Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong đoạn thơ của Tố Hữu, hình ảnh anh giải phóng quân được so sánh với hình ảnh "Thạch Sanh của thế kỉ XX"
Tác dụng: tô đậm vẻ đẹp anh hùng, dũng cảm, hi sinh vì nghĩa lớn của anh bộ đội cụ Hồ.
Câu 2:
Từ buổi lọt lòng, ông cha ta đã phải đi không nghỉ, phải đổi máu xương để bảo vệ giang sơn, bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc. Những gì quý báu nhất, tinh hoa nhất, thuở ông cha cũng như dân tộc ta hôm nay đều dành cho những người con yêu quý đứng ở mũi nhọn của cuộc chiến đấu.
Còn gì đẹp hơn, cao cả hơn hình ảnh của cả một dân tộc gan góc đúc kết lại trong một con người. Con người đó là người nghĩa sĩ “Sát thát” - “Múa giáo non sông trải mấy thâu”, hay anh bộ đội quần nâu đánh Pháp:
“Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo
Núi không đè nổi vai vươn tới
Lá ngụy trang reo với gió đèo”
(Việt Bắc - Tố Hữu)
Trong sự nghiệp chống Mỹ, hình ảnh anh vệ quốc chống Pháp lại tái hiện trong thơ với những đường nét mới của thời đại mới, bình thường mà vĩ đại, gan góc mà khiêm tốn, bất khuất mà nhân đạo. Đó là hình ảnh anh giải phóng quân mà Tố Hữu đã khắc họa trong “Bài ca xuân 68” với tấm lòng tha thiết tự hào, vui sướng:
“… Ai đến kia rộn rã cùng xuân?
Hoan hô anh Giải phóng quân
Kính chào anh, con người đẹp nhất…”
“Con người đẹp nhất” là ai? Là lớp người được thai nghén trong “xiềng xích”, sinh ra trong “máu lửa” và được lịch sử giao cho nhiệm vụ thiêng liêng là “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”.
Tự hào mang trong mình dòng máu của người mẹ Việt Nam, dòng máu mà bốn nghìn năm đã chắt chiu bao tinh hoa, chắt chiu những gì đẹp nhất thuộc về phẩm chất, thuộc về truyền thống, anh giải phóng quân thay mặt cho cả dân tộc mà đứng lên lấy “gan vàng” đối chọi với “đạn sắt” của tên khổng lồ thế kỷ 20. Chính vì lẽ đó, mà hình ảnh anh giải phóng quân là hình ảnh của cả dân tộc ta trong thời kỳ đánh Mỹ. Dân tộc ta đã đẹp về truyền thống, còn đẹp về nghĩa vụ thiêng liêng:
“Cầm khẩu súng, ta vì ta ba chục triệu người
Cũng vì ba ngàn triệu trên đời”
“Kính chào anh” là lời chào với thái độ trân trọng. Anh là con người đẹp nhất của dân tộc ta trong thời kỳ chống Mỹ, là biểu tượng phẩm giá, lương tâm của thời đại mới, nên mọi người kính chào anh với thái độ khâm phục như vị thiên thần mặt đất, như bông hoa mùa xuân tươi thắm chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
“Lịch sử hôn anh, chàng trai chân đất”
Đó là cái đẹp được kính trọng, nhưng trước hết là cái đẹp của những con người bình thường giản dị. Ngày xưa ông cha ta cũng thế.
“Hai mươi năm trước - giữa cực nam - chân đất, đầu trần
Mắt ướt nghe lời Bác Hồ kháng chiến…
Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm
và những đoàn vệ quốc lên đường”.
(Giang-Nam)
Và thời chống Mỹ, anh giải phóng quân không chỉ tìm sức mạnh của mình trong xe tăng, thiết giáp, máy bay, đại bác. Anh đã tìm được sức mạnh vô địch ngay trên mảnh đất mình đang sống.
“Sống hiên ngang bất khuất trên đời
như Thạch Sanh của thế kỷ 20
Một dây ná, một cây chông cũng tấn công giặc Mỹ”
Nhịp thơ vang lên hào hùng và sảng khoái. Nó cất lên từ đáy lòng cảm phục của người làm thơ và ngân vang lên như một khúc hùng ca về anh hùng thời đại. Nhà thơ đã đặt anh giải phóng quân bên cạnh Thạch Sanh. Nhưng hình ảnh anh giải phóng quân được nâng lên cao hơn - Thạch Sanh của thế kỷ XX.
Ai là người Việt Nam mà không tự hào với truyền thống 4.000 năm lịch sử của dân tộc - 4.000 năm ông cha ta luôn biết sống ngẩng đầu. Đó là một dân tộc đã từng chiến thắng các thế lực phong kiến phương Bắc: Tần, Hán, Nguyên, Mông, Minh, Thanh, với những tên núi, tên sông Việt Nam chói ngời chiến công: Hàm Tử, Chi Lăng, Bạch Đằng, Vạn Kiếp, và các tướng giặc như Hoàng Thao của Nam Hán đã chìm nghỉm ở sông Bạch Đằng, Thoát Hoan của Hốt Tất Liệt phải chịu chui ống đồng trốn chạy, Liễu Thăng bị chém đầu ở Chi Lăng, và gần 30 vạn quân của Tôn Sĩ Nghị không còn mảnh giáp, thì hình ảnh anh giải phóng quân trong thời kỳ đánh Mỹ được ví như với Thạch Sanh là cách so sánh, bởi anh mang dáng vóc của ông cha ngày trước trong cách sống và cách đánh giặc:
“Ta đứng đây lẫm liệt đàng hoàng
Như Thạch Sanh khí phách hiên ngang
Lưng đàn, tay búa, tay gương nỏ
Giết mãng xà vương, chém đại bàng”
(Tố Hữu)
Anh giải phóng quân, mang bản sắc của dân tộc trong cách sống hiên ngang, bất khuất, nhưng anh giải phóng quân trong thời kỳ chống Mỹ, cũng mang trong mình dòng máu truyền thống của ông cha chống kẻ thù: “Một dây ná, một cây chông cũng tấn công giặc Mỹ”. Dây ná ngày xưa của Thạch Sanh, ngày nay vẫn còn sức bật của nó trong viên đạn nhằm trúng quân thù mà bắn, và cái mũi chông kia xuyên thủng giặc Pháp năm nào, thì trong thời kỳ đánh Mỹ vẫn còn nhọn hoắt như thuở năm nào và sẵn sàng đâm “hông giặc Mỹ”. Anh giải phóng quân đã đánh Mỹ bằng vũ khí thô sơ nhất, nhưng không chỉ có thế, bên cạnh “mũi chông, dây ná”, “tên tre, lưỡi mác”, anh còn có “lưỡi lê, tên lửa”, nghĩa là cả ngày xưa và cả hiện tại và như vậy sức mạnh của anh giải phóng quân chính là sự tổng hòa của sức mạnh chiến tranh nhân dân thần thánh được nhân dân tin gấp bội.
Anh giải phóng quân trong thời kỳ đánh Mỹ không chỉ có vũ khí mới, mà còn có tâm hồn mới tâm hồn mang nét mới của thời đại, làm nghĩa vụ thiêng liêng nhất của loài người:
“Là hạt giống để mùa sau
…..làm điểm tựa
…..làm người lính đi đầu
…..trong đêm tối….làm ngọn lửa”.
Nhưng anh giải phóng quân không coi vai trò của mình là cao cả, vĩ đại so với loài người, nhất là anh càng không cho mình đứng trên cả loài người. Khi đánh giặc, người chiến sĩ chịu đựng gian khổ, thầm lặng, trong chiến thắng không ưỡn ngực quá tầm thời đại. Nên được cả loài người biết anh, trân trọng anh, bởi vì anh vô cùng khiêm tốn.
“Không tự ngắm mình, anh chẳng hay đâu hỡi chàng tráng sĩ
Cả năm châu, chân lý đang nhìn theo
Dáng anh đi và vành mũ tai bèo”
Lời thơ như chứa đựng bao cảm xúc tự hào đối với anh giải phóng quân, bởi vì “chẳng hay đâu”, cái “không tự ngắm mình”, đó càng làm cho con người anh giải phóng quân đẹp gấp bội. Anh giản dị trong: “Chiếc áo đen khói súng còn vương” (Lê Anh Xuân), nhưng anh khiêm tốn ”có gì đâu mà hỏi anh ơi!” (Lê Hải). Chính vì vậy, mà loài người càng chú ý tới anh, theo dõi bước chân anh từ thuở ban đầu đến chiến dịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đại thắng, giải phóng Miền Nam thống nhất Tổ quốc.
Có thể nói “vành mũ tai bèo” là hình ảnh tượng trưng, đẹp nhất trong hình tượng anh giải phóng quân mà thế giới đã nhìn thấy. Không biết tên anh là ai, chỉ thấy anh có chiếc mũ tai bèo, ta nói anh là anh giải phóng quân. Thế thôi! Rất đơn giản, nhưng nó đã nói lên sự suy nghĩ của cả năm châu đối với cuộc chiến đấu của chúng ta:
“Ta muốn hỏi Trường Sơn
Có đỉnh cao nào hơn
Chiếc mũ kia của chủ nghĩa anh hùng cách mạng”
Phát triển hình tượng chiếc mũ tai bèo, tượng trưng cho người chiến sĩ giải phóng không quân, nhà thơ viết tiếp:
“Ôi cái mũ vải mềm dễ thương như một bàn tay nhỏ
Chẳng làm đau một chiếc lá trên cành
Sáng trên đầu như một mảnh trời xanh
Mà xông xáo mà tung hoành ngang dọc
Mạnh hơn tất cả đạn bom, làm run sợ cả Lầu Năm Góc”.
Chiếc mũ tai bèo của anh giải phóng quân tượng trưng cho tâm hồn trong sáng của anh và bên cạnh cái trong sáng lại thể hiện cái tính nhân đạo của người chiến sĩ.
“Đánh Mỹ là điều nhân đạo nhất
Đánh Mỹ là cao cả của tình yêu”.
(Chế Lan Viên)
Từ tấm lòng yêu tha thiết “từng chiếc lá trên cành” đã thúc giục anh lên đường bảo vệ màu xanh, bảo vệ quê hương, sẵn sàng tiêu diệt kẻ thù. Anh “xông xáo” và “tung hoành ngang dọc” với sức mạnh thần kỳ của lòng căm thù cao độ của những chiến sĩ đâm lê Núi Thành.
“Chiến công một đêm, nghìn đời ghi tạc” và lòng căm thù đó còn bởi một lẽ:
“Vì cháu ta bị giết, mũi lê này
Mũi này nữa, rửa hồn cho mẹ, cho chị,
Vì Bắc, vì Nam, vì hai miền máu chảy”
(Phạm Hổ)
Tư thế của người chiến sĩ giải phóng quân đã làm cho quân thù khiếp sợ:
“Những chiến sĩ đâm lê Núi Thành
Mắt nhìn thù sao bay rực rỡ
Rượt đuổi thù chân như chiến mã
Đâm chết thù, sức núi dồn tay”
(Phạm Hổ)
và hình ảnh tung hoành của chiến sĩ giải phóng quân cũng thật vĩ đại, hùng vĩ:
“Anh đi xuôi ngược tung hoành
Bước dài như gió lay thành chuyển non
Mái chèo một chiếc xuồng con
Mà sông nước dậy sóng cồn đại dương”
(Tố Hữu)
Chống Mỹ, khẩu hiệu thiêng liêng đó đi sâu vào mọi tấm lòng, mọi lứa tuổi
“Cha còn đeo quân hàm
Con đã ra nhập ngũ
Một hòn đá Trường Sơn
Cha con cùng gối ngủ”
(Trinh Đường)
và “Đêm nay suốt Trường Sơn
nổi lên bao đống lửa”
(Thủy Bắc)
Thực vậy, có đống lửa nào ấm hơn hơi thở của hai cha con cùng gối đầu trên một hòn đá trên đường ra trận. Đây không chỉ là một hình ảnh đẹp, mà còn là niềm lạc quan trong sáng trong cảnh vất vả, gian khổ, nhưng nó lại bắt nguồn từ truyền thống ông cha, từ dáng đứng hiên ngang bất khuất của người chiến sĩ giải phóng quân, bắt nguồn từ lòng dũng cảm, không sợ hy sinh và cao cả hơn tất cả là lòng quý yêu độc lập, tự do:
“Tuốt gươm không chịu sống quỳ
Tuổi xanh chẳng tiếc, tiếc chi bạc đầu”
Đó là lời thề của anh giải phóng quân cũng là lời thề của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến đánh Mỹ, với khí thế toàn dân ra trận:
“Ba mươi mốt triệu dân
tất cả hành quân
tất cả thành chiến sĩ”
Để:
“Sài Gòn
như Hà Nội năm nào
Đón những người con chiến thắng trở về
Đón mừng những sư đoàn
Rập bước
ca vang”
(Phạm Ngọc Cảnh)
Hình ảnh anh giải phóng quân trong thơ ca chống Mỹ là một bản hùng ca về những đức tính cao đẹp của người chiến sĩ trên trận tuyến đánh quân thù bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Đó là hình ảnh của dân tộc ta đã hun đúc nên những con người đẹp nhất bằng những tinh hoa cao quý của dân tộc mình - anh giải phóng quân trong thời kỳ đánh Mỹ.
Hôm nay, kỷ niệm lần thứ 41 ngày giải phóng Miền Nam, qua thơ ca mà nghĩ về anh - người chiến sĩ giải phóng quân - với tấm lòng khâm phục tự hào và tin tưởng trên bước đường ta đi tới.
Ngày hôm nay, dù hiện tại còn nhiều khó khăn, vất vả, nhưng trên 90 triệu người dân Việt Nam luôn ghi công ơn của các chiến sĩ, anh hùng, tiếp tục xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh để sự hy sinh xương máu của các anh không uổng phí. Đúng như hai câu thơ của nhà thơ chiến sĩ Lê Anh Xuân trong bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” đã viết:
Từ dáng đứng của anh giữa đường băng Tân Sơn Nhất
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân
- Các từ đồng nghĩa trong đoạn văn là: "Bác", "Người", "Ông cụ"
- Những từ trên đều chỉ Bác Hồ nhưng mỗi từ lại có sắc thái, tình cảm khác nhau: từ "Bác" gợi sắc thái thân mật, từ "Người" gợi sắc thái kính trọng, từ "Ông cụ" lại gợi sắc thái gần gũi, bình dị
còn đoạn văn 2 tớ chưa gặp bao giờ nên không chắc, bạn nhờ người khác nha
1. Thạch Sanh vốn là thái tử được Ngọc Hoàng cho đầu thai xuống làm con trai của đôi vợ chồng già nghèo nhưng nhân hậu. Người vợ mang thai mấy năm mới sinh ra Thạch Sanh.
Thạch Sanh sinh ra chẳng bao lâu thì đều mồ côi cả cha lẫn mẹ, chàng sống thui thủi dưới gốc đa già, cả tài sản chỉ có chiếc rìu sắt mà cha để lại.
Thạch Sanh được Ngọc Hoàng thương tình sai thiên thần xuống dạy cho đủ phép thần thông, võ nghệ.
Bản thân từ "Thạch Sanh" cũng có ý nghĩa đặc biệt: Thạch có nghĩa là đá, Sanh có nghĩa là sinh ra. Thạch Sanh có nghĩa là sinh ra từ hòn đá, cứng cỏi và chân thật.
=> Qua đó, nhân dân muốn gửi gắm ước mơ: người sinh ra vốn bất hạnh thì sẽ được đền bù xứng đáng.
2. Trước khi kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã trải qua nhiều thử thách:
- Bị Lí Thông lợi dụng và lừa gạt đi nộp mạng cho chằn tinh. Nhưng Thạch Sanh dũng cảm đã giết chết chằn tinh. (thật thà, dũng cảm)
- Bị Lí Thông cướp công giết chằn tinh, lại lủi thủi trở về sống dưới gốc đa già. Chàng bắn trúng đại bàng, cứu được công chúa. (dũng cảm, nghĩa hiệp)
- Bị Lí Thông cướp công cứu công chúa, đẩy xuống hang. Chàng lại cứu được hoàng tử con vua Thủy Tề bị giam dưới hang sâu. (dũng cảm)
- Bị Lí Thông vu oan, bị tống giam trong ngục. Thạch Sanh mang đàn ra gẩy và chữa được bệnh cho công chúa. Được công chúa giải cho mối oan và vua gả con gái cho.
=> Nhìn chung ở Thạch Sanh hội tụ các phẩm chất: chân thật, dũng cảm, nghĩa hiệp.
3. Sự đối lập về tính cách và hành động giữa Lí Thông và Thạch Sanh:
- Lí Thông: dối trá, xảo quyệt, luôn tìm cách hãm hại Thạch Sanh.
- Thạch Sanh: sống chân thật (đôi khi là cả tin), dũng cảm.
=> Các hành động đã được kể ra ở câu 2.
4. Ý nghĩa của chi tiết thần kì:
- Chiếc đàn là "chiến lợi phẩm" mà Thạch Sanh nhận được khi cứu hoàng tử con vua Thủy Tề. Chiếc đàn lại là vật giúp công chúa khỏi rầu rĩ và bị câm. Chiếc đàn cũng là tiếng kêu tố cáo Lí Thông gian ác và để Thạch Sanh tự cứu chính mình.
=> Chiếc đàn có ý nghĩa quan trọng, thay lời thanh minh cho Thạch Sanh.
- Niêu cơm đãi quân sĩ 18 nước chư hầu: đó là niêu cơm nhỏ nhưng quân sĩ 18 nước chư hầu ăn mãi không hết. Chi tiết này muốn thể hiện ước mơ về sức mạnh của ta có thể thu phục được vạn quân, để đất nước mãi mãi thái bình, thịnh trị, không xảy ra binh đao.
5. Truyện kết thúc có hậu, thể hiện ước mơ của nhân dân lao động về: ở hiện gặp lành, ác giả ác báo, Người hiền lành chân thực thì sẽ được hưởng cuộc đời hạnh phúc, xứng đáng. Đây là kết thúc phổ biến trong truyện cổ tích, thể hiện ước mơ tự ngàn đời của nhân dân.
1.
- Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có sự khác thường là:
- Do Ngọc Hoàng sai Thái tử xuống đầu thai làm con.
- Vừa khôn lớn, Thạch Sanh mồ côi, phải sống trong túp lều cũ dưới gốc đa làm nghề đốn củi.
- Thạch Sanh được thiên thần dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.
- Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh với những chi tiết khác thường, nhân dân đã tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện qua sự khởi đầu kì lạ. Những nhân vật ra đời và lớn lên khác thường sau này sẽ lập được nhiều chiến công vĩ đại . Thạch Sanh là con của người dân thường, mồ côi và sống cuộc sống nghèo khổ. Tuy nhiên điều đó không làm người ta hèn nhát mặc cảm mà Thạch Sanh đã mang trong mình dòng máu nam nhi của người dũng sĩ. Nghèo khổ vẫn nghĩa hiệp là điều nhân dân muốn gửi gắm ở Thạch Sanh.
2. Trước khi kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã phải trải qua nhiều thử thách cam go, ác liệt:
+ Chém chăn tinh, trừ hại cho dân, thu được bộ cung tên vàng.
+ Diệt đại bàng, cứu công chúa.
+ Diệt hồ tinh, cứu thái tử con vua Thủy Tề, được nhà vua tặng cây đàn thần.
+ Đuổi quân xâm lược mười tám nước chư hầu nhờ tiếng đàn và niêu cơm kì diệu.
Qua đó, Thạch Sanh đã bộc lộ phẩm chất:
Đức tính quí báu của Thạch Sanh cũng được bộc lộ: Qua thử thách, Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp. Đó là sự chất phác, thật thà, vị tha, đặc biệt là sự dũng cảm và tài năng khác người. Đồng thời cũng thể hiện sự nghĩa khí, luôn đấu tranh chống lại cái ác.
3. - Thạch Sanh là người nhân hậu, độ lượng, trong sáng vô cùng. Luôn tin người, sẵn sàng giúp đỡ người bị hại, không bao giờ nghĩ tới việc người đền ơn. Còn Lí Thông là kẻ vong ân bội nghĩa, xảo trá, gian ác, thấp hèn. Hình tượng nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông đại diện cho hai thái cực thiện và ác.
- Thạch Sanh giết chằn tinh, đại bàng, cứu công chúa, Lí Thông hèn nhát đẩy Thạch Sanh thế mạng cho mình nhưng khi Thạch Sanh lập được công lớn thì lại tìm cách cướp công.
- Đó là sự đối lập giữa thiện và ác, chính nghĩa và gian tà. Sự chiến thắng của Thạch Sanh đối với Lí Thông là sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện đối với cái ác, cái xấu.
4.
- Niêu cơm: đã hàng binh, ăn mãi không hết. có khả năng phi thường quân giặc khâm phục. Qua đó thế hiện tấm lòng nhân đạo, tình yêu hòa bình của nhân dân ta. Tình người, lòng nhân đạo của Thạch Sanh không bao giờ vơi cạn.
- Tiếng đàn: Cây đàn thần giúp nhân vật được giải oan, giải thoát (cứu công chúa, vạch mặt Lý Thông), khiến quân 18 nước chư hầu phải bãi binh. Tiếng đàn tượng trưng cho công lí và khát vọng hòa bình, muốn giải quyết chiến tranh bằng hòa bình, bằng lẽ phải của chính nghĩa
5.
- Trong phần kết thúc truyện, mẹ con Lí Thông phải chết, còn Thạch Sanh được kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. Qua cách kết thúc này, nhân dân ta đã thể hiện khát vọng về một cuộc sống công bằng (ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác), những người hiền lành, tốt bụng, đấu tranh vì chính nghĩa sẽ được sung sướng, hạnh phúc; những kẻ ác tất yếu sẽ bị trừng trị.
- Đây là kết thúc phổ biến trong các câu chuyện cổ tích Việt Nam: Sọ Dừa, Cây tre trăm đốt, Tấm Cám, Cây khế... Phần thưởng của các nhân vật có thể là lấy công chúc, lên ngôi vua hoặc được hưởng một cuộc sống giàu sang, sung túc.
-Ý NGHĨA :Cây đàn thần giúp nhân vật được giải oan, giải thoát (cứu công chúa, vạch mặt Lý Thông), khiến quân 18 nước chư hầu phải bãi binh. Tiếng đàn tượng trưng cho công lí và khát vọng hòa bình, muốn giải quyết chiến tranh bằng hòa bình, bằng lẽ phải của chính nghĩa.
TÂM HỒN: Chi tiết này cho thấy Thạch Sanh có vẻ đẹp tâm hồn:
- vô tư, nhân nghĩa, vị tha
NỘI DUNG: Thạch Sanh là một người có nguồn gốc xuất thân cao quý : Con người nông dân tốt bụng, sống nghèo khổ. Con trai Ngọc Hoàng xuống đầu thai. Thạch Sanh đã nhiều lần lập chiến công hiển hách , thu được nhiều chiến lợi phẩm quý : Chém chằn tinh được bộ cung tên vàng ; diệt đại bàng, cứu công chúa; diệt hồ tinh cứu thái tử con vua thuỷ tề được vua thuỷ tề tặng cây đàn thần đuổi quân xâm lược 18 nước chư hầu. Thạch Sanh chính nghĩa lương thiện (thật thà, dũng cảm, vị tha, nhân đạo, yêu hoà bình), đại diện cho cái tốt. Cuối cùng, Thạch Sanh lấy công chúa làm vợ và được làm vua.
MK ĐOÁN THẾ.
~HỌC TỐT~