Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Con người và vùng đất cực nam của tổ quốc qua truyện ngắn Bắt sấu rừng U Minh Hạ:
- Chân chất, thật thà, giàu tình yêu thương giữa con người với con người
- Chăm chỉ, cần cù, dũng cảm và tài trí trong cuộc đấu tranh sinh tồn, mở mang, xây dựng đất nước
- Những con người hào sảng, luôn hết lòng vì mọi người
– Thiên nhiên
• Rừng U Minh Hạ là một địa danh có thật nằm ở phía nam thuộc Cà Mau, nơi đây có rừng Tràm xanh biếc, cây cỏ hoang dại
• Thiên nhiên nơi đây không chỉ hoang sơ, xanh biếc mà nó còn ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm với con người. Đó là những con cá sấu với số lượng nhiều như mù u chín rụng.
-> Thiên nhiên đẹp nhưng cũng đầy nguy hiểm
– Con người rừng U Minh Hạ
• Họ là những con người cần cù lao động, mưu cao trí bền, gan góc trước thiên nhiên hung dữ ấy, không những thế họ có sức sống mãnh liệt và sống rất có tình nghĩa
• Dẫu không phải họ hàng, không cùng chung máu mủ nhưng họ vẫn thương xót những con người đã trở thành miếng mồi ngon của những con hùm con sấu
• Họ vượt qua gian khổ với sức mạng của ý chí, họ đi dám đi câu cá sấu bằng lưỡi câu sắt và con vịt
• Nhân vật ông Năm Hên trong chuyện thì bắt cá sấu bằng tay không luôn
• Những chàng trai trẻ thì làm bẫy để bẫy hổ, săn heo rừng.
-> Có thể nói con người nơi đây tuy nhỏ bé những ý chí lại ngút ngàn không sợ nguy hiểm gan góc đấu tranh cho sự sinh tồn của đồng loại. Họ sống tình nghĩa với những người xung quanh mình. Tóm lại họ là những người mang đến sức sống mới vùng đất hoang sơ Cà Mau này
I. Tác giả - Tác phẩm
1. Tác giả
Nguyễn Thành Trung tên thật là Nguyễn Văn Báu, bút danh khác : Nguyên Ngọc. Ông sinh năm 1932 ở Thăng Bình, Quảng Nam. Năm 18 tuổi khi đang học trung học phổ thông, ông xin gia nhập quân đội. Sau một thời gian chiến đấu, ông được chuyển làm phóng viên báo "Quân đội nhân dân" ở liên khu V. Năm 1962, ông trở lại Miền Nam làm chủ tích hội Văn nghệ giải phóng miền Trung Trung Bộ, đồng thời phụ trách tạp chí "Văn nghệ quân đội giải phóng" của quân khu V
Tác phẩm chính : "Đất nước đứng lên" - tiểu thuyết, 1954, " Mạch nước ngầm"- truyện vừa, 1960, "Rẻo cao"- tập truyện ngắn, 1961, "Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc"- tập truyện và kí, 1969, "Đất Quảng"- tiểu thuyết, 1971-1974
2. Tác phẩm
Năm 1962, Nguyên Ngọc trở lại miền Nam vừa chiến đấu vừa sáng tác. Mùa hẹ 1965, đế quốc Mĩ bắt đầu ồ ạt đổ quần vào Miền Nam, các chiến dịch càn quét được tổ chức quy mô và rầm rộ hơn. Trong hoàn cảnh ấy, Nguyên Ngọc viết "Rừng xà nu" như là một biểu tượng cho tinh thần bất khuất, kiên cường của đồng bào Tây Nguyên nói riêng và đồng bào ta nói chung.
"Rừng xà nu" là câu chuyện về quá trình trưởng thành trong nhận thức cách mạng của một con người, cũng như của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Chân lí tất yếu mà họ nhận ra đó là chỉ có dùng bạo lực cách mạng mới có thể đè bẹp được bạo lực phản cách mạng. Truyện ngắn giàu âm hưởng sử thi. Âm hưởng sử thi trước hết thể hiện ngay ở chủ đề tác phẩm, ở cuộc đời và số phận mang tính bi tráng của nhân vật chính. Sau nữa là ở cách đặt toàn bộ câu chuyện vào một khung cảnh thiên nhiên hoành tráng, kết hợp với giọng kể trang nghiêm như lời phán truyền của cụ Mết. Ngôn ngữ truyện giàu âm hưởng, vừa trang nghiêm, vừa rất hào hùng khiến cho câu chuyện hiện tại của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước bỗng có một "độ lùi sử thi" trong chiêm nghiệm của người đọc.
II. Trả lời câu hỏi
1. Tâm hồn mỗi nhà văn dường như được vẫy gọi bởi những ngoại cảnh riêng biệt, ám ảnh. Với Nguyễn Trung Thành, mảnh đất Tây Nguyên vừa hào hùng, man dại, vừa linh thiêng, bí ẩn khôn cùng, có một sức hẫp dẫn lớn. Bắt rễ từ chính hồn thiêng sông núi nơi đây, cây xà nu, rừng xà nu và sức sống mãnh liệt của nó đã trở thành điểm nhấn đặc biệt khắc sâu, ghi tạc những cảm hứng sáng tạo của ông. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành được ẩn hiện trong rừng cây xà nu tít tắp đến chân trời, được hóa thân trong bao nhiêu con người tiếp nối những thế hệ, được âm vang trong hồn thiêng núi nước Tây Nguyên. Không khí sử thi mở ra trong tác phẩm vừa linh thiêng, man dại, vừa hào hùng, bi tráng cuốn hút người đọc trong từng chi tiết, rạo rực lòng người theo khúc tráng ca.
Chính tình yêu đầy đam mê cho rừng xà nu , chính sự gắn bó máu thịt với núi nước Tây Nguyên anh hùng đã khiến ngòi bút Nguyễn Trung Thành khắc tạc những hình ảnh tuyệt đẹp về thiên nhiên, con người nơi đây. Cảm hứng mãnh liệt về loài cây "hùng vĩ và cao thượng, man dại và trong sạch" đã thôi thúc tận tâm can, thúc giục tự trong máu để rồi "hình tượng lớn bao trùm toàn tác phẩm là hình tượng những cây xà nu, rừng xà nu. Chính nó đã đem lại cho tác phẩm sức khái quát lớn cũng như sự sinh động, chân thực như cuộc đời".
Sức khái quát lớn và sự sinh động chân thực của hình tượng rừng cây xà nu nằm ở chỗ viết về cây rừng xà nu nhưng Nguyễn Trung Thành còn gợi đến tận cùng bản chất khốc liệt của chiến tranh. Bút pháp miêu tả được sử dụng đầy sáng tạo, tài hoa khiến người đọc hình dung được trước mắt bức tranh Tây Nguyên khốc liệt, xót đau mà anh hùng, kiêu hãnh. Những trang văn đậm chất anh hừng ca cứ vang vọng, hào sảng, lời của núi rừng rạp nên một không khí rất riêng cho truyện.
"Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn". Rừng xà nu vươn mình hứng chịu, gánh lấy cái dữ dội, bạo tàn của chiến tranh, bom đạn. Người ta như nghe được tiếng bom rơi đạn nổ nơi đây nhưng cũng như nghiêng mình, ngưỡng vọng trước một thế trường tồn đầy kiêu hãnh, thách thức. Thu vào mình bao đau thương nhưng ấn tượng về cây rừng xà nu lại là một cảm hứng mãnh liệt, hào hùng. Tác giả miêu tả rất ấn tượng hình ảnh những cây xà nu bị thương, có tác động mạnh mẽ đến giác quan người đọc. Ngay khi cây gục ngã, người ta vẫn thấy bừng lên một sức sống kì diệu, chính ở chỗ vết thương, sự sống của cây như căng trào, tràn trề nhất. Cái gay gắt của nắng hè gặp gỡ cái ứa tràn của nhựa cây, kết tụ thành một vẻ đẹp long lanh lộng lẫy. Ngay trong cái chết, sự sống vẫn trỗi dậy, tưởng gì như không ngăn nổi , vẻ đẹp vẫn thăng hoa, ngỡ như không bom đạn nào có thể tàn phá. Nguyễn Trung Thành đã nhìn cây xà nu như một sinh thể sống khi đặc biệt khắc tạo hình ảnh những "cục máu lớn". Nhựa xà nu hay máu con người mà cũng mang trong mình đầy đủ và sống động cái đau thương, khốc liệt của chiến tranh. Nhìn những cây xà nu bị thương mà người ta tưởng chừng tác giả cũng xót thương, đau đớn như chính hình ảnh những con người Tây Nguyên bị thương, tàn phá.
Sức sống kì diệu của cây đối lập gay gắt với sự tàn bạo, khốc liệt của kẻ thù. Bất chấp bom đạn chiến tranh, bất chấp những đợt đại bác, xà nu vẫn mãnh liệt sinh sôi, kiêu hãnh trường tồn. . Ta liên tưởng tới so sánh giữa sức sống của rừng xà nu với sức sông của con người Tây Nguyên. . Như những cái cây như mang theo khát vọng vươn tới mạnh mẽ, quyết tâm của con người trong đấu tranh cách mạng. Sức vươn tới và sự ham sống của rừng xà nu cũng là niềm khao khát tự do của những ý chí sục sôi, tinh thần đấu tranh anh dũng của dân làng Xô Man, bất khuất, ngạo nghễ trong tư thế con người, dân tộc Tây Nguyên. Bất chấp sự tàn bạo của chiến tranh, xà nu trường tồn cùng hồn thiêng sông núi, với vẻ đẹp hoang dại mà đầy chất thơ, với sức sống bề bỉ mà bất khuất. Cây xà nu, rừng xà nu đã trở thành hồn thiêng của núi nước Tây Nguyên, mang trong mình linh hồn của người Tây Nguyên. Người ta hiểu vì sao người Tây Nguyên yêu quý cây xà nu đến thế, tình người và hồn đất lại hòa quyện nhau đến vậy. Người ta không chỉ hình dung được cái lớn lao , khỏe khoắn của "tấm ngực lớn" xà nu mà còn cảm nhận được mối quan hệ , sự gắn bó, che trở máu thịt thiêng liêng giữa cây và người.
Cây rừng xà nu đã trở thành biểu tượng của "đất nước đứng lên" của Tây Nguyên nổi dậy. Chủ nghĩa yêu nước anh hùng cách mạng đã chung đúc, hội tụ trong tâm hồn, trí óc của tất cả mọi người, tạo nên một sức sống thống nhất chặt chẽ trong tác phẩm. Mở ra và kết thúc tác phẩm, hình ảnh những cây xà nu tít tắp chân trời giống như một khúc vĩ thanh đẹp đẽ, âm vang và hào sảng, mang theo lời hồn thiêng sông núi, vang động mạch sống của đất nước, quê hương.
2.
a) Tnú là nhân vật trung tâm của tác phẩm, dồn tụ những sáng tạo của bút lực Nguyễn Trung Thành, kết tinh đậm nét cảm hửng anh hùng ca. Nhân vật được xây dựng trong cả một quá trình, cả một con đường từ lúc còn nhỏ đến khi trưởng thành. Gan lì, nhanh nhẹn, nghị lực, quyết tâm và tình yêu thương sâu thẳm chính là những nét tính cách cơ bản, ổn định của nhân vật. Chân dung người anh hùng mang đậm nét sử thi đã hiện lên đầy sống động dưới ngòi bút của Nguyễn Thành Trung, con người của lòng quả cảm, cũng là con người của tình yêu thương. Tnú là nhân vật trung tâm của tác phẩm, điển hình cho người dân Tây Nguyên nói riêng và người dân miền núi nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Tnú là biểu tượng đẹp nhất cho con người giác ngộ cách mạng, đi từ đau thương nô lệ đến vùng trời của ánh sáng, tự do, đi từ mất mát hy sinh đến chỗ làm nên kì tích anh hùng. Khác với cuộc đời cô độc của A Phủ, Tnú từ nhỏ đã sống trong sự đùm bọc yêu thương của dân làng Xô Man. Cha mẹ mất sớm, là một đứa trẻ bất hạnh nhưng sự trưởng thành của nhân vật có sự chứng kiến, nuôi dưỡng của núi rừng Tây Nguyên, con người Tây Nguyên gan góc, đôn hậu. Bởi thế mà hình ảnh quê hương, tình yêu cho buôn làng, đại ngàn Tây Nguyên luôn thúc giục, ám ảnh, thao thức trong anh, khi xa thì nhớ khi gần thì thương. Được nuôi dưỡng với chính núi nước Tây Nguyên, Tnú là niềm tự hào của mọi người nơi đây. Ai cũng tự hào, kiêu hãnh khi nhắc đến anh, nói về anh với tất cả sự say mê, ngưỡng mộ, thán phục. Đây chính là linh hồn của người Tây Nguyên.
a) Câu chuyện bi tráng về cuộc đơi Tnú không chỉ có chiến công, anh hùng mà còn có những nỗi đau, sự bất lực, chua xót. Con đường cách mạng của Tnú là con đường có tính chất tất yếu, chân chính. Đó không phải là con đường bằng phẳng, nhẹ nhàng mà một con đường đầy thử thách, trông gai. Tnú phải vượt qua , chiến thắng những thử thách ấy để khẳng định sức mạnh trong thời đại cách mạng. Đó là một quá trình gian khổ, đi từ đau thương nô lệ đến tự do, giải phóng. Chính nỗi đau của cuộc đời, những trải nghiệm trong chiến đấu đã giúp Tnú trưởng thành , chiến thắng, trở thành hình tượng đẹp nhất của núi rừng, con người Tây Nguyên.
Qua câu chuyện bi tráng của cuộc đời Tnú, tác giả đã trình bày một quy luật tất yếu của chiến tranh cách mạng : đâu thương là cơ sở thôi thúc lòng căm thù, ý chí chiến đấu của con người. Phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bọn phản cách mạng, đó chính là chân lí đấu tranh ngàn đời của dân tộc. Tác giả không chỉ nhận ra vẻ đẹp của cá nhân con người mà còn khẳng định sức mạnh, sức sống của cả dân tộc, vượt lên đau thương để chiến đấu và chiến thắng
c) Sức sống con người Tây Nguyên như biển hiện trên gốc cây xà nu, tán xà nu kia, mỗi con người Xô man là một mảnh hồn riêng khắc tạc nên vẻ đẹp kiên dũng của xà nu. "Sức sống của nhân dân" là mạch thở ấm nóng truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cụ Mết "là cội nguồn, là Tây Nguyên của thời "Đất nước đứng lên" trường tồn đến hôm nay", những Mai, những Dít là những chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi, tâm huyết, nhiệt tình, Tnú - người con anh dũng của bản làng Xô Man, hay Heng, cậu bé nhỏ mà gan góc, kiên cường. Những nhân vật cứ nối tiếp nhân vật, những anh hùng cứ nối tiếp anh hùng. Như những cây xà nu vững chắc, kiên định, dân làng Xô Man bừng lên ngọn lửa sống mãnh liệt từ thế hệ này sang thế hệ khác . Ngọn lửa ấy không bao giờ tắt. Đó chính là sức sống mãnh liệt của dân tộc sẽ bền bỉ, kiêu hãnh trường tồn vượt qua mọi thử thách bất chấp mọi súng đạn của kẻ thù.
d) Con người anh hùng của một Tây Nguyên quật cường, một đất nước đứng lên đã hiện lên đầy sống động, chân thực với cuộc sống chiến đấu và những nét đẹp tâm hồn. Thế giới nhân vật có sự tiếp nối, kế thừa và phát triển, bản chất bi hùng của rừng núi đại ngàn đã thấm vào những thế hệ hôm nay và mai sau, bởi thế chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong "Rừng xà nu" là một mạch chảy liên tiếp, liền mạch, tiếp nối. Chất anh hùng ca đặc biệt sục sôi, khỏe khoắn, phi thường của núi rừng Tây Nguyên giống như một ngọn lửa nồng nàn, man dại, không bao giờ nguội tắt, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đầy tin tưởng, thành kính, đầy ấm nóng và mê say. Sự tài hoa của ngòi bút Nguyễn Trung Thành được thể hiện chính ở năng lực xúc cảm và chiều sâu trí tuệ, kho ông thu nhận được linh hồn của núi nước Tây Nguyên, nhìn ra những con người anh hùng, thế hệ anh hùng.
3. Xà nu là điểm tựa cho cảm hứng sáng tạo của Nguyễn Trung Thành, để ngắm nhìn sự kiên dũng của xà nu, ông tìm được cội nguồn sức sống nhân dân, bạt lên những Dít, Mai, Tnú.... anh dũng, kiên cường. Phẩm chất anh hùng thấm vào từng thớ đất, tâm hồn mỗi con người. Xà nu đã khơi chung một mạch nguồn của tình yêu đất nước, tình yên buôn làng để tưới tắm cho hồn dân Xô Man. Vừa gần gũi, thân quen, ấm áp hơi thở núi rừng, vừa sống động, linh diệu, chất chứa những suy tư của người viết , cây rừng đã dồn tụ bao nhiêu xúc cảm yêu thương và tư tưởng thẩm mỹ, tác động mạnh mẽ đến tâm hồn người đọc ở những chiều sâu khôn cùng. Xà nu đã bắt rễ vào lòng người và ghi dấu ở đó ấn tượng ám ảnh về sức sống trường tồn của con người và dân tộc
4. Tác phẩm là "chuyện của môt đời được kể trong một đêm", thể hiện khả năng dồn nén hiện thực đầy điêu luyện, tinh tế của tác giả khi ông luôn chú trọng lựa chọn những chi tiết nghệ thuật điển hình : âm thanh tiếng chày, Tnú chứng kiến mẹ con Mai bị đánh....
- Kết cấu song trùng, mở đầu và kết thúc đều là hình ảnh cây xà nu. Đó không phải là kết cấu khép mà là kết cấu mở, thể hiện dụng ý nghệ thuật sâu xa của tác giả. Hình ảnh rừng xà nu nối tiếp mở ra con đường kháng chiến gian khổ đau thương nhưng anh hùng, bất khuất. Cây xà nu còn là sức sống của con người Tây Nguyên, trường tồn, vĩnh cửu. Cây xà nu nối tận chân trời giống như thế hệ những con người Tây Nguyên vẫn sinh sôi, trưởng thành trong kháng chiến. Cuộc kháng chiến trường kì đòi hỏi bao nhiêu cống hiến, mất mát, hi sinh của con người. Mọt con đường rộng dài đang trải ra trước mắt được thể hiện trong chi tiết Tnú lại ra đi, khẳng định cái đẹp vĩnh hằng của con người trong đấu tranh cách mạng, của những phẩm chất anh hùng đẹp đẽ
- Ngôn ngữ phù hợp với cá tính nhân vật, mang đậm sắc Tây Nguyên, đậm chất anh hùng ca, thể hiện sự kết hợp hài hòa hiện thực khốc liệt và sắc màu lãng mạn, anh hùng ca. Đó cũng chính là sự thống nhất cao độ giữa chân lí đời sống và chân lí nghệ thuật
I. Tác giả - Tác phẩm
1. Tác giả :
Nguyễn Trung Thành tên khai sinh là Nguyễn Văn Báu, bút danh khác Nguyên Ngọc. Ông sinh năm 1932 ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Năm 18 tuổi, ông tham gia quân đội sau khi tốt nghiệp cấp 3. Sau một thời gian cầm súng, ông chuyển sang làm phóng viên báo "Quân đội nhân dân" ở liên khu V. Năm 1962, sau thời gian tập kết ra Bắc, ông trở vào Nam làm Chủ tịch chi Hội văn nghệ giải phóng miền Trung trung Bộ, đồng thời phụ trách tạp chí "Văn nghệ quân giải phóng" của quân khu V.
Tác phẩm chính : Đất nước đứng lên, tiểu thuyết 1954, Mạch nước ngầm, 1960, Rẻo cao, 1961, Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc, 1969, Đất Quảng, 1971-1974.....
2. Tác phẩm
Năm 1962, Nguyên Ngọc trở lại miền Nam vừa chiến đấu vừa sáng tác. Mùa hè 1965, đế quốc Mĩ bắt đầu đổ quân vào miền Nam và tổ chức các đợt tấn công quy mô, ồ ạt. Trong hoàn cảnh ấy, Nguyên Ngọc viết "Rừng xà nu" như một biểu tượng cho tinh thần bất khuất kiên cường của đồng bào Tây Nguyên nói riêng và đồng bào ta nói chung.
II. Trả lời câu hỏi
1. Tâm hồn của mỗi nhà văn dường như được vẫy gọi bởi những ngoại cảnh riêng biệt, ám ảnh. Với Nguyễn Trung Thành, mảnh đất Tây Nguyên vừa hào hùng, man dại, linh thiêng, bí ẩn khôn cùng, có một sức hấp dẫn lớn. Bắt rễ từ hồn thiêng núi sông nơi đây, cây xà nu, rừng xà nu và sức sống mãnh liệt của nó đã trở thành điểm nhấn khắc sâu, ghi tạc trong cảm hứng của ông. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong "Rừng xà nu" được ẩn hiện trong những rừng cây xà nu tít tắp đến chân trời, được hóa thân trong bao nhiêu con người, tiếp nối những thế hệ, được âm vang trong hồn thiêng núi nước Tây Nguyên. Không khí sử thi mở ra trong tác phẩm vừa linh thiêng, vừa man dại, vừa hào hùng, bi tráng cuốn hút người đọc từng chi tiết, rạo rực lòng người theo những khúc tráng ca.
Tình yêu đầy đam mê cho cây rừng xà nu, chính sự gắn bó máu thịt với núi nước Tây Nguyên anh hùng đã khiến ngòi bút Nguyễn Trung Thành khắc tạc những hình ảnh tuyệt mĩ về thiên nhiên, con người nơi đây. Cảm hứng mãnh liệt về loài cây đã thôi thúc tâm can, thúc giục từ trong máu để rồi hình tượng bao trùm cả tác phẩm là hình tượng cây rừng xà nu. Chính nó đã đem lại cho tác phẩm sức khái quát cũng như sự sinh động, chân thực của cuộc đời.
Rừng xà nu vươn mình hứng chịu, gánh lấy cái dữ dội , bạo tàn của chiến tranh bom đạn. Người ta như nghe được tiếng bom rơi, đạn nổ dội vào nơi đây nhưng cũng như nghiêng mình ngưỡng vọng trước một thế trường tồn đầy kiêu hùng, thách thức. Tác giả đã miêu tả rất ấn tượng hình ảnh những cây xà nu bị thương. Nó có tác động mạnh mẽ đến giác quan người đọc. Nhựa xà nu hay máu con người mà cũng mang trong mình đầy đủ và sống động, đau thương, khốc liệt của chiến tranh.
Sức sống kì diệu của cây đối lập với sự bạo tàn, khốc liệt của kẻ thù. Như một thách thức, cây này mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên, xanh rờn như những mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Bất chấp bom đạn, chiến tranh, bất chấp những đợt đại bác, xà nu vẫn mãnh liệt sinh sôi và kiêu hãnh, trường tồn. Dường như sức sống man dại, mãnh liệt và kiêu hùng đã trở thành bản chất của núi nước, đại ngàn Tây Nguyên. Hình ảnh cây rừng xà nu chính là hình ảnh cho sức sống , niềm tin khát khao tự do, ý chí sục sôi, tinh thần đấu tranh anh hùng của dân làng Xô Man.
Cây rừng xà nu đã trở thành biểu tượng của " Đất nước đứng lên", của Tây Nguyên nổi dậy. Chủ nghĩa yêu nước anh hùng cách mạng đã chung đúc, hội tụ trong tâm hồn, trí óc của tất cả mọi người tạo nên sức mạnh thống nhất chặt chẽ trong tác phẩm.
Mở ra và kết thúc tác phẩm, hình ảnh cây xà nu tít tắp phía chân trời giống như một khúc vĩ thanh đẹp đẽ, âm vang, hào sảng, mang theo lời của hồn thiêng sông núi, vang động mạch sống của đất nước, quê hương.
2.
a) Tnú là nhân vật trung tâm của tác phẩm, dồn tụ những sáng tạo của bút lực Nguyễn Thành Trung, kết kinh đậm nét cảm hứng anh hùng ca. Nhân vật được xây dựng trong cả một quá trình, cả một con đường đời từ lúc nhỏ đến khi trưởng thành. Gan lì, nhanh nhẹn, nghị lực, quyết tâm và tình yêu thương sâu thẳm chính là những nét tính cách cơ bản, ổn định của nhân vật. Đây là nhân vật điển hình cho người dân Tây Nguyên nói riêng và dân miền núi nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Tnú là biểu tượng đẹp nhất cho con người giác ngộ cách mạng, đi từ đau thương nô lệ đến vùng trời của ánh sáng , tự do, đi từ mất mát, hy sinh đến kì tích làm nên anh hùng. Tnú từ nhỏ đã sống trong sự bao bọc yêu thương của dân làng Xô Man, được nuôi dưỡng bởi chính núi nước Tây Nguyên . Tnú là niềm tự hào của người nơi đây.
b) Câu truyện bi tráng về cuộc đời Tnú không chỉ có chiến công, anh hùng mà còn có những nỗi đau, sự bất lực, chua xót. Con đường cách mạng của Tnú là con đường có tính chất tất yếu. Đó không phải là một con đường bằng phẳng nhẹ nhàng mà là một con đường đầy thử thách, trông gai. Qua câu chuyện của cuộc đời Tnú, tác giả đã trình bày một quy luật tất yếu của chiến tranh cách mạng : đau thương là cơ sở thôi thúc lòng căm thù, ý chí chiến đấu của con người. Phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bọn phản cách mạng, đó là chân lí đấu tranh ngàn đời của dân tộc.
c) Sức sống con người Tây Nguyên như hiển hiện trên gốc xà nu này, tán xà nua kia, mỗi con người Xô Man là một mảnh hồn riêng khắc tạc trên vẻ đẹp kiên dũng của xà nu. "Sức sống của nhân dân" là mạch thở ấm nóng truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cụ Mết " là cội nguồn, là Tây Nguyên của thời "Đất nước đứng lên" trường tồn đến hôm nay, những Mai, những Dít là những chiến sĩ cách mạng trẻ tâm huyết, nhiệt tình, Tnú - người con anh hùng của bản Xô Man, hay Heng, cậu bé nhỏ mà gan góc, kiên cường. Những nhân vật nối tiếp nhân vật, những anh hùng nối tiếp anh hùng như những rừng cây xà nu nối tiếp đến chân trời. Hình tượng cây xà nu chính là sức sống bất diệt của dân tộc, bền bỉ, kiêu hãnh trường tồn bất chấp súng đạn của kẻ thù.
d) Con người anh hùng của một Tây Nguyên quật cường, một đất nước đứng lên đã hiện lên đầy đủ, sống động, chân thực với cuộc sống chiến đấu và những nét đẹp tâm hồn. Thế giới nhân vật có sự tiếp nối, kế thừa và phát triển. Bản chất bi hùng của rừng núi đại ngàn đã thấm vào những thế hệ hôm nay và mai sau bởi thế chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong "Rừng xà nu" là một mạch chảy liên tiếp, truyền nối. Sự hài hòa của ngòi bút Nguyễn Trung Thành được thể hiện chính ở năng lực xúc cảm và chiều sâu trí tuệ, khi ông thu nhận được linh hồn của núi nước Tây Nguyên, nhìn ra những con người anh hùng, những thế hệ anh hùng.
3.Xà nu là "điểm tựa" cho cảm hứng sáng tạo Nguyễn Trung Thànhm để ngắm nhìn dự kiên dũng của xà nu, ông đã tìm được cội nguồn sức sống nhân dân, bật lên những Dít, Mai, Tnú..anh dũng, kiên cường. Phẩm chất anh hùng thấm vào từng thớ đất, tâm hồn mỗi con người. Xà nu khơi chung một mạch nguồn của tình yêu đất nước, tình yêu buôn làng để tưới tắm cho tam hồn dân Xô Man. Hình ảnh cánh rừng xà nu và hình tượng Tnú có một sự gắn kết sâu sắc, ở đó, sức sống mãnh liệt, sự kiên địn trường tồn được thể hiện sinh động mạnh mẽ, kiêu hãnh.
4. Tác phẩm là "chuyện của một đời được kể lại trong một đêm", thể hiện khả năng dồn nén hiện thực đầy điêu luyện, tinh tế của tác giả khi ông luôn chú trọng lựa chọn những chi tiết nghệ thuật điển hình : âm thanh tiếng chày, Tnú chứng kiến mẹ con Mai bị đánh....
- Kết cấu song trùng, mở đầu và kết thúc đều là hình ảnh cây xà nu. Đó không phải là kết cấu khép mà là kết cấu mở, thể hiện dụng ý nghệ thuật sâu xa của tác giả. Hình ảnh rừng xà nu nối tiếp mở ra con đường kháng chiến gian khổ đau thương nhưng anh hùng bất khuất.
- Ngôn ngữ phù hợp với cá tính nhân vật, mang đậm bản sắc Tây Nguyên, đậm chất anh hùng ca.
- Tiếng hát là tấm lòng ân tình, bày tỏ sự tiếc nuối, cảm thông trước những hi sinh, mất mát của người dân lao động.
- Tiếng hát là sự hóa giải cho những linh hồn bất hạnh, những con người bỏ mạng vì “miếng cơm manh áo” nơi rừng xanh nước đỏ.
Đáp án cần chọn là: D
1. Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ đầy thơ mộng. Vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa vào buổi sáng sớm.
– Trước mặt là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ, lòe nhòe vào màu sương mùa trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do anh nắng mặt trời đem lại tất cả hiện lên hùng vĩ và nó như một khoảng trời lộng lẫy.
– Vào buổi sáng sớm những hình ảnh đó hiện lên thật mơ màng huyền ảo nó làm cho người ta có cảm giác yêu thiên nhiên hơn.
– Hình ảnh thơ mộng và huyền ảo đã làm cho tác giả phát hiện ra nhiều quy luật của tự nhiên nó làm vang vọng trong lòng người đọc.
– Hình ảnh về một đất nước anh hùng đã được thể hiện sâu rộng trong bài viết mỗi chúng ta đều tự hào về truyền thống của dân tộc và những hình ảnh đó gợi nhớ cho tác giả về cảnh đẹp quê hương.
– Khung cảnh đó tạo nên cảm giác mơ mộng và nó góp phần tạo nên những đặc trưng cơ bản cho bài viết và cũng góp phần tạo nên một phong cách đặc biệt trong sáng tác của tác giả.
2. Phát hiện thứ hai cả người nghệ sĩ về hình ảnh của gia đình đang bạo lực, tác giả đã có những thái độ sâu sắc:
– Đằng sau bức tranh thiên nhiên đẹp hùng vĩ đó lại xuất hiện một nghịch lý nó làm cho tác giả cảm thấy đau thương khi chứng kiến nghịch cảnh trên, tác giả phẫn nộ về hình ảnh người đàn bà hàng chài bị bạo lực.
– Những hình ảnh đó làm cho tác giả cảm thấy xót xa về một hiện thực nó làm cho tác giả càng cảm thấy yêu thương con người nhỏ bé đang bị hành hạ.
– Đằng sau vẻ đẹp tráng lệ lại là một bức tranh đẫm nước mắt nó thể hiện một sự đau đớn tới tột cùng của tác giả, càng đau đớn cho cái cảnh tượng đó, người đọc và người viết cùng hình dung về hình ảnh đó.
– Những hình ảnh trên gợi nhớ cho tác giả về một sự thật, một sự thật đau thương khi đằng sau những cái tráng lệ lại là một bức tranh gia đình họ bạo lực, do hoàn cảnh khó khăn, áp lực cuộc sống người đàn ông đã trở thành một kẻ bạo lực.
– Sự thật đó đã làm cho người nghệ sĩ này muốn viết lên những tâm sự và những hiện thực để tố cáo chúng.
3. Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện nói lên điều gì?
– Người đàn bà này suốt đời vì chồng vì con, khi ra tới tòa án bà vẫn hết mực bảo vệ cho chồng và con của mình, một cuộc đời lam lũ bà đã phải chịu nhiều đau thương.
– Nhưng với tấm lòng cao cả bà đã hết lòng để bảo vệ cho con và chồng của mình, bị bạo hành và mang nỗi đau thể xác nhưng người đàn bà này không ghét bỏ chồng mình.
– Ngược lại bà hiểu và cảm thông, ít người có thể làm được những điều này nhưng chính người đàn bà này lại làm được những hy sinh mất mát của bà quá lớn.
– Bà làm tất cả mọi điều với mục đích duy nhất là muốn bảo vệ lấy hạnh phúc cho con và cho chồng, sự hy sinh tần tảo đó đáng được khen ngợi.
– Nếu như người nghệ sĩ chỉ nhìn về bề ngoài để đánh giá về người đàn bà là kẻ ngu muội không biết tố cáo người chồng vũ phu này nhưng đằng sau nó lại là cả một câu chuyện mang bề dày của ý nghĩa hy sinh.
– Hy sinh cả đời cho gia đình, bà không lo cho mình, lúc nào cũng nghĩ tới hạnh phúc của người khác.
– Bà hiện thân cho một người phụ nữ giàu đức hy sinh, nhưng hy sinh đó đã tạo nên những phong cách mới mẻ trong con người của bà.
4. Cảm nghĩ về các nhân vật:
– Nhân vật người đàn bà hàng chài là một người giàu đức hy sinh, cả cuộc đời lo cho chồng cho con.
– Lão độc ác do bản chất của hắn là một kẻ vũ phu, do áp lực cuộc sống hắn đã trở thành một con người bạo lực và hắn đang hành động để chút bỏ những áp lực trong cuộc sống của mình.
– Chị em thằng Phác là những đứa con cũng là nạn nhân của cuộc bạo hành gia đình này, bọn chúng cũng bị hành hạ.
– Nghệ sĩ Phùng là một nhiếp ảnh gia có nhiều trải nghiệm thực tế, và ông cũng góp phần là nổi bật lên một hình ảnh về một xã hội nghiệt ngã đau thương.
– Nghệ sĩ Phùng là một người đã làm nổi bật lên hai bức tranh đối diện nhau về hình ảnh thiên nhiên đẹp và bức tranh nghịch lý trong cuộc bạo hành gia đình.
5. Cách xây dựng cốt truyện của Nguyễn Minh Châu.
– Cách xây dựng cốt truyện của Nguyễn Minh Châu rất độc đáo đã góp phần tạo nên một bức tranh thiên nhiên đẹp nó cũng làm gia tăng lên hình ảnh về một người đàn bà biết hy sinh cho gia đình.
– Nghệ thuật cốt truyện hấp dẫn và phát triển theo thời gian nó góp phần tạo nên cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về hoàn cảnh gia đình.
– Người nghệ sĩ ở đất là một người tạo nên cái mới mẻ trong cái nhìn sâu xa của nhân vật nó là một cách tạo nên những ấn tượng sâu sắc và hấp dẫn.
6. Ngôn ngữ người kể chuyện.
– Ngôn ngữ mộc mạc hấp dẫn đã tạo nên một phong cách mới mẻ trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu.
– Ngôn ngữ đời thường nên có mối qua hệ gắn bó với con người, tạo nên những nhịp điệu hấp dẫn thu hút sự chú ý của người đọc.
– Câu chuyện kể theo sự tiếp nối của thời gian qua đó tạo nên tính hấp dẫn của câu chuyện.
I. Tác giả - Tác phẩm
1. Tác giả
Nguyễn Minh Châu ( 1980-1989) quê ở làng Thới, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Năm 1944, ông học ở Trường Kỹ Nghệ Huế. Đầu năm 1950, ông gia nhập quân đội, theo học trường Sỹ quan Lục quân Trần Quốc Tuấn. Từ 1952-1958, ông công tác và chiến đấu tại sư đoàn 320.Năm 1962, ông về Phòng văn nghệ quân đội, sau chuyển sang tạp chí "Văn nghệ quân đội". Năm 2000, ông được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
Tác phẩm chính : " Cửa sông"- tiểu thuyết 1967, "Những vùng trời khác"- Tập truyện ngắn, 1970, "Dấu chân người lính"- Tiểu thuyết 1972. "Miền cháy"-1977," Lửa từ những ngôi nhà"- 1977.....
2. Tác phẩm
"Chiếc thuyền ngoài xa" in đậm phong cách tự sự-triết lí của Nguyễn Minh Châu. Với ngôn từ dung dị của đời thương, truyện kể lại chuyến đi thực tế của một nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm của ông về nghệ thuật và cuộc đời.
II. Trả lời câu hỏi
1. Để có một tấm lịch nghệ thuật về thuyền và biển theo yêu cầu của trưởng phòng, Phùng đã tới một vùng biển từng là chiến trường cũ của anh, đã dự tính bố cục, phục kích mấy buổi sáng để chộp được một cảnh thật ưng ý. Đôi mắt người nghệ sĩ phát hiện được một vẻ đẹp trời cho trên mặt biển mờ sương, vẻ đẹp mà cả đời bấm mãy có lẽ anh chỉ có diễm phúc bắt gặp một lần. Niềm vui sướng của nhân vật "tôi" là niềm hạnh phúc của một người nghệ sĩ đạt tới đỉnh cao của khám phá và sáng tạo, của sự cảm nhận huyền diệu, tinh khôi của cái đẹp. Hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa chính là một điểm nhấn linh diệu mà bắt gặp được nó là tâm hồn con người đã chạm được vào nơi tận thiện, tận, mĩ. Hình ảnh nghệ thuật hài hòa, vẻ đẹp sống lãng mãn có khả năng tác động mạnh mẽ và thanh lọc tâm hồn con người
2. Phát hiện thứ hai của người nghệ sĩ nhiếp ảnh đầy nghịch lí. Ánh đã chứng kiến từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như trong mơ ấy bước ra một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi và cam chịu, một lão đàn ông thô kệch, dữ dằn, độc ác, coi việc đánh vợ như một phương thức để giải tỏa những uất ức khổ đau. Từng là một người lính cầm súng chiến đấu, Phùng không thể chấp nhận, chịu đựng nổi cảnh lão đàn ông đánh vợ một cách vô lí và thô bạo. Nhưng anh chưa kịp xông ra thì thằng Phác, con trai lão đã kịp tới để che chở cho người mẹ đáng thương. Chỉ đến lần thứ hai, khi phải chứng kiến cảnh ấy, Phùng mới thể hiện bản chất người lính, không thể làm ngơ trước sự bạo hành của cái ác. Anh cay đắng nhận thấy những cái ngang trái , xấu xa, những bi kịch trong gia đình thuyền chài kia đã là thứ thuốc rửa quái đản khủng khiếp, ghê rợn. Phùng đã từng có cái khoảng khắc hạnh phúc ngập tràn tâm hồn mình do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh mang lại, anh đã tưngh chiêm nghiệm bản thân cái đẹp chính là đạo đức, vậy mà hóa ra đằng sau cái đẹp toàn bích, toàn diện mà anh vừa bắt gặp trên biển xa lại chặng phải là "đạo đức", là "chân lí của sự hoàn thiện". Sự thật cuộc sống làm người nghệ sĩ bất ngờ, day dứt và ám ảnh khôn cùng.
3. Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện là câu chuyện về sự thật cuộc đời. Nó như giúp những người như Phùng và Đẩu hiều được nguyên do của những điều tưởng như vô lí. Bề ngoài, đó là một người đàn bà quá nhẫn nhục, cam chịu, bị chồng thường xuyên hành hạ, đánh đập khốn khổ, nhưng vẫn nhất quyết gắn bó với người đàn ông vũ phu ấy. Lời giãi bày của người mẹ đáng thương chất chứa những hi sinh, thương yêu vô bờ bến cho những đứa con của mình. . Sự cam chịu nhẫn nhục của người đàn bà thương con này là một lựa chọn duy nhất. Vì thương con mà bà không thể tìm một lối thoát nào khác cho mình. Trong đau khổ triền miên, bà vẫn chắt lọc những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi cho mình. Câu chuyện người đàn bà càng khẳng định một cách nhìn của người nghệ sĩ về cuộc đời và con người : không thể dễ dãi,đơn giản trong việc nhìn nhận mọi sự việc, hiện tượng, cuộc sống.
4. Người đàn bà vùng biển là một nhân vật vô danh, không tên, không tuổi nhưng lại được tác giả tập trung thể hiện tính cách, số phận một cách sinh động,đặc sắc. Đó là một người đàn bà khoảng 40, thô kệch, mặt rỗ,lúc nào cũng xuất hiện với khuôn mặt mệt mỏi, dấu vết in hằn của một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ. Thầm lặng chịu mọi đau đớn, hành hạ được bà coi là một việc tất yếu, đương nhiên, bởi trong cuộc mưu sinh đầy cam go, trên chiếc thuyền kiêm sống ngoài xa cần có một người đàn ông khỏe mạnh và biết nghề, chỉ vì những đứa con của bà cần được sống và lớn lên, đó chính là lòng nhân hậu, bao dung, đức hi sinh đẹp đẽ của người mẹ, khiến người đọc cảm thông và trân trọng.
Cuộc sống đói nghèo, quẩn quanh những lo toan, cực nhọc đã biến người con trai cục tính nhưng hiền lành năm xưa thành một người chồng vũ phu, độc ác. Cứ khi nào khổ quá, ông lại đánh vợ. Lão đàn ông vừa là nạn nhân của cuộc sống khốn khổ, vừa là thủ phạm gây nên bao đau khổ cho chính những người thân của mình. Chị em thằng Phác chính là những đứa trẻ đáng thương, trực tiếp hứng chịu những bi kịch gia đình mà bố chúng gây ra. Chị thăng Phác là một cô bé yếu ớt mà can đảm, phải vật lộn để tước con dao trong tay thằng em để tránh không cho nó làm một việc trái luân thường đạo lí. Cô bé tan nát, đau đớn khi chứng kiến những cảnh tượng bi kịch của gia đình. Hành động của cô bé là hành động đúng, cô là điểm tựa vững chắc cho người mẹ đáng thương và cản được việc làm dại dột của đứa em trai. Những ngây thơ, non dại của một thằng bé con khiến người ta nhói đau và cảm động bởi tình thương mẹ da diết, xót xa.
Phùng vốn là một chiến sĩ vào sinh ra tử, anh căm ghét mọi sự áp bức, bất công, sẵn sàng làm tất cả vì điều thiện, vì công bằng. Tâm hòn người nghệ sĩ thật sự tinh tế, nhạy cảm khi xúc động, ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tinh khôi của thuyền biển lúc bình minh nhưng cũng vỡ òa khi phát hiện ra đằng sau đó là sự bạo hành, xấu xa. Chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa, còn sự thật cuộc đời lại nằm rất gần. Nghệ thuật chân chính phải chính là cuộc đời đó mà tồn tại, mà lên tiếng. Bởi thế, người nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp nhưng cũng phải là người nghệ sĩ biết thấu cảm những buồn vui, cay đắng đời.
5. Cách xây cốt truyện của Nguyễn Minh Châu nừm chính ở cách tạo tình huống mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. Tình huống Phùng chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ chính là một sự kiện có ý nghĩa bộc lỗ mọi mối quan hệ, bộc lỗ khả năng ứng xử, thử thách phẩm chất, tính cách của con người. Trước đó, anh nhìn đời bằng con mắt nghệ sĩ đầy rung động mê say trước cái đẹp trời cho của thuyền biển sớm mai. Nhưng chính trong giây phút thăng hoa đó, tâm hồn nghệ sĩ lại va chạm rất mạnh vào sự thật ở đời. Tình huống được lặp lại lần hai, từ đó Phùng có cách nhìn đời khác hẳn. Tình huống truyện được tác giả đẩy lên cao trào và ngày càng xoáy sâu hơn để phát hiện tính cách con người, phát hiện sự thật cuộc đời.
6. Ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong truyện cũng hết sức phong phú, độc đáo. Người kể chuyện là nhân vật Phùng, cũng chính là hóa thân của tác giả. Lựa chọn người kể như vậy đã tạo ra một điểm tựa trần thuật sắc sảo, tăng cường khả năng khám phá đời sống của tình huống truyện, lời kể chuyện trở nên khách quan, chân thật, giàu sức thuyết phục.
Ngôn ngữ các nhân vật phù hợp với đặc điểm tính cách của từng người. Việc sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt và sáng tạo góp phần khắc sâu thêm chủ đề, tư tưởng cho tác phẩm
I. Tác giả - Tác phẩm
1. Tác giả :
Ơ nit Hê - minh - uê ( 1899-1961) sinh trưởng trong một gia đình khá giả tại ngoại ô Chi - ca - gô. Ông làm nghề phóng viên rồi bị bắt, bị thương khi tham gia chiến tranh thế giới thứ 1. Ông làm phóng viên mặt trận tại Tây Ban Nha khi tham gia chiến tranh thế giới thứ 2. Cuối đời ông sống tại Cu Ba và tự tử do cảm thấy không tiếp tục công việc mà suốt đời theo đuổi đó là "viết áng văn xuôi đơn giản, trung thực về con người"
2. Tác phẩm
Đây là tác phẩm Ơ nit Hê - minh - uê viết vào giai đoạn cuối đời. Là tác phẩm hay nhát cuối cùng trước khi nhà văn mất. Đoạn trích mà một biểu tượng về con người cho đến giờ phút cuối cùng vẫn theo đuổi một kì vọng và ráng sức đoạt lấy nó. Cuộc săn bắt cá của ông lão thực chất là một ẩn dụ về quá trình thực hiện khát vọng, dù có đơn độc, thất bại nhưng âm hưởng gợi lên đầy sinh khí và mãnh liệt
II. Trả lời câu hỏi
1. Hình ảnh những vòng lượn của con cá kiếm được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong đoạn trích thể hiện nhiều ý nghĩa khác nhau :
- Khi chưa thể nhìn thấy con cá kiếm, ông lão Xan-ta-a-gô chỉ có thể đoán biết về nó qua những vòng lượn. Quan sát những vòng lượn khi rộng, khi hẹp kết hợp với cảm giác đau đớn nơi bàn tay, ông lão không chỉ ước lượng được về khoảng cách mà còn có thể đoán được từng cử chỉ, động tĩnh của con cá kiếm từ đó mà điều chỉnh sợi dây hòng thu phục con cá kiếm. Sự lặp lại những vòng lượn của con cá kiếm đã góp phần gợi lên hình ảnh một ngư phủ rất giàu kinh nghiệm, rất lành nghề giữa chốn biển khơi đầy gian nan thử thách.
- Những vòng lượn cũng đồng thời vẽ lên những cố gắng cuối cùng dù tuyệt vọng những cũng hết sức mãnh liệt của con cá kiếm. Những cú quật mạnh hòng thoát khỏi sự bủa vay của người ngư phủ cho thấy con cá kiếm cũng dũng cảm kiên cường không kém gì đối thủ của mình.
2. Trong cuộc chiến với con cá kiếm phần cuối của tác phẩm, sau ba ngày, hai đêm vật lộn với sống gió và việc kìm giữ con cá kiếm, ông lão Xan-ta-a-gô đã mệt nhoài. Cuộc chiến lại diễn ra khi thời tiết khắc nhiệt, rất lạnh giá vào lúc nửa đêm, khi ông lão đang buồn, thậm chí đã rơi vào tình thế vô vọng. Nhưng bằng sự nhạy bén của một ông già từng có nhiều kinh nghiệm nơi biển cả, ông đã huy động mọi giác quan vào cuộc chiến.
- Thị giác : Ban đầu lão chỉ có thể phán đoán con cá, phán đoán đường bơi của nó qua độ nghiêng và sức căng của sợi dây. Nhưng rồi khi nó bắt đầu mệt và sợi dây đã được ông lão cuộn vào gần hơn thì ông lão cảm thấy nó trồi lên và cái đuôi nó nhô lên mặt nước. Đến lúc ông có thể nhìn thấy mắt con cá thì ông quyết định ra đòn. Ông lão phóng lao và thế là con cá kiếm ương ngạnh bị chinh phục bởi ông lão giàu kinh nghiệm và bản lĩnh
- Xúc giác : Dù không trực tiếp tiếp xúc con cá nhưng qua những vật trung gian, ông lão Xan-ta-a-gô vẫn có thể cảm nhận được từng cử động của nó.
Xem xét các chi tiết miêu tả, chúng ta có thể nhận thấy nó được sắp xếp theo trình tự của cuộc chinh phục con cá kiếm. Ban đầu là những cảm nhận và quan sát từ xa rồi đến gần hơn. Cách miêu tả này kết hợp với những lời độc thoại nội tâm của ông lão Xan-ta-a-gô đã giúp nhà văn thể hiện sinh động cuộc đối đầu vừa quyết liệt vừa đấy trí tuệ giữa con người với thiên nhiên. Nó ca ngợi vẻ đẹp của con người lao động, ngay cả lúc tưởng như đã kiệt sức và vô vọng vẫn chiến đấu đến cùng. Đó là biểu tượng về khát vọng vĩ đại của con người trong cuộc sống : không gục ngã, không đầu hàng số phận
3. Ông lão không chỉ cảm nhận đối tượng bằng giác quan của một người đi săn, một kẻ chỉ nhằm tiêu diệt đối thủ của mình. Qua đoạn trích có thể thấy được thái độ của ông lão với con cá kiếm. Đó cũng là một trạng thái tâm lí phức tạp, thậm chí trái ngược nhau. Ông vừa yêu quý con cá nhưng cũng muốn chinh phục nó cho kỳ được, ông gọi nó là người anh em. Chính trong cuộc săn đuổi đó, ông lão đã bộc lộ những phẩm chất cao quý của một con người theo đúng nghĩa. Con cá kiếm cũng vậy, trong cuộc chiến đó, nó không lặn xuống bể sâu làm đứt dây câu cũng không lồng lên làm đắm thuyền. Nó chấp nhận cuộc đấu sòng phẳng. Ta thấy thêm một nét tính cách nữa ở nhân vật Xan-ta-a-gô : Đó là sự ngưỡng vọng trước cái đẹp, cái cao cả và khát khao hòa hợp với thiên nhiên. Vì vậy, mối quan hệ giữa ông lão và con cá kiếm còn là mối quan hệ giữa cái đẹp và người ngưỡng mộ, thưởng thức và khát khao chiếm lĩnh cái đẹp.
4. Đó là một con cá cực lớn. Chỉ riêng cái bóng đen của nó cũng khiến ông lão - một người đi biển cừ khôi phải kinh ngạc. Vẻ bề ngoài của nó vừa gợi lên một sức mạnh ghê gớm, sự oai phong và kì vĩ nhưng cũng có phần duyên dáng. Con cá cũng có phẩm chất được nhà văn chú ý, khai thác : nó rất khôn ngoan, nó không vội vã cắn câu khi ông lão buông mồi mà thử rất khéo và tinh. Nó tỏ ra kiên cường và có sức chịu đựng tốt. Ngay cả khi đã cắn câu, chú ta vẫn rất khôn ngoan. Ông lão tập trung tinh thần để phóng mũi lao quyết định nhưng chú cá như đoán được ý định, lật người qua bơi đi.
- Cái chết của con cá kiếm cũng có nét kiêu hùng khác thường : dường như nó không chấp nhận cái chết, nó phóng vút lên mặt nước... Ngay cả khi đối mặt với cái chết, con cá vẫn thể hiện được sự kiêu hãnh, oai hùng
Câu 1
Bố cục : 3 phần
- Đặt vấn đề (Từ đầu đến "Không ai chối cãi được") : Mục đích lí tưởng chiến đấu của dân tộc ngày này
- Giải quyết vấn đề : (Từ " Thế mà" đến "Dân tộc đó phải được độc lập") : Tố cáo tội ác của thực dân Pháp " lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái để cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta" : vi phạm chân lí của thời đại
- Kết thúc vấn đề : (Đoạn còn lại) ; Tuyên bố độc lập và khẳng định quyết tâm của dân tộc Việt nam đem tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững độc lập
Tuyên ngôn thường có ba phần :
- Nêu nguyên lí chung
- Chứng minh nguyên lí ấy
- Tuyên ngôn
Tính Logic chặt chẽ của lập luận đã được thể hiện ở chỗ nguyên lí chung làm cơ sở lí luận dẫn đến những dẫn chứng thực tế cần chứng minh để đi đến mục đích là phần tuyên ngôn luận điểm kết luận của văn bản
Câu 2 :
Nêu căn cứ vào lời mở đầu của bản Tuyên ngôn ( "Hỡi đồng bào cả nước") và lời tuyên bố ở cuối bản Tuyên ngôn (" Chúng tôi, chính phủ lâm thời nước Việt nam dân chủ cộng hòa trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng ..." thì Tuyên ngôn độc lập viết cho đồng bào cả nước và nhân dân thế giới.
Thực ra không đơn giản như vậy. Cần thấy rằng khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn thì ở phía Nam, quân viễn chinh Pháp nấp sau lưng quân đội Anh ( có nhiệm vụ tước vũ khí quân đội Nhật) đã tiến vào Đông Dương. Còn ở phía bắc, quân đội Tưởng giới Thạch cũng chuẩn bị vượt biên giới nước ta, sau lưng chúng là Đế quốc Mĩ. Đó là những ngày hết sức căng thẳng. Hồ Chủ Tích biết rõ mâu thuẫn giữa Anh, Mĩ và Pháp với Liên Xô; Anh, Mĩ có thể sẽ nhân nhượng cho Pháp trở lại Đông Dương. Nhằm chuẩn bị cho cuộc tái xâm lược đó, Pháp đã sớm tung luận điệu tuyên truyền trước dư luận thế giới rằng việc chúng trở lại Đông Dương là hợp tình, hợp lí. Bởi Đông Dương vốn là thuộc địa của Pháp. Pháp có công lao khai hóa, xây dựng đất nước này. Pháp thuộc phe đồng minh chống phát xít nay phát xít Nhật bại trận, đầu hàng thì Đông Dương trở về tay Pháp là một lẽ đương nhiên.
Như vậy, đối tượng mà bản Tuyên ngôn độc lập hướng tới không những là đồng bào ta mà còn là nhân dân thế giới, trước hết là Mĩ, Anh và Pháp. Do đó, bản Tuyên ngôn độc lập không chỉ khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc mà còn bao hàm cuộc đấu tranh luận để bác bỏ luận điệu xảo quyệt của kẻ địch trước dư luận quốc tế.
Điều này giải thích vì sao bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam lại mở đầu bằng việc trích dẫn nguyên văn bản Tuyên Ngôn độc lập của Mĩ và bản " Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền " của Cách mạng Pháp.
Chủ tịch Hồ Chí MInh đã sử dụng thủ pháp "lấy gậy ông đập lưng ông". Bọn đế quốc Mĩ, thực dân Pháp lẽ nào lại dám bác bỏ những danh ngôn tổ tiên họ.
Ngoài ta, việc trích dẫn ấy còn thể hiện niềm tự hào dân tộc : đặt ba cuộc cách mạng, ba nền độc lập và ba bản tuyên ngôn lên ngang hàng với nhau.
Câu 3 :
Trong phần thứ hai của "Tuyên Ngôn độc lập" , để khẳng định quyền độc lập tự do của Việt nam ta, tác giả đã sử dụng một hệ thống lâpk luận hết sức chặt chẽ và đanh thép.
Trước hết là hệ thống lí lẽ bác bỏ luận điện của bọn đế quốc thực dân
Chúng thường khoe khoang công lao khai hóa đối với Đông Dương. bản "Tuyên ngôn độc lập" chỉ rõ trong 80 năm thống trị nước ta, thực dân Pháp đã thủ tiêu mọi quyền tự do, dân chủ và chia rẽ ba Kì, tắm máu các phong trào yêu nước và cách mạng, thi hành chính sách ngu dân; đầu độc bằng thuốc phiện, rượu cồn, vơ vét tận xương tủy, cuối cùng đã gây ra nạn đói khiến hơn 2 triệu đồng bào ta chết đói.
Chúng kể công "bảo hộ" thì bản Tuyên ngôn đã chỉ rõ đó là tội "trong năm năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật"
Thực dân Pháp cho rằng Đông Dương là thuộc địa của chúng và chúng có quyền trở lại thì bản tuyên ngôn đã vạch rõ sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật. Khi Nhật đầu hàng đồng minh thì nhân dân ta nổi dậy giành lấy chính quyền, lấy lại nước từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp.
Để khẳng định điều vừa nói, tác giả đã đưa ra những lí lẽ mạnh mẽ và vững chắc.
Bản Tuyên ngôn cũng cho ta thấy dù thực dân Pháp đê hè, tàn bạo nhưng nhân dân ta vẫn giữ thái độ khoan dung, nhân đạo với kẻ thù đã thất thế : sau cuộc biến động ngày 9-3, Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên giới, lại cứu cho người Pháp ra khỏi trại giam của Nhật và bảo vệ tính mạng, tài sản của họ
Từ những lập luận ấy, tác giả khẳng định một dân tộc đã hứng chịu bao cơ cực, lầm than dưới ách thực dân tàn bạo, đã anh hùng quật khởi chiến đấu cho độc lập, đã đứng hẳn về phe Đồng minh chống phát xít Nhật lại nhân đạo, bác ái như đã nói, dân tộc đó phải được độc lập, dân tộc đó phải được tự do
Câu 4 :
Bản tuyên ngôn độc lập tiêu biểu cho khát vọng độc lập, tự do và ý chí quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam. Ý chí, khát vọng đó đã bộc lộ trong văn bản nhưng rõ rệt nhất là ở phần cuối. đặc biệt là ở hai đoạn văn "Một dân tộc gan góc.........phải được độc lập"; " Nước Việt nam có quyền ...........giữ vững quyền tự do, độc lập ấy"
Giọng văn hùng hồn, đanh thép, đầy sức thuyết phục ấy là của vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh, bộc lộ một tấm lòng yêu nước nồng nàn và niềm tự hào dân tộc mãnh liệt của một con người mang nặng khát vọng độc lập, tự do và ý chí quyết tâm bảo vệ quyền tự do, độc lập ấy
Chính tấm lòng của vị Cha già dân tộc đã làm nên chất văn cho tác phẩm, khiến Tuyên ngôn độc lập không chỉ là một văn bản chính luận, mẫu mực mà còn là một áng văn gây xúc động mãnh liệt lòng người.
I. Tác giả - Tác phẩm
1. Tác giả
Lỗ Tấn ( 1881-1936) tên khai sinh là Chu Thụ Nhân. Ông sinh ra ở phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang trong một gia đình quan lại sa sút. Bố mất từ năm 13 tuổi, ông mong ước được học nghề y từ đó. Ông từng học nghề hàng hải để được đi đây đó mở mang tầm mắt. Sau đó ông lại học nghề khai mỏ với ước vọng góp phần làm giàu cho Tổ quốc. Nhưng tất cả đều thất bại. Cuối cùng ông chuyển sang làm văn nghệ
Tác phẩm chính : " Gào thét", " Bàng hoàng", " Chuyện cũ viết lại", các tạp văn " Nấm mồ", "Gió nóng", "Hai lòng"...
2. Tác phẩm
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Trung Quốc bị các nước đế quốc xâu xé. Xã hội Trung Hoa biến thành phong kiến nửa thuộc địa, thế nhưng nhân dân lại an phận chịu nhục. Đó là căn bệnh đới hèn, tự thỏa mãn, cản trở nghiêm trọng con đường giải phóng dân tộc. " Thuốc" ra đời đúng vào hoàn cảnh ấy như một lời cảnh tỉnh những ai còn ngơ ngác trước thời cuộc, chỉ ra cho họ thấy rằng Trung Quốc đang như con bệnh trầm kha chỉ có thể tiêu diệt hết thứ vi rút đớn hèn mới có cơ hội cứ được con bệnh thập tử nhất sinh ấy.
"Thuốc" được viết ngày 25-4-1919 và được đăng trên tạp chí "Tân thanh niên" dúng vào dịp phong trào Ngũ tứ nổ ra
II. Trả lời câu hỏi
1. Chiếc bánh bao tẩm máu người trong truyện được những người đao phủ làm ngay sau khi khai đao xử tử kẻ tử tù. Và người ta dùng nó để chữa bệnh lao. Nhưng đó là một liều thuốc độc hại bởi nó gợi đến suy tưởng về lịch sử Trung Quốc mấy nghìn năm là lịch sử " nhân nhục nhân" - người ăn thịt người. Và vì thế, hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người trở thành biểu tượng cho sự u mê, tăm tối vì mê tín, dị đoan của những người dân Trung Quốc xưa.
2. Hạ Du là một nhà văn cách mạng có nghĩa khí, có tư tưởng cách mạng tiến bộ, chiến đấu vì nhân dân lao động. Nhưng trong cuộc bàn luận trong quán trà, những người nông dân Trung Quốc lại lên án Hạ Du, coi Hạ Du như một thứ giắc cỏ rác. Hành động của những người nông dân Trung Quốc cho thấy họ chưa được giác ngộ về cách mạng, chưa hiểu hết về những người như Hạ Du. Và vì thế , họ chưa ủng hộ cách mạng, cái chết của Hạ Du dường như có điều gì oan ức.
Qua cuộc bàn luận trong quán trà, Lỗ Tấn nhắc nhở vừa nghiêm khắc phê phán những người làm cách mạng thời ấy đã mắc bệnh xa rời quần chúng, không làm được công tác dân vận, giác ngộ tư tưởng cho quần chúng nhân dân.
3. Không gian nghệ thuật của truyện là tù hãm, ẩm mốc, bế tắc nhưng thời gian nghệ thuật thì có tiến triển. Từ mùa thu "trảm quyết" đến mùa xuân Thanh minh đã thể hiện mạch lạc suy tư lạc quan của tác giả.
Thời gian nghệ thuật của truyện được khuôn vào trong hai thời điểm của mùa thu và mùa xuân. Hai cảnh đầu xảy ra vào mùa thu còn cảnh sau xảy ra vào mùa xuân. Hai con người ra đi vào mùa thu như sự đồng điệu với cái tàn tạ vốn có của mùa. Hai cái chết của hai người trai trẻ có số phận khác nhau và cái cách họ chết cũng không giống nhau. Thế nhưng, đến mùa xuân, hai bà mẹ có chung nỗi đau khổ dường như đã đồng cảm với nhau. Đặt câu chuyện vào thời gian của hai mùa : một mùa có tính chất tàn tạ và khép lại, một mùa có tính chất hồi sinh, tác giả dường như muốn gửi gắm vào đó một niềm hi vọng. Hi vọng về một sự hồi sinh. Dù không có những biểu hiện thật rõ ràng, song với cách kết cấu thời gian nghệ thuật như thế và với hình ảnh " những cây dương liễu mới đâm ra được chồi non bằng nửa hạt gạo" ở phần sau của truyện, tác giả đã gieo vào lòng người đọc một hi vọng về cuộc sống mới mẻ hơn, đỡ u ám hơn cho những số phận tối tăm, đau khổ trong tác phẩm
Mùa xuân Thanh minh, người mẹ Hạ Du đến mọ con kinh ngạc về vòng hoa trên mộ con. Không phải vòng hoa của họ hàng. Không phải vòng hoa của hàng xóm.... Vậy ắt hẳn, đó là vòng hoa của những người đồng chí của Hạ Du. Vậy là những người cách mạng vẫn còn. Hình ảnh vòng hoa là hiện thân của phong trào cách mạng vẫn đang âm thầm sống và sẽ sống mãnh liệt trong cái mùa xuân tràn trề sức sống ấy.
Trả lời câu hỏi :
1. Em hãy tìm một vài ví dụ trong đời sống chứng tỏ rằng : trong thực tế, không phải lúc nào con người cũng chỉ phát biểu những ý kiến mà mình đã chuẩn bị kĩ càng, theo những chủ đề định sẵn
Trả lời:
- Trong buổi họp lớp bất ngờ được mời phát biểu
- Được bạn bè, người thân hỏi ý kiến về một việc nào đó
- Được yêu cầu cho ý kiến trong một cuộc nói chuyện
2. Trên cơ sở những ví dụ đã tìm được, em hãy trả lời câu hỏi : Vì sao con người lại có nhu cầu phát biểu tự do
Trả lời : Con người có nhu cầu phát biểu tự do vì ai cũng muốn được nói lên những tâm tư, nguyện vọng, suy nghĩ của bản thân trước những sự vật, sự việc trong cuộc sống. Mặt khác, việc phát biểu còn khẳng định cái tôi của mỗi người, vì vậy phát biểu tự do là một hình thức để chúng ta tự khẳng định mình.
3. Những ví dụ trên ây cho thấy, người phát biểu tự do thường không đủ thời gian để chuẩn bị phát biểu. Vậy phải làm thế nào để đạt được thành công ? Hãy chọn các phương án sau đây những câu trả lời đúng
a) Không phát biểu những gì mình không hiểu và thích thú
b) Phải bám sát chủ đề, không để bị xa đề hoặc lạc đề
c) Phải tự rèn luyện để có thể nhanh chóng tìm ý và sắp xếp ý
d) Nên xây dựng lời phát biểu thành một bài hoàn chỉnh
e) Chỉ nên tập trung vào những nội dung có khả năng làm cho người nghe cảm thấy mới mẻ và thú vị
g) Luôn luôn quan sát nét mặt, cử chỉ của người nghe để có sự điều chỉnh kịp thời
Trả lời : Các phương án nêu trên đều hợp lí
4. Em hãy tưởng tượng tình huống sau ?
Em đang có mặt giữa đông đảo bạn bè, mọi người đang trao đổi, bàn luận với nhau về vấn đề (hiện tượng, câu chuyên,..) đang được bàn cãi sôi nổi trong giới trẻ. Em có những ý kiến riêng về một chủ đề này khi nghe thảo luận và muốn phát biểu những ý kiến đó cho các bạn nghe.
Hãy cho biết
a) Em định phát biểu về chủ đề cụ thể nào ?
Trả lời : Việc nói năng chêm xen tiếng nước ngoài, các kênh truyền hình đáng quan tâm, việc lựa chọn khối thi - trường thị đại học...
b) Vì sao em lại lựa chọn chủ đề ấy ?
Người phát biểu dựa vào hoàn cảnh cụ thể để lựa chọn lí do phù hợp. Đó là vấn đề bản thân quan tâm, ván đề được sự chú ý của dư luận, vấn đề đang gây bức xúc...
c) Em đã phác nhanh trong óc mình những ý chính nào của lời phát biểu và đã sắp xếp chúng lại theo thứ tự nào ?
Trả lời :
- Nêu thực trạng của vấn đề : vấn đề đó đang diễn ra như thế nào ? Sự quan tâm của dư luận ra sao/tính cấp thiết của vấn đề như thế nào ?
- Thực trạng đó cần được biểu dương/nhân rộng hoặc đáng bị lên án như thế nào ? tại sao ?
- Phương pháp để nhân rộng/ngăn chặn những sự việc trên ?
d) Em định làm thế nào để thu hút sự chú ý của người nghe
Trả lời :
- Nhấn mạnh những chỗ có ý nghĩa quan trọng trong lời phát biểu
- Đưa ra những thông tin mới, bất ngờ, có sức gây ấn tượng
- Lồng nội dung phát biểu vào những câu chuyện kể lí thú, hấp dẫn
- Tìm cách diễn đạt tiếp nhận trong mọi hoàn cảnh thích hợp, có thêm sự biểu cảm hài hước
- Thể hiện sự hào hứng của bản thân qua ánh mắt, giọng nói, điệu bộ
- Tạo cảm giác gần gũi, có sự giao lưu giữa người nói và người nghe
Nên áp dụng tất cả các phương án trên
I. Tác giả - Tác phẩm
1. Tác giả
Sơn Nam tên khai sinh là Phạm Minh Tài, sinh ngày 11-12-1926 tại làng Đông Thới, An Biên, Rạch Giá ( nay là tỉnh Kiên Giang). Trong những năm kháng chiến chống Pháp, ông làm công tác văn nghệ tại khi IX Nam Bộ. Hòa bình, ông chuyên tâm cho sáng tác văn chương cũng như những hoạt động biên khảo
Tác phẩm chính :Bà chúa hòn, Chuyện xưa tích cũ, Hương rừng Cà Mau, Bên rừng cù lao Dung, Tây đầu đỏ; Biên khảo " Lịch sử khẩn hoang miền Nam","Tìm hiểu đất Hậu Giang"...
2. Tác phẩm
"Bắt sấu rừng U Minh Hạ " là 1 trong 18 truyện được in trong "Hương rừng Cà Mau" - 1962. Đây là một tác phẩm tiêu biểu trong phong cách nghệ thuật của Sơn Nam.
II. Trả lời câu hỏi
1. Qua "Bắt sấu rừng U Minh Hạ " , bức tranh thiên nhiên và con người vùng U Minh Hạ đã hiện lên sống động, đẹp đẽ. Đó là "Rừng tràm xanh biếc', những cây cỏ hoang dại như lau sậy, mốp, cóc kèn..... và thật lạ lùng, ở ngon rạch Cái Tàu có cái ao sấu " nhiều như trái mù u chín rụng.." . Những con người sống trên vùng đất hoang hóa, dữ dội đó mang trong mình những phẩm chất đẹp đẽ : cần cù, mưu trí, gan góc, can trường, không chỉ có sức sống mãnh liệt mà còn đậm sâu ân nghĩa. Họ thương tiếc những bà con xóm giềng bị hùm tha sấu bắt. Họ vượt lên gian khó, hiểm nguy bằng sức mạnh và tài trí của mình : câu sấu bằng lưỡi sắt, móc mồi bằng con vịt sống, bắt sấu tay không, ăn ong, bẫy cọp, săn heo rừng...Chính những con người nơi đây đã mang lại một sức sống mới cho vùng rừng hoang hóa nơi đất mũi Cà Mau.
2. Tính cách và tài nghệ của Năm Hên đã gây một ấn tượng đặc sắc với người đọc. Đó là "người thợ già chuyên bắt sấu ở Kiêng Giang đạo". Nghe đồn đại về cái ao sấu, ông bơi xuồng đến ngọn rạch Cái Tàu với "vỏn vẹn một lọn nhang trần và một hũ rượu". Lọn nhang dùng để tưởng niệm những người bị sấu bắt, hũ rượu để tăng thêm sự khôn ngoan và sức mạnh để bắt sấu trừ họa cho dân lành. Ông đào sẵn đường thoát, đốt cháy sậy đế, cóc kèn, sấu bị nung nóng, cay mắt, ngộp thở bò lên bị ông đút vô miệng 1 khúc mốp dín chặt hai hàm răng lại, rồi dùng mác xắn lưng sấu cắt gân đuôi, trói hai chân sau, bắt sấu về. Nghệ thuật miêu tả của Sơn Nam đã dựng lên sống động một hình tượng nhân vật mộc mạc, khiêm nhường nhưng lại vô cùng gan góc, mưu trí.
Bài hát của Năm Hên tưởng nhớ hương hồn những người bị cá sấu bắt, chết một cách oan uổng, trong đó có người anh của ông. Bài hát đầy khắc khoải ám ảnh da diết tâm hồn người đọc, thể hiện sinh động cuộc sống khắc nhiệt ở vùng đất U Minh Hạ, đồng thời cho thấy tấm lòng sâu nghĩa tình đồng loại, đồng bào của nhân vật. Lời hát thể hiện xót xa, thương tiếc đầy chân tình của một con người giàu lòng yêu thương
3. Nghệ thuật kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ của Sơn Nam trong tác phẩm đã đạt được những thành công độc đáo. Ở điểm nhìn của người trần thuật hàm ẩn, Sơn Nam có lối dẫn chuyện rất thô mộc, tự nhiên mà gọn gàng, sáng rõ. Nét độc đáo của cảnh vật thiên nhiên, tính cách nhân vật được thể hiện chỉ bằng vài chi tiết đơn sơ.. Ngôn ngữ truyện mang phong vị Nam Bộ rất đậm đà, đặc biệt là những phương ngữ được sử dụng thích hợp, với liều lượng vừa đủ khắc họa sâu đậm vóc dáng, tâm hồn của con người, đất rừng, sông nước Cà Mau
4. "Bắt sấu rừng U Minh Hạ " không chỉ đem đến cho người đọc những cảm giác khám phá đầy say mê, lí thú khi mở ra những điều bí ẩn, độc đáo của thiên nhiên, con người vùng cực nam Tổ Quốc mà còn khiên người ta thêm yêu thương, gắn bó với một phần đất, phần hồn của đất nước mình, quê hương mình. Đâu đây vẫn là vẻ đẹp giầu có mà khắc nhiệt của đất Việt. Vẫn là hồn cốt cần cù, dũng cảm, tài trí, yêu đời của người Việt trong cuộc đấu tranh sinh tồn, mở mang, xây dựng quê hương đất nước. Sự kì thú khi khám phá những yêu thương, thân gần và một tình cảm tự hào tha thiết, đó chính là những xúc cảm thẩm mĩ mà tác phẩm đã đem đến cho người đọc.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
– Sơn Nam tên khai sinh là Phạm Minh Tài (1926-2008)
– Ông sinh tại Đồng Thới- An Biên-Kiên Giang
– Quá trình sáng tác : chủ yếu trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp
– Tác phẩm tiêu biểu: Tây đầu đỏ, chim quyên xuống đất, hương rừng cà mau…
– Đặc điểm chính trong sáng tác của Sơn Nam là thắm đượm tình thương yêu thiết tha quê hương đất nước, truyện li kì hấp dẫn nhân vật và ngôn ngữ mang đậm chất nhân dân Nam Bộ
2. Văn bản
– Tác phẩm là một trong 18 truyện đặc sắc của Hương rừng Cà Mau. Truyện viết về con người và thiên nhiên rừng U Minh hạ
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Thiên nhiên và con người rừng U Minh Hạ
– Thiên nhiên
• Rừng U Minh Hạ là một địa danh có thật nằm ở phía nam thuộc Cà Mau, nơi đây có rừng Tràm xanh biếc, cây cỏ hoang dại
• Thiên nhiên nơi đây không chỉ hoang sơ, xanh biếc mà nó còn ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm với con người. Đó là những con cá sấu với số lượng nhiều như mù u chín rụng
-> Thiên nhiên đẹp nhưng cũng đầy nguy hiểm
– Con người rừng U Minh Hạ
• Họ là những con người cần cù lao động, mưu cao trí bền, gan góc trước thiên nhiên hung dữ ấy, không những thế họ có sức sống mãnh liệt và sống rất có tình nghĩa
• Dẫu không phải họ hàng, không cùng chung máu mủ nhưng họ vẫn thương xót những con người đã trở thành miếng mồi ngon của những con hùm con sấu
• Họ vượt qua gian khổ với sức mạng của ý chí, họ đi dám đi câu cá sấu bằng lưỡi câu sắt và con vịt
• Nhân vật ông Năm Hên trong chuyện thì bắt cá sấu bằng tay không luôn
• Những chàng trai trẻ thì làm bẫy để bẫy hổ, săn heo rừng
-> Có thể nói con người nơi đây tuy nhỏ bé những ý chí lại ngút ngàn không sợ nguy hiểm gan góc đấu tranh cho sự sinh tồn của đồng loại. Họ sống tình nghĩa với những người xung quanh mình. Tóm lại họ là những người mang đến sức sống mới vùng đất hoang sơ Cà Mau này
2. Nhân vật ông Năm Hên
– Ông nổi tiếng là một người thợ già nhưng lại có tài bắt cá sấu, ông đã bắt sấu ở Kiên Giang và đặc biệt là ông bắt sấu bằng tay không
– Ông tình nguyện bơi xuống đến bắt sấu hộ nhân dân làng Khánh Lân trước hết là để trả thù cho nhân dân sau là trả thù cho anh trai đã bị sấu ăn thịt
-> Có thể nói ông Năm Hên hiện lên là một con người sống rất tình nghĩa
– Ông đi bắt sấu không giống như những người khác. Ông không cần đông người mà chỉ cần một người chỉ đường cho ông tới, một bó nhang thơm và một hũ rượu. Nhang là để tưởng niệm những người đã bị sấu ăn thịt còn rượu là để giúp cho ông có khí thế hơn
– Cuộc bắt sấu tài tình của ông:
• Đầu tiên ông đào rãnh sau đó đốt lửa dẫn dụ cá sấu lên bờ
• Chặn sấu lại và khóa miệng chúng bằng một khúc xốp làm cho hàm răng sắc nhọn của chúng bị cô lập không mở ra được
• Sau đó ông Năm Hên mạnh mẽ dùng mác khoét lưng cá sấu để cắt gân đuôi trói hai chân sau và bắt chúng về. Như thế chúng vẫn có thể tự bơi ông không cần phải kéo mà chúng vẫn bị bắt về một cách dễ dàng
-> Như vậy qua đây ta thấy ông Năm Hên quả là một người anh hùng dũng cảm mưu trí và giàu kinh nghiệm. Cách bắt sấu của ông mặc dù mới nghe thì ai cũng nghĩ là không thể nào làm được nhưng lại hiệu quả bất ngờ. Thế nhưng ông vẫn rất khiêm tốn, ông bắt sấu để trừ hại cho nhân dân chứ không phải để làm giàu
– Mọi chuyện xong xuôi ông Năm Hên lại ra đi miệng vẫn luôn luôn hát. Bài hát ấy gợi cho con người ta nhiều cảm nghĩ. Nó giống như là tiếng khóc nài nhỉ như phẫn nộ bi ai để tưởng nhớ những người bị sấu ăn thịt
– Bài hát ấy cũng nói về cuộc sống vất vả của những người nhân sống gian khổ cùng thiên nhiên khắc nghiệt.
III. Tổng kết
– Nội dung nói về những người dân Nam Bộ kiên trung bất khuất gan góc mạnh mẽ đấu trọi lại thiên nhiên để sống. Họ là những người sống giàu tình thường
– Nghệ thuật: nghệ thuật kể chuyện đơn giản mà hấp dẫn, cảnh vật cũng như tính cách nhân vật được thể hiện bằng nét vẽ đơn sơ mang sắc thái của người dân Nam Bộ. Ngôn ngữ Nam Bộ