Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong những bài học mà cha ông ta vẫn truyền lại cho thế hệ trẻ có bài học về sự đoàn kết giữa cá nhân và tập thể. Không có cá nhân tách biệt, cũng không có tập thể mà chỉ có một người. Mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể vẫn biểu hiện rất rõ trong cuộc sống của mỗi người. Câu chuyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” đã phản ánh được đúng đắn mối quan hệ gắn bó ấy. Cha ông ta đã kín đáo gửi gắm quan niệm sống cũng như bài học qua câu chuyện dân gian hàm chứa ý nghĩa sâu sắc này.
“Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” là câu chuyện hài hước, dí dỏm kể về cuộc sống của cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng. Chỉ vì sự ganh ghét, đố kị của cô Mắt đã dẫn đến tình huống cả bọn cùng tẩy chay lão Miệng, vì nghĩ rằng lão Miệng không phải làm gì nhưng cũng được hưởng thụ mọi miếng ngon ở trên đời. Suy nghĩ của cô Mắt đã khiến cho cậu Chân, cậu Tay và bác Tai cùng đồng tình ủng hộ.
Và diễn biến câu chuyện cứ thế trở nên phức tạp hơn. Khi nghe sự giải thích của cô Mắt thì tất cả mọi người đều tìm đến lão Miệng và nói “Từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Lâu nay chúng tôi đã cực khổ, vất vả vì ông nhiều rồi”. Mặc dù câu nói thể hiện sự tức giận, bực mình, bức bội bấy lâu nay nhưng suy nghĩ của cô Mắt không phải là không có lí. Vì cô Mắt chỉ nghĩ rằng lão Miệng không phải làm việc vất vả gì, chỉ việc ăn nên gây ra sự ghen ăn tức ở là đúng. Nhưng cô Mắt đã không biết rằng lão Miệng cũng làm, việc mà lão làm hằng ngày chính là nhai thức ăn, giúp nuôi sống cơ thể, để cho các bộ phận khác trên cơ thể có thể khỏe mạnh để hoạt động được.
Tuy nhiên lời giải thích của lão Miệng không được ai lắng nghe và đồng cảm. Sự rạn nứt, tan vỡ của các bộ phận trên cơ thể người cũng từ đó mà hình thành. Một tập thể từng hòa thuận, đoàn kết với nhau giờ bị tách biệt, chia bè kéo cánh.
Và chính suy nghĩ phiến diện của cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai đã dẫn đến nhiều hậu quả tai hại, và cái giá mà họ phải trả cũng rất đắt. Vì không phải làm việc để nuôi lão Miệng nên các bộ phận đó trở nên uể oải, mệt nhọc, không có động lực và tinh thần làm việc. Cậu Chân, cậu Tay cũng không vận động, chạy nhảy nhiều như trước nữa. Cô Mắt không còn tinh anh, suốt ngày mệt mỏi. Tất cả mọi người đều rơi vào trạng thái mệt mỏi, không thiết tha làm việc. Đây chính là hậu quả mà cả bọn phải trả giá, và việc họp nhau bàn lại mọi chuyện cũng xuất phát từ đây.
Bác Tai là người lớn tuổi nhất, đã ngộ ra điều mà bấy lâu nay mọi người vẫn nghĩ không đúng. Bác đã giải thích cho mọi người “Chúng ta lầm rồi các cháu ạ….” Chính lời nói chí lí như thế này đã thuyết phục được cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cùng đi đến nói chuyện với lão Miệng.
Những ngày cô Mắt, cậu Chân, cậu tay và bác Tai không làm việc, không có gì để ăn nên lão Miệng cũng trở nên mệt mỏi và không còn sức sống.
Như vậy qua chi tiết này có thể thấy được nếu như trong một tập thể không có sự đồng lòng và hợp sức của tất cả mọi người thì tập thể đó sẽ rơi vào bệ rạc và không còn một thể thống nhất. Bởi vậy trách nhiệm của mỗi cá nhân là phải cố gắng vì tập thể chứ không phải vì chính bản thân mình.
Câu chuyện kết thúc trong sự hòa thuận, vui vẻ của cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng. Sự hòa thuận này xuất phát từ sự thấu hiểu cho nhau, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau.
Từ câu chuyện hài hước, dí dỏm trên mà chúng ta mới ý thức được mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa cá nhân và tập thể, cách ứng xử của từng cá nhân trong một tập thể cũng hoàn toàn quan trọng, quyết định đến sự tồn tại của tập thể đó.
@.@
lm đc câu 1 thui !
Nghệ thuật:
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo
- Kể bằng ngôi thứ nhất với ngôn ngữ tự sự, câu văn đầy sắc thái, biểu cảm sâu sắc.
- Đặc sắc miêu tả tâm lí nhân vật.
Nhân vật người anh đã tự nhận ra phần hạn chế của bản thân nhờ vào sự độ lượng của cô em gái
Truyện đã miêu tả tinh tế tâm lý nhân vật qua cách kể theo ngôi thứ nhất
Lịch sử chiến tranh Việt Nam - Trung Quốc là những cuộc xung đột, chiến tranh, từ thời Cổ đại đến thời Hiện đại giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đây là các sự kiện nổi bật trong lịch sử Việt Nam.
Những xung đột đó được biết đến từ những truyền thuyết truyền miệng thời xa xưa, như truyền thuyết thời Hồng Bàng, quốc gia Văn Lang của Hùng Vương phải phòng vệ trước sự xâm lược của nhà Ân.
Nhà Tần sau khi thôn tính các quốc gia Trung Nguyên đã tiếp tục tràn xuống phía nam sông Trường Giang, xâm chiếm lãnh thổ các bộ lạc Bách Việt trong đó có Âu Lạc, Thục Phán đã lãnh đạo thành công cuộc chiến 10 năm bảo vệ lãnh thổ (218-208 TCN), nhưng sau đó bị mắc bẫy nên mất quyền cai trị đất nước vào tay nhà Triệu năm 179 TCN (hoặc 207 TCN). Từ đây vùng lãnh thổ độc lập của người Việt phải chịu tình trạng thuộc địa của các triều đại phương bắc Trung Quốc trong 10 thế kỷ (179 TCN- 905 hoặc 111 TCN - 905).[1] Các triều đại của Trung Quốc từng kiểm soát lãnh thổ thuộc Việt Nam ngày nay là Tây Hán (111 TCN-9),Tân (9-23), Đông Hán (23-220) (gián đoạn 40-43 khởi nghĩa Hai Bà Trưng), Đông Ngô (222-280), Tây Tấn (280-316), Đông Tấn (317-420), Lưu Tống (420-479), Nam Tề (479-502), Lương (502-557), Trần (557-589), Tùy (581-619), Đường (618-905).
Người Việt giành được độc lập tự chủ, kết thúc thời kì Bắc thuộc có thể từ năm 905 khi Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ, hay năm 938 khi Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán. Người Việt giành được tự chủ cho mình, nhưng trong suốt hơn hơn 1000 năm tiếp theo cho đến hiện tại xảy ra nhiều cuộc chiến tranh giữa hai quốc gia. Lần gần nhất Trung Quốc phát động chiến tranh vũ trang gây chết nhiều người Việt là năm 1988 (làm chết 64 chiến sĩ hải quân). Từ đó về sau Trung Quốc vẫn còn gây hấn Việt Nam nhưng rất may không có người chết.[2]
Khi nhìn thấy bức tranh của em không chỉ người anh mà chính bản thân chúng ta cũng có nhiều suy nghĩ. Soi vào bức tranh ấy, cũng tức là soi vào tâm hồn trong sáng và nhân hậu của em gái, giúp cho người anh tự nhìn rõ mình hơn để vượt lên được những hạn chế của tính đố kị, lòng tự ái và tự ti. Tình cảm hồn nhiên vô tư của người em đã làm chính người anh nhận ra lỗi sai của bản thân mình. Với các kể chuyện theo ngôi thứ nhất, tác giả đã giúp chúng ta cảm nhận và hiểu sâu sắc nhất những suy nghĩ, tâm trạng của người anh. Truyện đã đem đến cho mỗi người chúng ta bài học ứng xử trong cuộc sống: cần có thái độ thiện chí, có sự trân trọng và niềm vui thực sự chân thành trước thành công hay tài năng của người khác, ngay cả khi người đó là bạn bè trong lớp hay người thân trong gia đình.
_ Nhân vật người trong truyện đã tự nhận ra phần hạn chế của bản thân . Nhờ vào tình cảm và lòng nhân hậu của cô em gái .
-Truyện đã lựa chọn ngôi kể thứ nhất .
Truyện được kể bằng lời kể của nhân vật nguời anh. Lựa chọn như vậy giúp cho việc miêu tả tâm trạng của nhân vật sinh động hơn, có nghĩa là lời kể tự nhiên hơn và bộc lộ tâm trạng kín đáo, sâu sắc hơn. Theo cách kể này thì diễn biến tâm trạng, sự biến đổi về cách nhìn của người anh đối với cô em gái, và cả vẻ đẹp của người em gái sẽ được thể hiện một cách tự nhiên. Qua người anh, ta thấy được sự thức tỉnh của cậu ta, lại vừa thấy rõ vẻ đẹp của cô em gái. Nhờ vậy mà chủ đề tác phẩm càng được bộc lộ sâu sắc. Bài học về sự tự đánh giá, tự nhận thức càng thấm thìa hơn với người anh.
Ăn xong, bố mẹ cho ba đứa lên phòng em chơi. Sau khi đã xem xét căn phòng nhỏ của em, Nô-bi-ta tỏ ý rất thích, chỉ tiếc rằng trông nó hơi bị… luộm thuộm một tí (?!). Sau đó cậu ta khoe:
Đô-rê-mon tài như thế nào cậu biết rồi đấy. Giờ cậu ước điều gì, cậu ấy sẽ thực hiện ngay lập tức.
Đô-rê-mon lườm Nô-bi-ta một cái, nhưng rồi cậu ta cũng nói:
Tớ không làm được tất cả mọi thứ đâu. Nhưng bây giờ cậu muốn đi đâu chơi thật xa, chúng ta sẽ đi. Tớ có mang theo cánh cửa thần kì đây.
Thật đúng dịp. Chả là sáng nay chúng tôi tranh luận với nhau: cô Tấm là người thế nào? Tại sao một người hiền lành, tốt bụng, hiếu thảo như cô Tấm lại có thể hại cô em một cách vô cùng khốc liệt như vậy? Cãi nhau chán không ăn thua, chúng tôi định bụng hỏi cô giáo nhưng cô lại đi họp vắng. Tại sao không tranh thủ lúc này đến hỏi thẳng cô Tấm nhỉ?
Nghe tôi đề đạt yêu cầu, Đô-rê-mon bảo:
Hay đấy! Tớ cũng muốn đến thăm thế giới cổ tích của các bạn. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không đi bằng cánh cửa thần kì mà sẽ sử dụng cỗ xe thời gian này.
Nói rồi cậu ta rút ngay cỗ xe từ trong chiếc túi thần kì ra. Theo lời Đô-rê-mon, tôi vừa nhắm mắt lại, mở mắt ra đã thấy mình đang ở trong một thế giới vô cùng xa lạ. Một cung điện huy hoàng, tráng lệ ở ngay trước mắt. Người hầu kẻ hạ đi lại tấp nập. Thấy một cô gái đang ngồi trên chiếc võng trong vườn, chúng tôi đến hỏi thăm. Không ngờ người đó lại chính là cô Tấm (Nô-bi-ta và tôi, mỗi đứa mất một chiếc bánh rán với Đô-rê-mon về chuyện này). Chúng tôi tranh thủ làm một cuộc phỏng vấn ngăn ngắn:
Chào chị Tấm! Chúng em từ thế kỉ XXI về thăm chị đây.
Chào các em! Các em về thăm chị hay còn muốn hỏi chị gì nữa?
Ba chúng tôi nhìn nhau. Không ngờ chị Tấm lại biết trước việc chúng tôi định làm. Nô-bi-ta nhanh nhảu:
Dạ thưa chị, chúng em vẫn nói với nhau là: “Hiền như cô Tấm”. Chị đã từng phải mò cua, bắt ốc, làm lụng vất vả mà vẫn bị mụ dì ghẻ chửi mắng, bị cô em bắt nạt. Bắt được con cá bống chị cũng không ăn mà lại thả vào chum để nuôi, khi không thể nhặt được số thóc lẫn mà mụ dì ghẻ giao cho, chị chỉ biết khóc… thì đúng là chị hiền thật. Vậy tại sao chị có thể làm được cái việc mà không mấy người dám làm, đó là xui cô Cám dội nước sôi vào người, sau lại đem xác cô Cám làm mắm để gửi về cho mụ dì ghẻ?
Có chuyện như vậy thật ư? Cô Tấm sửng sốt.
Tôi vội đỡ lời:
Đúng thế đấy chị ạ. Em còn mang cả sách theo đây này.
Tôi lấy cuốn sách ra, đọc rành rọt phần kết thúc cho cô Tấm nghe. Nghe xong, cô Tấm ngẩn người ra một lúc. Rồi cô bảo chúng tôi:
Không phải thế đâu các em ạ. Dù ghét, thậm chí căm thù mẹ con Cám đến đâu chăng nữa, sao chị có thể làm nổi một việc kinh khủng như vậy. Chắc là có chuyện nhầm lẫn chi đây. Thật là đáng sợ.
Chúng tôi không biết nói sao, sau khi theo chị đi thăm cung điện, chúng tôi chào chị ra về, lòng không khỏi băn khoăn.
Trong bữa cơm chiều, chúng tôi đem câu chuyện kể lại cho mẹ nghe. Mẹ tôi bảo:
Cô Tấm nói đúng đấy các con ạ. Một người bình thường cũng khó làm nổi việc ấy chứ đừng nói là cô Tấm.
Tôi thắc mắc:
Vậy tại sao trong sách lại có đoạn ấy hả mẹ?
Con phải nhớ rằng, Tấm Cám là một câu chuyện cổ tích. Trước khi được in thành sách cho các con học như bây giờ, nó được lưu truyền qua lời kể của nhân dân. Bởi vậy, nó thể hiện cách nhìn, cách nghĩ và cả quan niệm của nhân dân về đời sống cũng như niềm mơ ước về một xã hội công bằng, trong đó những con người nghèo khổ, chịu nhiều thiệt thòi như cô Tấm phải được sống hạnh phúc, còn những kẻ độc ác như mẹ con Cám phải bị trừng trị đích đáng. Thạch Sanh tha tội chết cho Lí Thông nhưng tội của Lí Thông quá lớn, trời đất làm sao dung tha được. Giả sử cô Tấm có tha tội chết cho Cám thì cô ta cũng sẽ phải chịu cái kết cục như Lí Thông thôi. Nhưng mẹ con Cám còn tàn ác hơn Lí Thông nhiều lần. Lí Thông chỉ đẩy Thạch Sanh đi chết thay mình, hay cùng lắm thì lấy đất lấp cửa hang để Thạch Sanh không lên được, mẹ con Cám thì không chỉ giết chết Tấm một lần. Tấm chết hoá thành chim vàng anh, Cám ***** vàng anh. Tấm hoá thành cây xoan đào, Cám chặt cây xoan đào. Thậm chí khi Tấm hoá thân vào khung cửi, Cám cũng không ngần ngại đốt bỏ cả khung cửi. Cám quyết giết Tấm đến cùng. Với tội ác như vậy, nhân dân ta cho rằng, phải để chính tay Tấm trừng trị Cám thì mới thoả. Hành động của Tấm, cái chết thảm khốc của mẹ con Cám chính là chiến thắng của cái Thiện đối với cái ác sau khi cái Thiện đã phải đấu tranh quyết liệt bằng máu và nước mắt. Trong thực tế, cô Tấm không thể làm được việc đó nhưng nhân dân ta đã trả thù thay cho Tấm, đã dùng trí tưởng tượng để thực thi lẽ công bằng.
À ra thế! Chúng tôi không ngờ chỉ trong thời gian ngắn đã được một bài học thật bổ ích. Đô-rê-mon bảo:
Mình không ngờ, thế giới của các bạn phức tạp thật, nhưng cũng thật lí thú.
Đã đến giờ Đô-rê-mon và Nô-bi-ta phải ra về. Hai cậu hẹn tôi đến mùa hè sang năm sẽ trở lại để cùng nhau khám phá thế giới cổ tích li kì và bí ẩn.
Chúc bạn học tốt.
Hè vừa rồi, Nô-bi-ta và Đô-rê-mon (hai nhân vật trong truyện tranh Đô-rê-mon chúng em vẫn đọc) sang Việt Nam du lịch. May mắn thế nào, hai cậu lại ghé qua nhà em xin ngủ nhờ. Thật là một ngày vui đặc biệt. Ăn xong, bố mẹ cho ba đứa lên phòng em chơi. Sau khi đã xem xét căn phòng nhỏ của em, Nô-bi-ta tỏ ý rất thích, chỉ tiếc rằng trông nó hơi bị... luộm thuộm một tí (?!). Sau đó cậu ta khoe: Đô-rê-mon tài như thế nào cậu biết rồi đấy. Giờ cậu ước điều gì, cậu ấy sẽ thực hiện ngay lập tức. Đô-rê-mon lườm Nô-bi-ta một cái, nhưng rồi cậu ta cũng nói: Tớ không làm được tất cả mọi thứ đâu. Nhưng bây giờ cậu muốn đi đâu chơi thật xa, chúng ta sẽ đi. Tớ có mang theo cánh cửa thần kì đây. Thật đúng dịp. Chả là sáng nay chúng tôi tranh luận với nhau: cô Tấm là người thế nào? Tại sao một người hiền lành, tốt bụng, hiếu thảo như cô Tấm lại có thể hại cô em một cách vô cùng khốc liệt như vậy? Cãi nhau chán không ăn thua, chúng tôi định bụng hỏi cô giáo nhưng cô lại đi họp vắng. Tại sao không tranh thủ lúc này đến hỏi thẳng cô Tấm nhỉ? Nghe tôi đề đạt yêu cầu, Đô-rê-mon bảo: Hay đấy! Tớ cũng muốn đến thăm thế giới cổ tích của các bạn. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không đi bằng cánh cửa thần kì mà sẽ sử dụng cỗ xe thời gian này. Nói rồi cậu ta rút ngay cỗ xe từ trong chiếc túi thần kì ra. Theo lời Đô-rê-mon, tôi vừa nhắm mắt lại, mở mắt ra đã thấy mình đang ở trong một thế giới vô cùng xa lạ. Một cung điện huy hoàng, tráng lệ ở ngay trước mắt. Người hầu kẻ hạ đi lại tấp nập. Thấy một cô gái đang ngồi trên chiếc võng trong vườn, chúng tôi đến hỏi thăm. Không ngờ người đó lại chính là cô Tấm (Nô-bi-ta và tôi, mỗi đứa mất một chiếc bánh rán với Đô-rê-mon về chuyện này). Chúng tôi tranh thủ làm một cuộc phỏng vấn ngăn ngắn: Chào chị Tấm! Chúng em từ thế kỉ XXI về thăm chị đây. Chào các em! Các em về thăm chị hay còn muốn hỏi chị gì nữa? Ba chúng tôi nhìn nhau. Không ngờ chị Tấm lại biết trước việc chúng tôi định làm. Nô-bi-ta nhanh nhảu: Dạ thưa chị, chúng em vẫn nói với nhau là: "Hiền như cô Tấm". Chị đã từng phải mò cua, bắt ốc, làm lụng vất vả mà vẫn bị mụ dì ghẻ chửi mắng, bị cô em bắt nạt. Bắt được con cá bống chị cũng không ăn mà lại thả vào chum để nuôi, khi không thể nhặt được số thóc lẫn mà mụ dì ghẻ giao cho, chị chỉ biết khóc… thì đúng là chị hiền thật. Vậy tại sao chị có thể làm được cái việc mà không mấy người dám làm, đó là xui cô Cám dội nước sôi vào người, sau lại đem xác cô Cám làm mắm để gửi về cho mụ dì ghẻ? Có chuyện như vậy thật ư? Cô Tấm sửng sốt. Tôi vội đỡ lời: Đúng thế đấy chị ạ. Em còn mang cả sách theo đây này. Tôi lấy cuốn sách ra, đọc rành rọt phần kết thúc cho cô Tấm nghe. Nghe xong, cô Tấm ngẩn người ra một lúc. Rồi cô bảo chúng tôi: Không phải thế đâu các em ạ. Dù ghét, thậm chí căm thù mẹ con Cám đến đâu chăng nữa, sao chị có thể làm nổi một việc kinh khủng như vậy. Chắc là có chuyện nhầm lẫn chi đây. Thật là đáng sợ. Chúng tôi không biết nói sao, sau khi theo chị đi thăm cung điện, chúng tôi chào chị ra về, lòng không khỏi băn khoăn. Trong bữa cơm chiều, chúng tôi đem câu chuyện kể lại cho mẹ nghe. Mẹ tôi bảo: Cô Tấm nói đúng đấy các con ạ. Một người bình thường cũng khó làm nổi việc ấy chứ đừng nói là cô Tấm. Tôi thắc mắc: Vậy tại sao trong sách lại có đoạn ấy hả mẹ? Con phải nhớ rằng, Tấm Cám là một câu chuyện cổ tích. Trước khi được in thành sách cho các con học như bây giờ, nó được lưu truyền qua lời kể của nhân dân. Bởi vậy, nó thể hiện cách nhìn, cách nghĩ và cả quan niệm của nhân dân về đời sống cũng như niềm mơ ước về một xã hội công bằng, trong đó những con người nghèo khổ, chịu nhiều thiệt thòi như cô Tấm phải được sống hạnh phúc, còn những kẻ độc ác như mẹ con Cám phải bị trừng trị đích đáng. Thạch Sanh tha tội chết cho Lí Thông nhưng tội của Lí Thông quá lớn, trời đất làm sao dung tha được. Giả sử cô Tấm có tha tội chết cho Cám thì cô ta cũng sẽ phải chịu cái kết cục như Lí Thông thôi. Nhưng mẹ con Cám còn tàn ác hơn Lí Thông nhiều lần. Lí Thông chỉ đẩy Thạch Sanh đi chết thay mình, hay cùng lắm thì lấy đất lấp cửa hang để Thạch Sanh không lên được, mẹ con Cám thì không chỉ giết chết Tấm một lần. Tấm chết hoá thành chim vàng anh, Cám ***** vàng anh. Tấm hoá thành cây xoan đào, Cám chặt cây xoan đào. Thậm chí khi Tấm hoá thân vào khung cửi, Cám cũng không ngần ngại đốt bỏ cả khung cửi. Cám quyết giết Tấm đến cùng. Với tội ác như vậy, nhân dân ta cho rằng, phải để chính tay Tấm trừng trị Cám thì mới thoả. Hành động của Tấm, cái chết thảm khốc của mẹ con Cám chính là chiến thắng của cái Thiện đối với cái ác sau khi cái Thiện đã phải đấu tranh quyết liệt việc ấy chứ đừng nói là cô Tấm. Tôi thắc mắc: Vậy tại sao trong sách lại có đoạn ấy hả mẹ? Con phải nhớ rằng, Tấm Cám là một câu chuyện cổ tích. Trước khi được in thành sách cho các con học như bây giờ, nó được lưu truyền qua lời kể của nhân dân. Bởi vậy, nó thể hiện cách nhìn, cách nghĩ và cả quan niệm của nhân dân về đời sống cũng như niềm mơ ước về một xã hội công bằng, trong đó những con người nghèo khổ, chịu nhiều thiệt thòi như cô Tấm phải được sống hạnh phúc, còn những kẻ độc ác như mẹ con Cám phải bị trừng trị đích đáng. Thạch Sanh tha tội chết cho Lí Thông nhưng tội của Lí Thông quá lớn, trời đất làm sao dung tha được. Giả sử cô Tấm có tha tội chết cho Cám thì cô ta cũng sẽ phải chịu cái kết cục như Lí Thông thôi. Nhưng mẹ con Cám còn tàn ác hơn Lí Thông nhiều lần. Lí Thông chỉ đẩy Thạch Sanh đi chết thay mình, hay cùng lắm thì lấy đất lấp cửa hang để Thạch Sanh không lên được, mẹ con Cám thì không chỉ giết chết Tấm một lần. Tấm chết hoá thành chim vàng anh, Cám ***** vàng anh. Tấm hoá thành cây xoan đào, Cám chặt cây xoan đào. Thậm chí khi Tấm hoá thân vào khung cửi, Cám cũng không ngần ngại đốt bỏ cả khung cửi. Cám quyết giết Tấm đến cùng. Với tội ác như vậy, nhân dân ta cho rằng, phải để chính tay Tấm trừng trị Cám thì mới thoả. Hành động của Tấm, cái chết thảm khốc của mẹ con Cám chính là chiến thắng của cái Thiện đối với cái ác sau khi cái Thiện đã phải đấu tranh quyết liệt bằng máu và nước mắt. Trong thực tế, cô Tấm không thể làm được việc đó nhưng nhân dân ta đã trả thù thay cho Tấm, đã dùng trí tưởng tượng để thực thi lẽ công bằng. À ra thế! Chúng tôi không ngờ chỉ trong thời gian ngắn đã được một bài học thật bổ ích. Đô-rê-mon bảo: Mình không ngờ, thế giới của các bạn phức tạp thật, nhưng cũng thật lí thú. Đã đến giờ Đô-rê-mon và Nô-bi-ta phải ra về. Hai cậu hẹn tôi đến mùa hè sang năm sẽ trở lại để cùng nhau khám phá thế giới cổ tích li kì và bí ẩn.