K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 11 2021

a, "Thân em vừa trắng lại vừa tròn

     Bảy nổi ba chìm với nước non

     Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

     Mà em vẫn giữ tâm lòng son"

e. "Thân em như tấm lụa đào

 Phất phơ giữa chợ biêt vào tay ai"

31 tháng 12 2017

Ờ!!!Bây h bn ms thj àk ?Mình đã thj rùi ....

1 tháng 1 2018

Mk thi từ lâu rùi.Bn ms ms thi ak?

24 tháng 9 2017

trọng có nghĩa là nặng:trọng lượng

trọng cho là có ý nghĩa cần chú ý đánhgiá cao:kính trọng,chú trọng

báo có nghĩa là cho biết:thông báo

danh có nghĩa là tên:địa danh

danh có nghĩa là có tiếng tăm:nổi danh

hành có nghĩa là đi:hành quân

hành có nghĩa là làm:thực hành

khinh có nghĩa là xem thường ko coi trọng:khinh thường

thị có nghĩa là thành phố:thành thị

niên có nghĩa là năm:thiên niên kỉ

16 tháng 11 2016

good

26 tháng 9 2017

BPTT: So sánh , Ẩn Dụ,

Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao............

“Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, vất vả khó nhọc để nuôi con. Từ bát cơm, tấm áo đến ngọn đèn, quyển sách của con là do “công cha” và “nghĩa mẹ”. .............

Những chỗ "......" là bạn phải phân tích sâu hơn nữa

27 tháng 9 2017

2) Công cha như núi ngất trời,

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.

Núi cao biển rộng mênh mông,

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thìa bấy nhiêu. Chắc ai cũng sè nghĩ rằng nếu được sông trong vòng tay của bo» mẹ thì sẽ rất hạnh phúc. Bởi vì bô' mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người. Hai câu đầu đã nói đến công lao đó. Bài ca dao đã lấy hình ảnh “núi ngất trời" và “biển rộng mênh mông” để nói đến công ơn ấy. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha nghĩa mẹ. Một hình ảnh vẽ chiều đứng, một hình ảnh vẽ chiều ngang rất hài hòa làm không gian bỗng trở nên bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Tiếp câu thứ ba, “núi cao”, “biển rộng” được lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển càng rộng và khó mà đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ không thể nào tính được. Kết hợp nghệ thuật so sánh, điệp từ và một số từ láy làm công cha, nghĩa mẹ càng sâu đậm. Bằng thể thơ lục bát dễ đi vào tâm hồn người đọc, bài ca dao càng sâu sắc hơn. Càng về cuối, tình cảm của người mẹ càng lộ rõ và nồng cháy. Dân gian đã khéo kết hợp thành ngữ “cù lao chín chữ” làm ta thấm thìa một bài học lớn. Bôn tiếng “ghi lòng con ơi” như nhắc nhở với con cần có thái độ và hành động thế nào để đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ. Qua bài ca dao, em càng hiểu và cảm ơn công ơn sinh thành củ bố mẹ. Em sẽ cố gắng học giỏi để đền đáp công lao vất vả của bố mẹ. Em yêu bài hát có câu: Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con... Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương.

1 tháng 5 2017

Câu 1: T/p Ca huế trên sông Hương, t/g Hà Ánh Minh
Câu 2: Phép tu từ là liệt kê. Tác dụng: diễn tả
đầy đủ sâu sắc những khía cạnh của thực tế,
hay tư tưởng, tình cảm
Câu 3: Cố đô Huế không chỉ nổi tiếng bởi các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, mà còn nổi tiếng với các điệu hò đa dạng và phong phú. Học xong bài "Ca Huế trên sông Hương", em đã phần nào cảm nhận được vẻ đẹp đặc sắc của các điệu hò, điệu lí cùng những bản dân ca đã nổi tiếng từ bao đời nay. Và độc đáo nhất có lẽ là cách thưởng thức ca Huế. Người nghe được ngồi trên thuyền rồng đi dọc bờ sông Hương dưới ánh trăng dìu diu và những cơn gió mơn man nhè nhẹ. Những làn điệu dân ca ngày càng trở nên tha thiết và sâu lắng biết nhường nào bởi ánh đèn điện lung linh. Được ngồi dưới khung cảnh như vậy, được nghe những bản dân ca đậm đà với các dàn nhạc phong phú và đa dạng thì còn gì bằng! Ca Huế thật tao nhã, thật giản dị nhưng cũng thật sâu lắng và để lại cho người nghe một cảm xúc khó quên. Tuy chưa được nghe ca Huế lần nào nhưng qua bài "Ca Huế trên sông Hương" em đã hiểu được nét đẹp mộc mạc nhưng rất đỗi trữ tình trong dân ca Huế cũng như trong cách thưởng thức ca Huế và thật sự ấn tượng với nó. Đó là nét đẹp văn hoá của xứ Huế mộng mơ và đó cũng thật sự là sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển.
Những làn điệu dân ca/ ngày
càng trở nên tha thiết và sâu lắng biết nhường nào /bởi ánh đèn điện /lung linh
II.
Lênin là nhà cách mạng kiệt xuất của nhân loại. Tên tuổi của Người gắn liền với cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại. Bên cạnh đó, đối với nhiều thế hệ người Việt Nam, tên tuổi Lênin đã trở thành thân thuộc với câu châm ngôn nổi tiếng: “Học, học nữa, học mãi”.

Khái niệm “học” mà Lênin sử dụng ở đây có thể hiểu theo những cách khác nhau, tùy theo mức độ rộng hay hẹp trong ý nghĩa.

Theo nghĩa hẹp: học là hoạt động thu nhận và tái hiện tri thức của học sinh dưới sự hướng dẫn và truyền đạt của thầy giáo trong nhà trường. Hoạt động học như thế gắn liền với một giai đoạn cụ thể trong cuộc đời: lứa tuổi thanh thiếu niên, gắn liền với một khòng gian xác định: nhà trường.

Theo nghĩa rộng: Hoạt động học diễn ra ở mọi nơi mọi lúc, trong suòt cuộc đời một con người. Không phải ngẫu nhiên người ta gọi cuóc đời là “trường đời”. đây là mái trường mở ra theo bước chân của con người trên mọi nẻo đường đời, ở mọi lứa tuổi. Theo ý nghĩa này, Gorki đã gọi cuộc đời là “trường đại học của tôi”. Và đây cũng là ý nghĩa chính trong khai niệm học của Lènin. Bản thân cuộc đời Lênin là một minh chứng cho quan niệm này. Qua trường đời, Lênin thu nhận tri thức để trở thành nhà trường có kiến thức sâu rộng. Qua trường đời, Lênin “học làm cách mạng" rồi trở thành nhà cách mạng vĩ đại. Tri thức của nhà trường theo nghĩa hẹp dù phong phú, toàn diện đến đâu cũng có giới hạn. Tri thức của tnrờng đời mới là nguồn tri thức rộng lớn, phong phú. Trong trường đời moi sự kiện, mọi lĩnh vực đời sống là trang sách. Mọi người quanh ta đều là thầy ta. Người ta phải học tất thảy mọi điều dù là nhỏ nhặt nhất như câu tục ngữ đã tổng kết: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.

Với cách hiểu trên, hoại động học là rất cần thiết. Nhờ học mà xã hội loài người luôn phát triển. Thế hệ sau kế thừa những thành tựu của thế hệ trước để từ đó tạo lập nên những thành tựu mới. Lí giải về sự thành công của mình, nhà bác học Niutơn đã nói một cách hõm hỉnh: Tôi đã đứng trên vai người khổng lồ. “Người khổng lồ” ở đây lá một cách nói hình tượng về những tri thức đã được nhà bác học tiếp thu qua nhưng hoạt động học tập của mình.

Nghĩa gốc của từ “học” trong tiếng Nga mà Lênin sử dụng chỉ hoạt động diễn ra trong một quá trình kéo dài. Người lặp lại từ này ba lần chính là để nhàn mạnh tính thường xuyên, liên tục, không ngừng của hoạt động học. Có điều đó là bởi tri thức trong trường đời là vô hạn. Nó bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau và luôn luôn được bổ sung, phát triển. Đây chính là lí do để chúng ta phải “học nữa, học mãi”. Ngừng học tập cũng tức là chúng ta đặt mình ra khỏi vòng quay của cuộc sống đang không ngừng đổi thay, phát triển.

Nhưng “học nữa, học mãi” không có nghĩa là học tràn lan mọi lĩnh vực, học không có trọng điểm kiến thức. Bên cạnh việc học toàn diện, chúng ta còn phải biết hướng sự học vào giải quvết những mục tiêu cụ thể trong cuộc sống. Mục đích của học không phải chỉ để tiếp thu tri thức mà còn phải vận dụng tri thức đó vào thực tế cuộc sống, để đạt tới những thành tựu có ý nghĩa, để tạo ra tri thức mới. Học như thơ mới đem lại sự say mê và bổ ích. Đây là động lực để hoạt động học gắn bó với con người trong cuộc đời của mình.

Chúng ta đang sống trong một xã hội được mệnh danh là “xã hội tri thức”, “xã hội thông tin”: Hơn bao giờ hết, phương châm “Học, học nữa, học mãi” của Lênin thật sự trở nên thiết yếu với mồi con người. Sự giàu có đích thực của mỗi con người, mỗi quốc gia ngày nay là sự giàu có tri thức. Chỉ có phát triển tri thức mới đưa đất nước “sánh vai các cường quốc năm châu” như mong ước của Bác Hồ vĩ đại.

Câu châm ngôn “Học, học nữa, học mãi” của Lê nin thật gián dị nhưng lại hàm chứa một chiều sâu trí tuệ. Đất nước đang đứng trước những vận hội mới. Thế hệ thanh, thiếu niên Việt Nam vì thế phải khắc sâu lời nhắc nhở của Lênin và biến nó trở thành hiện thực bằng những hoạt động cụ thể của mình.
:D:D:D :p #nguồn: #loigiaihay.com :-*
Đề 2: Dài, đéo chép âu
Mất công tìm rùi, tích đi hihi

2 tháng 5 2017

cảm ơn

15 tháng 10 2017
Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kĩ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.
Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nghiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cữa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.
Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.
Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm lận đận với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói:chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học. Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.
Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn ao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.
Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những rò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ôg và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi:" Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẽ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.
Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điễm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói:"thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẩu cho các bạn noi theo.... thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.
Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:
"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."
15 tháng 10 2017
Trong cuộc đời của mỗi người, không ai có thể sống một cuộc sống cô đơn, buồn tẻ. Bởi vậy hai chữ “ tình bạn “ xuất hiện. Nó làm cho cuộc sống nhộn nhịp,vui vẻ, sinh động hơn. Nó đến xua tan đi cái tẻ nhạt, cái cô đơn của cs. Tình bạn mà một thứ mà tạo hoá đã tạo ra giúp cho con người với con người trờ nên thân thiết, thấu hiểu, chia sẻ với nhau. Đồng thời hai chữ “ lỗi lầm cũng xuất hiện. Bởi vì con người không ai hoàn hảo cả, không ai không có những lần mắc lỗi. Và tôi cũng vậy, trong tình bạn, đã có lần tôi có lỗi với người bạn thân của mình làm suýt nữa mất đi tình bạn quý giá. Tôi sẽ không bao giờ quên được chuyện đó. Chuyện xảy ra thế này:
Lần đó, Phương rủ tôi sang nhà bạn ấy để cùng giải mấy bài tập và muốn khoe với tôi cái đĩa nhạc mới được ông anh họ tặng. Buổi chiều hôm đó, đúng 2 giờ, tôi đã có mặt trước nhà Phương. Mới đến trước cổng, con Milu đã chạy ra quấn quýt, vẫy đuôi như muốn tôi âu yếm, vuốt ve nó. Rồi từ trong nhà, Phương chạy ra:
- Sao giờ mới đến? Tao đợi mày từ lâu lắm rồi đó!
-Ừ! Tao biết, nhưng tao còn phải phụ mẹ dọn nhà cửa.
- Ừ! Thôi, đi vào nhà đi, ở ngoài này nắng khiếp!
Rồi hai đứa đi vội vào nhà, Phương nói:
- Mày lên trên phòng đợi tao trước đi, tao xuống dưới kia lấy nước rồi lên sau.
Tôi đi lại cầu thang, bước lên từng bước, tôi thầm nghĩ:” Nhà giàu có khác, đầy đủ tiện nghi, đi lên cái cầu thang cũng đã đủ sướng rồi” Lên đến phòng, mở cánh cửa ra, tôi tự hét lên:
- Woa! Căn phòng thật đẹp, lộng lẫy quá!
Bước vào phòng, tôi bị choáng ngợp bởi sự đẹp đẽ của căn phòng. “ Rất gọn gàng” phải nói là như vậy, một góc là tủ quần áo, góc kia là chỗ ngủ, còn nới học tập là có một giá sách rộng< dân học mà> được đặt bên cái bàn nhỏ nằm gần cửa sổ. Tôi bước lại gần giá sách, lạt lật từng cuốn sách, cuốn báo một. Đến khi thấy cuốn sách “ Thiên đường mùa hè”, tôi cầm lấy và lại chỗ bàn ngồi học của Phương để đọc. Ngồi phịch xuống ghế, tôi bắt gặp thấy cuốn sổ nhỏ nhỏ, xinh xinh có bìa màu hồng. Tôi đặt cuốn sách xuống, tay cầm lên cuốn sổ nhỏ xinh kia. Vì là bạn thân, nên tôi không e ngại gì khi cầm cuốn sổ lên và mở ra. Lúc mở ra, tôi mới biết thì ra đó là cuốn nhật kí mà Phương đã trút hết tâm sự vào. Đã định gấp sổ lại rồi, nhưng không hiểu vì sao, tay tôi lại lật trang giấy tiếp theo ra: “ Hôm nay là ngày 26/8, mọi việc hôm nay cũng bình thường, rất vui vẻ vì mọi chuyện đều xảy ra tốt đẹp.” Sang trang tiếp theo, tôi thấy :” Ngày 27/8, hôm nay là sinh nhật mình, mình nhận được rất nhiêu quà từ gia đình và bạn bè. Tiếp theo, sự tò mò đã chiến thắng tất cả, tôi tiếp tục giờ sang trang khác. “ Hôm nay là ngày 30/8, hôm nay D đã nói với mình là cậu ấy thích mình. Mình không biết phải trả lời thế nào cả. Vừa lúc đó, sau lưng tôi, mà không, hình như là đầu cửa phòng, có một tiếng “ choàng “, Phương đã nhìn thấy mọi việc và đã đánh rơi mất 2 ly nước cam đang cầm trên tay. Tôi quay phắt người lại, nước mắt tôi không hiểu vì sao lại tự nhiên ứa ra. Tôi làm rơi cuốn nhật kí, tôi chạy vụt đi, nhanh thật nhanh rồi về nhà. Về đến nhà, tôi vào phòng, đóng sập cửa lại, trèo lên giường và khóc nức nở. Cả đêm, tôi nằm trằn trọc, không ngủ được. Tôi nghĩ : “ Tại sao vậy Nhật Anh? Tại sao mi lại làm như vậy? Mi có biết làm như vậy là xấu, là sai không? Tại sao mi có đủ tò mò, dũng cảm để đọc cuốn nhật kí mà tại sao không đủ can đảm để nói ra ba từ “ Tao xin lỗi “. Những câu hỏi “ tại sao” cứ luẩn quẩn trong đầu tôi. Tôi quyết định, sáng mai đi học sẽ gặp Phương rồi xin lỗi, mong được Phương tha thứ. Nhưng rồi khi đến lớp, Phương tránh mặt tôi. Tôi buồn lắm, rồi cả tuần như vậy. Đến sáng ngày thứ 7 mà Phương còn giận tôi. Ra về, tôi lấy hết can đảm, chạy theo Phương và nói:
- Tao thực sự đã sai, tao xin lỗi mày.
Chỉ ngắn gọn vậy thôi nhưng nước mắt của tôi lại chảy. Phương quay người lại, đôi mắt của cậu ấy cũng đã đỏ hoe
- Tao cũng xin lỗi, tao quá ích kỉ phải không?
Tôi nói ngay, cướp lời Phương:
- Không! Lỗi là tại tao mà! Đừng giận nữa nha.
Phướng nói:
- Tao hết giận mày từ lâu rồi nhưng không nói ra được, có cái gì đó nghẹn nơi cổ họng tao.
Hai đứa tự nhiên khóc oà. Ôm lấy nhau, cả hai cả khóc cả cười. Rồi hai đứa cùng nhau dắt xe về, nói chuyện râm rả, cười tíu tít cả chặng đường đi. Phương còn nói 1 câu mà để tôi nhớ mãi:
- Dù có việc gì xảy ra đi nữa thì 2 đứa mình vẫn mãi là bạn. Cậu nhớ nhé.
Tát nhiên rồi Phương ơi! Giờ tôi lại hiểu ra một điều tình bạn phải trải qua những gian nan, thử thách mới thức sự hiểu hết được nhau. Và mọi người cũng nhớ nhé. Con người không ai không mắc lầm lỗi. Và chính những lỗi lầm đó sẽ làm cho con người biết, hiểu và chia sẽ với nhau. Nhưng trong cuộc sống luôn phải có sự bao dung và vị tha. Hay cố gắng tha thứ cho những ai đã có lỗi. Vì sau đó, họ biết lỗi và ân hận về lỗi của mình...
21 tháng 9 2017

(1)Từ Tôi trỏ con cò-->> Nhờ câu trước đó.
-Tôi 1: Phụ ngữ của động từ(vớt)

-Tôi 2: làm chủ ngữ.

(2) Tôi: trỏ Thành(atrai Thủy)--->> Nhờ nội dung đoạn văn

-tôi 1: Phụ ngữ cho danh từ mẹ(mẹ tôi)

-tôi 2: Phụ ngữ cho danh từ cánh tay

-tôi 3: Là chủ ngữ

(3) Ấy: Trỏ tài năng của quan tướng cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn vai---> Nhờ câu trước đó.

(4) Thế: Trỏ sự việc mẹ yêu cầu 2ae chia đồ--> Nhờ câu trước đó.

(5,6) Ai, sao dùng để hỏi.

Tôi, ấy, sao, thế, ai--> là đại từ.