người xung quanh: thuốc lá rất độc hại đối với những người xung quanh đặc biệt là thai nhỉ và trẻ nhỏ.

b. Tác hại tới đạo đức con người:

- Ăn trộm

- Nghiện thuốc lá -> Ma túy

=>Thuốc lá hủy hoại lối sống nhân cách của con người, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên.

3. Kiến nghị chống thuốc lá:

- Với các biện pháp đưa ra ví dụ, số liệu và phương pháp so sánh từ đó tác giả muốn nói lên chiến dịch chống hút thuốc lá trên thế giới.

- Từ đó, khiến người đọc tin ở chiến dịch chống thuốc lá, hành động không hút thuốc lá và tuyên truyền tới mọi người.

III.Tổng kết:

1.Nghệ thuật:

- Phương pháp: thuyết minh

- So sánh, liệt kê

- Lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục

2.Nội dung:

- Hiểu được tác hại của thuốc lá và chống lại nạn ôn dịch này.

P/s: Bạn đọc qua bài đi nữa nhé thì khi hok bạn sẽ hiểu bài hơn đó !!!

22 tháng 2 2016

 

ÔN DỊCH, THUỐC LÁ

(Nguyễn Khắc Viện)

 

 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Về vấn đề nêu trong văn bản:

"Hút thuốc lá là có hại cho sức khoẻ". Thông điệp ấy được ghi trên hầu hết các vỏ bao thuốc lá, những người hút thuốc lá đều biết nhưng không phải ai cũng ý thức được tác hại nhiều mặt của thuốc lá đối với cộng đồng.

2. Về cấu trúc và giá trị nội dung của văn bản:

a) Ngay từ nhan đề của văn bản: Ôn dịch, thuốc lá đã cho thấy tính chất nghiêm trọng và bức xúc của vấn đề. Thuốc lá ở đây là nói đến tệ nghiện thuốc lá. Nó được ví một cách rất thoả đáng với ôn dịch, xem như một thứ bệnh nguy hiểm đến tính mạng của con người và rất dễ lây lan. Hơn nữa, từ ôn dịch còn mang sắc thái biểu cảm. Nghiện thuốc lá được nói đến trong một cảnh báo gay gắt, đến mức nó đáng trở thành một đối tượng để nguyền rủa.

b) Có thể hình dung bố cục của bài viết này theo bốn phần. Phần thứ nhất (từ đầu cho đến "nặng hơn cả AIDS"), tác giả nêu vấn đề đồng thời với nhận định về tầm quan trọng và tính nghiêm trọng của vấn đề: "Ôn dịch thuốc lá đe doạ sức khoẻ và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS".

Tác giả bắt đầu phần thứ hai bằng cách dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về cách đánh giặc (từ "Ngày trước"... cho đến "tổn hao sức khoẻ"). So sánh việc chống hút thuốc lá với đánh giặc ngoại xâm, tác giả đã tạo ra một ấn tượng mạnh trước khi tiến hành phân tích y học về tác hại của thuốc lá. Những kết quả nghiên cứu của y học trở thành hệ thống luận cứ rõ ràng, thuyết phục tuyệt đối. Thuốc lá gặm nhấm sức khoẻ của con người tựa như tằm ăn dâu. Nguy hiểm, đáng sợ hơn, sự gặm nhấm của thuốc lá lại vô hình, không nhìn thấy ngay được. Chỉ có hậu quả của nó, những căn bệnh hiểm nghèo là sờ sờ trước mắt chúng ta. Và, không chỉ có thế, tác giả tiến hành phân tích cả những ảnh hưởng thiệt hại của thuốc lá đến đời sống kinh tế của con người, dù chỉ là bệnh viêm phế quản...

Từ những tác hại trực tiếp đến sức khoẻ của con người, của người hút thuốc lá, đến phần ba (Từ "Có người bảo" đến "con đường phạm pháp"). Tác giả đặt ra vấn đề mang tính xã hội. Bằng giả định: "Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!", tác giả tiến tới lập luận về tác hại của thuốc lá đối với cả những người không hề hút thuốc lá. Phủ nhận nhận định trong giả định, chứng cứ khoa học cho thấy hút thuốc lá chủ động và hút thuốc lá bị động đều dẫn đến nguy hại cho sức khoẻ. Chống hút thuốc lá không còn là vấn đề chỉ của riêng cá nhân mà, vì nó trực tiếp làm hại cả cộng đồng, cho nên, chống thuốc lá là việc của toàn xã hội.

c)Ôn dịch, thuốc lá là một văn bản nghị luận khoa học sắc sảo, nghệ thuật lập luận và thuyết minh đạt đến một trình độ điêu luyện. Vì thế nó mang tính thuyết phục cao, truyền tải được ở mức tối ưu thông điệp chống nạn bệnh hút thuốc lá.

II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

Nêu ra những tấm gương bài trừ tệ nghiện thuốc lá, tác giả kêu gọi mọi người đồng sức đồng lòng chống lại căn bệnh nguy hiểm này.

Bài viết có tính chất chính luận, tác giả sử dụng nhiều câu ngắn, nhịp nhanh, cấu trúc lặp khá phổ biến. Do đó khi đọc cần rõ ràng, rành mạch, từng câu từng chữ. Một số từ ngữ cần phải đọc nhấn giọng để làm rõ ý tranh luận.

Ví dụ: "Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!". "Xin đáp lại...."

11 tháng 9 2017

Bố cục: Chia làm 2 phần:

- Phần 1: diễn biến câu chuyện lão Hạc bán chó.

- Phần 2: Cái chết của lão Hạc

Tóm tắt:

Lão Hạc là một nông dân ngheo hiền lành chất phác,vợ mất sớm,con trai vì không lấy được vợ quẫn trí bỏ đi đồn điền cao su. Lão chỉ còn người bạn duy nhất là một con chó vàng mà lão gọi một cách âu yếm là cậu Vàng. Một người hay sang chơi với lão là ông giáo môt tri thức nghèo. Sau một lần ốm nặng lão không thể đi làm thêm được nữa. Mà lão lai không muốn động đến khoản tiên để dành cho con trai. Lão có gì ăn lấy cuôi cùng lão phải bán cậu Vàng đi. Lấy khoản tiền đo gửi cho ông giáo để lo chuyện ma chay sau này. Lão sang nha Binh tư xin it bả chó. Khi nge Binh tư kể ông giáo rất thất vọng. Nhưng không ai ngờ lão hac lại chết, chết một cách đau đớn, quằn quại. Lí do của cai chết này chắc chỉ Binh Tư và ông giáo mới biết được.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1: Phân tích diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán chó. Qua đó, em thấy lão Hạc là người như thế nào?

- Tình cảm của lão Hạc đối với "cậu Vàng" của lão được tác giả thể hiện thật cảm động:

+ "Lão gọi nó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự".

+ "Thỉnh thoảng không có việc gì làm, lão lại bắt rận cho nó hay đem nó ra ao tắm". + "Cho nó ăn cơm trong một cái bát như một nhà giàu (…)".

+ "Lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ".

+ "Rồi lão chửi yêu nó, lão nói với nó như nói với đứa cháu bé về bố nó".

- Tình thế cùng đường khiến lão phải tính đến việc bán "cậu Vàng" thì trong lão diễn ra một sự dằn vặt đau khổ.

+ Lão kể lại cho ông giáo việc bán "cậu Vàng" với tâm trạng vô cùng đau đớn: "Lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước". Đến nỗi ông giáo thương lão quá "muốn ôm chầm lấy lão mà òa lên khóc".

+ Khi nhắc đến việc cậu Vàng bị lừa rồi bị bắt, lão Hạc không còn nén nỗi đau đớn cứ dội lên: "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc".

Lão Hạc đau đớn đến không phải chỉ vì quá thương con chó, mà còn vì lão không thể tha thứ cho mình vì đã nỡ lừa con chó trung thành của lão. Ông lão "quá lương thiện ấy cảm thấy lương tâm đau nhói khi thấy trong đôi mắt con chó bất ngờ bị trói có cái nhìn trách móc…". "Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó".

Phải có trái tim vô cùng nhân hậu và trong sạch thì mới bị dày vò lương tâm đau đớn đến thế, mới cảm thấy có lỗi với một con cho như vậy.

Câu 2:

- Cái chết đau đớn của lão Hạc:

+ Cái đói cái khổ đã cướp đi tính mạng của ông, một xã hội bị bần cùng hóa con người không có một chút lương tựa.

+ Ông đã đau đớn và bệnh tật nặng nên cái chết của ông cũng được coi là một cuộc giải thoát.

+ Ông chết đi là đang thoát khỏi cái nghèo khổ, cái túng thiếu.

+ Cái chết của ông đã có một giá trị tố cáo sâu sắc, những bọn quan lại sống không nhân tính để nhân dân lầm than đói khổ.

- Lão Hạc không muốn hàng xóm nghèo phải phiền lụy về cái xác già của mình, đã gửi lại ông giáo toàn bộ số tiền dành nhìn ăn nhịn tiêu của lão để nhờ ông giáo đem ra, nói với hàng xóm lo giúp cho lão khi lão chết. Con người hết sức hiền hậu ấy cũng là con người hết sức tự trọng, quyết không nhận của bố thí, chỉ biết sống bằng bàn tay lao động của mình. Lão là con người coi trọng nhân phẩm hơn cả cuộc sống.

Câu 3: Em thấy thái độ, tình cảm của nhân vật "tôi" đối với lão Hạc như thế nào?

- Người kể chuyện (cũng chính là tác giả tuy không nên đồng nhất hoàn toàn nhân vật với nguyên mẫu) đã phát biểu suy nghĩ về cách nhìn người: "Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm và hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi, toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thương".

- Trong Lão Hạc, nhà văn cho rằng, đối với người nông dân lao động, phải "cố tìm mà hiểu họ" thì mới thấy rằng chính những con người bề ngoài lắm khi "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi" ấy chính là "những người đáng thương" và có "bản tỉnh tốt", có điều "cái bản tính tốt" ấy của họ thường bị những nỗi khổ cực, những lo lắng trong cuộc sống "che lấp mất". Tức là, nhà văn đặt ra vấn đề phải có tình thương, có sự cảm thông và phải có cách nhìn có chiều sâu, không hời hợt, phiến diện chỉ thấy cái bề ngoài, nhất là không thành kiến, tàn nhẫn.

- Suy nghĩ của nhân vật "tôi" trên đây chính là một quan điểm quan trọng trong "đôi mắt", ý thức sáng tạo của nhà văn Nam Cao.

Câu 4:

- Thứ nhất : "Cuộc đời quả thật cứ ngày một thêm đáng buồn" là sự ngỡ ngàng thất vọng của ông giáo trước việc làm và nhân cách của lão Hạc (do hiểu nhầm), nỗi đắng cay chua chát trước cuộc đời và nhân tình thế thái : Cái nghèo có thể đổi trắng thay đen, biến con người lương thiện như lão trở thành kẻ trộm cắp như Binh Tư.

- Thứ hai : "không .... Khác" chính là sự khẳng định mạnh mẽ niềm vui, niềm tin của ông giáo về nhân cách cao đẹp của lão Hạc, không gì có thể huỷ hoại được nhân phẩm của người lương thiện. Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn do có những con người như lão Hạc, tuy hoàn cảnh éo le nhưng vẫn giữ đk tâm hồn sáng trong khiến cho chúng ta có quyền hi vọng, tin tưởng.

Tuy vậy, cuộc đời đáng buồn theo nghĩa khác vì có những con nguời lương thiện lại phải chịu nỗi đắng cay, bất hạnh. Điều đó thể hiện nỗi xót xa của ông giáo với số phận, cuộc đời tăm tối, bế tắc của người nông dân nghèo trong xã hội cũ

Câu 5:

- Cái hay của truyện thể hiện rõ nhất ở chỗ:

+ Rất mực chân thực.

+ Thấm đượm cảm xúc trữ tình.

- Việc kể chuyện bằng lời kể của nhân vật "tôi" có hiệu quả nghệ thuật rất cao vì nó gây xúc động cho người đọc.

- Qua nhân vật "tôi", người kể chuyện – tác giả đã biểu lộ tự nhiên những cảm xúc, suy nghĩ của mình.

- Chất trữ tình thể hiện ở giọng kể, ở những câu cảm thán. Nhiều khi không nén được cảm xúc, tác giả đã gọi tên nhân vật lên để trò chuyện, than thở: "Lão Hạc ơi! Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó Vàng của lão?" "Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão có thể làm liều hơn ai hết…", "Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng nhắm mắt…".

Câu 6: Em hiểu thế nào về nhân vật "tôi" qua đoạn trích: "Chao ôi! … che lấp mất".

Em hiểu ý nghĩa của nhân vật "tôi là ở chất trữ tình, thể hiện ở những lời mang giọng tâm sự riêng của "tôi" như:

- Chung quanh việc "tôi" phải bán mấy quyển sách – "ôi những quyển sách rất nâng niu (…) kỉ niệm một thời hăng hái và tin tưởng đầy những say mê đẹp và cao vọng".

- Và thể hiện rõ nhất là những đoạn văn trữ tình đậm màu sắc triết lí: "Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta…"

Những câu văn triết lí đó là những suy nghĩ gan ruột nên có sức thuyết phục đặc biệt.

Câu 7: Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc, em hiểu thế nào về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ?

- Nói về cuộc đời: Đây là những số phận thật nghiệt ngã, thương tâm, nghèo khổ, bần cùng trong xã hội thực dân nửa phong kiến cái nghèo khổ cùng cực trước cảnh sưu thuế tàn nhẫn, như gia đình chị Dậu phải bán chó, bán con và đẩy người ta vào cảnh khốn quẩn như lão Hạc.

- Nói về tính cách: Cũng từ các tác phẩm này ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn cao quý, lòng nhân hậu, sự hi sinh với người thân như thế nào?

+ Ở Tức nước vỡ bờ là sức mạnh phản kháng của con người khi bị đẩy đến bước đườn cùng.

+ Còn ở truyện Lão Hạc là ý thức về nhân cách, về lòng tự trọng trong nghèo nàn, khổ cực.

11 tháng 9 2017

vietjack

21 tháng 2 2016

 

I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

1. Tác giả

Thế Lữ (1907-1989), tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, sinh tại ấp Thái Hà, Hà Nội. Quê quán: làng Phù Đổng, huyện Tiên Du (nay là Tiên Sơn), tỉnh Bắc Ninh.

Thuở nhỏ, Thế Lữ học ở Hải Phòng. Năm 1929, học xong bậc Thành chung, ông vào học Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương, sau đó một năm (1930), ông bỏ học. Năm 1932, Thế Lữ bắt đầu tham gia Tự lực văn đoàn và là một trong những cây bút chủ lực của báo Phong hoá, Ngày nay. Năm 1937, ông bắt đầu hoạt động sân khấu, làm diễn viên, đạo diễn, lưu diễn tại các tỉnh miền Trung... và có hoài bão xây dựng nền sân khấu dân tộc. Cách mạng tháng Tám, ông hào hứng chào đón cách mạng, và lên Việt Bắc tham gia kháng chiến.

Tác giả đã xuất bản: Mấy vần thơ (thơ, 1935); Vàng và máu (truyện, 1934); Bên đường Thiên lôi (truyện, 1936); Lê Phong phóng viên (truyện, 1937); Mai Hương và Lê Phong (truyện, 1937);Đòn hẹn (truyện, 1939); Gói thuốc lá (truyện, 1940); Gió trăng ngàn (truyện, 1941); Trại Bồ Tùng Linh (truyện, 1941); Dương Quý Phi (truyện, 1942); Thoa (truyện, 1942); Truyện tình của anh Mai (truyện vừa, 1953); Tay đại bợm (truyện vừa, 1953). Ngoài ra Thế Lữ viết nhiều kịch bản: Cụ Đạo sư ông (kịch, 1946); Đoàn biệt động (1947); Đợi chờ (1949); Tin chiến thắng Nghĩa Lộ (1952); Thế Lữ cũng là dịch giả của nhiều vở kịch của Sếch-xpia, Gơ-tơ, Sin-le và Pô-gô-đin,...

2. Tác phẩm

Thế Lữ là một trong những nhà thơ hàng đầu của phong trào Thơ mới. Bài Nhớ rừng đã gắn liền với tên tuổi của ông. Nói đến Thế Lữ không thể không nói đến Nhớ rừng.

Sự xuất hiện của phong trào Thơ mới những năm đầu thế kỉ XX đã tạo ra sự bùng nổ mãnh liệt, một cuộc cách mạng thật sự trong địa hạt văn chương, nhất là thơ. Những thể thơ cũ (tiêu biểu từ thơ Đường luật) với khuôn khổ cứng nhắc, niêm luật gò bó đã không dung chứa nổi, không còn phù hợp với những tư tưởng, cảm xúc dào dạt, mới mẻ, lúc nào cũng chỉ chực tung phá. Đổi mới thể thơ, đổi mới hình thức câu thơ, các nhà thơ mới đồng thời đưa vào đó những dòng cảm xúc dạt dào, mạnh mẽ, tựa như những dòng nham thạnh bỏng đang tuôn chảy tràn trề. Nhớ rừng là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho trào lưu mới này.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Bài thơ được ngắt làm năm đoạn. Nội dung của đoạn thứ nhất và đoạn thứ tư nói lên niềm uất hận của con hổ khi bị làm một thứ đồ chơi ngang với lũ gấu dở hơi, và cảnh tầm thường, tù túng, nhân tạo ở vườn bách thú. Đoạn thứ hai và đoạn thứ ba hồi tưởng cảnh tượng tự do, phóng khoáng nơi rừng núi thời oanh liệt. Đoạn thứ năm là hoài niệm nơi rừng núi xưa kia bằng giấc mộng ngàn.

2. a) Cảnh tượng ở vườn bách thú là cảnh tù túng. Đoạn thơ thứ nhất thể hiện tâm trạng chán ngán, căm hờn, uất ức của con hổ. Tuy bị nhốt trong cũi sắt, tuy bị biến thành một thứ đồ chơi lạ mắt, bị xếp cùng với bọn gấu dở hơi, bọn báo vô tư lự, nhưng chúa sơn lâm vẫn khinh lũ người ngạo mạn, ngẩn ngơ. Nó căm hờn sự tù túng, nó khinh ghét những kẻ tầm thường. Nó vượt khỏi sự tù hãm bằng trí tưởng tượng, sống mãi trong tình thương nỗi nhớ rừng.

Đoạn thơ thứ tư thể hiện cảnh vườn bách thú dưới con mắt của con hổ, đó là cảnh tượng nhân tạo, tầm thường, giả dối, nhàm chán "không đời nào thay đổi".

Cảnh vườn bách thú tầm thường, giả dối, không thay đổi và tù túng đó được con hổ nhìn nhận gợi nên không khí xã hội đương thời. Thái độ ngao ngán, chán ghét cao độ với cảnh vườn bách thú cũng là thái độ của nhiều người, nhất là thanh niên thời đó với xã hội.

Đối lập với cảnh vườn bách thú là cảnh rừng nơi con hổ ngự trị ngày xưa. Rừng núi đại ngàn, cái gì cũng lớn lao, cao cả, phi thường : bóng cả, cây già, gió gào ngàn, nguồn hét núi. Giữa nơi hoang vu, cao cả, âm u, chúa sơn lâm hiện ra đầy oai phong, lẫm liệt :

Với khi thét khúc trường ca dữ dội

Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng

Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng

Vờn bóng âm thầm lá gai cỏ sắc

Những câu thơ này đã diễn tả tinh tế vẻ đẹp vừa dũng mãnh, uy nghi, vừa mềm mại uyển chuyển của chúa sơn lâm.

Những câu thơ của đoạn 3 đã miêu tả bốn cảnh đẹp của núi rừng và nổi bật trên cảnh vừa lộng lẫy, dữ dội, vừa hùng tráng, thơ mộng là hình ảnh con hổ chúa tể, như một vị đế vương đầy quyền uy, đầy tham vọng. Nó uống ánh trăng tan, nó nghe chim ca, nó ngắm giang san, nó muốn chiếm lấy bí mật của vũ trụ. Đúng là một thời oanh liệt, thời huy hoàng.

b) Việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu trong đoạn thơ thứ hai và thứ ba rất đặc biệt. Một loạt những từ chỉ sự cao cả, lớn lao, hoành tráng của núi rừng: bóng cả, cây già, gào, hét, thét. Trong khi đó, hình ảnh con hổ thì khoan thai, chậm rãi, được so sánh với sóng cuộn nhịp nhàng. Diễn tả sức mạnh tuyệt đối của con hổ không phải bằng tiếng hổ gầm, mà là ánh mắt dữ dội:

Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc

Là khiến cho mọi vật đều im hơi

Sang khổ thơ sau, hàng loạt những điệp ngữ như nhắc đi nhắc lại một cung bậc nuối tiếc, hoài niệm : Nào đâu những, đâu những, đâu những, đâu những... Sau mỗi câu này là một câu hỏi. Và kết thúc là câu hỏi thứ năm, vừa hỏi, nhưng cũng như là khẳng định : thời oanh liệt nay chỉ còn trong quá khứ, trong hồi tưởng mà thôi. Những hình ảnh đêm trăng, mưa, nắng, hoàng hôn vừa đẹp lộng lẫy, vừa dữ dội đã góp phần dựng lại một thời oanh liệt của chúa sơn lâm khi còn tự do.

c) Làm nổi bật sự tương phản, đối lập gay gắt giữa cảnh tượng vườn bách thú, nơi cầm tù, nơi tầm thường, trì đọng với nơi đại ngàn tự do, phóng khoáng, hoành tráng, bí hiểm... nhà thơ đã thể hiện tâm trạng con hổ chán ngán, khinh ghét, căm thù cũi sắt, căm thù cảnh tầm thường, đơn điệu. Và luôn luôn hoài niệm, luôn hướng về thời oanh liệt ngày xưa. Tâm sự ấy là tâm trạng lãng mạn, thích những gì phi thường, phóng khoáng, đồng thời gần gũi với tâm trạng người dân mất nước khi đó. Họ cảm thấy "nhục nhằn tù hãm", họ nhớ tiếc thời oanh liệt của cha ông với chiến công chống giặc ngoại xâm. Tâm sự của con hổ cũng chính là tâm sự của họ. Chính vì thế mà người ta say sưa đón nhận bài thơ.

3. Tác giả mượn lời con hổ ở vườn bách thú là rất thích hợp. Nhờ đó vừa thể hiện được thái độ chán ngán với thực tại tù túng, tầm thường, giả dối, vừa thể hiện được khát vọng tự do, khát vọng đạt tới sự cao cả, phi thường. Bản thân con hổ bị nhốt trong cũi là một biểu tượng của sự giam cầm, mất tự do, đồng thời thể hiện sự sa cơ, chiến bại, mang tâm sự u uất, không bao giờ thoả hiệp với thực tại. Một điều nữa, mượn lời con hổ, tác giả dễ dàng tránh được sự kiểm duyệt ngặt nghèo của thực dân khi đó. Dù sao, bài thơ vẫn khơi gợi lòng khao khát tự do và yêu nước thầm kín của những người đương thời.

4*. Nhà phê bình Hoài Thanh đã đã ca ngợi Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được. Điều này nói lên nghệ thuật sử dụng từ ngữ điêu luyện, đạt đến độ chính xác cao. Chỉ riêng về âm thanh rừng núi, Thế Lữ cho ta nghe thấy tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, tiếng thét khúc trường ca dữ dội. Bên trên đã nói đến những điệp từ tạo ra sự nuối tiếc quá khứ oanh liệt (Nào đâu, đâu những...) Cũng có thể thấy câu thơ Thế Lữ miêu tả dáng hiên ngang, hùng dũng, mềm mại của chúa sơn lâm :

Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng

Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng

Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc

Mấy câu thơ trên có sự nhịp nhàng, cân đối, gợi hình ảnh con hổ khoan thai, mềm mại, với bước chân chậm rãi thật tài tình.

Hay một đoạn khác tả cảnh tầm thường của con người bắt chước, học đòi thiên nhiên :

Những cảnh sửa sang, tầm thường giả dối

Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng

Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng

Câu thơ: "Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng" được viết theo cách ngắt nhịp đều nhau, có cấu tạo chủ vị giống nhau - điều đó như mô phỏng sự đơn điệu, tầm thường của cảnh vật.

Được sáng tác trong hoàn cảnh đất nước còn đang bị kẻ thù đô hộ, giày xéo, bản thân tác giả cũng không tránh khỏi thân phận của một người dân nô lệ nhưng Nhớ rừng không rơi vào giọng điệu uỷ mị, yếu đuối. Ngược lại, nó đã thể hiện một sức sống mạnh mẽ, tiềm ẩn, chỉ có ở những con người, những dân tộc không bao giờ biết cúi đầu, luôn khao khát hướng đến tự do.

III. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

Điều đặc biệt đáng chú ý trước hết trong bài thơ này là lời đề từ: "Lời con hổ ở vườn bách thú". Lời đề từ này có tính định hướng cho việc thể hiện giọng đọc, nhằm thể hiện "lời" của con hổ- chúa tể sơn lâm từng oai linh gầm thét, nay bị nhốt trong "vườn bách thú" chật hẹp. Nghịch cảnh thật là trớ trêu.

Điều đáng chú ý thứ hai là: Thế Lữ đã mượn lời con hổ để thể hiện nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt. Phảng phất trong bài thơ có nỗi đau thầm kín của Thế Lữ và cũng là của những người thanh niên thuở ấy trước cảnh nước mất nhà tan.

Do đó, có thể:

- Đọc bài thơ bằng giọng trầm, âm điệu tha thiết mạnh mẽ, thể hiện nỗi đau âm thầm, lòng kiêu hãnh và khát vọng tự do mãnh liệt của con hổ.

- Đọc nhấn mạnh các từ ngữ:

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,

Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ,

Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa,

Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi

Ta bước chân lên dõng dạc, đường hoàng,

Ta biết ta chúa tể của muôn loài,

 

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ...

 

25 tháng 12 2019

Câu 1: Bài thơ chia làm 5 đoạn với nội dung mỗi đoạn:

- Đoạn 1 và đoạn 4: nói lên niềm uất hận của con hổ khi bị làm một thứ đồ chơi ngang với lũ gấu dở hơi, và cảnh tầm thường, tù túng, nhân tạo giả dối ở vườn bách thú.

- Đoạn 2 và 3: hồi tưởng cảnh tượng tự do, phóng khoáng nơi núi rừng thời oanh liệt.

- Đoạn 5: hoài niệm nơi núi rừng khi xưa với giấc mộng ngàn.

Câu 2:

a.

- Cảnh tượng ở vườn bách thú là cảnh tượng rất tù túng, ngột ngạt.

+ Đoạn 1: thể hiện tâm trạng chán ngán, căm hờn, uất ức của con hổ khi bị nhốt trong cũi sắt, bị biến thành thứ đồ chơi, bị xếp cùng bọn gấu dở hơi, cặp báo vô tư lự.

+ Đoạn 4: cảnh tượng vườn bách thú trong mắt con hổ rất đáng khinh: cảnh là nhân tạo, giả dối, thấp kém, học đòi, không có chút gì mang dáng dấp của rừng núi hoang sơ. => Thái độ ngao ngán, chán ghét cao độ với xã hội đương thời.

- Cảnh núi rừng hùng vĩ, nơi con hổ ngự trị những "ngày xưa".

+ Đoạn 2+3: miêu tả cảnh núi rừng đại ngàn, cái gì cũng lớn lao, cao cả, phi thường: bóng cả, cây già, gió gào ngàn, nguồn hét núi. Chúa sơn lâm có vẻ đẹp vừa tinh tế vừa dũng mãnh, uy nghi, lại không kém phần mềm mại uyển chuyển.

b.

- Cảnh núi rừng hùng vĩ với "bóng cả cây già" đầy vẻ thâm nghiêm.

- Hùng tráng với âm thanh dữ dội "tiếng gió gài ngàn", "giọng nguồn hét núi".

- Sự hoang dã của chốn thảo hoang không tên không tuổi.

=> Từ ngữ chọn lọc, phong phú, gợi tả → diễn tả cảnh đại ngàn hùng vĩ, lớn lao, mạnh mẽ phi thường bí ẩn linh thiêng giang sơn của con hổ.

c) Sự tương phản, đối lập gay gắt giữa cảnh tượng vườn bách thú, và cảnh núi rừng hùng vĩ diễn tả thấm thía nỗi nhớ tiếc da diết, đau đớn, của con hổ đối với những quá khứ huy hoàng của nó.

Tâm sự của con hổ là tâm trạng của người dân Việt Nam mất nước đang sống trong cảnh nộ lệ và tiếc nhớ khôn nguôi thời oanh liệt với những chiến công chống giặc ngoại xâm vẻ vang trong lịch sử dân tộc.

Câu 3:

Với hình ảnh con hổ, tác giả đã có một biểu tượng rất thích hợp và vẻ đẹp để thể hiện chủ đề bài thơ. Con hổ có một vẻ đẹp oai hùng, lại được coi là chúa sơn lâm, huy hoàng đầy hống hách ở chốn đại ngàn sâu thẳm, trong vũ trụ rộng lớn, hay bị giam hãm trong cũi sắt là biểu tượng rất đắt về anh hùng chiến bại mang tâm sự u uất. U uất vì tù túng, mà phải chấp nhận cái tẻ nhạt, tầm thường. Cảnh rừng khoáng đạt, hùng vĩ - giang sơn của chúa sơn lâm - là biểu tượng của thế giới rộng lớn, tự do và cao cả. Với hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng đó, nhà thơ rất thuận lợi trong việc nói lên tâm sự và cảm hứng lãng mạn của mình.

Câu 4:

Nhà phê bình Hoài Thanh đã ca ngợ Thế Lữ "như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được". Điều này nói lên nghệ thuật sử dụng từ điêu luyện, đạt đến độ chính xác cao:

- Chỉ riêng về âm thanh núi rừng Thế Lữ cho ta nghe thấy tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, tiếng thét khúc trường ca dữ dội.

- Điệp ngữ tạo ra sự tiếc nuối (nào đâu, đâu những, ...)

- Câu thơ nhịp nhàng, cân đối khi miêu tả dáng điệu hùng dũng, mềm mại của con hổ.

30 tháng 10 2017
Soạn bài: Cô bé bán diêm

Tóm tắt

Đêm giao thừa, trời rét mướt. Một cô bé bán diêm nghèo mồ côi mẹ, đầu trần, chân đi đất, bụng đói đang dò dẫm đi trong bóng tối. Suốt cả ngày em không bán được bao diêm nào. Em không dám về nhà vì sợ bố sẽ đánh em. Ngồi nép vào một góc tường, em quẹt một que diêm để sưởi ấm. Que diêm thứ nhất cho em có cảm giác ấm áp như ngồi bên lò sưởi. Em quẹt que diêm thứ hai, em được thấy bàn ăn thịnh soạn. Quẹt que diêm thứ ba, em được thấy cây thông Nô-en. Quẹt que diêm thứ tư, em gặp bà em. Em đã quẹt hết cả bao để được gần gũi bà em. Em đã chết trong giá rét khi mơ cùng bà bay lên cao mãi.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

- Truyện này có thể chia làm ba phần:

+ Từ đầu đến… đôi bàn tay đã cứng đờ ra: em bé bán diêm ngồi trong bóng tối và giá rét của đêm giao thừa.

+ Từ "Chà! Giá rét quẹt một que diêm… "đến" về chầu Thượng đế": em bé quẹt một số que diêm và tưởng như trông thấy nhiều cảnh đáng thèm muốn.

+ Từ "Sáng hôm sau…" đến "em đã chết trong những ảo ảnh kì diệu".

- Nếu căn cứ vào những lần em quẹt diêm thì có thể chia phần 2 thành những đoạn nhỏ hơn :

+ Em quẹt que diêm thứ nhất : thấy vui như ngồi trước lò sưởi.

+ Em quẹt que diêm thứ hai : thấy vui như ngồi trước bữa ăn ngon.

+ Em quẹt que diêm thứ ba : thích thú như trước cây thông Nô-en rực rỡ.

+ Em quẹt que diêm thứ tư : sung sướng thấy bà đang mỉm cười với em.

+ Em quẹt que diêm thứ năm : hai bà cháu dắt tay nhau bay lên trời, thoát mọi đói rét và đau buồn.

Câu 2:

Trong phần thứ nhất, người đọc có thể thấy được hoàn cảnh của cô bé bán diêm: Nhà cửa sa sút, mẹ chết, bà nội qua đời, chỉ còn người bố khó tính hay mắng nhiếc, chửi rủa, và đánh đập em. Nhà em lúc này là một xó tối tăm, trên gác sát mái nhà.

Thời gian câu chuyện xảy ra vào đêm giao thừa lạnh buốt. Không gian là ngoài đường phố lạnh lẽo. Em bé bán diêm phải ngồi nép trong một góc tường cho đỡ lạnh.

Trong truyện, nhà văn đã sử dụng các hình ảnh tương phản:

- Ngôi nhà đẹp đẽ, xinh xắn, nơi em sống đầm ấm xưa kia so với một xó tối tăm, trên gác sát mái nhà gió lùa lạnh lẽo;

- Cửa sổ mọi nhà sáng rực ấm áp với ngoài đường phố tối ở góc tường, giữa hai ngôi nhà;

- Phố xá sực nức mùi ngỗng quay với cảnh em bé đói rét.

Những hình ảnh tương phản này làm nổi bật tình cảnh đáng thương của em bé: người mẹ đã qua đời, người bà đã mất, chỉ còn lại người bố hay mắng nhiếc, chửi rủa.

Câu 3: Qua các lần quẹt diêm, các mộng tưởng đã lần lượt hiện ra, rất hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh thực tế và tâm lí của em bé :

- Khát khao được sưởi ấm đến được ăn no và ngon.

- Vui vầy xung quanh cây thông Nô-en.

- Hồi tưởng về những lần đón giao thừa ngày trước khi bà nội còn sống.

- Cảnh hai bà cháu cầm tay nhau cùng bay lên trời.

Đó là diễn biến hợp lý trong những mộng tưởng khi cô bé quẹt diêm. Trong số các mộng tưởng ấy, những điều gắn với thực tế là lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en. Những điều thuần tuý chỉ là mộng tưởng là ngỗng quay nhảy ra khỏi đĩa, mang cả dao ăn, phuốc sét cắm trên lưng tiến về phía em bé, bà em đang mỉm cười với em, bà cụ cầm lấy tay em, hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi...

Câu 4:

Cô bé bán diêm là một em bé mồ côi, đói khổ. Em đã mất đi những người thân yêu quý đó là mẹ và bà. Em phải sống với người cha hay chửi bới, mắng nhiếc và đe dọa đánh đập. Trong đêm giao thừa, em đã qua đời trong giấc mộng (má hồng, môi mỉn cười), em đã chết thảm thương trước sự lạnh lùng của cảnh vật xung quanh và của mọi người qua đường. Nhưng cái chết ấy không gây ấn tượng đen tối nặng nề. Trước hết là do không khí vui tươi của ngày đầu năm, của cuộc sống đang phát triển tự nhiên theo quy luật. Sau là do hình ảnh ấm áp, tươi tắn của em bé đã chết, nhất là những điều kì diệu mà tác giả đã gợi ra từ sự ra đi của em bé. Yếu tố kì diệu này làm câu chuyện có dáng dấp của một truyện cổ tích bi thương.

28 tháng 10 2018
Hướng dẫn soạn bài – Cô bé bán diêm

I. Bố cục

Chia làm 3 phần:

– Phần 1 ( từ đầu… cứng đờ ra): Hoàn cảnh đáng thương của cô bé bán diêm

– Phần 2 (tiếp… chầu Thượng đế): Những lần quẹt diêm những mơ ước giản dị hiện ra

– Phần 3 ( còn lại) Cái chết của cô bé bán diêm và thái độ của mọi người.

II. Tóm tắt

Trong đêm giao thừa, trời rét mướt, có một cô bé đầu trần, chân đi đất, bụng đói đang rầu rĩ đi bán diêm trong bóng tối. Cô bé bán diêm ấy đã mồ côi mẹ và cũng đã mất đi người thương yêu em nhất là bà nội. Em không dám về nhà vì sợ bố sẽ đánh em. Vừa lạnh vừa đói, cô bé ngồi nép vào một góc tường rồi khẽ quẹt một que diêm để sưởi ấm. Que diêm thứ nhất cho em có cảm giác ấm áp như ngồi bên lò sưởi. Em vội quẹt que diêm thứ hai, em được thấy một bàn ăn thịnh soạn hiện lên. Rồi em quẹt que diêm thứ ba và được thấy cây thông Nô-en. Quẹt que diêm thứ tư: bà nội hiền từ của em hiện lên đẹp đẽ, gần gũi và phúc hậu biết mấy. Nhưng ảo ảnh đó nhanh chóng tan đi sau sự vụt tắt của que diêm. Em vội vàng quẹt hết cả bao diêm để mong níu bà nội lại. Cô bé bán diêm đã chết trong giá rét khi mơ cùng bà bay lên cao mãi.

III. Hướng dẫn soạn bài Cô bé bán diêm chi tiết

Giải câu 1 (Trang 68 SGK ngữ văn 8 tập 1)

Hãy xác định ba phần của văn bản này nếu lấy việc em bé quẹt những que diêm làm phần trọng tâm. Căn cứ vào đâu để có thể chia phần thứ hai (phần trọng tâm) thành những đoạn nhỏ hơn?

Trả lời:

Văn bản chia làm 3 phần:

– Phần 1 (từ đầu … cứng đờ ra) Hoàn cảnh đáng thương của cô bé bán diêm

– Phần 2 ( tiếp … chầu Thượng đế) những lần quẹt diêm của em bé

– Phần 3 (còn lại): Cái chết của em bé và thái độ của mọi người.

Căn cứ vào những lần quẹt diêm của cô bé để xác định những đoạn nhỏ.

+ Ba lần quẹt đầu tiên ước mơ về lò sưởi, đồ chơi, thức ăn hiện ra.

+ Lần thứ 4, người bà hiện lên hiền hậu

+ lần thứ 5 cô bé quẹt hết số diêm trong hộp để níu giữ hình ảnh người bà.

Giải câu 2 (Trang 68 SGK ngữ văn 8 tập 1)

Qua phần đầu, chúng ta được biết gì về gia cảnh của nhân vật cô bé bán diêm và thời gian, không gian xảy ra câu chuyện? Liệt kê những hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau) được nhà văn sử dụng trong phần này nhằm khắc hoạ nỗi khổ cực của cô bé.

Trả lời:

– Gia cảnh của cô bé bán diêm:

+ Gia cảnh sa sút, mồ côi mẹ, bà ngoại mất

+ Sống với người bố hay mắng nhiếc, chửi rủa, đánh đập trên căn gác sát mái nhà

– Hình ảnh cô bé bán diêm:

+ Đầu trần, chân đất, bụng đói, dò dẫm đường

+ Cả ngày không bán được bao diêm nào

– Thời gian: đêm giao thừa

– Không gian: ngoài đường phố lạnh lẽo, mọi nhà đều sáng rực đèn

+ trong phố sực nức mùi ngỗng quay

– Những hình ảnh đối lập nhằm khắc họa nỗi khổ cực của cô bé:

+ Ngôi nhà xinh đẹp, nơi em sống có cây thường xuân bao quanh >< gác sát mái gió lùa lạnh lẽo

+ Cửa sổ mọi nhà sáng rực, ấm áp >< ngoài đường phố tối, góc tường lạnh lẽo giữa hai ngôi nhà

+ Phố xá sực nức mùi ngỗng quay >< em bé đói rét,bụng đói

= > hình ảnh đối lập làm nổi bật lên tình cảnh thảm thương, tội nghiệp của cô bé, tội nghiệp hơn nữa là bà, mẹ mất, em phải sống với người bố bạo lực.

Giải câu 3 (Trang 68 SGK ngữ văn 8 tập 1)

Chứng minh rằng những mộng tưởng của cô bé qua các lần quẹt diêm (lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en, người bà, hai bà cháu bay đi) diễn ra theo thứ tự hợp lí. Trong số các mộng tưởng ấy, điều nào gắn với thực tế, điều nào thuần túy chỉ là mộng tưởng?

Trả lời:

– Mộng tưởng của cô bé bán diêm hiện ra hợp lý với thực tế:

+ Muốn được sưởi ấm và ăn no: lò sưởi, ngỗng quay

+ Khao khát được sum họp gia đình bên cây thông No-el

+ Muốn được vui vẻ bên người bà hiền hậu

+ Cảnh hai bà cháu bay lên trời: thoát khỏi những đau buồn

– Mộng tưởng gắn với thực tế: lò sưởi, ngỗng quay, cây thông

– Mộng tưởng thuần túy là mộng tưởng: gặp lại người bà

-> Những mộng tưởng của cô bé bán diêm cũng là mộng tưởng chung của bất kì đứa trẻ nào cùng cảnh ngộ: muốn ấm no, hạnh phúc bên gia đình.

Giải câu 4 (Trang 68 SGK ngữ văn 8 tập 1)

Phát biểu những cảm nghĩ của em về truyện Cô bé bán diêm nói chung và về đoạn kết của truyện nói riêng.

Trả lời:

Cảm nghĩ về cô bé bán diêm:

– Cô bé có hoàn cảnh đáng thương, tội nghiệp:

+ Sống trong cảnh thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần

+ Phải bươn chải kiếm sống ngay từ khi còn rất nhỏ.

– Ước mơ của em thực tế, giản dị và hồn nhiên:

+ Mơ no ấm, sum vầy bên gia đình

+ Muốn được vui chơi đúng với lứa tuổi của em

– Em bé tội nghiệp chết đói và chết rét ngoài đường

Đoạn kết truyện:

– Cảnh tượng cô bé bán diêm chết vì giá rét nhưng miệng vẫn mỉm cười- đây là sự tưởng tượng của tác giả, giảm bớt sự đau thương.

– Cái chết lúc này là sự cứu rỗi- hai bà cháu bay về chầu Thượng đế.

– Cái kết vừa có sự bi thương, vừa mang màu sắc cổ tích (phản ánh ước mơ, khát vọng được hạnh phúc, ấm no của con người)