Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài 1:
a. Biện pháp tu từ so sánh "mẹ già" - "chuối ba hương", "xôi nếp một", "đường mía lau".
Tác dụng:
- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với người đọc.
- Ca ngợi người mẹ dù đã có tuổi nhưng vẫn luôn ngọt ngào, dành cho con tình yêu thương vô bờ bến không bao giờ vơi cạn.
- Thể hiện thái độ trân trọng của đứa con dành cho người mẹ già yêu quý của mình.
b. Biện pháp tư từ so sánh "tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng" kết hợp cùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "rơi nghiêng". Tác dụng:
- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với người đọc.
- Tạo sự nhịp nhàng cho câu thơ
- Diễn tả hình ảnh trước lá đa rơi nhẹ bên thềm một cách sinh động.
- Cho thấy khả năng quan sát và tâm hồn đầy tinh tế của tác giả.
c. Biện pháp so sánh "quê hương" - "chùm khế ngọt", "đường đi học".
Tác dụng:
- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng với người đọc.
- Cho thấy sự gắn bó của quê hương và con người qua đó nhấn mạnh vai trò quan trọng đối với thiên nhiên.
- Thể hiện sự trân trọng của tác giả đối với quê hương của mình.
d. Biện pháp tu từ so sánh "công cha" - "núi ngất trời"; "nghĩa mẹ" - "nước ở ngoài biển Đông". Tác dụng:
- Tăng tình biểu hình biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với người đọc.
- Ca ngợi công lao sinh thành và dưỡng dục vĩ đại của cha mẹ.
- Nhắc nhở mỗi người về trách nghiệm làm tròn chữ "hiếu", kính trọng đối với đấng sinh thành của mình.
Các yếu tố của truyện | Chiếc lá cuối cùng |
Đề tài | Tình yêu thương, sự tương trợ giữa những người cùng khổ. |
Các chi tiết tiêu biểu | - Giôn xi bị bệnh sưng phổi và mất đi hi vọng sống. - Giôn xi nghĩ rằng chiếc lá thường xuân trước cửa rơi xuống cũng là lúc cô rời xa cõi đời này - Cụ Bơ Men mất vì bệnh lao - Chiếc lá thường xuân là tác phẩm nghệ thuật cuối cùng của cụ và chính nó đã đưa Giôn xi niềm tin và khát vọng sống. |
Ngoại hình của các nhân vật | Cụ gầy ốm, giày và quần áo đều ướt sũng. Cụ đã hoàn thành tác phẩm nghệ thuật để đời của mình. |
Ý nghĩa của các nhân vật trong câu chuyện | - Xiu luôn động viên Giôn xi trong những ngày bệnh tật hành hạ, truyền cho cô động lực sống. - Giôn xi tuyệt vọng và gửi hi vọng sống vào chiếc lá tầm xuân cuối cùng. - Cụ Bơ Men hoàn thành tác phẩm nghệ thuật của mình là chiếc lá tầm xuân để mang lại hi vọng sống cho Giôn xi. |
Câu 1: Các từ ở cả câu (a) và (b) đều là từ một nghĩa vì:
- Câu (a) là từ một nghĩa vì chúng đều là nghĩa duy nhất của từ đó dù sử dụng trong ngữ cảnh khác nhau.
- Câu (b) là tổ hợp những tên riêng chỉ người, địa danh nhất định.
Câu 2:
a. Nghĩa gốc: "mũi" - bộ phận trên cơ thể con người, phần đầu tiên của bộ phận hô hấp.
b. Nghĩa chuyển "mũi"
+ Mũi thuyền: bộ phận đầu tiên của con thuyền dùng để rẽ nước.
+ Mũi Cà Mau: điểm cực Nam của đất nước Việt Nam.
c. Nghĩa chuyển "mũi"
+ Mũi tấn công: bộ phận lực lượng có nhiệm vụ tấn công quân địch theo hướng nhất định.
d. Nghĩa chuyển "mũi"
+ "mũi" ở đây là chỉ mũi tiêm - thuật ngữ liên quan đến Y tế.
Câu 3:
Đường (1) và đường (2): chỉ đường đi nối liền từ địa điểm này đến địa điểm khác.
Đường (3): chỉ đường chỉ tay - những nếp nhăn bẩm sinh trên tay con người.
Đường (4): chỉ những nếp nhăn trên trán của con người.
Đường (5): con đường trong tưởng tượng của tác giả để đến được cung trăng
Đường (6): ám chỉ khoảng cách về mối quan hệ giữa người với người không đến được với nhau.
Tham khảo nha bạn Giống nhau :
-Đều gọi tên sự vật hiện tượng khái niệm này bằng tên sự vật hiện tượng khái niệm khác.
– Về mặt hình thức hoán dụ giống ẩn dụ ở chỗ chỉ có một vế (vế biểu hiện), còn vế kia(vế được biểu hiện) bị che lấp đi.
Khác nhau :
- Ẩn dụ: Giữa 2 sự vật, hiện tượng trong phép ẩn dụ có quan hệ tương đồng. Cụ thể là : tương đồng về hình thức, về cách thức, phẩm chất, về chuyển đổi cảm giác. Chức năng chủ yếu của ẩn dụ là biểu cảm.
– Giữa 2 sự vật, hiện tượng trong phép hoán dụ có quan hệ gần gũi (tương cận). Cụ thể là : Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể, lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng, lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật, lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng. Chức năng chủ yếu của hoán dụ là nhận thức.
- Sách: Lão Hạc
- Tên: Minh
- Khối: 8
- Tóm tắt: Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng. Con trai lão đi đồn điền cao su nên lão chỉ còn lại cậu vàng. Lão quý nó như đứa con cầu tự. Do đói kém, bị ốm, lão tiêu vào số tiền dành dụm cho con. Vì muốn để lại mảnh vườn cho con, lão phải bán chó. Lão vô cùng ân hận và đau khổ về việc này. Lão nhờ ông giáo trông hộ mảnh vườn cho con và gửi số tiền lo ma chay cho mình sau khi chết. Cuộc sống ngày càng khó khăn hơn, lão kiếm được gì ăn nấy. Hôm thì mớ rau, vài con ốc, củ chuối,.. Rồi thức ăn cũng hết. Một hôm, lão xin Binh Tư ít bả chó. Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện này. Lão bỗng nhiên chết- cái chết thật dữ dội. Cả làng không ai hiểu vì sao lão chết, trừ Binh Tư và ông giáo.
Nhân vật trong sách: Lão Hạc, Ông giáo, cậu Vàng, con trai lão Hạc, Binh Tư
- Em thích nhất nhần đầu sách khi mà Lão Hạc bán cậu Vàng
- Em rất thích cuốn sách này vì:
+ Cách xây dựng nhân vật chân thực sinh động từ ngoại hình đến nội tâm sâu sắc
+ Tình huống truyện bất ngờ, sáng tỏ nhân cách lão Hạc trong người đọc, trong nhân vật.
- Em đánh giá sách này 5 sao
Tựa sách: "Đảo Madagascar"
Tên : Lê Ngọc Hà
Khối : 5
Tóm tắt :
Phần 1. Đã chuẩn bị tâm lí nhưng mình vẫn cảm thấy để đến được đảo Madagascar quả thật không dễ dàng. Chỉ riêng thời gian đi máy bay đã lâu rồi. Nhưng vừa mới đặt trên lên Madagascar, tâm trạng mình đã lập tức trở nên hưng phấn. Chỉ cần nghĩ sắp được nhìn thấy những động vật đặc hữu của Madagascar là mình không thể nén nổi sự vui sướng, chỉ muốn nhảy cẫng lên thôi. Đâu ngờ khi đặt chân đến sân bay Antananarivo nằm ở thủ đô của hòn đảo xinh đẹp này, mình đã thấy nóng rồi. Mồ hôi vã ra nhễ nhại. Khi từ Mỹ, mình còn mặc áo lông dày cộp vì ở đó đang là mùa đông. Ra đến sảnh để hành lý, mình thấy bên ngoài mặt trời chói chang, mình vội cởi hết áo ấm ra và chỉ mặc áo sơ mi, thì mới thấy mát mẻ lên một chút. Bố nhìn khuôn mặt đỏ ửng của mình vừa bực vừa buồn cười và bảo đã nhắc mình không mặc nhiều vậy rồi. "Ở Madagascar giờ là mùa hè, biết nóng thế nào rồi chứ?" bố nói. Mình lè lưỡi, quệt mồ hôi trên trán và uống cạn 1 hơi đồ uống bố mua rồi thở vào 1 tiếng mãn nguyện. Tiến sĩ Carter cử anh Raymon đến đón 2 bố con mình. Anh Raymon người Anh và từng là học trò của tiến sĩ Carter, cũng quen bố. Công việc chủ yếu của anh là nghiên cứu sinh vật và bảo vệ môi trường trên đảo.Dù không phải người địa phương nhưng anh Raymon Đã sống và làm việc ở đảo rất lâu rồi nên anh rất quen thuộc nơi đây. Anh Raymon Để hai bố con mình ở Antananarivo Nghỉ ngơi một chút rồi dẫn đi tham quan thành phố một vòng. Nhà đây tuyệt đẹp với tường sơn trắng và bàn công công công đa số là nhà hai tầng móng rất cao nám nhà vừa cao vừa nhỏ một số ngôi nhà Sơn tường chiều màu sắc sỡ nổi bật. Ví dụ có nhà nửa phần tường phía trên là màu hồng nhưng bên dưới lại là màu xanh da trời cũng có nhà sơn tường nguyên một màu đỏ rực hoặc màu xanh lá cả khu dân cư đầy màu sắc. Anh ấy giới thiệu rằng trên hòn đảo có rất nhiều dân tộc khác nhau chung sống lẫn nhau. Phong cách của những ngôi nhà này gần giống với phong cách của nhà người Malaysia, khác hẳn với phong cách nhà của dân châu Phi bản địa. Anh ấy cũng giới thiệu qua về lịch sử về dân cư của Madagascar nên mình lại hiểu thêm về những người sinh sống ở nơi đây trên thế giới này có rất nhiều dân tộc mỗi dân tộc đều có lịch sử riêng không giống những dân tộc khác nên muốn tìm hiểu từng dân tộc một phải dùng có lẽ ba ngày ba đêm cũng không thể tìm hiểu hết được.
Phần 2. Vừa tỉnh dậy xong sáng nay mình giật mình vì thấy một chú nhóc ngồi chém trễ trên bậu cửa sổ. Thân nó màu xanh lá chiếc đuôi dài và có bốn chân chắc sau tiếng hét của mình làm nó giật mình bị ngay lúc đó nó quay đầu nhìn mình thăm dò. Vội gọi bố dậy nhưng khi bố đến bên cửa sổ thì không thể nữa đâu nữa. Hay nó chạy mất rồi ? Bố tìm kỹ xung quanh cửa sổ thì phát hiện nó đang bán trên cành cây, chỉ có điều lúc này toàn thân nó có màu nâu Nhạc giống hệt màu cành cây không chú ý sẽ không thể phát hiện. Bố thò tay túm lấy nó và nói con vật nhỏ bé này diễn trò cho con xem. Bố liền thả nó vào một chiếc thùng màu đỏ và điều kỳ diệu đã xảy ra. Lát sau toàn thân nói chuyện thành màu đỏ. Mình đã đoán lê chính là con tắc kè hoa nổi tiếng đây. Wow con xem này đây là con tắc kè hoa Vân báo hiếm có. Một phát hiện tuyệt vời đấy! Rồi bố cặm cụi ghi chép lấy nó trong sổ tay. Bố bảo nơi đây là nơi có nhiều loài động vật bò sát nhất. Có lẽ những ngày tiếp theo mình sẽ phát hiện thêm nhiều điều mới lạ nữa.
Phần 3. Hôm nay chúng mình đi về hướng Tây đến khu bảo tồn thiên nhiên. Anh Raymon Bạn liên hệ trước chỗ cho hai bố con mình. Anh Raymon tỏ vẻ bí mật và nói:” Ở đây có một loại cây rất đặc biệt, lát nữa khi đi qua em đoán xem đó là cây nào nhé!” Bố cũng gật đầu đồng tình. Rút cuộc như thế nào được coi là đặc biệt nhỉ ? Ban đầu, trong đầu mình không hề có khái niệm gì cả, nhưng khi nhìn thấy những cây có thân to to, tròn tròn, trông xa giống như những cây cà rốt khổng lồ, mình liền đoán chắc chắn là chúng rồi. Mình chỉ vào những cây đó hỏi có phải chúng không, anh Raymon cười gật đầu: “ Đúng đấy! Cây này gọi là cây bao báp.” Anh ấy bảo chúng to hơn các cây bình thường rất nhiều chúng là loại cây béo trong các loại cây, vì thế chúng được gọi là cây béo. Để thỏa mãn lòng hiếu kỳ của mình, anh ấy cho xe dừng lại để mình đến gần và quan sát loài cây đặc biệt này khi đến gần cây bao báp , mình thực sự thấy cái tên cây béo mới chuẩn làm sao.
Nhân vật trong sách này là: Cậu bé, bố, anh Raymon
Bạn thích phần nào nhất của cuốn sách? : Em thích nhất phần 3 của cuốn sách.
Bạn có thích cuốn Sách này không? Tại sao?: Em rất thích cuốn sách này vì nó ý nghĩa và thú vị.
Em đánh giá sách này 4.5 trên 5 sao.
(Em có một số lỗi chính tả nên em mong cô thông cảm ạ)
Câu 7:
a, Dấu phẩy thứ nhất dùng để: Đánh dấu ranh giới giữa các từ có cùng chức vụ trong câu (cụ thể là ranh giới giữa hai trạng ngữ thời gian và nơi chốn)
b, Dấu phẩy thứ hai dùng để: Đánh dấu ranh giới giữa các thành phần phụ với chủ ngữ, vị ngữ trong câu.
Vì em cần bài 7 nên anh làm bài 7 thui hi ^^ Em xem có gì không hiểu thì hỏi lại nha!