Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án: A
Qua hình tượng “thuốc”, Lỗ Tấn muốn cảnh báo người Trung Quốc cần suy nghĩ nghiêm túc về một phương thuốc để chữa căn bênh mê tín, dị đoan, một phương thuốc để cứu dân tộc.
Đáp án: A
Giá trị nội dung của truyện ngắn Thuốc: Chủ đề tư tưởng của tác phẩm cũng chính là quan điểm sáng tác của Lỗ Tấn. Ông đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại: Nhân dân thì “ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt”, người cách mạng thì “bôn ba trong chốn quạnh hiu”.
- Người anh hùng mà cụ Mết kể trong cái đêm dài ấy là Tnú hiện lên với những phẩm chất đáng quý.
- Là một người luôn yêu thương vợ con, tìm cách để bảo vệ hai mẹ con Mai khi bị giặc bắt và đánh đập dã man.
- Anh căm thù bọn giặc đến tàn sát buôn làng, giết hại dân làng Xô Man cũng như đánh đập và giết chết vợ con anh một cách tàn nhẫn.
- Tnú là người có lòng yêu nước sâu sắc, yêu buôn làng và trung thành với cách mạng, tin tưởng vào Đảng, vào cán bộ.
- Cuộc đời Tnú đầy đau khổ do tội ác của giặc gây nên. Vợ con anh bị giặc giết hại, bản thân anh bị giặc đốt mười ngón tay, mỗi ngón tay chỉ còn hai đốt => Cuộc đời đau thương.
- Từ trong đau thương, mất mát, Tnú đã đứng dậy và trưởng thành trong ngọn lửa yêu nước và cách mạng của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Từ một em bé liên lạc chưa biết chữ thành một du kích gan dạ, dũng cảm của buôn làng. Từ truyền thống kiên cường, bất khuất của núi rừng Tây Nguyên, anh đã ra đi để góp phần bảo vệ buôn làng, và khi về anh lại làm đẹp thêm cho truyền thống đó.
- Tnú may mắn hơn so với thế hệ đàn anh của mình như anh hùng Núp và A Phủ:
- Không phải sống kiếp tội đòi cam phận, cam chịu.
- Được thừa hưởng phong trào cách mạng từ cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc.
- Được giác ngộ lí tưởng cách mạng ngay từ tuổi nhỏ.
- Trong câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú, cụ Mết nhắc đi nhắc lại 4 lần rằng Tnú đã không cứu sống được vợ con, để rồi khắc ghi vào tâm trí của người nghe câu nói: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo. Bởi hai bàn tay không thì làm sao mà thắng giặc. ngùn ngụt căm thù như lửa cháy, nhưng “Tnú chỉ có hai bàn tay trắng” thì làm sao cứu được vợ con; không những thế, chính Tnú cũng bị giặc trói lại và tra tấn dã man.
- Cụ Mết nhấn mạnh điều này nhằm nhắc nhở con cháu đến một điều hệ trọng nhất, cốt tử nhất – nó là điều sống còn cho dân làng Xô Man: chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!...”. Vì đây chính là sự lựa chọn con đường đi đúng đắn nhất của buôn làng, của Tây Nguyên, của cả dân tộc lúc này: “để cho sự sống của đất nước và nhân dân mãi trường tồn, không có cách nào khác là phải đứng lên, cầm vũ khí chống lại và tiêu diệt kẻ thù tàn ác”.
- Qua lời nhắc nhở của cụ Mết với dân làng xô man, tác giả đặt ra một điều có ý nghĩa lớn lao của dân tộc và thời đại. Đây cũng là chủ đề tư tưởng sâu sắc của tác phẩm. Câu chuyện của Tnú cũng như của dân làng Xô Man nói lên chân lí lớn của dân tộc ta trong thời đại chống Mĩ cứu nước lúc bấy giờ để chống lại một kẻ thù tàn ác nhất: phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng, vũ trang chiến đấu là con đường tất yếu để tự giải phóng của nhân dân.Làng Xô Man ở Tây Nguyên cũng như toàn miền Nam, cả nước ta đã chiến thắng giặc Mĩ bằng con đường ấy để làm sáng ngời lên chân lí của dân tộc và của thời đại. Và cũng chính vì thế mà câu chuyện bi tráng của cuộc đời Tnú mang ý nghĩa điển hình cho số phận và con đường của cộng đồng làng Xô Man. Đó cũng là lí do cụ Mết muốn chân lí ấy phải được nhớ, để ghi truyền cho con cháu.
- Các hình tượng cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng đã góp phần không nhỏ làm nổi bật nhân vật chính và tư tưởng của tác phẩm.
- Cụ Mết là người kể lại chuyejn cuộc đời Tnú cho dân làng nghe, cũng chính là người đã nói lên chân lí lớn lao của dân tộc và thời đại: “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!…”
- Mai, Dít là thế hệ hiện tại. Trong Dít có Mai của thời trước và có Dít của hôm nay. Vẻ đẹp của Dít là vẻ đẹp của sự kiên định, vững vàng trong bão táp chiến tranh.
- Bé Heng là thế hệ tiếp theo của Tnú, là những cây xà nu con trong rừng xà nu bạt ngàn, chắc chắn bé Heng cũng sẽ là một Tnú trong tương lai để đi tiếp bước đường của anh, thực hiện ước mơ và lí tưởng của anh.
Đáp án: A
Truyện ngắn Số phận con người của Sô-cô-lốp là một cột mốc quan trọng mở ra chân trời mới cho văn học Nga. Dung lượng tư tưởng của truyện khiến có người liệt nó vào loại tiểu anh hùng ca. Tác phẩm thể hiện cách nhìn cuộc sống và chiến tranh một cách toàn diện, chân thực; sự đổi mới cách miêu tả nhân vật, khám phá tích cách Nga, khí phách anh hùng và nhân hậu của người lính Xô viết.
Hình tượng chiếc bánh bao trong truyện có hai nghĩa:
- Nghĩa thực: là phương thức thuốc chữa bệnh, độc hại, gợi liên tưởng tới việc ăn thịt người
- Chiếc bánh bao là biểu tượng cho sự u mê, thiếu hiểu biết, mê tín, dị đoan của những người Trung Quốc giai đoạn đó
Ý nghĩa hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người:
– “Chiếc bánh bao tẩm máu đỏ tươi, máu còn nhỏ từng giọt, từng giọt”: Hình ảnh này gợi về căn bệnh u mê, lạc hậu của quần chúng và bi kịch của những chiến sĩ cách mạng tiên phong.
– Đây là phương thuốc chạy chữa căn bệnh mù quáng, mê muội, lạc hậu của quần chúng nhân dân cũng như sự sai lầm trong đường lối hoạt động của cách mạng Trung Quốc.
Về hình tượng nhân vật của hai truyện ngắn:
a, Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trước tiên thể hiện ở nhân vật mang phẩm chất anh hùng, bất khuất, đau thương để chiến đấu lại kẻ thù xâm lược
- Đều là những con người sinh ra từ truyền thống bất khuất của gia đình, của quê hương, dân tộc
+ Tnú là người con của Xô- man, nơi từng người dân đều theo cách mạng, bảo vệ cán bộ, nơi có truyền thống đánh giặc
+ Chiến và Việt sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nước, căm thù giặc: cha là cán bộ cách mạng, má là người phụ nữ Nam Bộ kiên cường trong đấu tranh, hai con tiếp nối lí tưởng của cha mẹ
- Họ chịu nhiều đau thương, mất mát do kẻ thù gây ra, tiêu biểu cho đau thương mất mát của cả dân tộc.
+ Tnú chứng kiến vợ con bị kẻ thù tra tấn đến chết, bản thân bị giặc đốt mười đầu ngón tay
+ Chiến và Việt chứng kiến cái chết của ba má: ba bị chặt đầu, ma chết vì đạn giặc
→ Nhưng đau thương đó hun đúc tinh thần chiến đấu, lòng căm thù giặc sâu sắc của con người Việt Nam
- Họ đều phẩm chất anh hùng, bất khuất, là con người Việt Nam kiên trung:
+ Tnú từ nhỏ đã gan dạ, đi liên lạc bị bắt được, tra tấn dã man vẫn công khai. Anh vượt trở về, lại là người lãnh đạo thanh niên làng Xô Man chống giặc, bị đốt mười ngón tay vẫn không kêu rên
+ Việt bị thương trong trận đánh lại lạc mất đơn vị, chắc tay súng quyết tâm tiêu diệt kẻ thù. Đối với chị, Việt ngây thơ, nhỏ bé, trước kẻ thù Việt vụt lớn, chững chạc
- Chủ nghĩa anh hùng: thể hiện qua nhân vật (dân làng Xô- man), gia đình Việt Chiến.
b, Chủ nghĩa anh hùng cách mạng thể hiện qua sức sống bất diệt của người Việt
+ Dân làng Xô Man giống như xà nu kiên cường, bất khuất, tiếp nối nhau chống giặc ngoại xâm
+ Ông nội và cha mẹ đều bị giặc giết hại, chị em Chiến Việt xung phong đi lính chiến đấu thực hiện lí tưởng gia đình
→ Sự tiếp nối, kế thừa làm nên chủ nghĩa anh hùng cách mạng của con người, giúp họ chiến đấu vượt qua nhiều khó khăn, đau thương, mất mát
c, Chất sử thi trong truyện ngắn: góp phần thể hiện thành công chủ nghĩa anh hùng cách mạng
+ Đề tài: Cuộc chiến đấu của dân tộc chống kẻ thù xâm lược
+ Chủ đề: ngợi ca phẩm chất anh hùng của con người Việt trong kháng chiến chống Mĩ
+ Nhân vật chính: Là những con người tiêu biểu cho cộng đồng về lí tưởng và phẩm chất, nhân danh cộng đồng chiến đấu
+ Giọng văn: ngợi ca, thấm đẫm cảm hứng lãng mạn cách mạng
→ Hai truyện ngắn bản hùng ca thời đại đánh Mĩ
Hình ảnh con cá kiếm được miêu tả lặp đi lặp lại mang nhiều hàm ý
Mặc dù cho thấy đã ba ngày hai đêm theo đuổi con cá kiếm nhưng ông lão chưa nhìn thấy con cá
+ Ông cảm nhận con cá qua sợi dây, qua vòng lượn từ rộng tới hẹp, từ gần tới xa, cho thấy ông lão giàu kinh nghiệm
+ Hình ảnh của con cá chính là khát vọng, hoài bão của con người, con người luôn theo đuổi ước mơ cua mình một cách bền bỉ
Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người: sự mê tín, lạc hậu của người dân Trung Hoa lúc bấy giờ vì cho rằng bệnh lao có thể chữa khỏi bằng bánh bao tẩm máu người cộng sản.
Đáp án cần chọn là: B