K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 4 2021

cai nay lam tai lop ma ???nhonhung

2 tháng 4 2021

bọn mình làm ở nhà

11 tháng 5 2020

noooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooo!!!

11 tháng 5 2020

never

22 tháng 3 2022

tham khảo : Dân tộc Việt Nam vốn giàu truyền thống tốt đẹp. Một trong số đó là truyền thống biết ơn được gửi gắm qua câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Hiểu đơn giản, câu tục ngữ ý nói khi được thưởng thức quả ngọt cần nhớ đến, biết ơn người vun trồng, chăm sóc cây cối. Nhưng bên cạnh đó, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” còn nhắc nhở con người rằng nếu được hưởng bất cứ thành quả nào, cũng cần phải biết ơn những người đã tạo ra, cũng như trân trọng thành quả mà mình được hưởng. Ăn một bát cơm, phải nhớ đến người nông dân đã vất vả gieo trồng cây lúa, chăm sóc để có được hạt gạo trắng tinh, nấu thành bát cơm dẻo thơm. Chúng ta học tập thành tài, phải nhớ đến công lao dạy dỗ của thầy cô giáo…

Lòng biết ơn đem đến cho con người những điều tốt đẹp. Từ xưa, ông cha ta đã có tục thờ cúng tổ tiên, hay những bậc anh hùng - họ là những con người có ơn với người đang sống. Hay như những câu tục ngữ của ông cha ta như “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, “Không thầy đố mày làm nên” nhắc nhở học trò luôn kính yêu, tôn trọng người thầy. Trong cuộc sống hiện tại, truyền thống đó vẫn tiếp tục được giữ gìn và phát huy. Những ngày lễ lớn như 20 tháng 11, mùng 8 tháng 3, 27 tháng 7 nhằm tri ân những con người, những ngành nghề đã có những đóng góp với xã hội. Hay như trong đại dịch Covid-19 vừa qua, tấm lòng biết ơn được thể hiện qua hành động tri ân với các y bác sĩ - “những chiến sĩ tuyến đầu” của nhiệm vụ chống dịch. Hằng năm, cứ vào ngày mùng 2 tháng 9, hàng triệu người dân trên khắp mọi miền tổ quốc lại đến viếng lăng Bác để tưởng nhớ người cha vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Tất cả những hành động trên, dù nhỏ bé đơn giản nhưng lại thể hiện được tấm lòng biết ơn sâu sắc.

Còn với những học sinh như em, lòng biết ơn thực sự là cần thiết. Sự kính trọng, yêu quý thầy cô giáo hay yêu thương, quan tâm đến ông bà cha mẹ. Sự trân trọng dành cho bạn bè - những người luôn ở bên giúp đỡ, tâm sự. Lòng biết ơn sẽ giúp em có thêm được động lực để cố gắng phấn đấu, sống có ích hơn từng ngày.

Có thể khẳng định, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã gửi gắm một bài học hoàn toàn đúng đắn. Mỗi người hãy giữ cho mình tấm lòng biết ơn để sống đẹp hơn.

22 tháng 3 2022

tham khảo : Dân tộc Việt Nam vốn giàu truyền thống tốt đẹp. Một trong số đó là truyền thống biết ơn được gửi gắm qua câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Hiểu đơn giản, câu tục ngữ ý nói khi được thưởng thức quả ngọt cần nhớ đến, biết ơn người vun trồng, chăm sóc cây cối. Nhưng bên cạnh đó, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” còn nhắc nhở con người rằng nếu được hưởng bất cứ thành quả nào, cũng cần phải biết ơn những người đã tạo ra, cũng như trân trọng thành quả mà mình được hưởng. Ăn một bát cơm, phải nhớ đến người nông dân đã vất vả gieo trồng cây lúa, chăm sóc để có được hạt gạo trắng tinh, nấu thành bát cơm dẻo thơm. Chúng ta học tập thành tài, phải nhớ đến công lao dạy dỗ của thầy cô giáo…

Lòng biết ơn đem đến cho con người những điều tốt đẹp. Từ xưa, ông cha ta đã có tục thờ cúng tổ tiên, hay những bậc anh hùng - họ là những con người có ơn với người đang sống. Hay như những câu tục ngữ của ông cha ta như “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, “Không thầy đố mày làm nên” nhắc nhở học trò luôn kính yêu, tôn trọng người thầy. Trong cuộc sống hiện tại, truyền thống đó vẫn tiếp tục được giữ gìn và phát huy. Những ngày lễ lớn như 20 tháng 11, mùng 8 tháng 3, 27 tháng 7 nhằm tri ân những con người, những ngành nghề đã có những đóng góp với xã hội. Hay như trong đại dịch Covid-19 vừa qua, tấm lòng biết ơn được thể hiện qua hành động tri ân với các y bác sĩ - “những chiến sĩ tuyến đầu” của nhiệm vụ chống dịch. Hằng năm, cứ vào ngày mùng 2 tháng 9, hàng triệu người dân trên khắp mọi miền tổ quốc lại đến viếng lăng Bác để tưởng nhớ người cha vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Tất cả những hành động trên, dù nhỏ bé đơn giản nhưng lại thể hiện được tấm lòng biết ơn sâu sắc.

Còn với những học sinh như em, lòng biết ơn thực sự là cần thiết. Sự kính trọng, yêu quý thầy cô giáo hay yêu thương, quan tâm đến ông bà cha mẹ. Sự trân trọng dành cho bạn bè - những người luôn ở bên giúp đỡ, tâm sự. Lòng biết ơn sẽ giúp em có thêm được động lực để cố gắng phấn đấu, sống có ích hơn từng ngày.

Có thể khẳng định, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã gửi gắm một bài học hoàn toàn đúng đắn. Mỗi người hãy giữ cho mình tấm lòng biết ơn để sống đẹp hơn.  tích cho tui đi kb với tui đi !!

26 tháng 4 2020

https://vndoc.com/nghi-luan-xa-hoi-cau-tuc-ngu-co-chi-thi-nen/download

1 tháng 12 2017

    Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.

Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Sáu trăm năm trước trong bài thơ Bài ca Côn Sơn Ức Trai đã có cảm nhận cực kỳ tinh tế về dòng suối Côn Sơn:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bền tai

Tiếng suối nghe sao mà êm đềm thơ mộng đến thế. Nó như những giọt của cây đàn cầm vang vọng bên tay. Đầu thế kỷ XX Nguyễn Khuyến đã từng viết về dòng suối như sau:

Cũng có lúc chơi nơi dặm khách

Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo...

Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận tinh tế khác nhau. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Chữ lồng điệp lại hai lần đã nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa. Trăng như người mẹ hiền đang tiếp cho muôn vật trần gian dòng sữa ngọt ngào. Trăng trở nên thi vị, trữ tình lãng mạn. Chữ lồng gợi cho ta nhớ đến những câu thơ sau trong Chinh phụ ngâm:

Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm

 Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,

Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng...

Trong câu có tiểu đối trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa tạo sự cân xứng trong bức tranh về trăng, ngôn ngữ thơ trang trọng, điêu luyện tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tràn đầy chất thơ. Cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo. Đọc vần thơ ta nghe như có nhạc, có hoạ, bức tranh cảnh núi rừng Việt Bắc thơ mộng biết bao. Người xưa từng nói thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc quả thật không sai. Đối với Bác trăng đã trở nên tri âm tri kỷ nên làm sao có thể hờ hững trước cảnh đẹp đêm nay. Trong ngục tối bị giam cầm, trước ánh trăng tuyệt đẹp Bác Hồ cũng đã có những vần thơ tuyệt diệu:

Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ...

(Ngắm trăng)

Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác. Bác không chỉ xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên mà:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

 Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà.

Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Bác thức trong đêm khuya trằn trọc băn khoăn không sao ngủ được. Lòng yêu nước sâu sắc mãnh liệt xiết bao. Đã có biết bao đêm Bác Hồ của chúng ta cũng mất ngủ như vậy:

Một canh, hai canh, lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh

(Không ngủ được)

Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, niềm thao thức mơ ngày mai ánh hồng soi đất nước hoà bình. Một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng yêu nước tha thiết của Bác.

Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng... như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác -Hồ hơn.

  • hình như vậy 
1 tháng 12 2017

- Nghệ thuật

Bài thơ kết hợp nhiều biện pháp nghệ thuật, nổi bật là phép so sánh (đã phân tích ở phần Nội dung). Phép điệp ngữ (“lồng”, “chưa ngủ”) nối kết hai tâm trạng, bộc lộ chiều sâu nội tâm. Dòng cuối ngắt nhịp 2/5 độc đáo để nhấn mạnh tâm trạng của Bác “vì lo nỗi nước nhà”.

Thơ của Hồ Chủ tịch tiêu biểu cho phong cách trữ tình cách mạng, kết hợp hài hoà giữa chất: cổ điển và hiện đại: cổ điển ở từ ngữ, thể thơ, hình ảnh thơ nhưng hiện đại ở tư tưởng, nội dung.

- Nội dung

Bài Cảnh khuya viết bằng chữ quốc ngữ mang đậm chất hiện đại. Cũng vẫn là khung cảnh của núi rừng Việt Bắc, mở đầu bằng hình ảnh “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”. Tiếng suối trong hay tiếng hát trong? Có lẽ cả hai. Sự so sánh bất ngờ, thú vị đó đã tạo nên hình ảnh thơ rất sinh động, giàu hình ảnh và mang không khí ấm áp, gần gũi của con người giữa khung cảnh thiên nhiên tĩnh lặng của chiến khu.

Có nhiều nhà thơ khi miêu tả tiếng suối so sánh với các hiện tượng thiên nhiên như:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

                                                           (Nguyễn Trãi)

Hồ Chí Minh so sánh tiếng suối với tiếng hát một cách rất tinh tế, gợi cảm. Hình ảnh so sánh này khiến cho âm thanh của tiếng suối xa càng trở nên gần gũi, thân mật với con người, tạo giọng điệu trẻ trung, trong trẻo. Cách so sánh của tác giả rất độc đáo và thể hiện tư duy mới mẻ trong thơ: lấy con người làm chuẩn mực để so sánh với thiên nhiên, làm cho âm thanh thiên nhiên cũng trở nên gần gũi, thân quen.

Tiếp theo đó là sự hài hoà giữa cảnh vật: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Cảnh vật thiên nhiên huyền ảo, hài hoà, lồng vào nhau để tôn lên vẻ đẹp của nhau. Dòng thơ thứ hai có thể hình dung theo hai cách: ánh trăng chiếu vào vòm cổ thụ, bóng lồng vào bóng hoa hoặc ánh trăng chiếu rọi vào các vòm lá cổ thụ in bóng xuống mặt đất như muôn ngàn bông hoa. Trong Chinh phụ ngâm khúc, Đoàn Thị Điểm viết “Hoa dãi nguyệt nguyệt in một tấm/ Nguyệt lồng hoa hoa thắm từng bông”. Ta có thể hình dung bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối đa dạng nhưng rất hài hoà. Có dáng hình vươn toả của vòm cổ thụ, trên cao lấp loáng ánh trăng, dưới mặt đất, bóng cây, trăng, hoa, lá in vào tạo thành những bông hoa thêu dệt. Bức tranh có sự hài hoà hai màu sáng tối, đen trắng mà tạo nên vẻ lung linh, chập chờn, ấm áp mà gần gũi. Hai câu thơ rất giàu giá trị biểu cảm, câu đầu là thi trung hữu nhạc, câu sau là thi trung hữu hoạ.

Trong khung cảnh thiên nhiên hữu tình ấy xuất hiện hình ảnh con người, chính là hình ảnh thi nhân. Trước vẻ đẹp của thiên nhiên, nhà thơ say mê chiêm ngưỡng mà chưa ngủ. Dòng thứ tư bất ngờ mở ra chiều sâu mới trong tâm hồn nhà thơ: thao thức còn chính là vì lo cho vận mệnh đất nước, hay chính là vì thức đến canh khuya lo việc nước mà Bác gặp ánh trăng rừng tuyệt đẹp. Giữa cảnh vật đó là hình ảnh nhà thơ - hình ảnh vị lãnh tụ lo lắng cho dân, cho nước không ngủ được. Trong thơ của Bác, có nhiều cảnh mất ngủ, đã diễn tả tấm lòng yêu nước, thương dân, trách nhiệm của vị lãnh tụ. Thơ của Bác đã diễn tả một cách chân thành và giản dị những tình cảm thiêng liêng với dân tộc, với nhân dân, đó cũng là phong cách thơ độc đáo của Người.

14 tháng 11 2017

Lục bát có được ko?😇

15 tháng 11 2017

cô giáo em hiền lắm

rất yêu quý học trò

cô là người lái đò

đưa chúng em cập bến

cô ơi, cô biết ko!

em yêu cô nhiều lắm

cô giáo hiền của em

Ca dao tục ngữ về mưa nắng bão lụt, thời tiết, dự báo thời tiết

1.

Bao giờ Hòn Đỏ mang tơi
Hòn Hèo đội mũ thì trời sắp mưa


Hòn Đỏ là tên một hòn đảo nhỏ nằm ở phía Đông Bắc thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, cách đất liền khoảng 500m. Đảo này cùng với Hòn Chồng được xem là biểu tượng du lịch của Nha Trang. Đây là câu ca dao dự báo thời tiết ở tỉnh Khánh Hòa.


2.

Bao giờ trời kéo vảy tê
Sắp gồng sắp gánh ta về kẻo mưa


"Vẩy tê"là đám mây có dạng như vẩy con tê tê. Con tê tê. Mây vẩy tê tê. Tua rua: Tên gọi dân dã trong tiếng Việt của cụm sao phân tán M45 trong chòm Kim Ngưu), ở Việt Nam thường thấy được vào lúc sáng sớm đầu tháng 6 dương lịch. Khi người ta thấy đám mây này thì trời sẽ sắp mưa.

3.

Bầu nắng, mướp đắng mưa, dưa đại hạn


Câu tục ngữ ám chỉ những củ quả dự báo được trước thời tiết.

4.

Chớp thừng chớp chảo
Không bão thì mưa


5.

Chóp chài đội mũ, mây phủ đá bia
Ếch nhái kêu lia, trời mưa như trút


Chóp chai là một ngọn núi cao 391 mét, nổi lên giữa đồng bằng Tuy Hòa, thuộc địa phận xã Bình Kiến, ngoại ô thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Núi Chóp Chài có hình dáng khá vuông vức, trông tựa như một kim tự tháp. Đứng trên đỉnh núi sẽ có được tầm nhìn bao quát tới biển và vùng đồng bằng dưới chân núi. Lấy hình ảnh núi Chóp chai và ếch nhái kêu để dự báo được trời mưa ở tỉnh Phú Yên.

7.

Chớp đằng đông, vừa trông vừa chạy



8.

Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm


Khi trời nắng, ko khí khô, nên thân và cánh chuồn chuồn rất nhẹ, có thể bay cao đc.Khi trời sắp đổ mưa, độ ẩm ko khí tăng cao, làm đôi cánh của chuồn chuồn trở nên ẩm và nặng. Vì thế lúc này chuồn chuồn bay cao không đc. Nên phải bay là là dưới thấp.Quan sát đc đặc điểm này của chuồn chuồn mà dân gian có thể dự đoán đc khi nào trới sắp mưa.

9.

Cò bay ngược, nước vô nhà
Cò bay xuôi nước lui ra biển


10.

Đêm trời tang, trăng sao không tỏ,
Ấy là điềm mưa gió tới nơi.
Đêm nào sao sáng xanh trời,
Ấy là nắng ráo yên vui suốt ngày.
Những ai chăm việc cấy cầy,
Điềm trời trông đó, liệu xoay việc làm.



11.

Ếch kêu uôm uôm
Ao chuôm đầy nước


Đây là một kinh nghiệm về việc dự đoán trời mưa. Ếch là một loài động vật rất mẫn cảm với việc đổi thay thời tiết, nhất là khi trời trở trời mưa. Khi trời chuẩn bị kéo cơn mưa, ếch thường cất tiếng kêu lên bờ ao, hồ, đồng ruộng. Chính vì thế mà dựa vào tiếng kêu của ếch, dân gian ta có thể biết trước trời sắp có mưa

12.

Kiến đen tha trứng lên cao,
Thế nào cũng có mưa rào rất to.


Loài kiến có khả năng dự đoán trước mưa bão do đó khi thấy kiên tha trứng tức là mưa vì khi cảm nhân nguy hiểm đến tổ thì nó sẻ tìm nơi an toàn cho tổ, còn việc mưa rất to là do kiến cảm thấy mưa to đến mức có thể tiêu diệt hết gióng nòi mình nên phải di chuyển đến cây cao thật cao để có thể tránh dược mưa to

13.

Lập lòe trời chớp Vũng Rô
Mây che Hòn Yến gió vô Chóp Chài


Vũng Rô, Hòn Yến, Chóp Chài là những địa danh nổi tiếng ở Phú Yên, đây là câu ca dao dự báo thời tiết ở vùng đất “Hoa vàng cỏ xanh”.

14.

Mưa tháng bảy gẫy cành trám
Nắng tháng tám rám trái bưởi


Trám gọi là cà na từ cách phát âm của người Triều Châu, âm Hán Việt là cảm lãm, một loại cây thân gỗ thường đươc trồng để lấy gỗ và nhựa. Bưởi thì chắc ai ai cũng biết rồi. Hai câu ca dao dự báo thời tiết về mưa và nắng.

15.

Ông tha mà bà chẳng tha
Làm nên cái lụt hăm ba tháng mười


Câu này là tục ngữ của người dân miền Trung nghĩa là, dù có mưa gió, bão bùng trước đó bao nhiêu trận đi nữa, nhưng người dân vẫn chưa yên tâm nếu như chưa qua ngày 23 tháng 10 âm lịch.

17.

Nồm động đất, Bấc động khơi



18.

Ráng vàng thì nắng ráng trắng thì mưa



19.

Sao dày thì mưa, sao thưa thì nắng
Sao ló trời nắng, sao vắng trời mưa


Đây là 2 câu ca dao ông cha ta đúc kết lại kinh nghiệm dự báo thời tiết bằng cách nhìn sao trên trời.


20.

Tháng ba bà già chết rét



23.

Tháng Giêng động dài
Tháng Hai động tố
Tháng Ba nồm rộ
Tháng Tư nam non
Tháng Sáu nam dòn
Tháng Bảy mưa bãi
Tháng Tám mưa giông
Tháng Chín mưa ròng
Tháng Mười lụt lớn


24.

Tháng giêng rét dài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân


Đó là ba đợt rét đầu năm ở miền Bắc. Rét dài là đợt rét cho cây trổ hoa đấy. Sau đó là rét lộc tức là đợt rét khi cây nẩy mầm non. Rét Nàng Bân hay còn gọi rét muộn.

25.

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối


Đó là một câu ca dao mà ông cha đã truyền lại cho chúng ta rất chính xác nhờ vào những gì mà mình đã đúc kết được trong cuộc sống mà ngày nay nó vẫn rất khả thi. Với ý nghĩa là tháng năm thì thời gian ban ngày dài hơn thời gian ban đêm. Còn vào tháng mười thì thời gian ban ngày ngắn hơn thới gian ban đêm.

26

Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão


Heo may là gió bấc thổi nhẹ đầu thu. Tháng bảy âm lịch sẽ có gió bấc thổi và chuồn chuồn bay ra nhiều là trời sắp có bão.


27.

Tháng bảy kiến đàn đại hàn hồng thuỷ


Vào tháng 7, mùa hè của nửa Cầu Bắc trong đó có Việt Nam nhiệt độ không khí ở trên lục địa cao trở thành khu áp thấp hút gió khối khí ẩm từ Thái Bình dương vào gây nên những trận mưa lớn cùng với sự xuât hiện của các khí áp thấp gây nên mưa bão ở Bắc bộ và Bắc trung Bộ

28.

Tháng bảy mưa gảy cành trám
Tháng tám nắng rám trái bòng



29.

Trời nồm tốt mạ
Trời giá tốt rau


30.

Trời chớp Mũi Nạy, thức dậy mà đi
Trời chớp Đề Di ở nhà mà ngủ


31.

Tháng Năm tháng Sáu, mặt trời đi chệch
Tháng Bảy, tháng Tám mặt trời đi xiên
Em là phận gái thuyền quyên
Đừng cho sóng dợn, đò nghiêng nước vào
Đò nghiêng sóng dợn ba đào
Trong dễ thấy đục, nhưng đục nào thấy trong



32.

Tháng một là tháng trồng khoai,
Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà.
Tháng ba cày vỡ ruông ra
Tháng tư làm mạ, mưa sa đầy đồng.



33.

Đầu năm sương muối ,cuối nam gió nồm



34.

Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa



35.

Mùa hè đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa



Trên đây là bài viết về Ca dao tục ngữ về mưa nắng bão lụt, thời tiết, dự báo thời tiết, mong rằng bài viết này sẽ giúp độc giả của vforum hiểu biết thêm nhiều câu ca dao, tục ngữ hay trong kho tàng văn học Việt Nam.

11 tháng 11 2018

THƠ VỀ SỰ THAY ĐỔI KHÍ HẬU THEO ĐỘ CAO CỦA NÚI MÀ