K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 2 2019

Cuộc thi viết thư cho chủ gấu: “Hãy cho gấu cuộc sống tốt đẹp hơn”

Với sự đa dạng sinh học độc đáo được công nhận trên toàn thế giới, Việt Nam là nơi cư trú của nhiều loài động vật quý hiếm. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ động vật hoang dã (ĐVHD) ở Việt Nam đang gia tăng một cách đáng kể trong những năm gần đây, làm suy giảm số lượng quần thể ĐVHD trong tự nhiên, khiến nhiều loài đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, đặc biệt là loài gấu.

Tình trạng nuôi nhốt gấu lấy mật từng rất phổ biến tại Việt Nam. Năm 2005, cả nước có tới hơn 4,300 cá thể gấu bị nuôi nhốt tại hàng trăm cơ sở trên khắp cả nước. Hơn 10 năm qua, những nỗ lực của cơ quan chức năng, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng nhằm chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu lấy mật đã đạt được những bước tiến đáng kể. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, đến nay chỉ còn gần 800 cá thể gấu bị nuôi nhốt tại các trang trại trên cả nước, giảm khoảng 80% so với năm 2005. Nhu cầu sử dụng mật gấu cũng giảm hơn 60%, giai đoạn 2009 – 2014 theo theo khảo sát gần nhất của ENV. Điều này cho thấy Việt Nam đang đi đúng hướng trên chặng đường chấm dứt hoạt động nuôi nhốt gấu. Tuy nhiên, cuộc chiến bảo vệ gấu chỉ kết thúc khi tất cả các trang trại nuôi nhốt gấu ở Việt Nam đóng cửa vĩnh viễn, đem lại cơ hội sống sót cho các cá thể gấu còn lại trong tự nhiên và giúp gấu thoát khỏi nguy cơ bị săn bắt, giết hại nhằm phục vụ nhu cầu tiêu thụ mật gấu và các sản phẩm khác từ gấu. Để làm được điều đó, GẤU CẦN CHÚNG TA. Hãy thể hiện sự quan tâm của bạn đến loài động vật đáng yêu này và cùng chung tay hành động để thay đổi nhận thức của cộng đồng, đặc biệt là các chủ gấu nhằm đảm bảo một tương lai tốt hơn cho gấu bằng cách tham gia cuộc thi viết thư cho chủ gấu mang tên “Hãy cho gấu cuộc sống tốt đẹp hơn” do Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) tổ chức.

Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể trong hoạt động chấm dứt nạn nuôi nhốt gấu lấy mật ở Việt Nam, cả nước vẫn còn gần 800 cá thể gấu đang bị nuôi nhốt, lớn hơn gấp nhiều lần số lượng gấu còn lại trong tự nhiên. Số phận của các cá thể gấu này đang phụ thuộc rất nhiều vào sự quan tâm, ý thức của cộng đồng, đặc biệt là các chủ gấu.

Để huy động sự quan tâm của cộng đồng trong các nỗ lực bảo vệ gấu cũng như kêu gọi các chủ gấu chuyển giao gấu tự nguyện đến các cơ sở cứu hộ, ENV phát động cuộc thi Viết thư cho chủ gấu - “Hãy cho gấu cuộc sống tốt đẹp hơn”

I. Điều kiện tham gia


Để tham gia cuộc thi, các ứng viên phải đáp ứng các điều khoản và điều kiện liệt kê dưới đây.

1. Đối tượng dự thi

Tất cả học sinh các trường THCS và THPT trên khắp Việt Nam (từ 11 đến 17 tuổi)

2. Nội dung và các yêu cầu đối với tác phẩm dự thi 

- Nội dung bài dự thi phải tập trung vào chủ đề viết thư cho chủ gấu, khuyến khích họ sớm tự nguyện chuyển giao gấu cho các trung tâm cứu hộ. 
- Tác phẩm dự thi phải do chính tác giả viết và chưa được dự thi ở các cuộc thi khác hay công bố trên các phương tiện truyền thông.
- Tác phẩm dự thi phải được viết tay trên giấy khổ A4, không quá 500 từ.
- Tên tác phẩm và thông tin về tác giả (tên, tuổi, tên trường, địa chỉ trường, điện thoại) phải được ghi rõ ở mặt sau của tác phẩm.
- Mỗi tác giả có thể gửi nhiều tác phẩm.

Tất cả các tác phẩm dự thi sẽ được gửi trực tiếp về Ban giám hiệu Nhà trường. Các trường sẽ tranh giải dựa vào số lượng và chất lượng bài thi, ưu tiên yếu tố chất lượng. Mỗi trường sẽ tự chọn ra tối đa 10 tác phẩm xuất sắc nhất để tranh giải cá nhân. Để đủ điều kiện tham gia cuộc thi, các trường phải gửi lại toàn bộ tác phẩm dự thi cùng với 10 bài xuất sắc nhất về ENV.

3. Thời gian

- Hạn nộp bài dự thi: dấu bưu điện trên bài dự thi trước ngày 15 tháng 3 năm 2019 
- Công bố kết quả và lễ trao giải (dự kiến): tháng 9 năm 2019

II. Cơ cấu giải thưởng

ENV sẽ trao 6 giải thưởng cá nhân và 2 giải tập thể đến các cá nhân và nhà trường xuất sắt nhất trong cuộc thi.

   Giải thưởng         Số lượng     Ghi chú  
Giải Nhất2Ipad
Giải Nhì2Máy tính bảng
Giải Ba2Xe đạp thể thao
Tập thể2Tivi
 
15 tháng 7 2018

Cánh đồng buổi sáng đã rất đẹp. Cánh đồng quê vào một buổi chiều đẹp trời cũng đẹp không kém. Mình bất ngờ trước vẻ đẹp của cánh đồng thẳng cánh cò bay. Nếu bạn được ngắm cánh đồng quê mình vào một buổi chiều thì bạn sẽ thấy tâm hồn thư thái và dễ chịu.

Khi trời chưa tắt nắng, bầu trời cao xanh, từng đàn chim đang bay liệng giữa tầng không. Ánh nắng nhạt của buổi chiều trải khắp cánh đồng, những ruộng lúa chín như vàng sậm hơn. Còn những thửa ruộng đã gặt xong khoác lên mình màu áo mới. Trên những thửa ruộng đã gặt, những chú chim đang nhặt những hạt thóc rơi vãi. Các bác nông dân đang tập trung gặt cho hết khóm lúa còn lại.

Mặt trời lặn sau dãy núi phía xa xa. Trời mát dịu hơn vì đã hết nắng. Các bác nông dân đang sửa soạn ra về. Những xe lúa đầy ắp nối đuôi nhau về làng. Tiếng cười nói vui vẻ trước một vụ mùa bội thu.

Cánh đồng quê buổi chiều thật đẹp vào mùa lúa chín. Khi trở về thành phố, mình sẽ không bao giờ quên được những cánh cò bay lả bay la trên cánh đồng trìu bông, không bao giờ quên được tiếng sáo diều vi vu, vi vút., trên bầu trời cao, xanh thẳm...

2 tháng 4 2018

Chiều đã ngả bóng. Chiều thu muộn, bãi sông trở nên êm đềm, mênh mang. Chiều bảng lảng như mang tất cả hồn quê tụ vào cảnh vật.

Con sông Thương đã bao đời nay vẫn thế, nước chảy đôi dòng, dòng trong dòng đục. Bà em nói : “ Con gái làng ta xinh giòn là nhờ nước sông Thương đấy cháu ạ…”. Bãi làng Chanh quê em rộng và dài hơn ba cây số do phù sa sông Thương bồi đắp nên. Bãi dâu xanh thẫm hiện lên trong nắng vàng hoe. Những luống bắp giống mới chạy dài từ mép sông lên tân bìa làng, hoa bắp rung cờ như múa, như vẫy vẫy. Tiếng gió thổi, tiếng lá reo, tiếng người lao xao nói cười giữa màu xanh của bãi dâu, của nương khoai ruộng bắp. Tiếng các cô thiếu nữ ra bến sông giặt giũ nghe ríu rít trong veo. Tiếng chuông chùa xa ngân buông trong màu vàng thẫm. Không gian đất trời như rộng ra, êm đềm, thơ mộng, thanh bình.

Lúc đàn chim chuyển mùa, từng tốp ba con, năm mười con bay qua bãi sông làng em thì bầy trẻ nhỏ đi học cũng kéo về. Bãi sông vui hơn bao giờ hết. Tiếng cười, tiếng reo hò đuổi nhau, tiếng hát của tuổi thơ xao động một vùng sông nước.

Trời đã chập choạng mà góc bãi sông gần bến nước vẫn còn vài chục đứa trẻ chỉ mặc quần đùi vừa đá bóng vừa reo hò ầm ĩ…

4 tháng 2 2018

lên goole mà tìm

4 tháng 2 2018

nhưng mik làm lâu lắm  sao kịp để mai bn nộp dc

Ca dao, tục ngữ dân gian Việt Nam giống như một “bảo tàng” đúc kết bài học kinh nghiệm sống hàng ngàn năm của cha ông. Những bài học đó khi đưa vào ca dao, tục ngữ không hề khô khan, trừu tượng mà ngược lại rất đậm chất thi ca, dễ thuộc, dễ nhớ. Câu tục ngữ:

“Dù ai nói ngả nói nghiêng

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.”

là một trong những câu như thế.

Đi vào giải thích câu tục ngữ, ta sẽ hiểu được bài học ẩn chứa sau nó. Trước hết, câu tục ngữ được viết dưới dạng thơ lục bát, sử dụng từ chỉ quan hệ “dù” để thể hiện sự liên kết. Trong câu lục, đại từ “ai” là nói đến những đối tượng không xác định, có thể là người thân, bạn bè, thầy cô, hàng xóm… “Nói ngả nói nghiêng” ám chỉ hành động “nói” không nhất quán, có nhiều quan điểm trái chiều hoặc mang tính phản biện ngược lại một vấn đề nào đó nhưng với hàm ý không tích cực. Câu lục lại đề cập ở vị thế “ta” – chính bản thân con người. “Vững” là kiên cố, chắc chắn, khộng bị giao động trước bất kì thứ gì hay điều gì. “Kiềng ba chân” là vận dụng bằng sắt, có hình vòng cung được gắn ba chân, dùng để đặt nồi lên khi nấu bếp. Tóm lại, cả câu tục ngữ có nghĩa là: dù bất kì điều gì bên ngoài tác động nhưng mỗi người phải có quan điểm, chính kiến đúng đắn và giống như chiếc kiềng ba chân kia, luôn giữ vững lập trường đó.

Trong cuộc sống của mỗi người, sự tác động của hoàn cảnh khách quan đến suy nghĩ và hành động của bản thân là rất lớn. Cánh chim cần bay lượn tự do luôn bị gió trời cản lại. Loài cá thích lội ngược dòng nhưng dòng nước luôn xiết. Con người ưa sống thanh thản nhưng xã hội nhiễu nhương làm phiền. Cuộc sống luôn có nhiều thử thách mà cuộc sống khách quan mang đến, và không phải ai cũng đủ ý chí để không bị xoay chuyển. Đôi lúc cánh chim cũng bị gió bão quật ngã, dòng nước xô loài cá về vạch xuất phát và con người cũng có lúc lao vào vòng xoáy nhiễu nhương của xã hội. Đó là thực tế không ai có thể phủ nhận.

Tuy nhiên, mượn câu nói “quyết chí ắt làm nên” của Bác Hồ, tôi có thể chắc chắn một điều, chỉ cần bạn quyết tâm thì không có gì có thể lay chuyển. Loài cò trắng mỗi năm trở gió vẫn vượt quãng đường hàng nghìn cây số tránh rét. Cá hồi mỗi năm vượt biển Thái Bình Dương bắt đầu cuộc hành trình 3.000 dặm về thượng nguồn đẻ trứng. Đó là những hình ảnh kì diệu của “bà mẹ thiên nhiên mạnh mẽ”.

Trái lại, với con người? Một bác sĩ không có chính kiến dễ dàng đánh mất lương y trước “phong bì” của người nhà bệnh nhân. Một quan chức nhà nước không công tư phân minh dễ dàng trở nên quan liêu, lạm quyền, vụ lợi. Hay một chủ sản xuất thực phẩm nhỏ cũng có thể “đầu độc người tiêu dùng” nếu vì chạy theo lợi nhuận mà bỏ đi đạo đức nghề nghiệp. Đến đây ta mới hiểu, không có cái “kiềng ba chân” trong tâm, tai hại tới nhường nào.

Phải thừa nhận rằng đôi lúc nên nghe người khác đưa ra ý kiến nhưng không đồng nghĩa với việc nghe và làm theo những gì họ nói một cách mù quáng, dập khuôn. Đơn cử như vấn đề một cặp bạn trẻ rất yêu nhau nhưng gia đình hai bên đều phản đối vì lí do lấy nhau sẽ nghèo khổ vì cả hai đều đang thất nghiệp. Trong tình huống này, hai bạn cần tiếp thu ý kiến từ phụ huynh, bởi cha mẹ luôn luôn suy nghĩ những điều tốt nhất cho con cái. Tuy nhiên, không vì lẽ đó mà hai bạn phải chia tay, thay vào đó có thể cố gắng tìm công việc làm ổn định, đời sống khá lên, dần dần hai bên gia đình sẽ chấp nhận. Lời khuyên của người khác chỉ có tính chất góp ý, cuối cùng bản thân ta phải là người quyết định.

V
9 tháng 1 2019

chủ gấu là j

Mình cũng ko biết chỉ là bài tập của thầy giáo giao cho về nhà mai phải nộp 

7 tháng 4 2021

a, Đời sống sinh hoạt :

- Tre làm bóng mát cho cuộc sống ở làng quê 

- Gìn giữ nền văn hóa lâu đời

- Giúp người dân cày, dựng nhà cửa, vỡ ruộng, khai hoang

- Giúp người dân trăm nghìn công việc khác nhau

- Làm cối xay cả nghìn đờitạo nên hạt gạo nuôi sông con người.

b, Đời sống tinh thần :

- Là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ

- Được gắn bó suốt cả đời người, từ thưở lọt lòng đến lúc nhắm mắt xuôi tay

- Tre với người sống, chết có nhau, chung thủy bền chặt.

c, Bảo vệ tổ quốc :

- Tre là thẳng thắn, bất khuất

- Trong kháng chiến, tre là đồng chí chiến đấu cùng với người

- Tre cùng người làm ăn, lại vì người mà đánh giặc

- Tre làm vũ khí chiến đấu

- Làm gậy chống lại sắt, thép của quân thù

- Tre xung phong vào xe tăng, đại bác

- Giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà và giữ đồng lúa chín.

- Tre dựng nên thành đồng tổ quốc

- Tre là anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu.

20 tháng 2 2018

đây là giải toán chứ đâu phải giải văn đâu mà đưa lên đây ^^'

20 tháng 2 2018

Nhắc đến văn xuôi của Võ Quảng, nhà nghiên cứu Phong Lê từng đánh giá “Quê nội” và “Tảng sáng” của ông xứng đáng xếp vào loại hay nhất trong kho tàng văn học thiếu nhi Việt Nam.

Lấy bối cảnh của những năm kháng chiến chống Pháp, “Quê nội” của nhà văn Võ Quảng là câu chuyện xảy ra tại chính quê hương mình, với hai nhân vật chính tham gia vào tất cả các sự kiện là chú bé Cục và Cù Lao. Ở đó còn có những phận người “đang rỉ ra, đang mục đi” như bà Hiến cả đời ở đợ, ông Bốn Rị chuyên bán thịt chó đã được cách mạng trả lại vị thế làm người.

Trên nền của làng quê ấy, Võ Quảng cũng khắc họa một lớp người đang hăm hở theo cách mạng. Đó là anh Bốn Linh, chú Năm Mùi, chị Ba, anh Bảy Hoành bận bịu với việc nước, việc nhà mà trong lòng vẫn vui phơi phới; là ông Bảy Hóa một thời tha phương không kiếm nổi miếng ăn, bây giờ “đất nước độc lập” về quê sung vào tự vệ quyết một phen sống mái với bọn thực dân nếu chúng dám quay lại bờ sông Thu Bồn này. Tất cả họ hòa vào cách mạng với lòng nhiệt tình và cả bằng niềm tin nhiều khi rất ngây thơ. Qua câu chuyên của thằng Cục với chị Ba, ta có thể thấy rõ niềm tin trong trẻo ấy: “Cũng chỉ ngày mai ngày kia thôi, ruộng đất sẽ về tay nông dân, nhà  máy, hầm mỏ về tay công nhân. Nhà ta khỏi ăn cơm gạo bắp, chị Ba ăn cái gì chị Ba thích, cần xài bao nhiêu cũng được, ăn tiêu tùy cần, làm việc tùy sức”. Hay như việc Cục và Cù Lao luôn tin rằng một ngày tàu bay của Liên Xô chở xi măng, sắt thép qua thì làng Hòa Phước cũng sẽ có nhiều nhà cao tầng như… thành phố.

Dường như trong hình ảnh của Cục và Cù Lao, người đọc như tìm được tất cả những gì sống động, hồn nhiên nhất của tuổi thơ. Mỗi người có một tuổi thơ khác nhau, nhưng chắc hẳn ai cũng có ít nhiều cái ngộ nghĩnh, cái tinh nghịch, cái khôn ranh vụng dại một thời ấy nhưng đều có chung một mong muốn là làm được nhiều việc tốt, muốn được khẳng định về nhân cách, muốn nhanh chóng trở thành người lớn, được giao những việc quan trọng... Ở Cục và Cù Lao, Võ Quảng đã phát hiện ra một cái gì thật nghiêm trang nhưng cũng thật điển hình cho cả một thế hệ trẻ thơ, trong cái vẻ riêng ngộ nghĩnh không lặp lại.

Không hề nhào nặn lại lịch sử, nhưng dưới ngòi bút của Võ Quảng mọi thể hiện đều có mức độ. Có một tí gì mỉa mai, vừa nhẹ nhàng vừa thân ái gửi gắm vào bài diễn thuyết của một cán bộ cơ sở-Năm Mùi. Năm Mùi đấu tranh cho cách mạng và hiểu rõ bà con trong làng xóm của mình. Những lời nói của Năm Mùi không phải những châm ngôn từ sách vở, cũng không hề tỏ ra khoe khoang mà ngược lại, trong nhiều trường hợp Năm Mùi còn thể hiện kinh nghiệm, sự hiểu biết về cuộc sống và con người. Do đó, đây là câu chuyện viết về một địa phương nhưng cũng là chuyện của cả nước, của lịch sử dân tộc.

Theo nhà nhơ Thanh Quế, “Để viết “Quê nội” và “Tảng sáng”, Võ Quảng đã phải chuẩn bị trên 10 năm. Ông đã huy động tất cả tuổi thơ của mình, một tuổi thơ đầy sống động và gần như được lưu giữ nguyên vẹn trong ký ức. Ông đã dày công làm đề cương, ghi chép các sự kiện, phong cảnh, nhân vật với tính cách và lời ăn tiếng nói cùng những câu ca dao, những phong tục địa phương…”. Có lẽ vì vậy mà ngay sau khi ra đời, “Quê nội” đã có sức ảnh hưởng không nhỏ tới bạn đọc Việt Nam cũng như bạn đọc thế giới, đặc biệt là người Pháp qua bản dịch của Alice Kahn.

Những vần thơ của Võ Quảng bình dị nhưng lại rất gần gũi với cuộc sống thường ngày. (Bìa tập thơ Anh Đôm đóm)
Những vần thơ của Võ Quảng bình dị nhưng lại rất gần gũi với cuộc sống thường ngày (bìa tập thơ Anh Đom đóm).

Nhà văn của tuổi thơ - nhà thơ của tuổi hoa

Nổi tiếng với “Quê nội” và “Tảng sáng” nên ít người biết Võ Quảng bắt đầu sự nghiệp sáng tác văn học của mình từ những bài thơ viết cho lứa tuổi nhi đồng. Những vần thơ đã in đậm trong tâm hồn thiếu nhi nhiều thế hệ như “-Cốc, cốc, cốc/ - Ai gọi đó?/ - Tôi là Thỏ/ - Nếu là Thỏ/ Cho xem tai…” (Mời vào); “Mặt trời gác núi/ Bóng tối lan dần/ Anh đóm chuyên cần/ Lên đèn đi gác/ Theo làn gió mát/ Anh đi suốt đêm/ Lo cho người ngủ/ Bờ tre rèm rủ/ Yên giấc cò con/ Một đàn chim non/ Trong cây nổi ngáy/ Ao không động đậy/ Lau lách ngủ yên… (Anh Đom đóm). Những bài thơ bình dị nhưng lại rất gần gũi với cuộc sống thường ngày. Trước những quang cảnh quen thuộc xung quanh cuộc sống của trẻ em nông thôn, Võ Quảng đã dạy cho các em thiếu nhi có được sự quan sát, khám phá rất riêng của tuổi thơ, truyền cho các em thiếu nhi lòng yêu thương thế giới cỏ cây, loài vật, từ đó hướng tới yêu cái thiện, các đẹp trong cuộc sống thường ngày.

Đến với văn học thiếu nhi khá muộn, nói như ông Nguyễn Huy Thắng, Phó giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng: “Võ Quảng đến với văn học thiếu nhi khi đã 37 tuổi, tuy có hơi muộn, nhưng đã đến là ở lại mãi mãi, và cho đến hết đời, chỉ chuyên tâm làm một việc: Viết cho các em”. Thế nên, trong các tác phẩm của mình, cả thơ và văn xuôi, ở thể loại nào, Võ Quảng cũng dành hết tâm hồn và tài năng trong đó.

Với độ tuổi nhi đồng, ngoài những vần thơ ngộ nghĩnh, ông còn có những câu chuyện đồng thoại hồn nhiên, lý giải các hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống theo cách đơn giản và dễ hiểu nhất như: “Cái mai”, “Bài học tốt”, “Những chiếc áo ấm”… Câu truyện nào, vần thơ nào cũng tràn ngập một tình yêu thiên nhiên với cây cỏ, chim muông xung quanh cuộc sống thường ngày. Cứ như vậy, ông góp phần làm giàu đời sống tinh thần của con người, bắt đầu từ tuổi thơ. Những câu chuyện của ông rất bình thường, nhưng với giọng văn ngộ nghĩnh, hóm hỉnh lại rất giàu tính giáo dục. Đây là điều mà ít nhà văn, nhà thơ nào làm được.

Gần 50 năm gắn bó với đề tài văn học thiếu nhi, Võ Quảng đã để lại cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam nhiều tác phẩm giá trị. Lúc sinh thời, ông đã từng nói: “Thơ có nhiệm vụ phải ghi sâu vào tâm hồn các em tất cả bức tranh đậm đà của đất nước, từ những sự kiện to lớn nhất, cho đến những việc nhỏ nhất, bóng dáng một cánh cò bay, hình ảnh sóng lúa rợp rờn, cây đa, bến nước, tất cả vẻ đẹp của núi sông, đó là lớp phù sa mỡ màng, trên đó mọc lên xanh tươi tình yêu Tổ quốc”. Có lẽ vì thế mà những vần thơ, những trang viết của ông đến giờ vẫn không thấy cũ.

Chân dung nhà văn, nhà thơ Võ Quảng
Chân dung nhà văn, nhà thơ Võ Quảng

Võ Quảng (1920-2007), sinh ngày 1 tháng 3 năm 1920, tại xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Năm 1935, trong khi đang theo học Tú tài ở Quốc học Huế, ông tham gia tổ chức Thanh niên Dân chủ ở Huế; năm 1939 làm tổ trưởng tổ Thanh niên Phản đế ở Huế. Tháng 9 năm 1941, bị chính quyền Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ, sau đó bị đưa đi quản thúc vô thời hạn ở quê nhà. 

Sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 nổ ra, ông được chính quyền Việt Minh cử làm ủy viên Tư pháp thành phố Đà Nẵng. Khi quân Pháp tái chiếm Nam Bộ, ông được cử vào chức vụ Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến thành phố Đà Nẵng. Từ năm 1947 đến 1954, làm Hội thẩm chính trị (tức là Phó Chánh án) tòa án quân sự miền Nam Việt Nam. Thời gian này, ông cũng có sáng tác một số tác phẩm dành cho thiếu nhi.

Sau khi tập kết ra Bắc, ông được điều về công tác ở chức vụ Ủy viên Ban nhi đồng Trung ương, phụ trách văn học cho thiếu nhi. Ông là một trong những người tham gia sáng lập và từng giữ chức Giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng. Một thời gian sau đó, ông được cử làm Giám đốc Xưởng phim hoạt hình Việt Nam. Năm 1965, ông được kết nạp làm Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1968, ông về công tác tại Bộ Văn hóa. Năm 1971, về Hội nhà văn Việt Nam, được phân công làm Chủ tịch Hội đồng Văn học Thiếu nhi - Hội nhà văn Việt Nam và giữ chức vụ này đến khi về hưu.

Sự nghiệp văn chương của ông chủ yếu tập trung về đề tài thiếu nhi. Ông cũng là người đầu tiên dịch tác phẩm Don Quixote sang tiếng Việt dưới bút danh Hoàng Huy năm 1959.

Năm 2007, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.

đây là tất cả những j mk bt về nhà văn võ quảng.