Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu → Hiện tượng vật lí, vì không có chất mới tạo thành. b) Cuốc xẻng làm bằng sắt để lâu trong không khí bị gỉ. → Hiện tượng hoa học, vì có chất mới tạo thành c) Cháy rừng. → Hiện tượng hóa học, vì có chất mới tạo thành d) Hòa tan muối ăn vào nước → Hiện tượng vật lý, vì không có chất mới tạo thành e) Sự thối rữa của xác súc vật. → Hiện tượng hóa học, vì có chất mới tạo thành f) Xăng để trong lọ hở nút bị bay hơi. → Hiện tượng vật lý, vì không có chất mới tạo thành g) Về mùa hè thức ăn thường bị ôi thiu → Hiện tượng hóa học, vì có chất mới tạo thành h) Vàng được làm thành nhẫn, vòng. → Hiện tượng vật lý, vì không có chất mới tạo thành i) Rượu để lâu trong không khí thường bị chua → Hiện tượng hóa học, vì có chất mới tạo thành | k) Các quả bóng bay lên trời rồi nổ tung → Hiện tượng vật lý, vì không có chất mới tạo thành l) Đèn tín hiệu chuyển từ màu xanh sang đỏ → Hiện tượng vật lý, vì không có chất mới tạo thành m) Trứng bị thối. → Hiện tượng hóa học, vì có chất mới tạo thành n) Xay nhỏ gạo thành bột. → Hiện tượng vật lý, vì không có chất mới tạo thành o) Đốt cháy một mảnh giấy. → Hiện tượng hóa học, vì có chất mới tạo thành p) Dây tóc trong bóng đèn sáng lên khi dòng điện đi qua → Hiện tượng vật lý, vì không có chất mới tạo thành q) Tẩy vải xanh thành vải trắng. → Hiện tượng hóa học, vì có chất mới tạo thành r) Dùng gỗ để sản xuất giấy, bàn ghế. → Hiện tượng vật lý, vì không có chất mới tạo thành |
a)-Hiện tượng :hóa học
-Giải thích :Bề mặt vỏ hộp, nơi ta “quẹt” que diêm vào, có một lớp hỗn hợp bột ma sát, phốt pho đỏ và keo dán. Hơi nóng phát ra do ma sát sẽ biến đổi phốt pho đỏ thành phốt pho trắng. Chất này không bền trong điều kiện nhiệt độ phòng và tự bốc cháy khi tiếp xúc với không khí. Tia lửa loé lên sẽ làm đầu que diêm cháy theo. Đầu diêm chứa hỗn hợp antimony trisulphide và potassium chlorate (kali clorat), gắn chặt với nhau bằng keo dính. Antimony trisulphide có thể bốc cháy ở một nhiệt độ tương đối thấp và tia lửa bé nhỏ vừa loé lên kia cũng đủ nóng để đốt cháy nó. Potassium chlorate chứa nhiều ôxy, nuôi ngọn lửa cho đến khi nó lan vào phần thân làm bằng gỗ của que diêm. Thế là chúng ta có lửa.
Vậy khi quẹt diêm xảy ra PƯHH làm đầu diêm biến đổi thành chất khác màu đen.
b) -Hiện tượng :vật lí
-Giải thích :hòa mực vào nước, mực chỉ loãng ra,hơi nhạt màu ,không có hiện tượng chất mới tạo thành.
c)-Hiện tượng :hóa học
-Giải thích: trứng để lâu,lòng trứng sẽ loãng ra,có mùi hôi là do cấu trúc protein trong trứng bị biến đổi khác với ban đầu
d)-Hiện tượng :vật lí
-Giải thích:nhiệt độ sôi của nước là 100 độ C.Khi đun đến 100 độ C thì nước hóa hơi.Nếu ta ngưng tụ hơi trên,vẫn được nước như ban đầu.
e)-Hiện tượng :vật lí
-Giải thích:nhiệt độ đông đặc của nước là 0 độ C.Khi làm lạnh đến 0 độ C,nước hóa rắn.Nếu ta để nước đá ở nhiệt độ phòng ta được nước như ban đầu.
g) Câu này khá đặc biệt,liên quan đến cả môn sinh
-Hiện tượng :hóa học
-Giải thích: gạch cua có thành phần chủ yếu là protein, khi ở nhiệt độ cao (nấu) sẽ làm chúng bị biến tính thay đổi cấu trúc không gian khác với bình thường nên tụ lại thành mảng và nổi lên.
h)-Hiện tượng :hóa học
- Giải thích:thức ăn của chúng ta là những hợp chất hữu cơ.Khi để lâu ngày,vi khuẩn,nấm mốc phân hủy thức ăn thành các chất mùn,mùi hôi khác với ban đầu
Chúc em học tốt!!
anh(chị) ơi cho em hỏi tí
Trong lò than cháy đã xảy ra phản ứng hóa học giữa cacbon và khí oxi trong ko khí tạo ra khí cacbonic.
Sơ đồ phản ứng hóa học : C + O2 \(\rightarrow\) CO2
Điều kiện đã xảy ra phản ứng trên là gì ?
Đề xuất phương án để than cháy nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Giúp em với ạ
Cho các hiện tượng sau đâu là hiện tượng vật lý ?
A. Thức ăn bị ôi thiu
B. Hòa tan vôi sống vào nước được dung dịch vôi tôi
C. Hiện tượng cháy rừng
D. Khi bình minh lên sương tan dần
E. Rượu để lâu ngày trong không khí thường bị chua
F. Khi đánh diêm có lữa bắt cháy
G. Cho vôi sống vào nước ta được vôi tôi
H. Dây sắt được cắt thành đoạn nhỏ, rồi cán thành đinh sắt
3/ Hiện tượng vật lí : (a,c,e,g)
Hiên tượng hoá học : (b,d,đ)
4/a. \(Cacbon+Oxi\underrightarrow{t^o}Cacbonic\)
b. Phải được đốt cháy
c. Có tạo thành chất mới
d. đập vừa nhỏ than để tăng bề mặt tiếp xúc giữa than với không khí quạt mạnh để cung cấp oxi cho lửa bén nhanh.
1/
-Hơi nước ngưng tụ là hiện tượng hóa học vì nước ở thể khí chuyển thành thể lỏng
-Quá trình hô hấp là hiện tượng hóa học vì có sự thay đổi chất( có hiều hiên tượng xảy ra, rõ nhất là: khí hít vào là oxi, khí thở ra là cacbon đioxit)
-Băng tan là hiện tượng là hiện tượng vật lí vì nước từ thể rắn biến thành thể lỏng
2/
3H2+N2\(\rightarrow\)2NH3(Công thức tạo ra amoniac trong công nghiệp)
6CO2+6H2O\(\rightarrow\)C6H12O6+6O2 (Quá trình quang hợp của thực vật )
3Fe+2O2\(\rightarrow\)Fe2O3 (sự gỉ sắt khi để sắt lâu ngày trong không khí)
3/
a, Là hiện tượng hóa học vì tạo ra chất mới (đầu que diêm màu đỏ biến thành một chất màu đem(là than))
b,Là hiện tượng vật lí vì không có chất được tạo ra, chỉ có việc các phân tử của mực và nước lấp đầy các khoảng trống giữa các phân tử của nhau
c,Trứng để lâu bị thối là hiện tượng hóa học vì cấu trức của trứng bị thay đổi tạo ra một khí mới có mùi hôi, thối
d,Là hiện tượng vật lí vì nước từ thể lỏng chuyển đổi thành thể khí khi được đun nóng đến 100 độk C, không có chất mới được tạo ra
đ,Là hiện tượng vật lí vì nước nước từ thể lỏng biến thành thể rắn khi được hạ nhiệt độ xuống 0 độ C
e,Là hiện tượng hóa học vì khi nấu lên các protein (protein là thành phần chủ yếu trong gạch cua) bị thay đổi cấu trúc phân tử khác với tự nhiên khiến chúng kết lại từng mảng và nổi lên trên
g,Là hiện tượng hóa học vì thức ăn là hợp chất hữu cơ, nếu dể lâu ngày thì sẽ bị các vi khuẩn, nấm ''xâm lược'' tạo ra các chất mới (thường là chất mùn) có mùi khác tính chất khác với các chất ban đầu
4/
a, C+O2\(\rightarrow\)CO2
b, Điều kiện:
-Nhiệt độ cao
-đủ khí oxi để thực hiện phản ứng
c,Than cháy hồng, tạo ra một khí mới (là cacbon đioxit)
d,
-Đập nhỏ than để tăng bề mặt tiếp xúc với oxi, giúp thân dễ chay, cháy mạnh
-Tăng thêm khí oxi để phản ứng sảy ra nhanh và mạnh hơn
Câu 20: Thể tích của 0,5 mol CO2 (đktc) là
A. 22,4 lít. B. 11,2 lít. C. 33,6 lít. D. 5,6 lít.
--
V(CO2,đktc)=0,5.22,4=11,2(l) => CHỌN B
Câu 21: Một chất khí có phân tử khối bằng 14 lần khí hiđro, khí đó là
A. nitơ. B. oxi. C. clo. D. cacbonic.
---
M(khí)= 14.M(H2)=14.2=28(g/mol)
=> Chỉ có N2 thỏa trong các đáp án => Chọn A
Câu 22: X là chất khí có tỉ khối so với H2 bằng 22, phân tử X có chứa 1 nguyên tử O. X là khí nào?
A. NO. B. CO. C. N2O. D. CO2.
--
M(X)=22.M(H2)=22.2=44(g/mol)
=> Chỉ có N2O thỏa => CHỌN C
Câu 23: Cho phương trình sau: Giả sử phản ứng hoàn toàn, từ 0,6 mol KClO3 sẽ thu được bao nhiêu mol khí oxi?
A. 0,9 mol. B. 0,45 mol. C. 0,2 mol. D. 0,4 mol.
---
2 KClO3 -to->2 KCl + 3 O2
nO2=3/2. nKClO3=3/2 . 0,6=0,9(mol)
=> CHỌN A
Câu 24: Mg phản ứng với HCl theo phản ứng: Sau phản ứng thu được 2,24 lít (đktc) khí hiđro thì khối lượng của Mg đã tham gia phản ứng là
A. 2,4 gam. B. 12 gam. C. 2,3 gam. D. 7,2 gam.
--
nH2=0,1(mol)
PTHH: Mg +2 HCl -> MgCl2 + H2
nMg=nH2=0,1(mol) => mMg=0,1.24=2,4(g)
=> CHỌN A
Câu 25 : Dung dịch axit làm cho quỳ tím chuyển sang màu gì ?
A. Màu đỏ | B. Màu xanh | C. Màu vàng | D. Không đổi màu |
=> Chọn A
Câu 26: Phần trăm khối lượng của Cu trong CuO là:
A. 80% | B. 82,41% | C. 94,12% | D. 71,24% |
---
%mCu/CuO=(64/80).100=80% => chọn A
Câu 27: Nồng độ mol của 0,4 mol MgCl2 trong 200 ml dung dịch là:
A. 2M | B. 3M | C. 1M | D. 4M |
---
CMddMgCl2= 0,4/0,2=2(M) => CHỌN A
1/ Đây là hiện tượng vạt lí vì đường khi hòa tan vào nước vẫn giữ nguyên được tính chất của đường, không biến đổi về tính chất hóa học
2/ Đây là hiện tượng hóa học vì thức ăn bị thiu đã biến đổi về tính chất hóa học ( không ăn được nữa!!!)
3/ Đây là hiện tượng vật lí vì bóng bay chỉ thay đổi về hình dáng, kích thước
4/ Đây là hiện tượng hóa học vì khi chát rừng đã sảy ra rất nhiều phản ứng hóa học ( sau này bạn mới được học nhé)
5/ Đây là hiện tượng hóa học vì sữa đã có biến đổi về tính chất hóa học ( chua)
Đáp án D