Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chào mừng bạn tới hoc24. Rất vui khi được làm quen và giúp đỡ bạn.
Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu nặng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”. Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chín chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương.
Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi lòng. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chín chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi.
Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:
“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”
Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việt Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!
Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em:
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy
Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của anh em chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.
Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía.
Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.
- Còn non, còn nước, còn người
Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!
- Bác Hồ là vị Cha chung
Là sao Bắc Đẩu, là vầng Thái dương.
- Tự hào biết mấy Bác ơi
Bác cho con cả cuộc đời tự do
Hay:
Con đang đi giữa đêm trường
Nhờ Cha soi đuốc dẫn đường cho con
Công Cha như nước, như non
Như gương Hồ Thủy, như hòn Thái Sơn.
- Đố ai đếm hết vì sao
Đố ai đếm được công lao Bác Hồ.
Hoặc:
Cụ Hồ như cột trụ đồng
Muốn lay chẳng ngã, muốn rung chẳng rời ...
- Hồ Chí Minh - Người là con sông lớn
Người là mặt trời, Người là mặt trăng.
Mùa lạnh nhắc tên Hồ Chí Minh: Cái bụng ấm,
Mùa nắng nhắc tên Hồ Chí Minh: Mây thêu mặt trời hồng,
Mùa Thu nhắc tên Hồ Chí Minh: Mây lắng trời trong,
Mùa Xuân nhắc tên Hồ Chí Minh: Cây cỏ đâm nhựa trổ bông.
Đồng bào Ê đê, Gia lai, Ba na cũng thường hát:
Lên rừng nhắc tên Hồ Chí Minh/ quên cả chân chồn, leo dốc nhanh
Xuống đồng nhắc tên Hồ Chí Minh/ cấy lúa suốt ngày không thấy mệt.
Bữa ăn nhắc tên Hồ Chí Minh/ đôi đũa và cơm như và ngọc
Nằm ngủ nhắc tên Hồ Chí Minh/ trời tan bóng tối, ấm năm canh.
- Đất nước ta có Cụ Hồ
Cụ Hồ thương dân đất Mường ta, sông bể không bằng.
Hoặc:
Cụ Hồ cái bụng tốt thay
Đưa đến chòm này người cán bộ giỏi giang.
- Đất nước ta có Cụ Hồ
Cụ Hồ thương dân đất Mường ta, sông bể không bằng.
Hoặc:
Cụ Hồ cái bụng tốt thay
Đưa đến chòm này người cán bộ giỏi giang.
- Ngọn Tây Phong Lĩnh Bác trèo
Để giờ có núi, có đèo con qua.
Trường Sơn mây phủ, mưa sa
Chồn chân càng nhớ bước Cha mở đường.
- Tháp Mười đẹp nhứt bông sen
Nước Nam đẹp nhứt có tên Cụ Hồ
Bông sen thì để lễ chùa
Cụ Hồ thì để tôn thờ trong tâm.
- Cụ Hồ ở giữa lòng dân
Tuy xa, xa lắm, nhưng gần, gần ghê,
Mỗi khi thư Cụ gửi về
Rộn ràng khắp chợ cùng quê đón mừng,
Ai ngoài muôn dặm trùng dương
Cũng thường nhận được tình thương Cụ Hồ.
- Văn bản 1: Viết báo cáo là không phù hợp, trong tình huống này phải viết đơn để trình bày hoàn cảnh gia đình và để đạt nguyện vọng của mình
- Văn bản 2: Viết văn bản đề nghị là không đúng trong trường hợp này phải viết báo cáo vì cô giáo chủ nhiệm muốn biết tình hình và kết quả của lớp trong việc giúp đỡ gia đình thương bình liệt sĩ và bà mẹ Việt Nam anh hùng
- Văn bản 3: Trường hợp này không thể viết đơn mà phải viết văn bản đề nghị Ban Giám hiệu nhà trường biểu dương khen thưởng cho bạn H.
ok nh bn bùi minh tuấn ........................................................................ mk kết bn vs bn
thanks