K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 7

Hình ảnh "quê hương là vòng tay ấm" cho thấy quê hương ko có j sánh bằng. Quê hương như một luồng gió ấm thổi qua khiến chúng ta cảm thấy thật yên bình. Nói "quê hương là vòng tay ấm" vì khi chúng ta buồn,  chúng ta thất bại, chúng ta thành công, thì nơi nên đến đầu tiên chính là quê hương. Tác giả đã cho thấy lòng yêu quê hương thắm thiết và muốn thể hiên qua câu thơ ấy. 

Mik tự nghĩ nhé ko lấy trên mạng đâu nên bn ko lo bị trùng!

28 tháng 3 2022

Biện pháp tu từ : so sánh

Tác dụng : làm cho câu thơ thêm giàu hình ảnh về quê hương với nhiều hình ảnh gần gũi, bổ sung cảm giác nhớ quê hương .

I/ Đọc kỹ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:...Quê hương là cầu tre nhỏMẹ về nón lá nghiêng cheLà hương hoa đồng cỏ nộiBay trong giấc ngủ đêm hèQuê hương là vòng tay ấmCon nằm ngủ giữa mưa đêmQuê hương là đêm trăng tỏHoa cau rụng trắng ngoài thềmQuê hương là vàng hoa bíLà hồng tím giậu mồng tơiLà đỏ đôi bờ dâm bụtMàu hoa sen trắng tinh khôiQuê hương mỗi người chỉ mộtNhư là chỉ một mẹ thôiQuê...
Đọc tiếp

I/ Đọc kỹ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

...Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè
Quê hương là vòng tay ấm
Con nằm ngủ giữa mưa đêm
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm
Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương có ai không nhớ...
                                (Trích "Quê hương"- Đỗ Trung Quân)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ (1,0 điểm)

Câu 2. Nêu nội dung đoạn thơ? (1,0 điểm)

Câu 3. Xác định biện pháp tu từ cơ bản của đoạn thơ và nêu tác dụng của nó (2,0 điểm)

Câu 4. Qua  đoạn văn, em có cảm nhận gì về tình cảm của Đỗ Trung Quân với quê hương

4
3 tháng 4 2022

1. Biểu cảm.

2. Tình cảm của tác giả đối với quê hương.

3. So sánh( là )

=> Tác dụng: làm cho câu văn sống động hơn, gây ấn tượng với người đọc hơn.

4. Qua những chi tiết Đỗ Trung Quân đã nói trong bài , em cảm nhận rằng tác giả có một tình yêu thương nồng nàn,khó quên và sự biết ơn đối với quê hương.

4 tháng 4 2022

Câu 1.

PTBĐ chính là biểu cảm

Câu 3: Hãy tìm phép so sánh và cảm nhận về hiệu quả nghệ thuật? a. Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng (Nhớ con song quê hương – Tế Hanh) *Gợi ý, tham khảo , tập cảm thụbăng một đoạn văn. - Trong đoạn thơ trên, câu thơ đầu bằng lời thơ tự nhiên, giản dị tác giả giới thiệu con...
Đọc tiếp

Câu 3: Hãy tìm phép so sánh và cảm nhận về hiệu quả nghệ thuật? a. Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng (Nhớ con song quê hương – Tế Hanh) *Gợi ý, tham khảo , tập cảm thụbăng một đoạn văn. - Trong đoạn thơ trên, câu thơ đầu bằng lời thơ tự nhiên, giản dị tác giả giới thiệu con sông quê hương với niềm tự hào , yêu mến .Tính từ gợi tả màu sắc “ xanh biếc” có khả năng khái quát vẻ đẹp của dòng sông : xanh đậm, đẹp, hiền hoà, thơ mộng. - Câu thơ thứ hai sử dụng nghệ thuật ẩn dụ : mặt sông như một tấm gương khổng lồ. Nghệ thuật nhân hoá : những hàng tre hai bên bờ sông như những cô gái đang nghiệng mình soi tóc trên mặt nước trong như gương làm cho dòng sông trở nên xinh đẹp, duyên dáng biết bao! - Câu thơ thứ 3 sử dụng nghệ thuật so sánh “ tâm hồn tôi” ( khái niệm trừu tượng) được so sánh với “ buổi trưa hè” ( khái niệm cụ thể). Buổi trưa hè nhiệt độ cao, nóng bổng cũng như tình yêu quê hương tha thiết, cháy bỏng, nồng nhiệt trong lòng nhà thơ. Câu thơ thứ 4: Từ láy “ lấp loáng” tạo nên vẻ sáng, vẻ đẹp, cho dòng sông, dưới ánh sáng mặt trời dòng sông lấp loáng như dát bạc. -> Ngôn ngữ thơ giản dị, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc đã diễn tả được vẻ đẹp của dòng sông quê hương và tình cảm trong sáng của nhà thơ đối với dòng sông quê hương trong hoàn cảnh xa cách. b. Quê hương là vòng tay ấm Con nằm ngủ giữa mưa đêm Quê hương là đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng ngoài thềm (Bài học đầu cho con – Đỗ Trung Quân) c. Quê hương là vàng hoa bí Là hồng tím giậu mồng tơi Là đỏ đôi bờ dâm bụt Màu hoa sen trắng tinh khôi (Bài học đầu cho con – Đỗ Trung Quân) d. Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ... Sẽ không lớn nổi thành người. (Bài học đầu cho con – Đỗ Trung Quân) • Gợi ý, tham khảo, tập cảm nhận biện pháp tu từ ở mỗi khổ thơ bằng đoạn văn ngắn. - So sánh: Quê hương là vòng tay ấm, là đêm trăng tỏ, như là chỉ một mẹ thôi. - Tác dụng: nhấn mạnh tình yêu tha thiết, sự gắn bó sâu nặng với quê hương của tác giả. Đồng thời đã làm nổi bật hình ảnh quê hương thật bình dị, mộc mạc nhưng cũng thật ấm áp, gần gũi, thân thương, máu thịt, thắm thi e. Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm Con đi đánh giặc mười năm Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi. (Bầm ơi – Tố Hữu) • Gợi ý, tham khảo, tập cảm nhận biện pháp tu từ ở khổ thơ bằng đoạn văn ngắn. 2 Ý anh muốn nói những việc con đang làm không sao sánh được với những vất vả, khó nhọc của mẹ nơi quê nhà, mẹ yên tâm, đừng lo nhiều cho con nữa. Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ người mẹ của anh là một phụ nữ Việt Nam tiêu biểu: chịu thương chịu khó, hiền hậu, rất mực yêu thương con.

2
10 tháng 5 2021

bn fan Meowpeo à

7 tháng 12 2022

sex

16 tháng 10 2018

Ngược ngạo

16 tháng 10 2018

bài thơ này em rất thick . em thick nó từ hồi còn nhỏ

k mik nha.haha

luongkun!

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
16 tháng 10 2018

Câu thơ sử dụng cấu trúc câu định nghĩa: A là B - "Quê hương là đêm trăng tỏ" để đưa ra một định nghĩa hết sức giản dị. Tiếp nối hàng loạt những định nghĩa trên, quê hương là chùm khế ngọt, quê hương là đường đi học,... tới đây, quê hương là đêm trăng tỏ. Như vậy, quê hương là những gì bình dị, hần gũi nhất với mỗi con người. Dưới ánh trăng tỏ, hoa cau rụng trắng. "Hoa cau", "thềm" là những hình ảnh thường gắn liền với nhau, gợi ra cuộc sống của làng quê Việt Nam. "Hoa cau" sâu xa gợi đến sự tích trầu cau - con người sống với nhau tình nghĩa, thủy chung. "Thềm" là thềm nhà, là nơi trở về, là nơi neo đậu trong tâm hồn của mỗi người. Như vậy, thông qua những hình ảnh gần gũi bình dị, tác giả đã đưa ra được định nghĩa khá hoàn chỉnh về quê hương và cho thấy sự gắn bó của tác giả đối với mảnh đất này.

Đọc đoạn thơ sau:                           "Quê hương là vòng tay ấm                            Con nằm ngủ giữa mưa đêm                            Quê hương là đêm trăng tỏ                             Hoa cau rụng trắng ngoài thềm.                                                        Quê hương mỗi người chỉ một                             Như là chỉ một mẹ thôi                            Quê hương nếu ai không nhớ         ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau:

                           "Quê hương là vòng tay ấm

                            Con nằm ngủ giữa mưa đêm

                            Quê hương là đêm trăng tỏ 

                            Hoa cau rụng trắng ngoài thềm.

                            

                            Quê hương mỗi người chỉ một 

                            Như là chỉ một mẹ thôi

                            Quê hương nếu ai không nhớ

                            Sẽ không lớn nổi thành người."

a,Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ trên.

b,Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ bằng một bài viết ngắn.

   

0
3 tháng 4 2017

cảm nhận của em về các dòng thơ trên là :

quê hương nơi ta sinh ra đã nuôi dưỡng và bảo bọc ta , ôm ấp, vỗ về là nơi ta trở về:

Quê hương là còng tay ấm

Con nằm ngủ giữa mưa đêm .

quê hương còn là nơi êm đềm với vầng trăng thanh tú của đất trời , được ngắm trăng và ngắm hoa cau đang rụng phảng phất một mùi thơm thật chẳng có gì đẹp hơn:

Quê hương là đêm trăng tỏ

Hoa cau rụng trắng ngoài vườn .

3 tháng 4 2017

cảm ơn nhé !!! nhưng nêu tác dụng chưa kĩ

Đề 1:Câu 1: "Rễ siêng không ngại đất nghèo             Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù             Vươn mình trong gió tre đu             Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành             Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh             Tre xanh không đứng khuất mình bóng râma, Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.b, Trình bày cảm nhận của em về những dòng thơ trên bằng một bài viết ngắn...
Đọc tiếp

Đề 1:

Câu 1: "Rễ siêng không ngại đất nghèo

             Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù

             Vươn mình trong gió tre đu

             Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành

             Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh

             Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm

a, Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.

b, Trình bày cảm nhận của em về những dòng thơ trên bằng một bài viết ngắn gọn.

Câu 2: Sau cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã có những ngày tháng phiêu lưu đầy mạo hiểm nhưng cũng hết sức thú vị. Tuy vậy, bài học đường đời đầu tiên sau sự việc xảy ra với Dế Choắt vẫn ám ảnh Dế Mèn.

Em hãy đóng vai Dế Mèn, tưởng tượng và kể lại cuộc nói chuyện của Dế Mèn và Dế Choắt nhân một ngày Dế Mèn đến thăm mộ Dế Choắt.

Đề 2:

Câu 1: "Quê hương là vòng tay ấm

             Con nằm ngủ giữa mưa đêm 

             Quê hương là đêm trăng tỏ

             Hoa cau rụng trắng ngoài thềm.

 

             Quê hương mỗi người chỉ một

             Như là chỉ một mẹ thôi

             Quê hương nếu ai không nhớ

             Sẽ không lớn nổi thành người."

a, Chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong những dòng thơ trên?

b,Trình bày cảm nhận của em về những dòng thơ trên bằng một bài viết ngắn gọn.

Câu 2: Trong thiên nhiên, có những sự biến đổi thật kỳ diệu: mùa đông, lá bàng chuyển sang màu đỏ rồi rụng hết; sang xuân, chi chít những mầm nhú lên, tràn trề nhựa sống.

Em hãy tưởng tượng và viết thành một câu chuyện có các nhân vật: Cây Bàng, Đất Mẹ, lão già Mùa Đông, nàng tiên Mùa Xuân để gợi tả cảnh kỳ diệu ấy của thiên nhiên.

2
5 tháng 2 2020

Đề 1:

Câu 1:

a. Biện pháp nhân hóa.

b. Cảm nhận

- Biện pháp nghệ thuật nhân hóa: tre - siêng, cần cù, kham khổ vẫn hát ru, không đứng khuất mình

- Từ biện pháp nhân hóa với những đặc tính của tre, nhà thơ nói tới phẩm chất đẹp của con người Việt Nam: cần cù, siêng năng, giàu lòng yêu thương, ngay thẳng, chính trực.

=> Tre trở thành đại diện, biểu tượng cho con người Việt Nam.

Câu 2:  Yêu cầu

- Hình thức: bài văn tự sự, ngôi thứ nhất xưng "tôi" là Dế Mèn.

- Diễn biến câu chuyện: (hợp lí nhất là theo trình tự thời gian). Trong câu chuyện thể hiện thái độ của Dế Mèn: ăn năn, hối lỗi -> kể những câu chuyện Mèn đã làm để chuộc lại lỗi lầm với người bạn đã khuất -> Dế Mèn trưởng thành, chững chạc hơn sau sự ra đi của bạn. 

5 tháng 2 2020

Đề 2: 

Câu 1: 

a. Biện pháp được sử dụng là so sánh.

b. Trình bày cảm nhận

- So sánh: Quê hương là vòng tay ấm, đêm trăng tỏ, mẹ

- Nội dung: 

+ Quê hương gắn với những gì bình dị, gần gũi, thân thuộc, thân thương nhất.

+ Thể hiện tình yêu quê hương của nhân vật trữ tình.

+ Để lại bài học: Quê hương là nơi khởi nguồn, nếu không nhớ sẽ không lớn nổi thành người. Dù có đi xa đến đâu, nơi chôn rau cắt rốn ấy vẫn giữ vị trí quan trọng nhất trong trái tim mỗi người.

Câu 2: Yêu cầu

- Hình thức: bài văn tự sự có các nhân vật Cây Bàng, Đất Mẹ, lão già Mùa Đông, nàng Tiên mùa Xuân.

- Nội dung:
+ Câu chuyện của các nhân vật xoay quanh sự đổi mùa từ đông sang xuân.

+ Kết hợp miêu tả sự biến chuyển của đất trời, không gian.

19 tháng 5 2016

3.

Hình ảnh con người được hiện lên trong bức tranh thiên nhiên rất đẹp. Trong cơn mưa dữ dội, con người đã hiện lên vẻ rộng lớn, hùng vĩ và bất chấp trước cơn mưa :

Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa...

Ở đây có sự đối lập giữa thiên nhiên và con người. Một bên là mưa, sấm, chớp dữ dội, một bên là sự chủ động bình tĩnh của con người. Phải chăng tác giả đã sử dụng thiên nhiên như là một cái nền tôn cao tư thế của con người. Con người ở đây là Người cha đi cày về. Đi cày là một công việc bình thường và quen thuộc ở làng quê đã được hiện lên, nổi bật với dáng vẻ lớn lao, với tư thế vững vàng giữa khung cảnh thiên nhiên dữ dội của trận mưa như là bất chấp tất cả, vượt lên tất cả để tự tin, chiến thắng. Điệp từ đội được sử dụng liên tiếp trong ba dòng thơ cuối bài đã làm cho con người trở thành điểm sáng giữa bức tranh thiên nhiên.

19 tháng 5 2016

Em chưa một lần được đến thăm đảo Cô Tô. Nhưng qua bài viết của nhà văn Nguyễn Tuân, và lời giới thiệu sinh động của thầy, cô giáo, Cô Tô hiện ra trước mắt em. 

Không rõ nhà văn Nguyễn Tuân đã thăm đảo mấy ngày, bài Cô Tô trích trong sách ngữ văn lớp sáu là ngày thứ năm và ngày thứ sáu ông ở đảo. Đó là những ngày vừa qua cơn dông tố. Cảnh vật và sự sống như bừng lên, trong sáng, cây cối trên núi đảo xanh mướt như để thi mày sắc với biển. Nước biển màu xanh lam lẫn từng đợt sóng vào bãi cát vàng. Theo nhà văn thì những ngày động biển cá sẽ vắng mặt biệt tích nhưng sau đó thì những mẻ lưới lại nặng thêm, ông kể việc đi tham quan của mình để giới thiệu rằng Cô Tô có cả Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam và nếu trèo lên góc đồi thì nhìn ra bao la Thái Bình Dương, bốn phương tám hướng.

Thật là đẹp cái nắng ở Cô Tô. Nắng soi vào người chiếu ánh trắng lên trên hàm răng. Nắng làm nổi gân cái buồm cánh dơi, nhuộm tươi lại lá buồm nâu cũ. Nhà thơ dùng lối văn miêu tả so sánh vừa lạ vừa sống động: Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tâm kính lau hết bụi.Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết…Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới…, vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể, sáng dần lên cái chất bạc nén. Tiếp đến ông quan sát và tả lại màu nước biển của Cô Tô. Đó là một màu xanh luôn biến đổi, mà các dạng màu xanh này phải tìm ở vốn tự vị mới hết được.

Màu xanh như lá chuối non, như là chuối già? Xanh như mùa thu ngả “Cốm vòng”. Cái màu xanh “Cốm vòng” thì chỉ ai sống ở Hà Nội mới hình dung nổi các màu xanh của hạt lúa nếp non, người ta đem làm cốm, già lẫn với một ít lá cau non nên thấy màu xanh non tơ trông ngon mắt vô cùng.

Để cho màu xanh của nước biển thay hình đổi dạng, màu xanh của cỏ cây, núi đồi, không thể đủ phô diễn nhà văn phải so sánh, ví von như màu xanh của áo thư sinh Kim Trọng, Tư mã Giang Châu… Và ông vẫn chưa thỏa mãn với những màu xanh ấy mà còn nói: “màu xanh nước biển chiều nay như trang sử của loài người “ nghĩa là như thân tre khi người ta dùng nó để viết… có những màu xanh chỉ miêu ta do cảm quan của nhà văn làm em không hiểu nổi ví như “màu xanh dầu xăng của những người thiếu quê hương”.

Cuối cùng nhà văn cũng phải phàn nàn, “chữ nghĩa không thể nào tuôn ra kịp bởi màu sáng cứ kế tiếp đối mới cái màu xanh của bể”. Một màu xanh màu ngọc bích, màu xanh của niềm hy vọng.'.. Cái màu xanh đã khai thác đến cùng mà vẫn chưa đủ để tả màu xanh nước biến… Nhà văn đành dừng lại chuyển sang miêu tả mặt trời rọi lên vào ngày thứ sáu thăm đảo.

 

Nhà văn rình mặt trời mọc lên. Trước hết là chân trời, ngấn bể sạch như lau tâm kính bụi, từ ở đấy mặt trời trồi dần lên mặt nước? “Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn”.

Cả môt bầu trời, một chân trời được nhà văn vẽ lên trên giấy: “Quả trứng hồng hào thăm thẳm, và đường bệ đặt lên mâm bạc đường kính rộng cả bằng một cái chân trời màu ngọc trai nước biển, ửng hồng”.

Sức tưởng tượng của nhà văn vượt ra khỏi tầm nhìn trở lại trong tâm linh đề minh họa cái bầu trời một buổi sáng kia: “Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông”.

Và nhà văn bỗng gặp cả một cảnh kỳ thú tìm thấy từ trong ngữ của minh hòa vào với thiên nhiên trước mắt. “Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dẩn lên các chất bạc nến. Một con hải âu bay ngang là là nhịp cánh”. 

Vài chiếc nhạn ấy với con hải âu bay ngang đã khảm vào bầu trời một cảnh đẹp trác tuyệt của đảo Cô Tô…

Có một mảnh đất của Tổ quốc như vậy làm sao mà không mến yêu cho được.

Trên đây mới chỉ là bức tranh thiên nhiên rộng lớn. Còn phần con người trên đảo , họ cũng sống dày dạn, cứng cởi làm sao! Cảnh tượng con người xoay quanh cái giếng nước ngọt cùng đã nói lên một phần cái vất cả phải lao động, nước ngọt theo người ra khơi, dự trữ vào thùng gỗ, những cóng, những ang gốm màu da lươn… có nước ấy các bà mẹ mới yên tâm địu con vẫy tay chào thuyền ra khơi.

Thiên nhiên dưới ngòi bút của nhà văn Nguyễn Tuân thật tươi đẹp, thật khó để em nói hết được cảm xúc của mình

Thiên nhiên dưới ngòi bút của nhà văn Nguyễn Tuân thật tươi đẹp, thật khó để em nói hết được cảm xúc của mình. Em chỉ muốn nói như nhà thơ nào đó đã nói, đại khái là:

“Một góc trời nào, Tổ quốc cũng là tranh”.