Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng - đã thể hiện sự chăm chút yêu thương của Người Cha mái tóc bạc đối với từng người lính như tình cha - con, tình ông - cháu.
Chú đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên. Chất thơ vừa thực vừa mơ đầy ân tượng:
Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng.
Ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo. Trong mái lều xơ xác, suốt đêm Lặng yèn bên bếp lửa - vẻ mặt Bác trầm ngâm. Bác vẫn ngồi... Bác vẫn không ngủ, Chí lo muôn mối như lòng mẹ... (Tố Hữu). Bác vĩ đại và ấm áp biết bao! Một so sánh rất đẹp, rất thơ đã ca ngợi tình nhàn ái Hồ Chí Minh:
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
Tình huống thơ được đẩy tới cao trào. Chế Lan Viên trong Người đi tìm hình của nước từng viết: Hiểu sao hết tấm lòng lãnh tụ. . Anh đội viên cũng vậy, anh chưa hiểu vi sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nghe Bác nói, anh đội viên vui sướng mênh mông. Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ
Đêm nay bác không ngủ '' là một thơ hay của Minh Huệ . trong bài thơ ấy có nhiều hình ảnh rất hay về Bác . Qua khổ đầu ta thấy rằng cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng.... của Bác để không làm các chiến sĩ thức giấc là một chi tiết đặc sắc, thật giản dị mà xúc động, bộc lộ tấm lòng yêu thương sâu xa và sự tôn trọng, nâng niu của vị lãnh tụ đối với bộ đội.
Anh đội viền mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
Hình ảnh và cử chỉ của Bác trong đêm khiến anh đội viện không phân biệt được cảnh trước mắt mình là thực hay là mộng. Ngọn lửa bập bùng soi bóng Bác khi mờ khi tỏ. Tâm trạng anh ngạc nhiên và xúc động. Đang tỉnh mà anh nghĩ là mình đang mơ. Anh mơ màng thấy bên ánh lửa bập bùng, bóng Bác cao lồng lộng in trên vách nứa đơn sơ, vừa chập chờn hư ảo, vừa ấm áp yêu thương. Bác như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không khí cổ tích (dưới mái lều tranh, trong đêm khuya, giữa rừng sâu). Từ Bác tỏa ra hơi ấm lạ kì: Ấm hơn ngọn lửa hồng. Đó là hơi ấm của tình thương bao la, nồng đượm, cao sâu hơn cả tình mẹ đối với con.
Thực và mộng đan cài vào nhau, tạo nên hình ảnh tuyệt đẹp về Bác. Lồng lộng bóng hình nhưng cũng là lồng lộng chiều rộng, chiều cao của tấm lòng Bác. Anh đội viên thấy mình như đang được nằm trong lòng Bác và anh sung sướng bồi hồi. Bài thơ đã đê lại nhiều ấn tượng sâu sắc về Bác ,qua đó ca ngợi rất nhiều đức tính giàu đẹp của Bác để chúng ta noi theo
câu 1 : xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Biểu cảm
câu 2 : em hiểu thế nào là " lời ru dịu sóng dòng sông / Đưa con về với ruộng đòng ca dao " ?
Đó là lời ru của mẹ dịu dàng, thân thương với những câu hát ca dao thân thuộc gắn bó với quê hương.
câu 3 : xác định biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn trích và nêu tác dụng ?
Điệp " lời ru" : Nhấn mạnh lời ru ấy chính là tình cảm mà mẹ dành cho con sâu nặng, thắm thiết bộc lộ qua những câu hát ru ngọt ngào.
Điệp " Bồng con" : Thể hiện hành động yêu thương cho con, đó là tình cảm yêu thương chân thành, nâng niu, sự hi sinh lớn lao của người mẹ, 1 tình yêu vượt qua mọi khó khăn, đau khổ.
câu 4 : nội dung của đoạn trích trên là gì ?
Nói về tình cảm của người mẹ dành cho con cũng như nỗi nhớ của con về mẹ trong kí ức.
Bài 1:
a. Rút gọn chủ ngữ - Để bài học, kinh nghiệm trong câu tục ngữ đúng với mọi người.
b. Rút gọn chủ ngữ - Ngắn gọn, không bị lặp với câu đầu.
c. Rút gọn cụm chủ - vị - Ngắn gọn, không dài, thừa, lặp.
d. Rút gọn cụm chủ - vị - Ngắn gọn, không dài, thừa, lặp.
Bài 2:
a. Ông giáo ạ! - Rút gọn cụm C-V
b. Rút gọn chủ ngữ - Nỗi niềm chung của người phụ nữ.
c. Rút gọn chủ ngữ - Nhiệm vụ của cả dân tộc.
d. Đêm. - Xác định thời gian.
e. Không lê được ... cơ chừng hết hơi - rút gọn chủ ngữ "bà ấy" -> tạo nhịp điệu cho câu văn, tránh lặp, thừa.
Bài 3:
- Học, học nữa, học mãi.
- Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
- Mỗi gia đình chỉ nên có một hoặc hai con.
- Bảo vệ môi trường.
- Giữ gìn vệ sinh chung.
=> Rút gọn thành phần chủ ngữ để mọi người cùng ra sức thực hiện, chấp hành theo khẩu hiệu ấy.
Bài 4:
a. Không nên dùng câu rút gọn vì trong trường hợp trả lời người lớn như vậy là bất kính, vô lễ.
b. Dùng được câu rút gọn để ngắn gọn, tránh thừa, lặp, dài dòng.
c. Không nên dùng câu rút gọn vì gây cảm giác thiếu tôn trọng.
“Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông”.
(Nguyễn Du)
- Biện pháp so sánh : Lửa lựu. Hoa lựa nở đỏ như những đốm lửa
- Chơi chữ: điệp phụ âm " L" (lửa lựa lập lòe) kết hợp với các sử dụng từ láy tượng hình "lập lòe". Gợi tả chính xác màu sắc. trạng thái lấp ló lúc ẩn lúc hiện của bông hoa lựu đỏ trong tán lá dưới ánh trăng
⇒ Sự quan sát tình tế, khả năng sử dụng ngôn ngữ và tài năng tả cảnh bậc thầy của ngòi bút Nguyễn Du đã lột tả được cái hồn của cảnh. Tất cả làm hiện lên một bức tranh mùa hè đẹp, sinh động nơi làng quê yên ả thanh bình.
“Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống dòng sông lấp loáng.”
(Tế Hanh)
- biện pháp tu từ so sánh: tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
⇒ Cái nắng của buổi trưa hè là nắng gắt, như tâm hồn tràn đầy nhựa sống và tình yêu thiết tha với quê hương của tác giả vậy. Nó mở ra một khung cảnh trữ tình đầy duyên dáng. Nắng không "chiếu", không "soi", mà là "tỏa", có lẽ chỉ từ tỏa mới có thể diễn tả được hết cái tấm lòng bao la muốn tỏa sáng trọn vẹn dòng sông quê. Sức nóng của mùa hè- sức sống của tác giả, điều đó đã nuôi dưỡng tâm hồn ông, vun đắp những khát vọng đẹp và biết bao nhiêu vần thơ hay về quê hương.
“Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng.”
(Nguyễn Tuân)
- Phép tu từ có trong câu: Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "nắng giòn tan"
⇒ Từ " giòn tan" vốn không nhìn được qua mắt mà chỉ cảm nhận được bằng vị giác, ở đây nắng được cảm nhận là " giòn tan" qua thị giác ⇒ Tạo lối diễn đạt tinh tế, giàu cảm xúc
“Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.”
(Hoàng Trung Thông)
- phép tu từ hoán dụ: bàn tay ⇒ chỉ sức lao động của con người
⇒ thể hiện sức mạnh trong lao động của con người. nếu chúng ta chăm chỉ, cần cù lao động thì dù khó khăn đến đâu cũng sẽ có được thành công.
“ Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.”
(Minh Huệ)
- biện pháp tu từ so sánh: bóng Bác cao lồng lộng - ấm hơn ngọn lửa hồng.
⇒ cảm nhận được tình yêu thương của Bác dành cho những người chiến sĩ, những người dân công thật ấm áp, vĩ đại biết nhường nào. Tình cảm bao la ấy như đang bao trùm lên, động viên nhân dân trong những ngày tháng chiến đấu gian nan, vất vả.
“Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.”
(Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)
- biện pháp tu từ nhân hóa: lão, bác, cô, cậu
⇒ làm cho những sự vật, sự việc trở nên gần gũi thân thiết hơn với thế giới con người.
“Về thăm nhà Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.”
(Nguyễn Đức Mậu)
- biện pháp tu từ ẩn dụ: lửa hồng.
⇒ gợi lên hình ảnh những khóm hoa râm bụt đỏ rực rỡ. đồng thời biện pháp so sánh cũng giúp câu thơ trở nên gợi hình, gợi cảm hơn.
“Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.”
(Minh Huệ)
- biện pháp tu từ ẩn dụ: người cha
⇒ Người cha là hình ảnh để chỉ Bác Hồ . Bởi vì giữa người cha và Bác Hồ có nét tương đồng về phẩm chất.Hình ảnh ẩn dụ còn xóa nhòa khoảng cách giữa vị lãnh tụ vĩ đại với nhân dân . Bằng việc phân tích phép tu từ trên giúp ta hiểu được tình cảm nâng niu, trân trọng, ngưỡng mộ của tác giả dành cho Bác Hồ vị cha già của dân tộc.
“Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách, làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể.”
(Hồ Chí Minh)
- biện pháp tu từ hoán dụ: làng xóm
⇒ làng xóm hoán dụ cho nhân dân.
“Đầu xanh đã tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi”.
(Nguyễn Du)
- biện pháp tu từ hoán dụ: đầu xanh, má hồng
⇒ chỉ người con gái, phụ nữ còn trẻ, xinh đẹp.
“Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.”
(Võ Quảng)
- biện pháp tu từ: nhân hóa
⇒ Miêu tả làm nổi bật, sinh động dáng vẻ cây cổ thụ, những cây to như có linh hồn. Dáng vẻ thật trầm lặng và hiền từ.
“Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta”.
(Ca dao)
- biện pháp tu từ nhân hóa: trâu ơi!
⇒ thể hiện sự thân thiết giữa người nông dân và con trâu. Người nông dân đã coi trâu như một người bạn đồng hành thân thiết trong lao động và cuộc sống.
“Chân cứng đá mềm.”
(Thành ngữ)
- biện pháp tu từ ẩn dụ: chân cứng → ý chí, nghị lực, sức khỏe.
đá mềm → sự quyết tâm vượt qua mọi khó khăn thử thách để đạt được thành công.
⇒ khuyên chúng ta cần phải bền gan, vững chí vượt qua mọi khó khăn thử thách thì chắc chắn một ngày nào đó sẽ đạt được thành công.