Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hồ Hoàn Kiếm còn được gọi là Hồ Gươm (trong bản đồ Hà Nội năm 1886, hồ này được gọi là Hồ Hoàn Gươm là một hồ nước ngọt tự nhiên của thành phố Hà Nội. Hồ có diện tích khoảng 12 ha[2]. Trước kia, hồ còn có các tên gọi là hồ Lục Thủy (vì nước có màu xanh quanh năm), hồ Thủy Quân (dùng để duyệt thủy binh), hồ Tả Vọng và Hữu Vọng (trong thời Lê mạt). Tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm báu cho Rùa thần. Tên hồ được lấy để đặt cho một quận trung tâm của Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) và là hồ nước duy nhất của quận cho đến ngày nay.
Đặc trưng của thể loại truyền thuyết:
- Là loại truyện dân gian
- Kể về các nhân vật lịch sử và sự kiện có liên quan đến lịch sử
- Thể hiện thái độ , cách đánh giá của nhân dân về nhân vật và về sự kiện lịch sử .
bạn ơi mình đang hỏi là việc trả gươm có thật hay không thôi bạn ạ bạn trả lời giúp mình nhé
- Thanh gươm trong truyện này được gọi là gươm thần vì có nguồn gốc kì lạ và ấn chứa nguồn sức mạnh phi thường:
+ Nguồn gốc kì lạ: Lê Thận đi đánh cá, cả ba lần thả lưới đều vớt được lưỡi gươm. Khi Lê Lợi đến nhà của Lê Thận thì thanh gươm bỗng sáng rực và trên gươm có hai chữ "Thuận Thiên". Khi bị giặc đuổi, đi qua khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy ánh sáng lạ trên ngọn cây đa thì đó là cái chươm nạm ngọc và tra vào lưỡi gươm thì vừa như in.
+ Sức mạnh phi thường: Từ khi có thanh gươm, nghĩa quân dành được nhiều thắng lợi
- Chi tiết này thể hiện đặc điểm đặc trưng của truyện truyền thuyết là truyện thường có các chi tiết kì ảo, hoang đường thường mang sức mạnh siêu nhiên.
Các đặc điểm của truyền thuyết mà sự tích Hồ Gươm có là:
- Có sử dụng các yếu tố kì ảo hoang đường
- Thể hiện tình cảm thái độ của nhân dân đối với nhân vật, sự kiện được đề cập tới
- Sư tích Hồ Gươm là tác phẩm tự sự dân gian
- Nội dung đề cập đến những nhân vật lịch sử hoặc sự kiện lịch sử có thật
Theo em, sự tích Hồ Gươm thể hiện những đặc điểm của thể loại truyền thuyết:
+ Có yếu tố kì ảo (Rùa cho Lê Lợi mượn gươm thần giết giặc)
+ Thể hiện lại lịch sử khởi nghĩa và đánh giặc của những anh hùng nước ta thời xưa.
+ Giải thích về tên gọi của sự vật hiện tại.
Sự tích Hồ Gươm có đầy đủ 4 tiêu chí của thể loại truyền thuyết:
– Là tác phẩm tự sự dân gian (có nhân vật, bối cảnh, cốt truyện, ý nghĩa …)
– Nội dung đề cập đến những nhân vật lịch sử hoặc sự kiện lịch sử (Lê Lợi, cuộc kháng chiến chống quân Minh, Hồ Gươm …)
– Có sử dụng các yếu tố kì ảo (gươm thần, Rùa Vàng, đức Long Quân)
– Thể hiện tình cảm thái độ của nhân dân đối với nhân vật, sự kiện được đề cập tới.
Con rồng cháu tiên:
Ý nghĩa: giải thích, suy tôn nguồn gốc nòi giống (người VN ta là con cháu của các vua Hùng, là nòi giống rồng tiên), thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng người Việt.
Sự thật lịch sử: là sự kết hợp giữa các bộ lạc Lạc Việt với Âu Lạc và nói nên nguồn gốc chung của các cư dân Bách Việt. Đền thờ Âu Cơ, vua Hùng, vùng đất Phong Châu.
Bánh chưng bánh giầy:
Ý nghĩa: giải thích nguồn gốc bánh chưng bánh giầy và tục làm hai loại bánh trong ngày Tết, đề cao lao động và nghề nông, đề cao sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta.
Sự thật lịch sử: nhân vật Hùng Vương, tục làm bánh chưng bánh giầy.
Sơn Tinh Thủy Tinh
Ý nghĩa: giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm. Thể hiện sức mạnh, ước mơ chế ngự thiên tai của người Việt xưa. Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước và giữ nước của các vua Hùng.
Sự thật lịch sử: núi Tản Viên (Ba Vì, Hà Tây), hiện tượng lũ lụt vẫn xảy ra hằng năm.
Thánh Gióng:
Ý nghĩa: đề cao sức mạnh và ý thức bảo vệ đất nước. Thể hiện sức mạnh, ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm.
Sự thật lịch sử: đền thờ thánh Gióng (Sóc Sơn), tre đằng ngà, ao hồ liên tiếp, làng Cháy.
Sự tích hồ Gươm:
Ý nghĩa: giải thích tên gọi hồ Gươm, ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc.
Sự thật lịch sử: tên người thật: Lê Lợi, Lê Thận. Tên địa danh thật: hồ Tả Vọng, hồ Gươm, Lam Sơn. Thời kỳ lịch sử có thật: khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh đầu thế kỷ XV.
bài này mình mới học sáng nay xong!
mình phải học tới tận 4 tiết lận đó, còn 1 tiết buổi chiều nữa ớn lắm!
bt bn à! Mik pjt bài nì lm s òi, mik đăng để thử kiến thức của các bn hui à ^^
Truyền thuyết “Thánh Gióng” liên quan đến sự thật lịch sử ở thời đại Hùng Vương:
- Cuộc chiến tranh ác liệt giữa dân tộc ta và giặc ngoại xâm từ phương Bắc là những trận chiến có thật trong lịch sử.
- Người Việt đã cùng đoàn kết đứng lên chống giặc ngoại xâm, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
Câu chuyện trả gươm thần là thật,điều này có liên quan đến đặc trưng của thể loại truyền thuyết vì Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian, ra đời sau truyện thần thoại, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, các nhân vật, sự kiện đều liên quan đến lịch sử, là những truyện truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại.
trong câu trả lời của bạn, mình thấy có chữ "yếu tố tưởng tượng kì ảo" phải ko ạ?thế bạn cho mk hỏi: -bạn giải thích ý nghĩa của từ "yếu tố tưởng tượng kì ảo. - nếu đã giải thích xong thì bạn cho mk hỏi chi tiết " Đức Long Quân sai Rùa Vàng xuống đòi lại gươm thần " là có thật ko ạ. * TỪ CÁI 1 => CÁI 2. THẾ BÂY GIỜ THEO BẠN NGHĨ CHI TIẾT TRẢ GƯƠM THẦN LÀ CÓ THẬT KO? suy nghĩ thật kĩ r hẵng trả lời nha!