K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: 

Huế đón bằng công nhận Di sản Tư liệu của UNESCO

      Ngày 23/11, tại sân Đại triều điện Thái Hòa - Đại nội Huế (TP Huế) UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ đón bằng công nhận Di sản Tư liệu của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế”, công bố hoàn thành dự án “Bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hoà” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích điện Cần Chánh”. Sự kiện được tổ chức nhân dịp 79 năm ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/1945 - 23/11/2024).

Ngữ văn 10, Đọc hiểu văn bản thông tin, olm 

Ảnh: Trao bằng công nhận Di sản Tư liệu của UNESCO cho "Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế"  

      Đến dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế, Lê Trường Lưu, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Nguyễn Văn Phương, ông Nguyễn Khoa Điềm - Nguyên ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Văn hóa Tư tưởng Trung ương, ông Jonathan Wallace Baker - Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương…

      Cửu Đỉnh - Hoàng cung Huế do vua Minh Mạng ra lệnh đúc vào năm 1835 - 1837 và được đặt trước sân Thế Tổ Miếu nhằm biểu thị sự trường tồn của triều đại, sự giàu đẹp và thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Việt Nam. Cửu Đỉnh - Hoàng cung Huế thể hiện trình độ đúc đồng tinh xảo của những người thợ thủ công ở Việt Nam với 162 họa tiết chạm khắc nhiều chủ đề khác nhau trên Cửu Đỉnh cùng nhiều giá trị ẩn sâu phía sau đã đưa Cửu Đỉnh vượt ra ngoài tầm vóc của quốc gia. Đây là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu Việt Nam và nước ngoài rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp.

      Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của đất nước Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á. Song hành cùng những thăng trầm của một triều đại, với bao biến cố của thời cuộc và biến thiên của thời gian vẫn còn vẹn nguyên tượng trưng cho vương quyền và sự tồn tại của triều đại phong kiến ở các nước Á đông.

      Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Văn Phương - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, trong lịch sử Việt Nam, Huế từng là trung tâm văn hóa chính trị của xứ Đàng Trong vào thời các chúa Nguyễn, thời Tây Sơn và là kinh đô của nước Việt Nam thống nhất. Dưới bàn tay của các nghệ nhân, của các thợ lành nghề và công sức, trí tuệ, tài năng của cả dân tộc Việt Nam đã để lại cho Huế một quần thể kiến trúc tiêu biểu với sự kết hợp hài hoà giữa kiến trúc và thiên nhiên, là bức tranh rõ nét về chân dung kinh đô xưa của Việt Nam, mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam, chứa đựng những sắc thái văn hoá rất riêng của vùng đất Thuận Hoá - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế.

     Cũng tại buổi lễ, tỉnh Thừa Thiên Huế đã công bố hoàn thành dự án “Bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hoà” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích điện Cần Chánh”.

(Theo Báo Văn nghệ, ngày 24/11/2024)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên.

Câu 2. Sự việc chính nào được đề cập trong văn bản?

Câu 3. Theo em, vì sao văn bản Huế đón bằng công nhận Di sản Tư liệu của UNESCO lại được coi là một bản tin?

Câu 4. Mục đích của tác giả qua bài viết này là gì?

Câu 5. Chỉ ra và phân tích tác dụng của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản. 

0
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản: VĂN BIA VĨNH LĂNG Năm Thuận Thiên thứ sáu, năm Quí Sửu tháng 8 nhuận ngày 22, Thái tổ Cao hoàng đế chầu trời. Cùng năm ấy, tháng 10 ngày 23, táng ở Vĩnh Lăng tại Lam Sơn. Vua họ Lê, húy là Lợi, tằng tổ của vua Húy là Hối, người phủ Thanh Hóa. Một ngày kia đi chơi Lam Sơn thấy có đàn quạ bay lượn quanh ở dưới núi Lam như vẻ đông người tụ họp, cho...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản: VĂN BIA VĨNH LĂNG Năm Thuận Thiên thứ sáu, năm Quí Sửu tháng 8 nhuận ngày 22, Thái tổ Cao hoàng đế chầu trời. Cùng năm ấy, tháng 10 ngày 23, táng ở Vĩnh Lăng tại Lam Sơn. Vua họ Lê, húy là Lợi, tằng tổ của vua Húy là Hối, người phủ Thanh Hóa. Một ngày kia đi chơi Lam Sơn thấy có đàn quạ bay lượn quanh ở dưới núi Lam như vẻ đông người tụ họp, cho rằng chỗ này là đất tốt, liền dời nhà đến ở đấy, được ba năm thì thành sản nghiệp. Con cháu ngày một đông, tôi tớ ngày một nhiều. Việc dựng nước mở đất thực gây nền từ đấy. Từ bấy giờ làm chủ một miền. Tổ của vua húy là Ðinh, nối dõi nghiệp nhà, theo chí người trước, bộ hạ có đến hàng nghìn người. Tổ mẫu của vua họ Nguyễn, rất có đức hạnh, sinh được hai con trai, con trưởng là Tùng, con thứ là Khoáng, tức là thân phụ của vua. Người vui vẻ, dễ dãi, hiền lành, thích làm thiện, mến đãi khách, đối với dân cõi láng giềng cũng coi như người một nhà, cho nên người ta chẳng ai là không cảm ơn mà phục nghĩa. Thân mẫu của vua họ Trịnh, húy là Thương, chăm đạo đàn bà, cửa nhà hòa vui, gia đạo thêm thịnh, sinh ba con trai, trưởng là Học, thứ là Trừ, út là vua. Người con trưởng được cha truyền nghiệp, không may chết non. Vua vâng thừa nghiệp của ông cha, một lòng kính cẩn. Tuy thời gặp loạn lớn mà chí càng thêm bền, giấu mình ở Lam Sơn, làm nghề cày cấy. Vì giận giặc tàn bạo, càng chuyên tâm vào sách lược thao, dốc hết của nhà khoản đãi tân khách. Năm Mậu Tuất (1418) dấy hưng nghĩa binh đóng trên sông Lạc Thủy, trước sau hơn hai mươi trận, đều đặt mai phục, dùng kỳ binh, tránh mũi nhọn, thừa chỗ hư, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh.. Năm Bính Ngọ (1426) đánh ở Ninh Ðộng (tức Ninh Kiều và Tốt Ðộng) đại thắng liền tiến vây Ðông Ðô. Năm Ðinh Mùi (1427) giặc gửi viện binh. An Viễn hầu Liễu Thăng đem mười vạn quân do Quảng Tây tiến, Kiềm Quốc công Mộc Thạnh đem năm vạn quân do Vân Nam tiến. Một trận Chi Lăng, Liễu Thăng nộp đầu, chém quân giặc hơn mấy vạn tên, bắt sống bọn Hoàng Phúc, Thôi Tụ hơn ba trăm người và hơn vạn binh sĩ. Sắc mệnh và binh phù bắt được của Liễu Thăng gửi đến quân Vân Nam, Mộc Thạnh trông thấy nhân đêm chạy trốn, giặc bị chém đầu và bị bắt sống không biết bao nhiêu mà kể. Bấy giờ trấn thủ thành Ðông Quan là bọn Thành Sơn hầu Vương Thông trước đã cùng quân ta giảng hòa mà chưa xong, đến đây, xin thề ở trên sông Nhị, những thành trì trấn thủ các xứ đều mở cửa ra hàng. Những quân giặc bị bắt và những quân đầu hàng có đến mười vạn người, đều tha cho về cả. Ðường thủy thì cấp cho hơn năm trăm thuyền, đường bộ thì cấp cho lương ăn và ngựa; răn cấm quân sĩ (của ta) không được xâm phạm mảy may (đến quân giặc). Hai nước từ đấy giao hảo, Bắc Nam vô sự. Mường Lễ và Ai Lao dần vào bản đồ, Chiêm Thành và Chà-và vượt biển đến cống. Vua thức khuya dậy sớm sáu năm mà trong nước thịnh trị, đến nay băng. Thuận Thiên năm thứ sáu, Quí Sửu tháng 10 ngày tốt, Vĩnh Lộc đại phu nhập nội hành khiển tri tam quán sự, thần Nguyễn Trãi vâng soạn. (Nguyễn Trãi toàn tập, Viện Sử học, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội,1976) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Chỉ ra tên ba trận thắng lớn của vua Lê Lợi trong khởi nghĩa Lam Sơn được nêu trong văn bản. Câu 3. Lòng khoan dung độ lượng của vua Lê Lợi thể hiện qua chi tiết nào? Câu 4. Chi tiết “Tuy thời gặp loạn lớn mà chí càng thêm bền, giấu mình ở Lam Sơn, làm nghề cày cấy. Vì giận giặc tàn bạo, càng chuyên tâm vào sách lược thao, dốc hết của nhà khoản đãi tân khách” cho thấy những phẩm chất gì của vua Lê Lợi ? Câu 5. Khái quát nội dung chính của văn bản. Câu 6. Nêu những bài học mà người đời sau có thể nhận ra từ bài văn bia. Giúp em với

0
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)Đọc văn bản: VĂN BIA VĨNH LĂNGNăm Thuận Thiên thứ sáu, năm Quí Sửu tháng 8 nhuận ngày 22, Thái tổ Cao hoàng đế chầu trời. Cùng năm ấy, tháng 10 ngày 23, táng ở Vĩnh Lăng tại Lam Sơn. Vua họ Lê, húy là Lợi, tằng tổ của vua Húy là Hối, người phủ Thanh Hóa. Một ngày kia đi chơi Lam Sơn thấy có đàn quạ bay lượn quanh ở dưới núi Lam như vẻ đông người tụ họp, cho...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản:

VĂN BIA VĨNH LĂNG

Năm Thuận Thiên thứ sáu, năm Quí Sửu tháng 8 nhuận ngày 22, Thái tổ Cao hoàng đế chầu trời. Cùng năm ấy, tháng 10 ngày 23, táng ở Vĩnh Lăng tại Lam Sơn. Vua họ Lê, húy là Lợi, tằng tổ của vua Húy là Hối, người phủ Thanh Hóa. Một ngày kia đi chơi Lam Sơn thấy có đàn quạ bay lượn quanh ở dưới núi Lam như vẻ đông người tụ họp, cho rằng chỗ này là đất tốt, liền dời nhà đến ở đấy, được ba năm thì thành sản nghiệp. Con cháu ngày một đông, tôi tớ ngày một nhiều. Việc dựng nước mở đất thực gây nền từ đấy. Từ bấy giờ làm chủ một miền. Tổ của vua húy là Ðinh, nối dõi nghiệp nhà, theo chí người trước, bộ hạ có đến hàng nghìn người. Tổ mẫu của vua họ Nguyễn, rất có đức hạnh, sinh được hai con trai, con trưởng là Tùng, con thứ là Khoáng, tức là thân phụ của vua. Người vui vẻ, dễ dãi, hiền lành, thích làm thiện, mến đãi khách, đối với dân cõi láng giềng cũng coi như người một nhà, cho nên người ta chẳng ai là không cảm ơn mà phục nghĩa. Thân mẫu của vua họ Trịnh, húy là Thương, chăm đạo đàn bà, cửa nhà hòa vui, gia đạo thêm thịnh, sinh ba con trai, trưởng là Học, thứ là Trừ, út là vua.  Người con trưởng được cha truyền nghiệp, không may chết non. Vua vâng thừa nghiệp của ông cha, một lòng kính cẩn. Tuy thời gặp loạn lớn mà chí càng thêm bền, giấu mình ở Lam Sơn, làm nghề cày cấy. Vì giận giặc tàn bạo, càng chuyên tâm vào sách lược thao, dốc hết của nhà khoản đãi tân khách.
         Năm Mậu Tuất (1418) dấy hưng nghĩa binh đóng trên sông Lạc Thủy, trước sau hơn hai mươi trận, đều đặt mai phục, dùng kỳ binh, tránh mũi nhọn, thừa chỗ hư, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh.. Năm Bính Ngọ (1426) đánh ở Ninh Ðộng (tức Ninh Kiều và Tốt Ðộng) đại thắng liền tiến vây Ðông Ðô.  Năm Ðinh Mùi (1427) giặc gửi viện binh. An Viễn hầu Liễu Thăng đem mười vạn quân do Quảng Tây tiến, Kiềm Quốc công Mộc Thạnh đem năm vạn quân do Vân Nam tiến. Một trận Chi Lăng, Liễu Thăng nộp đầu, chém quân giặc hơn mấy vạn tên, bắt sống bọn Hoàng Phúc, Thôi Tụ hơn ba trăm người và hơn vạn binh sĩ. Sắc mệnh và binh phù bắt được của Liễu Thăng gửi đến quân Vân Nam, Mộc Thạnh trông thấy nhân đêm chạy trốn, giặc bị chém đầu và bị bắt sống không biết bao nhiêu mà kể. Bấy giờ trấn thủ thành Ðông Quan là bọn Thành Sơn hầu Vương Thông trước đã cùng quân ta giảng hòa mà chưa xong, đến đây, xin thề ở trên sông Nhị, những thành trì trấn thủ các xứ đều mở cửa ra hàng. Những quân giặc bị bắt và những quân đầu hàng có đến mười vạn người, đều tha cho về cả. Ðường thủy thì cấp cho hơn năm trăm thuyền, đường bộ thì cấp cho lương ăn và ngựa; răn cấm quân sĩ (của ta) không được xâm phạm mảy may (đến quân giặc). Hai nước từ đấy giao hảo, Bắc Nam vô sự. Mường Lễ và Ai Lao dần vào bản đồ, Chiêm Thành và Chà-và vượt biển đến cống. Vua thức khuya dậy sớm sáu năm mà trong nước thịnh trị, đến nay băng.
            Thuận Thiên năm thứ sáu, Quí Sửu tháng 10 ngày  tốt,
            Vĩnh Lộc đại phu nhập nội hành khiển tri tam quán sự, thần Nguyễn Trãi vâng soạn.

(Nguyễn Trãi toàn tập, Viện Sử học, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội,1976)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Lòng khoan dung độ lượng của vua Lê Lợi thể hiện qua chi tiết nào?

Câu 2. Chi tiết “Tuy thời gặp loạn lớn mà chí càng thêm bền, giấu mình ở Lam Sơn, làm nghề cày cấy. Vì giận giặc tàn bạo, càng chuyên tâm vào sách lược thao, dốc hết của nhà khoản đãi tân khách” cho thấy những phẩm chất gì của vua Lê Lợi ?
Câu 3. Khái quát nội dung chính của văn bản.

Câu 4. Nêu  những bài học mà người đời sau có thể nhận ra từ bài văn bia.

GIÚP MÌNH VS CẦN GẤP

0
PHẦN ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ Những giọt nước bé nhỏNhững hạt bụi đang bayĐã làm nên biển lớnVà cả trái đất nàyCũng thế, giây và phútTa tưởng ngắn, không dàiĐã làm nên thế kỷQuá khứ và tương laiNhững sai lầm bé nhỏTa tưởng chẳng là gìTích lại thành tai hoạLàm chệch hướng ta điNhững điều tốt nhỏ...
Đọc tiếp

PHẦN ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ

Ảnh đại diện

 

Những giọt nước bé nhỏ
Những hạt bụi đang bay
Đã làm nên biển lớn
Và cả trái đất này

Cũng thế, giây và phút
Ta tưởng ngắn, không dài
Đã làm nên thế kỷ
Quá khứ và tương lai

Những sai lầm bé nhỏ
Ta tưởng chẳng là gì
Tích lại thành tai hoạ
Làm chệch hướng ta đi

Những điều tốt nhỏ nhặt
Những lời nói yêu thương
Làm trái đất thành đẹp
Đẹp như chốn Thiên Đường

Câu 1: Chỉ ra những điều bé nhỏ được tác giả nhắc đến trong bài thơ

Câu 2: Theo tác giả ,mối quan hệ giữa những điều nhỏ bé và những điều lớn lao là gì? Anh chị tâm đắc nhất với phát hiện nào của người viết trong bài thơ?

Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ .

Câu 4: Anh chị có đồng tình với quan điểm của tác giả ở khổ 3:"Những sai lầm nhỏ bé...Làm ta chệch hướng đi." không? Vì sao?

PHẦN LÀM VĂN:

Từ nội dung bài thơ ở phần đọc hiểu, anh chị hãy viết một đoạn văn(khoảng 200 chữ )trình bày quan niệm của mình về ý nghĩa của "những điều tốt nhỏ nhặt" trong cuộc sống.

0
                                                             Mỗi cuốn sách tốt là một người bạn hiềnThật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: "Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa". Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như "cái đạo" đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ. Đặc...
Đọc tiếp

                                                             Mỗi cuốn sách tốt là một người bạn hiền

Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: "Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa". Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như "cái đạo" đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ. Đặc biệt, nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ... rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.

      Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus... Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát,... càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính, điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay...".

(Trích "Suy nghĩ về đọc sách" - Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục và Thời đại, 13-4-2015)

Câu 1. Ghi lại câu văn nêu chủ đề khái quát của đoạn trích trên.

Câu 2. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: "cuộc sống hiện nay dường như "cái đạo" đọc sách cũng dần phôi pha"?

Câu 3. Có ý kiến cho rằng: "Thời nay, đọc sách là lạc hậu. Sống trong thời đại công nghệ thông tin thì phải lên mạng đọc vừa nhanh, vừa dễ, vừa đỡ tốn kém". Anh (chị) có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao? 

Câu 4. Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của bạn về ý kiến: Mỗi cuốn sách tốt là một người bạn hiền.

 

 
1
1 tháng 4 2019

Câu 1. Câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản: Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay.

Câu 2  Tác giả cho rằng “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha” vì ở thời đại công nghệ số, con người chỉ cần gõ bàn phím máy tính hoặc điện thoại di động đã có thể tiếp cận thông tin ở nhiều phương diện của đời sống, tại bất cứ nơi đâu, trong bất kì thời gian nào, nên việc đọc sách đã dần trở nên phôi pha.

Câu 3

theo em, em không đồng tình với ý kiến đó. Bởi vì sách có những tác dụng rất to lớn. Những cuốn sách cung cấp cho ta kiến thức, bồi dưỡng tâm hồn ta, rèn luyện tư duy và khả năng con người. Muốn hoàn thiện nhân cách tốt, cần phải năng đọc sách. Và đọc sách là một việc làm không thể thiếu đối với quá trình hoàn thiện nhân cách con người, nhất là với lứa tuổi thanh thiếu niên học sinh trong guồng quay cuộc sống đầy hối hả, vội vã của cuộc sống hiện đại. Nhận định rằng Internet cũng có những lợi ích nhất đinhj đối với con người, song ta không thể nào phủ nhận được vai trò của sách. Có những điều, những trải nghiêm chỉ có những ai đọc sách, yêu sách mới hiểu; dĩ nhiên Internet không thể nào đem lại cho ta những điều như vậy....

–Câu 4

Sách tốt là loại sách mở ra cho ta chân trời mới, giúp ta mở mang kiến thức về nhiều mặt: cuộc sống, con người, trong nước, thế giới, đời xưa, đời nay, thậm chí cả những dự định tương lai, khoa học viễn tưởng.

– Bạn hiền đó là người bạn có thể giúp ta chia sẻ những nỗi niềm trong cuộc sống, giúp ta vươn lên trong học tập, cuộc sống.

→ Do tác dụng tốt đẹp như nhau mà có nhận định ví von Một quyển sách tốt là một người bạn hiền.

– Sách cung cấp cho ta những tri thức, kinh nghiệm quý báu về mọi lĩnh vực trong cuộc sống để ta giải quyết được những nhiệm vụ của cuộc sống.

– Sách tốt là người bạn hiển kể cho ta bao điều yêu thương, bao kiếp người điêu linh đói khổ mà vẫn giữ trọn vẹn nghĩa tình.

– Sách cho ta hiểu và cảm thông với bao kiếp người, với những mảnh đời ở những nơi xa xôi, giúp ta vươn tới chân trời của ước mơ, ước mơ một xã hội tốt đẹp.

– Sách giúp ta chia sẻ, an ủi những lúc buồn chán.

=> Sách giúp ta nâng cao hiểu biết và hoàn thiện nhân cách, nuôi dưỡng tâm hồn.

Ý kiến là một chân lí rút ra từ thực tiễn học tập và giao tiếp của con người, có tác dụng định hướng con người tiếp cận tri thức trong cuộc sống.

– Trong xã hội có sách tốt và sách xấu, bạn tốt và bạn xấu do đó cần chọn bạn mà chơi cũng như chọn sách mà đọc.

–  Phê phán những người lười đọc sách.

29 tháng 3 2019

a. Các nhân vật giao tiếp:

- Người viết SGK : có nhiều vốn sống (có thể là đã lớn tuổi), có trình độ hiểu biết sâu rộng về văn học, hầu hết đều là những người đã từng nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy văn học trong nhà trường phồ thông.

- Người tiếp nhận SGK: giáo viên, học sinh lớp 10 trên phạm vi toàn quốc.

b. Hoàn cảnh giao tiếp: Trong môi trường giáo dục của nhà trường; có chương trình, có tổ chức theo kế hoạch dạy học.

c. - Nội dung giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, cụ thể là kiến thức về Văn học.

- Đề tài: Tổng quan văn học Việt Nam.

- Các vấn đề cơ bản:

    + Các bộ phận cấu thành của văn học Việt Nam.

    + Tóm tắt tiến trình phát triển của lịch sử văn học và thành tựu của nó.

    + Những nét lớn về nội dung, nghệ thuật của văn học Việt Nam.

d. Mục đích của hoạt động giao tiếp:

- Xét từ phía người viết: Cung cấp những tri thức cơ bản về nền văn học Việt Nam.

- Xét từ phía người tiếp nhận: Tiếp thu những kiến thức về văn học Việt Nam.

e. Đặc điểm nổi bật về ngôn ngữ: Dùng nhiều từ ngữ thuộc ngành khoa học Ngữ văn phối hợp với phương thức thuyết minh để nêu tri thức,

Cách tổ chức văn bản: Được kết cấu thành các phần mục rõ ràng, trong đó có các đề mục lớn, nhỏ, trình bày một cách rành mạch, có trình tự hợp lí.

a) Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, sau khi dẫn ra những tấm gương của sự cống hiến, hi sinh cho kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết :Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.Tác giả phải dùng tháo tác nào để có thể nhận rõ sự khác nhau và giống nhau ? Câu văn trên được viết nhằm nhấn mạnh đến sự khác...
Đọc tiếp

a) Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, sau khi dẫn ra những tấm gương của sự cống hiến, hi sinh cho kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết :

Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

Tác giả phải dùng tháo tác nào để có thể nhận rõ sự khác nhau và giống nhau ? Câu văn trên được viết nhằm nhấn mạnh đến sự khác nhau hay sự giống nhau ?

b) Đoạn bàn về việc so sánh đức nhà Lí và nhà Lê trong Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu dẫn dưới đây có cùng mục đích nhấn mạnh sự khác nhau (hoặc giống nhau) như câu trên không ?

Có người hỏi Lê Đại Hành với Lí Thái Tổ ai hơn ?

Trả lời rằng : Về mặt dẹp gian bên trong, đánh giặc bên ngoài để làm mạnh nước Việt ta và ra uy với người Tống thì công của Lí Thái Tổ không bằng Lê Đại Hành gian nan khó nhọc. Về mặt ân uy rõ rệt, lòng người vui vẻ suy tôn, làm cho vận nước lâu dài, để phúc lại cho con cháu thì Đại Hành không biết lo xa bằng Lí Thái Tổ. Thế thì Lí Thái Tổ hơn.

Từ đó suy ra: Thao tác so sánh bao gồm mấy loại chính ?

c) Có người hoài nghi tác dụng của so sánh, vì “mọi so sánh đều khập khiễng”. Anh (chị) có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ?

Theo anh (chị), để có thể so sánh đúng cách thì ta cần phải chú ý những điều gì ? Hãy chọn những câu trả lời đúng trong số các câu sau :

- Những đối tượng (sự vật, hiện tượng) được so sánh phải có mối liên quan với nhau về một mặt (một phương diện) nào đó

- Những đối tượng được so sánh phải hoàn toàn tương đồng hoặc tương phản với nhau.

- Sự so sánh phải dựa trên những tiêu chí cụ thể, rõ ràng và có ý nghĩa quan trọng đối với sự nhận thức bản chất của vấn đề (sự vật, hiện tượng).

- Những kết luận rút ra từ sự so sánh phải chân thực, mới mẻ, bổ ích, giúp cho việc nhận thức sự vật (hiện tượng, vấn đề) được sáng tỏ và sâu sắc hơn.

1
9 tháng 12 2017

Thao tác so sánh. So sánh tinh thần yêu nước của nhân dân ta với đồng bào ta ngày nay

- Câu văn: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước nhằm nhấn mạnh sự giống nhau.

b, Đoạn văn của sử gia Lê Văn Hưu sử dụng thao tác so sánh nhằm nhấn mạnh đến sự khác nhau giữa Lý Thái Tổ và Lê Đại hành trong hai việc: “dẹp gian bên trong… để phúc lại cho con cháu”

- Từ (a) và (b) suy ra hao tác so sánh gồm hai loại chính, so sánh nhằm nhận ra sự giống nhau, sự khác nhau

c, Không đồng ý với ý kiến trên. Vì So sánh là một trong những thao tác quan trọng, cần thiết trong lập luận, đời sống, góp phần hỗ trợ tích cực vào quá trình nhận thức của con người

→ Lựa chọn khẳng định 1, 3, 4

ĐỀ 4: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:      Đọc ngữ liệu sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:Với vai trò là Phó bí thư Đoàn Thanh niên xã của một huyện biên giới tỉnh Đồng Tháp, mỗi ngày, tôi đều ghi lại trên trang cá nhân với chuyên mục “Mỗi ngày một câu chuyện”, những cảm xúc thật về các chàng trai, cô gái hay những mạnh thường quân đã chung tay cùng chính quyền...
Đọc tiếp

ĐỀ 4: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

      Đọc ngữ liệu sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

Với vai trò là Phó bí thư Đoàn Thanh niên xã của một huyện biên giới tỉnh Đồng Tháp, mỗi ngày, tôi đều ghi lại trên trang cá nhân với chuyên mục “Mỗi ngày một câu chuyện”, những cảm xúc thật về các chàng trai, cô gái hay những mạnh thường quân đã chung tay cùng chính quyền địa phương chống dịch. Nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo được Đoàn Thanh niên xã Phú Thuận B, huyện Hồng Ngự xây dựng, thực hiện như: Mô hình tiếp nhận, hỗ trợ, xử lý thông tin về Covid-19; mô hình Shipper áo xanh chuyên nhận hỗ trợ đặt hàng, mua hàng hóa và giao tận nơi cho người dân.....

Mỗi ngày bắt đầu từ 5 giờ sáng,dù trời nắng gắt hay mưa dầm, "những chiến binh áo xanh" vẫn không ngần ngại. Với mong muốn “không để ai bị bỏ lại phía sau”, trong suốt mấy tháng qua, Đoàn Thanh niên và Hội Liên hiệp Thanh niên xã đã vận động hơn 10 tấn gạo, 600 thùng mì, hơn 40 triệu đồng tiền mặt, hơn 2.500 suất quà là thức ăn, rau củ hỗ trợ người dân. Để có được những món quà đó lại là những câu chuyện đẹp từ sự chung sức, chung lòng của người dân…

 HUỲNH CHÍ TRUNG ( Chuyên mục  Covid19_ Nhật ký đối mặt - Báo QĐND -23/8/2021

Câu 1:  Anh/ chị hãy xác định nội dung của văn bản trên.     

Câu 2: Anh/ chị hãy chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ được sử dụng  trong đoạn 1.

Câu 3: Anh chị suy nghĩ gì về câu nói “không để ai bị bỏ lại phía sau” ?

0
30 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Đối chiếu những thông tin về nghệ thuật Việt Nam được trình bày trong văn bản với công trình kiến trúc chùa Keo ở Thái Bình.

+ Toàn bộ công trình của chùa Keo đều làm bằng gỗ lim và là nơi được các nghệ nhân điêu khắc thời nhà Hậu Lê chạm khắc rất tinh xảo. Từ cột cờ bằng gỗ chò thẳng tắp cao 25m ở ngoài cùng, đi qua một sân lát đá, khách sẽ đến tam quan ngoại, hồ sen, tam quan nội với bộ cánh cửa, cao 2m, rộng 2,6m, chạm một ổ rồng với rồng mẹ và rồng con, chầu mặt nguyệt.

+ Gác chuông chùa Keo là một kiến trúc đẹp, cao 11,04m, có 3 tầng mái, kết cấu bằng những con sơn chồng lên nhau. Bộ khung gác chuông làm bằng gỗ liên kết với nhau bằng mộng, nâng bổng 12 mái ngói với 12 đao loan uốn cong dáng vẻ thanh thoát, nhẹ nhàng.

+ Đến thăm chùa, ta có thể nhìn thấy những đồ thờ quý giá tương truyền là đồ dùng của Thiền sư Không Lộ như bộ tràng hạt bằng ngà, một bình vôi to và ba vỏ ốc lóng lánh như dát vàng mà tương truyền rằng chính do Không Lộ nhặt được thuở còn làm nghề đánh cá và giữ làm chén uống nước trong những năm tháng tu hành.

- Nhận xét về sự bảo lưu hay đổi mới những đặc điểm và tinh thần truyền thống ở tác phẩm hay công trình chùa Keo:

+ Trong tác phẩm, học giả Nguyễn Văn Huyên có nhắc đến sự bảo lưu và đổi mới những đặc điểm và tinh thần truyền thống của người Việt, những n các công trình kiến trúc, các tác phẩm nghệ thuật tuy đã có sự đổi mới nhưng nó vẫn giữ được những nét văn hóa lâu đời của Việt Nam.

+ Chùa Keo là một công trình kiến trúc văn hóa lâu đời của Việt Nam, trải qua gần 400 năm tu bổ, tôn tạo, chùa Keo vẫn giữ nguyên bản sắc kiến trúc độc đáo của mình. Điều này cho thấy tinh thần truyền thống của Người Việt tuy có sự đổi mới nhưng vẫn giữ được sự bảo lưu đến ngày nay.

8 tháng 3 2023

- Mục đích viết của tác giả là viết về những nét nổi bật trong nghệ thuật truyền thống của Việt Nam.

- Mục đích viết được thể hiện rõ trong đoạn thứ nhất của văn bản, câu văn “Như ta thấy về sự phát triển văn học, dân tộc này có khiếu thưởng thức cái thanh và cái đẹp, biết biểu lộ về phương diện nghệ thuật một thị hiếu chắc chắn và không phải là không sâu sắc.”

9 tháng 3 2023

– Các nội dung thực hành tiếng Việt trong SGK Ngữ văn 10, tập 2 là:

+ Thực hành từ Hán Việt.

+ Biện pháp chêm xen, biện pháp liệt kê.

+ Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ.

+ Thực hành sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ.

– Những hiểu biết về phương tiện phi ngôn ngữ đã giúp tôi hiểu hơn về cách đọc các văn bản thông tin, tiếp nhận thông tin dễ dàng hơn; biết cách viết bản nội duy, bản hướng dẫn nơi công cộng đúng và khoa học hơn.