K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội). Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết túi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏ bừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi quần của ông. Khi nhân viên bán vé đến, theo phản xạ, ông lại đưa tay lục túi quần và thấy tờ 5.000 đồng. Ông mừng ra mặt, trả tiền vé và cứ tưởng đó là tiền của mình. Còn cô gái thì lẳng lặng mỉm cười.

                            (Báo Gia đình và xã hội – Xuân Đinh Dậu 2017, trang 16)

1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

2. Chỉ ra một phép liên kết và một thành phần biệt lập có trong đoạn trích.

3. Vì sao cô học sinh đã len lén nhét tờ 5000 đồng vào túi quần của ông già mà không đưa trực tiếp cho ông?

4. Câu: “Còn cô gái thì lẳng lặng mỉm cười” giúp em hiểu thêm điều gì về cô học sinh?

5. Suy nghĩ của em về “người tử tế” được gợi lên qua đoạn trích bằng một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi.

 

1
3 tháng 8 2021

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: tự sự.

Câu 2:

- Một phép liên kết: 

+ Phép liên kết lặp: "Khi nhân viên bán vé đến, theo phản xạ, ông lại đưa tay lục túi quần và thấy tờ 5.000 đồng. Ông mừng ra mặt, trả tiền vé và cứ tưởng đó là tiền của mình." ( từ "ông" ở câu văn trước được lặp lại ở câu văn sau)

- Một thành phần biệt lập: 

+ Thành phần phụ chú: "theo phản xạ" (vì được đặt ở giữa hai dấu phẩy trong câu: "Khi nhân viên bán vé đến, theo phản xạ, ông lại đưa tay lục túi quần và thấy tờ 5.000 đồng.")

Câu 3:

- Cô học sinh đã len lén nhét tờ 5000 đồng vào túi quần của ông già mà không đưa trực tiếp cho ông là vì cô học sinh biết ông là người lớn tuổi, hơn nữa lại là người đàn ông nên sẽ có lòng tự trọng. Nếu cô trực tiếp đưa cho ông cụ mượn giữa chốn đông người như vậy thì ông sẽ cảm thấy rất ngại, thậm chí có thể không nhận tiền của cô.

Câu 4:

- “Còn cô gái thì lẳng lặng mỉm cười”, câu văn đã thể hiện cô học sinh là một người tốt bụng, ý thức được hành động mà bản thân nên làm để giúp người gặp khó khăn như ông cụ. Cô là một người hiểu chuyện, vô cùng tinh tế và đặc biệt biết cho đi những gì bản thân có thể mà không mong cầu sự trả ơn.

Câu 5:

Chị lập dàn ý chi tiết cho đoạn văn, em dựa vào dàn ý chi tiết và viết thành đoạn văn hoàn chỉnh nhé!

Dàn ý

- Xác định vấn đề nghị luận: "người tử tế"

- Giải thích:

+ Thế nào là người tử tế? Là những người luôn biết quan tâm đến người khác, luôn sẵn sàng san sẻ, giúp đỡ khi bản thân có khả năng, điều kiện. Là người luôn mong muốn mang lại những điều tốt đẹp cho người khác...

- Bàn luận kết hợp dẫn chứng: (phần này tạm gọi là bàn luận)

+ Biểu hiện của người tử tế: Những con người tốt bụng, trung thực, luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người xung quanh, không đòi hỏi sự báo đáp ơn nghĩa; không gian dối, lừa lọc, không vụ lợi,...

+ Ý nghĩa của việc sống tử tế:

* Mang đến điều tốt đẹp cho người khác và cho chính bản thân.

* Được mọi người yêu quý, tôn trọng...

* Rèn luyện nhân cách, hoàn thiện nhân cách hơn.

*  Cộng đồng, xã hội thêm ý nghĩa...

* ...

+ Phê phán những người sống thiếu trung thực, sống vô tâm, vụ lợi,...

- Câu kết đoạn.

 

 

Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội). Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết túi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏ bừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi quần của ông. Khi nhân viên bán vé...
Đọc tiếp

Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội). Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết túi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏ bừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi quần của ông. Khi nhân viên bán vé đến, theo phản xạ, ông lại đưa tay lục túi quần và thấy tờ 5.000 đồng. Ông mừng ra mặt, trả tiền vé và cứ tưởng đó là tiền của mình. Còn cô gái thì lẳng lặng mỉm cười.

                            (Báo Gia đình và xã hội – Xuân Đinh Dậu 2017, trang 16)

1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

2. Chỉ ra một phép liên kết và một thành phần biệt lập có trong đoạn trích.

3. Vì sao cô học sinh đã len lén nhét tờ 5000 đồng vào túi quần của ông già mà không đưa trực tiếp cho ông?

4. Câu: “Còn cô gái thì lẳng lặng mỉm cười” giúp em hiểu thêm điều gì về cô học sinh?

5. Suy nghĩ của em về “người tử tế” được gợi lên qua đoạn trích bằng một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi.

 giúp mk với

1

search đi bạn ư

Đọc đoạn văn sau và làm theo yêu cầu bên dưới: Hôm đó, trên xe buýt có người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trên đường Nguyễn Trãi. Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết túi quần, túi áo ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏ bừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và làm theo yêu cầu bên dưới:

Hôm đó, trên xe buýt có người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trên đường Nguyễn Trãi. Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết túi quần, túi áo ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏ bừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi quần ông. Khu nhân viên thu tiền vé đến, theo phản xạ ông lại đưa tay lục túi quần và thầy tớ 5.000 đồng. Ông mừng ra mặt, trả tiền và cứ tưởng đó là tiền của mình. Còn cô gái thì lẳng lặng mỉm cười.

a) Vì sao có học sinh đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi quần của ông giả mà không đưa trực tiếp cho ông?

b) Câu: "Còn cô gái thì lẳng lặng mỉm cười" giúp em hiểu thêm điều gì về cô học sinh?

c) Suy nghĩ của em về “người tử tế" được gợi lên qua câu chuyện trên. Trình bày khoảng 5 – 7 dòng.

0
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏiMột người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe,nước mắt ông dàn dụa,đôi môi tái nhợt,áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.Tôi lục hết túi nọ đến túi kia,không có lấy một xu,không có cả khăn tay,chẳng có gì hết.Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào.Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông.-Xin ông đừng giận cháu! Cháu...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe,nước mắt ông dàn dụa,đôi môi tái nhợt,áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia,không có lấy một xu,không có cả khăn tay,chẳng có gì hết.Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào.Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông.

-Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả

Ông nhìn tôi chằm chằm,đôi môi nở nụ cười:

-Cháu ơi,cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy,tôi chợt hiểu ra: Cả tôi nữa,tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông

a, Xác định phương thức biểu đạt

b, Lời của nhân vật trong câu chuyện trên được trích dẫn theo cách nào? Chỉ rõ dấu hiệu nhận biết

c,Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó

d,Bài học rút ra từ văn bản trên?

 

Giúp mình với ạ:"(

0
Đọc truyện sau và trả lời câu hỏi:NGƯỜI ĂN XINMột người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nà. Bàn tay tôi run run nắm chặt bàn tay run rẩy của ông:– Xin ông đừng...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời câu hỏi:

NGƯỜI ĂN XIN

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nà. Bàn tay tôi run run nắm chặt bàn tay run rẩy của ông:

– Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

– Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.

(Theo Tuốc-ghê-nhép)

Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó? Có thể rút ra bài học gì từ câu chuyện này?

2
22 tháng 3 2019

a, Trong mẫu chuyện Người ăn xin, cả hai nhân vật, người ăn xin và cậu bé trong câu chuyện đều cảm thấy mình nhận được từ người kia một điều gì đó.

- Nhân vật “tôi” không khinh miệt người nghèo khổ, khốn khó mặc dù không có gì để cho

- Ông lão ăn xin cảm thấy được tôn trọng, chia sẻ, cả hai người đều thấy hài lòng

b, Có thể rút ra bài học quý từ câu chuyện: trong giao tiếp cần tế nhị, tôn trọng người khác

22 tháng 5 2021

Trong câu chuyện trên người ăn xin nhận được sự kính trọng và ấm áp. Còn nhân vật tôi nhận được một nụ cười hiền hậu. Có thể rút ra một điều là ai cũng cần có sự kính trọng và yêu thương.

Khi nói về sống tử tế, giáo sư Đặng Cảnh Khanh đã kể câu chuyện sau: Hôm đó, trên xe buýt có 1 người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở 1 trạm trên đường Nguyễn Trãi, Hà Nội. Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết túi quần túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏ bừng. Lúc này 1 cô học sinh ngồi hàng ghế sau đã len...
Đọc tiếp

Khi nói về sống tử tế, giáo sư Đặng Cảnh Khanh đã kể câu chuyện sau:

Hôm đó, trên xe buýt có 1 người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở 1 trạm trên đường Nguyễn Trãi, Hà Nội. Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết túi quần túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏ bừng. Lúc này 1 cô học sinh ngồi hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5K vào túi quần của ông. Khi nhân viên bán vé đến, theo phản xạ, ông lại đưa tay lục túi quần và thấy tờ 5K. Ông mừng ra mặt trả tiền vé và cứ ngỡ đó là tiền của mình. Còn cô gái thì lẳng lặng mỉm cười.

( Báo Gia đình & Xã hội_ Xuân Đinh Dậu)

Hãy viết bài trình bày suy nghĩ của em khi đọc câu chuyện nhỏ trên. Từ câu chuyện và thực tế đời sống, em hiểu thế nào về người tử tế, việc tử tế.

CÁC BẠN GIÚP MK VỚI!!!

4
11 tháng 7 2017

@Linh Phương @Bình Trần Thị @Ngô Lê Dung

11 tháng 7 2017

Nguyễn Thị LoanNguyễn Thị Mỹ Hạnh

Trần Thanh HàHoàng Thị Nguyệt HàPham Thuong Vi

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: NGƯỜI ĂN XIN Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chia tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: NGƯỜI ĂN XIN Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chia tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông: - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả. Ông nhìn tôi chăm chăm đôi môi nở nụ cười: - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông. (Theo Tuốc- ghê- nhép) Văn bản Người ăn xin liên quan đến phong chăm hội thoại nào? Vì sao?

0
Đề 1: ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần áo tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy...
Đọc tiếp

Đề 1:

ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần áo tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:

- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.

                             (Trích SGK Ngữ văn 9- Tập 1, trang 22- NXB GD VN, 2019)

Câu 1:Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật nào? Kể theo ngôi thứ mấy?

Câu 2: Nghĩa của từ" xin" trong câu văn:"Ông chìa tay xin tôi."

Câu 3: Chỉ ra biện pháp tu từ đặc sắc được vận dụng trong câu văn in đậm.

Câu 4: Từ cách ứng xử của các nhân vật trong truyện đã gợi trong em những suy nghĩ gì? Bài học sâu sắc nào em rút ra cho bản thân sau khi đọc truyện? 

2
1 tháng 10 2023

Câu 1: Câu chuyện được kể bằng lời nhân vật cậu bé.

Kể theo ngôi thứ nhất.

Câu 2: 

Nghĩa của từ "xin" trong câu văn "Ông chìa tay xin tôi" là chỉ đến hành động mong muốn một điều gì đó từ người khác.

Câu 3:

BPTT đặc sắc được vận dụng trong câu văn in đậm: liệt kê.

Tác dụng: giúp diễn đạt rõ việc cậu bé không hề có gì để cho ông lão ăn xin một cách ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn truyền cảm xúc đến tác giả. Từ đó câu văn thêm hay hơn, hấp dẫn đọc giả hơn.

Câu 4:

Từ cách ứng xử của các nhân vật trong truyện đã gợi cho em những suy nghĩ: 

- Trong cuộc sống nên luôn có sự tôn trọng, tình cảm bao dung, nhân hậu, giúp đỡ mọi người xung quanh.

- Lễ phép, lịch sự tối thiểu với bất kì ai.

Bài học sâu sắc em rút ra cho bản thân sau khi đọc truyện: Những điều cho đi, chia sẻ không chỉ tính ở giá trị vật chất như tiền bạc, thức ăn,.. mà còn vươn đến tình thương vô giá trong tâm hồn của mỗi người. Ở câu truyện trên, ta cảm nhận rõ dù cậu bé không có gì cho ông lão nhưng thực chất cậu đã trao ông lão tình thương cảm của mình, và ông lão cũng đã cho cậu một bài học về tình cảm.

22 tháng 12 2024

Câu 1: Câu chuyện được kể bằng lời nhân vật cậu bé.

 

Kể theo ngôi thứ nhất.

 

Câu 2: 

 

Nghĩa của từ "xin" trong câu văn "Ông chìa tay xin tôi" là chỉ đến hành động mong muốn một điều gì đó từ người khác.

 

Câu 3:

 

BPTT đặc sắc được vận dụng trong câu văn in đậm: liệt kê.

 

Tác dụng: giúp diễn đạt rõ việc cậu bé không hề có gì để cho ông lão ăn xin một cách ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn truyền cảm xúc đến tác giả. Từ đó câu văn thêm hay hơn, hấp dẫn đọc giả hơn.

 

Câu 4:

 

Từ cách ứng xử của các nhân vật trong truyện đã gợi cho em những suy nghĩ: 

 

- Trong cuộc sống nên luôn có sự tôn trọng, tình cảm bao dung, nhân hậu, giúp đỡ mọi người xung quanh.

 

- Lễ phép, lịch sự tối thiểu với bất kì ai.

 

Bài học sâu sắc em rút ra cho bản thân sau khi đọc truyện: Những điều cho đi, chia sẻ không chỉ tính ở giá trị vật chất như tiền bạc, thức ăn,.. mà còn vươn đến tình thương vô giá trong tâm hồn của mỗi người. Ở câu truyện trên, ta cảm nhận rõ dù cậu bé không có gì cho ông lão nhưng thực chất cậu đã trao ông lão tình thương cảm của mình, và ông lão cũng đã cho cậu một bài học về tình cảm.

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông:– Xin ông đừng...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. 
Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông:

– Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm đôi môi nở nụ cười:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.

(Theo Tuốc- ghê- nhép)

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2 (0,5 điểm). Văn bản Người ăn xin liên quan đến phương châm hội thoại nào? Vì sao?

Câu 3. (0.5 điểm). Lời của các nhân vật trong câu chuyện trên được trích dẫn theo cách nào? Chỉ rõ dấu hiệu nhận biết.

Câu 4 (0,5 điểm). Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó?

Câu 5

(1,0 điểm). Bài học rút ra từ văn bản trên?

1
26 tháng 9 2021

Tham khảo:

Câu 1: PTBĐ: Tự sự

Câu 2: Văn bản "Người ăn xin" liên quan đến phương châm hội thoại lịch sự vì cả hai đều dùng cách thức tôn trọng trong giao tiếp với người đối thoại với mình.

Câu 3: Lời của các nhân vật trong câu chuyện trên được trích dẫn theo cách trực tiếp.

Dấu hiệu nhận biết:  Lời nói được đặt sau dấu 2 chấm và giữ nguyên văn lời nói, vai vế của nhân vật.

Câu 4: Nhân vật “tôi” nhận được lời cám ơn từ ông lão, đồng thời nhận được bài học sâu sắc: Sự đồng cảm, tình người có giá trị hơn mọi thứ vật chất, của cải khác.

Câu 5: Các bài học rút ra từ văn bản:

-  Sự quan tâm, lòng chân thành chính là món quà tinh thần quý giá nhất đối với những mảnh đời bất hạnh, nó vượt lên trên mọi giá trị vật chất khác.

- Phải biết yêu thương, chia sẻ, đồng cảm với hoàn cảnh, số phận của người khác

- Khi cho đi cũng chính là lúc ta nhận lại.