K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 4 2022

bạn tham khảo nha

. Lập dàn ý

A. MỞ BÀI:

– Giới thiệu nội dung câu tục ngữ cần giải thích và chứng minh.

B. THÂN BÀI

– Giải thích :

– Nghĩa đen của từng vế câu tục ngữ : người không học (không chịu học tập, không tiếp thu tri thức và kinh nghiệm của nhân loại) ; ngọc không mài (ngọc không được qua chế tác, chỉ là một viên đá tầm thường, không bộc lộ phẩm chất quý giá).

– Vì sao người không học tập lại bị coi là kém giá trị ? + Vì không học tập thì không có tri thức

+ Người không học hỏi thì trí tuệ, tình cảm không phát triển, cũng chỉ như là một con vật mà thôi.

– Vì sao lại so sánh người không học với ngọc không mài ?

+ Ngọc tuy quý, song không mài thì chỉ là một viên đá bình thường, lẫn lộn trong đất đá, không bộc lộ phẩm chất quý giá.

+ Người tuy là quý (Người ta là hoa đất) nhưng không học thì cũng không phát triển, trở nên uống phí.

– Chứng minh ý nghĩa của việc học tập đối với học sinh.

C. KẾT BÀI

– Sự so sánh của người xưa là chính xác, sáng suốt.

– Nhiệm vụ của mỗi người là phải học tập tốt, học suốt đời để làm người có ích.

bài văn.

Mỗi học sinh khi bước tới trường đều được tiếp nhận biết bao tri thức trong cuộc sống để sau này có thể trở thành người tài giỏi, có ích cho xã hội. Vậy mà chúng ta không học thì sẽ không có kiến thức, bỗng dưng thành người thừa trong xã hội. Chính vì thế việc học rất quan trọng và cần thiết cho mỗi con người. Và chính vì điều đó mà nhân dân ta đã nhắc nhở nhau phải luôn nhớ lời cha ông dạy : “Người không học như ngọc không mài”.

Câu tục ngữ sử dụng nghệ thuật so sánh với câu văn ngắn gọn súc tích trong đó chứa đựng sự giáo huấn sâu sắc của cha ông xưa. Một viên ngọc nguyên thuỷ khi khai thác lên chỉ là một hòn đá, chỉ khi bàn tay của con người mài giũa thì mới là một viên ngọc sáng đẹp và lung linh, lúc đó nó mới trở thành báu vật. Cũng như ngọc, người không học thì không có kiến thức, không còn phân biệt được đúng sai và có thể sẽ lao đầu vào những sai lầm, thói hư tật xấu trong xã hội. Người thiếu chữ nghĩa, thiếu học sẽ tăm tối, cạn hẹp. Chỉ có học thức mới giúp họ mở mang, hiểu biết hơn. Câu tục ngữ muốn nói với chúng ta rằng người không có kiến thức cũng như cục đá vô dụng kia, nhưng khi có ánh sáng của tri thức hòn đá đó bỗng toả sáng, xua tan mọi đen tối của ngu dốt, tối tăm. Học hành giúp cho tri thức và tâm hồn con người trở thành một thứ gì đó tốt đẹp quý báu. Ngọc có thể mua được nhưng ngọc tri thức” không thể mua được bằng tiền của. Nó chỉ có được qua rèn luyện, qua lao động và trong học tập phấn đấu vươn lên.

Chúng ta còn là học sinh nên còn có thể học qua nhiều cách như qua sách vở, qua cuộc sống. Đặc biệt là qua nhà trường và thây CÔ. Đối với học sinh thì nhà trường và thầy cô như căn nhà và cha mẹ thứ hai của mỗi chúng ta. Họ là những người truyền thụ cho ta biết bao tri thức ở đời. Chúng ta cần phải tiếp thu, phát triển và sáng tạo để cho kiến thức được phong phú và giàu có.

Việc học đâu chỉ có trong sách vở, nhà trường mà nó là một biển học không bờ. Sự khám phá, sự hiểu biết còn chờ đợi chúng ta ở cuộc sống sau này. Học ngay trong thực hành, trong lao động. Ngay trong các mối quan hệ xã hội thì việc học đâu có điểm dừng. Không phải vô tình mà cha ông xưa đã căn dặn “đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Lấy con số nhỏ đối chiếu với một số lượng lớn, khó đo, đếm được là một cách nói rất thâm thuý. Nó càng giúp chúng ta hiểu sâu sắc giá trị to lớn của việc học hành. Cũng từ đó hiểu rộng hơn về phạm vi và thời gian không có giới hạn trong Công việc tiếp thu kiến thức đó.

“Người không học như ngọc không mài”. Câu tục ngữ giàu hình ảnh và thật thấm thía. Nó giúp ta biết và hiểu được tầm quan trọng của việc học và nhắc nhở ta phải luôn duy trì thực hiện tốt lời cha ông đã dạy bảo.

Bài tập: Lập dàn ý chi tiết cho các đề sau:a. Nhân dân ta thường khuyên nhau:Anh em như chân với tayRách lành đùm bọc, dở hay đỡ đầnHãy giải thích câu ca dao đó?b. Ca dao xưa có câu:Bầu ơi thương lấy bí cùngTuy rằng khác giống nhưng chung một giànHãy giải thích câu ca dao đó?c. Nói về lòng yêu nước, nhà văn I-li-a Ê-ren-bua có câu nói nổi tiếng:“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải...
Đọc tiếp

Bài tập: Lập dàn ý chi tiết cho các đề sau:
a. Nhân dân ta thường khuyên nhau:
Anh em như chân với tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
Hãy giải thích câu ca dao đó?
b. Ca dao xưa có câu:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Hãy giải thích câu ca dao đó?
c. Nói về lòng yêu nước, nhà văn I-li-a Ê-ren-bua có câu nói nổi tiếng:
“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-
ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ
quốc”
Em hiểu câu nói trên như thế nào? Theo em, khi ngồi trên ghế nhà trường, ta nên
thể hiện tình yêu quê hương, đất nước như thế nào?
d. Bài thơ “Quê hương” của Đỗ Trung Quân có đoạn:
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Em hãy giải thích ý nghĩa những câu thơ trên và nêu rõ vai trò, tác dụng của tình
yêu quê hương, đất nước đối với cuộc sống tâm hồn của mỗi con người?
e. Chủ tịch Hổ Chí Minh có nói: Đoàn kết là sức mạnh vô địch. Em hiếu thế
nào là đoàn kết? Tại sao đoàn kết lại có sức mạnh vô địch ? Em phải làm gì để

6

thực hiện lời dạy đó ?
f. Tục ngữ xưa có câu :
Đất rắn trồng cây khẳng khiu,
Những người thô tục nói điều phàm phu.
Em hãy giải thích câu tục ngữ đó và nêu giá trị của nó trong việc nhắc nhở
thanh thiêu niên xây dựng phong cách sống văn minh trong thời đại ngày nay
g. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Hãy giải thích và làm rõ ý nghĩa của câu tục ngữ trên bằng một số bài học bổ
ích mà Dế Mèn (nhân vật chính trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài)
học được trong quá trình phiêu lưu đó đây.
h. Giải thích về sức mạnh của niềm tin
i. Giải thích câu tục ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề”
j. Giải thích câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn".
k. Bác Hồ dạy chúng ta: “Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là việc
nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ”. Em hiểu lời dạy trên
đây của Bác như thế nào?
l. Ông cha ta thường nói: “Có học phải có hành” Em có ý kiến gì về lời dạy tren

0
Cho đoạn văn sau:Học tập là một quá trình lâu dài bền bỉ kiên trì đòi hỏi mỗi người phải luôn tích cực phấn đấu. Mục đích của học tập chính là " Học hỏi được rất nhiều kiến thức xã hội để xây dựng nền tảng cho con người có thể làm việc và thực hiện các giấc mơ của mình. Lê Nin đã từng nói:" Học, hoc nữa, học mãi " nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học tập....
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

Học tập là một quá trình lâu dài bền bỉ kiên trì đòi hỏi mỗi người phải luôn tích cực phấn đấu. Mục đích của học tập chính là " Học hỏi được rất nhiều kiến thức xã hội để xây dựng nền tảng cho con người có thể làm việc và thực hiện các giấc mơ của mình. Lê Nin đã từng nói:" Học, hoc nữa, học mãi " nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học tập. Học chẳng bao giờ là đủ. Mỗi ngày cuộc sống lại dạy cho ta thêm những bài học mới, nhân loại laị cho ra đời những phát minh sáng tạo mới. Mục đích của chúng ta chính là : Học hỏi hết công suất, cố gắng tìm hiểu chuyên sâu được càng nhiều càng tốt mục đích học tập văn nghị luận xã hội

Đoạn văn trên được viết theo phép lập luận nào? Chỉ ra phép lập luận cho đoạn văn đó?

1
7 tháng 4 2018

mik nghĩ :

lập luận giải thích

phép giải thích : chính là giải thích câu nói của Lê Nin đó 

bn tự tìm nha

hok tốt

25 tháng 3 2018

Hồ Chủ Tịch, vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, người là ánh đuốc sáng soi đường trong đêm tối, là niềm tin vững trãi chốn lao tù, là khát vọng, là lương tri của loài người tiến bộ, người còn là một tấm gương tự học và học tập suốt đời. Người đã để lại nhiều câu nói nổi tiếng có giá trị như những lời răn dạy cho con cháu đời sau. Có lẽ không ai là không biết câu: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”. 
Vậy Học hỏi là gì? Học hỏi là tiếp thu tri thức của nhân loại từ sách vở, từ cuộc sống, từ những người xung quanh ta. Học hỏi là một quá trình lâu dài chứ không thể trong một thời gian ngắn bởi vậy Bác Hồ nói đó là việc phải tiếp tục suốt đời, không ngừng nghỉ, không mệt mỏi. Cuộc sống ngày càng phát triển không ngừng và tri thức nhân loại thì vô tận và mỗi giây mỗi phút trôi qua là bao tri thức mới được ra đời., nếu không chịu học hỏi nâng cao tầm hiểu biết của mình thì sớm muộn gì cũng sẽ bị tụt hậu và bị đào thải khỏi cuộc sống hiện đại. Học phải đi đôi với hỏi để hiểu sâu sắc kiến thức, biến tri thức thành của mình chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động. Bác Hồ là một tấm gương sáng ngời của một người học hỏi không ngừng. Bác học ngoại ngữ, học viết báo, nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin, nghiên cứu và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây. Người biết và sử dụng thông thạo trên mười ngoại ngữ nhờ tự học chứ không qua một trường đào tạo chính quy nào. Người học ở sách báo, đồng nghiệp, bạn bè, nhân dân. Người học từ thực tiễn sinh động ở các nước đế quốc, nước thuộc địa, ở phong trào cách mạng trên thế giới. Như nhà thơ Chế Lan Viên đã viết: 
…Đời bồi tàu lên đênh theo sóng bể
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mĩ, châu Phi 
Những đất tự do những trời nô lệ
Những con đường cách mạng đang tìm đi…
Phát biểu với sinh viên trường đại học Băng Đung trong chuyến thăm Indonesia năm 1959, Người nói đại ý: “Khi còn trẻ, tôi không có dịp đến trường học. Cuộc sống, du lịch và làm việc là trường đại học của tôi. Trường học ấy đã dạy cho tôi khoa học xã hội, khoa học quân sự, lịch sử và chính trị. Nó dạy cho tôi yêu nước, yêu loài người, yêu dân chủ và hòa bình; căm ghét áp bức, ích kỷ...” Sau này, khi đã lớn tuổi, thành người đứng đầu một nhà nước độc lập, dù thời bình hay thời chiến, Người vẫn tích cực học, học trong thực tế, học suốt đời. Nói chuyện với đảng viên, Bác phê phán đảng viên mới 40 tuổi mà đã cho là mình già nên ít chịu học tập và nói rõ là mình 76 tuổi nhưng vẫn cố gắng học thêm rồi kêu gọi "chúng ta phải học và hoạt động cách mạng suốt đời. Còn sống thì còn phải học". Người nói với cán bộ đã kết thúc một khoá huấn luyện là "anh em sẽ còn phải học nữa, học mãi khi ra làm việc". Người còn nhắc nhở cán bộ cơ quan "mỗi ngày ít nhất phải học tập một tiếng đồng hồ" và xem việc cán bộ đảng viên vì bận việc hành chính hoặc quân sự mà xao nhãng chuyện học tập là "một khuyết điểm rất to". Người còn dặn phải "biết ham học". Rõ ràng là từ mức giác ngộ về nghĩa vụ - biết tại sao cần phải học - tiến đến mức "ham học" là đạt đến mức giác ngộ cao, là một sự thay đổi về chất bởi khi ta ham học thì tự việc học đã đem lại sự thoả mãn, thích thú trong người, ta sẽ tìm đến việc học một cách tự giác, hăm hở và khi đó việc học chắc chắn sẽ có hiệu quả cao.Người nhắc nhở "học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời", những điều được học, được nghiên cứu tại trường chỉ có thể ví như một "hạt nhân bé nhỏ" mà người học "sẽ tiếp tục săn sóc, vun xới, làm cho mọc thành cây và dần dần nở hoa, kết quả". Người khẳng định là trong cách học thì "lấy tự học làm cốt". Có thể thấy Hồ Chí Minh đã rất coi trọng trách nhiệm tự học của chính người học, tự học thêm để làm chủ được tri thức, để biến hạt hiểu biết cơ bản được gieo xuống ban đầu trong đầu óc mình nảy nở thành cây tri thức vững chãi. Người còn quan niệm việc mở mang giáo dục không chỉ là lập trường cho người lớn và trẻ em, lập ấu trĩ viên cho trẻ con mà còn phải "lập các nhà chiếu bóng, diễn kịch, câu lạc bộ, thư viện để nâng cao trình độ trí dục cho nhân dân". Với tầm nhìn xa của mình, Hồ Chí Minh đã thấy rõ vai trò không thể thiếu được của các thiết chế văn hoá trong sự nghiệp mở mang trí óc cho nhân dân.

Câu nói của Bác ra đời đã lâu nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Mỗi người Việt Nam phải học theo lời dạy của Người để không ngừng tiến bộ. Tuy Bác đã ra đi nhưng người mãi là tấm gương sáng ngời của một con người suốt đời học hỏi.
Bác đã lên đường, theo tổ tiên 
Mác – Lê-nin, thế giới người hiền
Ánh hào quang đỏ thêm sông núi
Dắt chúng con cùng nhau tiến lên!

27 tháng 4 2016

Hồ Chủ Tịch là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta. Người đã để lại nhiều câu nói, lời khuyên quý báu cho thế hệ sau. Trong "Năm điều Bác Hồ dạy", Người đã khuyên "Học tập tốt, lao động tốt". Vậy, học sinh chúng ta ngày nay phải hiểu và vận dụng lời dạy trên như thế nào cho đúng ? 

"Học tập tốt" nghĩa là chăm chỉ, cần cù tìm hiểu, học học trong quá trình tiếp thu kiến thức của nhân loại. Và phải biết vận dụng kiến thức ấy vào cuộc sống thực tiễn. Còn "lao động tốt" có nghĩa là mỗi bản thân chúng ta phải tự giác, tự nguyện lao động, làm việc và tuân theo những quy định khi lao động. Vậy tóm lại "học tập tốt, lao động tốt" có thể hiểu là mỗi học sinh trong chúng ta phải không ngừng học hỏi thêm kiến thức mới, và phải chung tay góp sức lao động, làm việc để đất nước ngày một đi lên. 
Và lí do để chúng ta phải "học tập tốt, lao động tốt" là gì? Đó là nhiệm vụ và quyền lợi của mỡi học sinh, mỗi người dân. "Học tập tốt" ta sẽ đạt được kết quả cao như mong muốn, thầy cô, cha mẹ sẽ tự hào về ta và học tập tốt cũng là một cách để góp phần vào việc nâng cao dân trí. Đất nước muốn giàu mạnh, phát triển thì không thể thiếu "lao động tốt". Thực hiện theo lời Bác "học tập tốt, lao động tốt" là đã góp một phần vào công cuộc xây dựng và đổi mới nước nhà. Người cũng đã từng nói : "Non song Việt nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với cường quốc Năm Châu đc hay không, đó là nhờ công học tập của các cháu". Câu nói đó đã thể hiện rõ một điều : những học sinh chúng ta sẽ trở thành những chủ nhân của đất nước trong tương lai. Bởi thế nên chỉ có "học tập tốt, lao động tốt" mới giúp chúng ta áp dụng kiến thức vào cuộc sống, phục vụ Tổ Quốc, phục vụ nhân dân. 
Bác Hồ là một tấm gương điển hình cho chúng ta noi theo. Người đã cần cù, chăm chỉ học tập và lao động kiên trì, bền bĩ. Kết quả Người đạt được là một vốn kiến thức to lớn và thành công trong việc giải phóng đất nước. 
Dân có giàu thì nước mới mạnh, cuộc sống gia đình mới hạnh phúc, ấm êm, đời sống mới ngày càng được nâng cao. Tưởng tượng nếu một xã hội chỉ toàn những người lười nhác, không học tập, không lao động thì xã hội đó có phát triển được hay không? Nhân loại có được những phương tiện văn minh, hiện đại hay không? 
Và nhiệm vụ của mỗi học sinh chúng ta là phải xác định rõ mục tiêu, động cơ học tập đúng đắn. Đến trường phải ghi chép bài đầy đủ, tránh học tủ, học vẹt, học đối phó, học và hành phải luôn đi đôi với nhau, học từ những điều cơ bản rồi đến nâng cao, áp dụng những điều học được khi làm việc. 
Những kẻ lười biếng, không có mục đích học và làm việc sẽ bị xã hội lên án, chỉ trích. 

Mỗi lời dạy của Bác là mỗi bài học đúng đắn cho chúng ta, cho xã hội đang đà phát triển. Nghe theo lời bác, bản thân em sẽ cố gắng "học tập tốt, lao động tốt" để không phụ lòng mong mỏi nơi Bác, gia đình và thầy cô.

27 tháng 4 2016

Chào bạn !  hihi

Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của Cách mạng Việt Nam và là người ông hiền lành rất mực yêu thương tuổi nhỏ Việt Nam. Sinh thời, Bác rất quan tâm giáo dục thiếu niên, nhi đồng để Tổ quốc Việt Nam có những công dân tốt. Bác lúc nào cũng lo chăm bón, vun trồng lớp “măng non” phát triển tốt tươi.

Mỗi thiếu nhi Việt Nam đều ghi nhớ năm điều Bác dạy. Một trong năm điều quý báu đó là “Học tập tốt, lao động tốt”. Tim hiểu sâu ý nghĩa câu nói để phấn dấu vươn lên là nhiệm vụ của học sinh.

Câu nói ngắn, vẻn vẹn có sáu chữ nhưng hiểu cho đầy đủ ý cũng không đơn giản. Thế nào là học tập tốt? Theo em nghĩ, học tập tốt trước hết phải được thể hiện ở sự xác định cho mình một động cơ, mục đích học tập đúng đắn. Học tập là để mở mang trí tuệ, nắm được những tri thức văn hóa, khoa học của nhân loí i, để từ đó biết vận dụng vào cải tạo, xây dựng cuộc sống cho bản thân mình và cho xã hội. Bác Hồ cũng đã dạy chúng em: học để làm người dân tốt, người chiến sĩ tốt, người cán bộ tốt, hay nói cách khác là làm người lao động có văn hóa, góp phần xây dựng đất nước.

Động cơ, mục đích học tập đúng đắn là điều rất cơ bản, nhưng chưa đủ. Muốn học tập tốt còn cần phải có một thái độ học tập đúng đắn và một phương pháp học tập khoa học, thích hợp.

Nói đến thái độ học tập đúng đắn là nói đến sự cần cù chăm chỉ vượt mọi khó khăn khách quan của đời sống hàng ngày, và không lùi bước trước những vấn đề hóc búa của khoa học. Đường đến trường có thể xa, một cuốn sách cần đọc có thể dày, một bài toán cần giải có thể rắc rối… Chính lúc đó đòi hỏi ta phải có đức tính: kiên trì và nhẫn nại. Phải chủ động vươn lên nắm lấy tri thức để học tập tốt…

Nói đến phương pháp học tập khoa học là nối đến hàng loạt biện pháp nhằm học tập đạt hiệu quả cao. Từ cách nghe giảng, cách ghi bài ở lớp, đến cách giải bài tập, cách ứng dụng thực hành ở nhà, từ học trong sách vở đến hoc ngoài cuộc sống, từ học thầy đến học bạn v.v… tất cả đều có tác dụng nâng cao chất lượng học tập cho cá nhân mình nếu biết làm đúng hướng, đúng cách và có nề nếp. Trao đổi với các bạn học giỏi, tuy mỗi người có mỗi cách, nhưng tất cả đều toát lên phẩm chất của những người học tốt là: động cơ, thái độ học tập đúng đắn và phương pháp học tập khoa học, sinh hoạt học tập nề nếp.

Còn lao động tốt có nghĩa là thế nào? Hiểu theo nghĩa rộng: lao động tốt là phải tạo ra được nhiều sản phẩm tốt cho xã hội. Nhưng trong phạm vi nhà trường, đối với chúng em, lao động còn có ý nghĩa là rèn luyện để tập làm người lao động sau khi ra trường. Nhưng dầu là lao động phục vụ hay lao động sản xuất, dù đơn giản hay phức tạp, dù ở trường hay ở nhà, em nghĩ: đã gọi là lao động tốt thì phải bảo đảm 3 yếu tố: lao động có kỉ luật, có kĩ thuật và năng suất cao. Học tập cũng là hình thức lao động trí óc của người học sinh.

Lao động có kỉ luật tức là phải bảo đảm giờ giấc, nội quy lao động, chống tùy tiện, được chăng hay chớ; kỉ luật tốt nhất là kỉ luật tự giác, nhận thức được ý nghĩa của công việc mình làm, để làm với ý thức là người chủ của công việc.

Mặt khác, nói đến lao động tốt là phải nói đến yêu cầu về kĩ thuật. lữ thuật, theo em nghĩ, là điều kiện cơ bản để bảo đảm chất lượng sản phẩm, dầu là sản xuất ra máy móc như các công nhân, hay làm một luống rau ở vườn trường như chúng em cũng vậy. 

Ngoài ra, em còn nghĩ rằng xã hội ngày càng phát triển, dân số ngày càng tăng, yếu tố tăng năng suất trong lao động là cực kì quan trọng, không những bảo đảm chất lượng mà còn làm ra nhiều sản phẩm. Vì vậy lao động tốt là lao động với tinh thần tự giác, lao động có kỉ luật, cải tiến và sáng tạo để làm ra ngày càng nhiều sản phẩm có chất lượng phục vụ cho cuộc sống.

Lời dạy của Bác đà giúp cho chúng em phương hướng rèn luyện để vào đời. Ngay trong quá trình học tập, nhiều bạn đã trở thành “cháu ngoan Bác Hồ” cũng nhờ đã thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. Riêng bản thân, em hiểu rõ dù hoàn cảnh khó khăn đến đâu cũng cần tự rèn luyện mình theo những điều Bác dạy.

24 tháng 8 2021

2) Luận điểm: Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định hay phủ định, thường có các từ là, có, không thể, chẳng hạn…được diễn đạt dễ hiểu, sáng tỏ và nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Để có sức thuyết phục, luận điểm cần phải đúng đắn, chân thực và đáp ứng nhu cầu thực tế. Trong một bài văn nghị luận, luận điểm có thể có các cấp độ khác nhau. Tùy nội dung vấn đề và cách lập luận của người viết mà bài văn có thể có một luận điểm chính, luận điểm trung tâm và các luận điểm phụ. Việc xác định được hệ thống, các cấp độ của luận điểm trong văn bản là một yêu cầu cấp thiết chứng tỏ khả năng thâu tóm, hiểu sâu vấn đề à kỹ năng tư duy logic của người đọc. Luận cứ: Luận cứ cũng là một yếu tố không thể thiếu khi nhắc tới đặc điểm của văn nghị luận. Luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Để bài viết có sức thuyết phục cao, người viết phải đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng để người đọc tin vào vấn đề người viết nêu ra. Lí lẽ là những đạo lí, lí lẽ phải được thừa nhận, nêu ra là được đồng tình. Dẫn chứng là sự vật, sự việc, nhân chứng, bằng chứng để chứng minh làm sáng tỏ, xác nhận cho luận điểm. Dẫn chứng đưa ra phải xác thực, tiêu biểu, đáng tin và không thể bác bỏ. Lí lẽ và dẫn chứng phải đáng tin cậy mới làm cho luận cứ vững chắc. Luận cứ phải chân thực, đúng đắn, tiêu biểu mới làm cho luận điểm có sức thuyết phục. Trong quá trình tìm hiểu văn bản nghị luận, để tìm hiểu, phân tích đánh giá được tính đúng đắn của luận điểm thì việc phân tích luận cứ là một thao tác hết sức quan trọng và cần thiết. Lập luận: Nếu như lí lẽ của bài văn nghị luận thể hiện ở hệ thống luận điểm thì lập luận là cách thức trình bày lí lẽ. Nên đặc điểm của văn nghị luận là Lập luận Lập luận: là cách tổ chức vận dụng lí lẽ, dẫn chứng sao cho luận điểm được nổi bật và có sức thuyết phục. Lập luận bao gồm các cách suy lý, quy nạp, diễn dịch, so sánh, phân tích, tổng hợp sao cho luận điểm đưa ra là hợp lý, không thể bác bỏ. Lập luận có ở khắp trong bài văn nghị luận. Để đánh giá cái hay, sức thuyết phục của văn bản nghị luận cần phải phân tích, đánh giá, chứng minh được mức độ chặt chẽ sắc bén của lập luận và sự hợp lí của cách thức lập luận mà tác giả lựa chọn. Nghệ thuật lập luận phụ thuộc rất nhiều vào cách nêu vấn đề, cách dẫn dắt người đọc, người nghe với nhiều thủ pháp như so sánh, đối chiếu, đưa số liệu, nêu dẫn chứng thực tế… Nghệ thuật lập luận còn phụ thuộc vào cách hành văn, giọng văn, cách dùng từ, đặt câu. Do nhu cầu lập luận, trong văn nghị luận thường phải dùng đến những từ như: tuy nhiên, giả sử, nếu như, tóm lại, nói chung…gọi là hệ thống từ lập luận

4)    A. Mở bài:

       Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, trích dẫn nguyên văn câu nói, câu danh ngôn...

B. Thân bài:
Ý 1: Giải thích rõ nội dung(giải thích các từ ngữ, khái niệm).
Ý 2: Phân tích các mặt đúng về vấn đề giải thích (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
Ý 3: Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan tới vấn đề giải thích (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
Ý 4: Đánh giá ý nghĩa (ngợi ca, phê phán)
C. Kết bài: - Khái quát lại vấn đề NL.

- Rút ra bài học nhận thức, hành động cho bản thân, cho mọi người