Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1- So sánh phân số bằng cách quy đồng mẫu số - tử số.
a. Quy đồng mẫu số
Ví dụ: So sánh 1/2 và 1/3
Ta có:
1/2 = 1 x 3/2 x 3 = 3/6
1/3 = 1 x 2/3x2 = 2/6
Vì 3/6 > 2/6 nên 1/2 > 1/3
b. Quy đồng tử số:
Ví dụ: 2/5 và 3/4
Ta có:
2/5 = 2x3/5x3 = 6/15
3/4 = 3x2/4x2 = 6/8
Vì 6/15 < 6/8 nên 2/5 < 3/4
2- So sánh phân số bằng cách so sánh phần bù với đơn vị của phân số
Phần bù với đơn vị của phân số là hiệu giữa 1 và phân số đó.
- Trong hai phân số, phân số nào có phần bù lớn hơn thì phân số đó nhỏ hơn và ngược lại.
Ví dụ: So sánh các phân số sau bằng cách thuận tiện nhất: 2000/2001 và 2001/2002
Bước 1: Tìm phần bù
Ta có:
1 - 2000/2001 = 1/2001
1 - 2001/2002 = 1/2002
Bước 2: So sánh phần bù với nhau, kết luận 2 phân số cần so sánh.
Vì 1/2001 > 1/2002 nên 2000/2001 < 2001/2002
* Chú ý:
đặt A = Mẫu 1 – Tử 1
A = Mẫu 2 – Tử 2
Cách so sánh phần bù được dùng khi A = A. Nếu trong trường hợp A ≠ A ta có thể sử dụng tính chất cơ bản của phân số để biến đổi đưa về 2 phân số mới có hiệu giữa mẫu và tử của 2 phân số bằng nhau:
Ví dụ: 2000/2001 và 2001/2003
Ta có : 2000/2001 = 4000/4002
Bước 1:
Ta có :
1 - 4000/4002 = 2/4002
1 - 2001/2003 = 2/2003
Bước 2: Vì 2/4002 < 2/2003 nên 4000/4002 > 2001/2003 hay 2000/2001 > 2001/2003.
3 - So sánh phân số bằng cách so sánh phần hơn với đơn vị của các phân số:
- Phần hơn với đơn vị của phân số là hiệu của phân số và 1.
- Trong 2 phân số, phân số nào có phần lớn hơn thì phân số đó lớn hơn.
Ví dụ: So sánh : 2001/2000 và 2002/2001
Bước 1:
Ta có :
2001/2000 - 1 = 1/2000
2002/2001 - 1 = 1/2001
Bước 2: So sánh phần hơn của đơn vị, kết luận về 2 phân số cần so sánh
Vì 1/2000 > 1/2001 nên 2001/2000 > 2002/2001
Chú ý: Đặt B = Tử 1 – Mẫu 1
B = Tử 2 – Mẫu 2
Cách so sánh phần hơn được dùng khi B = B. Nếu trong trường hợp B ≠ B ta có thể sử dụng tính chất cơ bản của phân số để biến đổi đưa về 2 phân số mới có hiệu giữa tử và mẫu của 2 phân số bằng nhau:
Ví dụ: 2001/2000 và 2003/2001
Bước 1: 2001/2000 = 4002/4000
Ta có:
4002/4000 - 1 = 2/4000
2003/2001 - 1 = 2/2001
Bước 2 : Vì 2/4000 < 2/2001 nên 4002/4000 < 2003/2001 Hay 2001/2000 < 2003/2001.
4 – So sánh phân số bằng cách so sánh cả 2 phân số với phân số trung gian gần bằng.
Ví dụ 1: So sánh : 3/5 và 4/9
Bước 1:
Ta thấy
3/5 > 3/6 = 1/2
4/9 < 4/8 = 1/2
Bước 2: Vì 3/5 > 1/2 > 4/9 nên 3/5 > 4/9
Ví dụ 2: So sánh 19/60 và 31/90
Bước 1:
Ta thấy
19/60 < 20/60 = 1/3
31/90 > 30/90 = 1/3
Bước 2: Vì 19/60 < 1/3 < 31/90 nên 19/60 < 31/90
Ví dụ 3: So sánh 2006/2005 và 2003/2004
Bước 1: Vì 2006/2005 > 1 và 2003/2004 < 1 nên 2006/2005 > 1 > 2003/2004
Bước 2: Vậy : 2006/2005 > 2003/2004
Ví dụ 4: So sánh 2 phân số bằng cách nhanh nhất: 34/75 và 35/74
Chọn phân số trung gian là 34/74
Bước 1:
Ta thấy: 34/75 < 34/74 < 35/74
Bước 2: Vậy : 34/75 < 35/74
• Cách chọn phân số trung gian.
- Trong một số trường hợp đơn giản có thể chọn phân số trung gian là những phân số dễ tìm được như : 1/2; 1/3; 1...VD 1, 2, 3
- Trong trường hợp tổng quát : So sánh 2 phân số a/b và c/d ( a, b, c, d ≠ 0)
Nếu a > c còn b > d thì ta có thể chọn phân số trung gian là a/d hoặc c/b ( như VD 4).
- Trong trường hợp hiệu của tử số của phân số thứ nhất với tử số của phân số thứ 2 và hiệu của mẫu phân số thứ nhất với mẫu của phân số thứ 2 gấp nhiều lần tử số và mẫu số của phân số thương 2 thì ta cùng gấp cả tử số và mẫu số của 2 phân số lên 1 số lần sao cho hiêu giữa 2 tử số và hiệu giữa 2 mẫu số của 2 phân số là nhỏ nhất. Sau đó ta tiến hành chọn phân số trung gian như trên.
Ví dụ:
So sánh 2 phân số bằng cách hợp lý nhất: 15/23 và 70/117
Bước 1:
Ta có : 15/23 = 75/115
Ta so sánh 70/117 với 75/115
Bước 2 : Chọn phân số trung gian là 70/115
Bước 3: Vì 70/117 < 70/115 < 75/115 nên 70/117 < 75/115 hay 70/117 < 15/23.
5 – Đưa 2 phân số về dạng hỗn số để so sánh
- Khi thực hiện phép chia tử số cho mẫu số của 2 phân số ta được cùng thương và số dư thì ta đưa 2 phân số cần so sánh về dạng hỗn số rồi so sánh 2 hỗn số đó :
Ví dụ: So sánh: 47/15 và 65/21
Ta có:
47/15 = 3.2/15
65/21 = 3.2/21
Vì 2/15 > 2/21 nên 3.2/15 > 3.2/21
Hay 47/15 > 65/21
Hoặc khi thực hiện phép chia tử số cho mẫu số của 2 phân số ta được 2 thương khác nhau cũng đưa 2 phân số về hỗn số để so sánh.
Ví dụ: So sánh 41/11 và 23/10
Ta có:
41/11 = 3.8/11
23/10 = 2.3/10
Vì 3 > 2
Nên 3.8/11 > 2.3/10 hay 41/11 > 23/10
1 so sánh phần bù
2 so sánh phần hơn
3 so sánh phân số trung gian
4 so sánh tử
5 so sánh mẫu
6 rút gọn
7 quy đồng
Bài 10:
A. Ta có:
\(\dfrac{99}{100}< 1\) ; \(\dfrac{9}{8}>1\)
Nên \(\dfrac{99}{100}< \dfrac{9}{8}\)
B. \(\dfrac{7}{12}< \dfrac{7}{8}\)
1/2 và 3/4 vì tử số bé hơn mẫu số nên 2 phân số đó đều bé hơn 1
VÍ dụ :
\(\frac{1}{5}\) < 1 \(\frac{8}{7}\)> 1
Phân số nào có tử số lớn hơn mẫu số thì lớn hơn 1
Phân số nào có tử số bé hơn mẫu số thì bé hơn 1
Ta thấy : 13x 15 phân số thứ nhất nếu quy đồng tử nó sẽ có tích như thế con phân số thứ 2
7x 27 thì từ đó => 13/27> 7/15 ròi
\(\dfrac{2716}{2177}< \dfrac{2718}{2177}< \dfrac{2718}{2119}\Rightarrow\dfrac{2716}{2177}< \dfrac{2718}{2119}\)
bn quy đồng p/s đưa về cùng mẫu sau đó rồi so sánh
cách 1:quy đồng mẫu số,mẫu số nào bé hơn thì phân số đó bé hơn.
cách 2:quy đồng tử số, phân số nào có tử số bé hơn thì phân số đó lớn hơn.
nếu ko biết cách quy đồng phân số thì kết bạn với chị,chị hướng dẫn cho nhé.chúc em học giỏi.