Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo nhé:
Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành bài ca, tiếng hát của cả cộng đồng dân tộc. Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành tiếng gọi của lương tâm. Đồng cảm và sẻ chia đã trờ thành sức mạnh đẩy lùi khó khăn, hoạn nạn. "Thương người như thể thương thân" là đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Tình thương là lẽ sống tốt đẹp của triệu triệu con người Việt Nam. Truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, ngày một phát triển mạnh mẽ và sâu sắc. Tình thương, lòng nhân ái là một biểu hiện rõ nét về đạo đức của mỗi người. Tình thương, lòng nhân ái được biểu hiện một cách cụ thể qua thái độ và hành động, đó là đồng cảm và sẻ chia. Đồng cảm và sẻ chia giúp cho chúng ta thành công, giúp cho chúng ta hạnh phúc, đúng như Erich fromm đã từng nói: "Bạn đạt được hạnh phúc và thành công của mình chỉ khi bạn sẵn sàng hào phóng chia sẻ chúng". Đồng cảm, chia sẻ có khi là lòng thương người, hiểu thấu nỗi lòng và đồng cảm, chia sẻ với họ, hay họ chia sẻ với mình... Đó là tình thương, lòng quan tâm, tình đồng cảm, "chúng ta vốn là những thiên thần, chúng ta phải biết đồng cảm , yêu thương lẫn nhau để mọc cánh bay lên" - Willam arthur Ward. Tuy nhiên, vẫn có một số người sống ích kỉ, chỉ biết nhận lại chứ không biết cho đi. Họ chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình mà không quan tâm đến người khác muốn gì, nghĩ gì, cần giúp đỡ gì. Đứng trước hiện tượng này, tất cả chúng ta cần học cách đồng cảm, sẻ chia với những người xung quanh từ những việc làm nhỏ nhất: gửi lời chào tới bố mẹ trước khi đi học, chúc người bạn cùng bàn một ngày tốt lành khi tới lớp… Như vậy, chắc chắn cuộc sống ý nghĩa hơn rất nhiều. Bởi đúng như một nhà văn Nga từng nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương của con người”.
Em viết theo các ý chị gợi ý nhé:
Nêu lên vấn đề cần bàn (VD: Nghị lực sống là một trong những điều quan trọng nhất của cuộc sống hiện nay...)
Khái niệm nghị lực sống?
Người có nghị lực sống là người như thế nào?
Vai trò của nghị lực sống?
Dẫn chứng?
Trái với có nghị lực sống là gì?
Bản thân em sẽ làm gì để có thêm nghị lực sống?
Kết luận.
Em tham khảo !
Lòng tự trọng là một trong những đức tính cao quý của con người, mà mỗi chúng ta đều cần phải có phẩm chất đó. Lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân và những người xung quanh ta. Người có lòng tự trọng sẽ biết bảo vệ lòng tự trọng của mình. Hằng ngày, ai cũng biểu hiện ra lòng tự trọng của mình. Khi chúng ta giao tiếp với người khác, khi chúng ta làm việc, chúng ta tự đánh giá bản thân mình. Một người có lòng tự trọng được thể hiện qua cảm thấy có giá trị và được chấp nhận bởi những người khác, cảm thấy xứng đáng được đối xử công bằng, tôn trọng, chấp nhận và tôn trọng chính mình ngay cả khi bạn sai lầm, tin vào bản thân, dù có thể bạn không đạt tới thành công ngay từ lần đầu tiên. Ví dụ như khi học sinh đi thi không quay cóp, gian lận, luôn làm bài tập đầy đủ, vâng lời thầy cô,... Lòng tự trọng là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên giá trị bản thân của một người đồng thời nó là nền tảng điều chỉnh suy nghĩ, hành động giúp bạn giao tiếp một cách hiệu quả. Người có lòng tự trọng sẽ biết cách hoàn thiện bản thân mình để trở thành một người được nhiều người yêu mến. Trái lại, với những người không có lòng tự trọng sẽ phải sống trong sự cô lập với xã hội vì không có các mối quan hệ. Vì vậy chúng ta cần phải coi trọng, giữ gìn phẩm cách, cư xử đàng hoàng, đúng mực, luôn làm tròn trách nhiệm được giao phó, không để người khác phải chê trách, nhắc nhở, rèn luyện cách đối nhân xử thế và luôn thân thiện cởi mở với mọi người xung quanh, có được như vậy chúng ta mới đem lại được giá trị to lớn cho cuộc sống.
Tham khảo:
1. Phân tích đề
– Yêu cầu đề bài: Trình bày quan niệm, suy nghĩ của em về lòng tự trọng
– Phạm vi tư liệu dẫn chứng: những sự việc, hành động biểu hiện cho lòng tự trọng trong cuộc sống.
– Phương pháp lập luận chính: giải thích, bình luận
2. Hệ thống luận điểm
– Luận điểm 1. Giải thích khái niệm lòng tự trọng
– Luận điểm 2: Biểu hiện của lòng tự trọng
– Luận điểm 3: Vai trò của lòng tự trọng
– Luận điểm 4:Bài học nhận thức và hành động
3. Dàn ý nghị luận về lòng tự trọng
Mở bài nghị luận về lòng tự trọng
– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Lòng tự trọng là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người.
Thân bài nghị luận về lòng tự trọng
* Luận điểm 1. Giải thích khái niệm lòng tự trọng
– Lòng tự trọng là ý thức coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của bản thân, coi trọng giá trị của bản thân.
– Tại sao cần phải có lòng tự trọng?
+ Tự trọng giúp bản thân mỗi người nhìn nhận đúng cái sai, những điểm chưa hoàn thiện
+ Tự trọng giúp chúng ta thành công trong học tập và công việc bởi: Người tự trọng sẽ làm việc bằng thực lực của chính bản thân mình
+ Tự trọng giúp chúng ta sống đẹp sống có ích -> Xã hội lành mạnh hơn
+ Lòng tự trọng khơi nguồn các đức tính tốt đẹp khác
+ Có tự trọng chúng ta mới có thể học được cách tôn trọng người khác
* Luận điểm 2: Biểu hiện của lòng tự trọng
– Có suy nghĩ, hành động và cách ứng xử đúng với lương tâm và đạo lí.
– Nói đi đôi với làm
– Cố gắng làm bài tập về nhà bằng chính khả năng của mình, không coi cóp, gian lận
– Khi có khuyết điểm chân thành sửa sai và nhận lỗi.
– Nhìn thẳng vào hạn chế của mình khi không đủ khả năng đảm đương một công việc.
– Luôn có ý thức tự giác vươn lên để khẳng định mình ngay cả khi gặp khó khăn, trắc trở.
– Chú ý cả đến lời nói khi giao tiếp.
– Biết giữ lời hứa, tôn trọng mọi người.
– Luôn làm tốt nhiệm vụ không để ai nhắc nhở hoặc chê trách.
– Có thái độ sống hòa nhã với mọi người, tôn trọng người già, nhường nhịn trẻ em
* Luận điểm 3: Vai trò của lòng tự trọng
– Luôn giúp ta tự tin vào việc mình làm, luôn chủ động vững vàng trong mọi công việc, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn thử thách.
– Luôn giúp ta lạc quan, yêu đời
– Luôn giúp ta được mọi người tôn trọng
– Góp phần xây dựng xã hội văn minh.
– Dẫn chứng:
+ Trần Bình Trọng: Ta thà làm quỷ nước Nam/ Còn hơn làm vương đất Bắc.
+ Người Nhật: Sau chiến tranh Thế giới thứ II, sau vụ động đất, sóng thần vừa qua…
+ Hồi World Cup năm 2002, tổ chức tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Rất nhiều người hâm mộ từ châu Âu sang Nhật xem bóng đá. Trong các sân vận động, sau khi trận đấu kết thúc, người xem ra về, nhưng người Nhật nán lại nhặt các vỏ đồ hộp, chai, lọ, rác vứt rải rác trong sân vận động, để mang ra thùng rác bên ngoài. Nhiều người hâm mộ Tây thấy xấu hổ, cũng quay lại, học người Nhật, nhặt các vỏ chai lọ, đồ hộp, bao giấy mà mình vứt lại, mang ra thùng rác.
+ Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân.
* Luận điểm 4: Bài học nhận thức và hành động
– Để xây dựng lòng tự trọng bản thân mỗi con người phải luôn có ý thức học tập và rèn luyện, nói phải đi đôi với làm.
– Rèn luyện lòng tự trọng là đấu tranh với chính bản thân mình để có suy nghĩ và hành động đúng đắn.
– Luôn sống một cách chan hòa, làm những điều tốt đẹp tránh xa cái xấu
– Nhận thức những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để phát huy và sửa chữa
– Lòng tự trọng là sự song hành giữa nhận thức, lời nói và hành động.
– Lòng tự trọng có lợi không chỉ cho bản thân mình mà còn tạo nên một cộng đồng, xã hội văn minh hơn.
– Gia đình, nhà trường cần giáo dục cho con em mình lòng tự trọng để có thái độ sống tốt.
* Bàn luận mở rộng
– Cần phân biệt tự trọng với tự cao, tự đại
– Bên cạnh những con người giàu lòng tự trọng, vẫn tồn tại những người thiếu tự trọng, đánh mất lòng tự trọng của bản thân:
+ Làm những việc trái đạo lí, vô lương tâm, đánh mất nhân cách của bản thân.
+ Nói năng ứng xử thiếu văn hóa
+ Học sinh vô lễ với thầy cô
+ Lười lao động, học tập
+ Sống lợi dụng, dựa dẫm, gặp khó khăn thì nản chí, nản lòng…
-> Tất cả những hành động việc làm đó cần bị phê phán.
Kết bài nghị luận về lòng tự trọng
– Khẳng định lại vấn đề: Lòng tự trọng là một đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần có để hoàn thiện bản thân mình.
– Mỗi người chúng ta hãy luôn sống giàu lòng tự trọng để xã hội trở nên tốt đẹp.
Gợi ý cho em các ý để em viết nhé:
Mở đoạn: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Thái độ lạc quan là điều rất quan trọng trong cuộc sống hiện nay...)
Thân đoạn:
Bàn luận:
Nêu khái niệm tình lạc quan là gì?
Vai trò của tình lạc quan:
+ Giúp ta có tinh thần thoải mái, yêu đời hơn
+ Giúp bình tĩnh giải quyết được mọi vấn đề theo hướng tích cực nhất
+ Ta sẽ được mọi người yêu quý hơn
...
Dẫn chứng:
Ví dụ: Lấy dẫn chứng là cơn mưa trong câu đầu của đoạn ngữ liệu.
Bàn luận mở rông:
Trái với thái độ lạc quan là gì?
Bản thân em đã làm gì để thể hiện thái độ lạc quan?
Kết đoạn.
Trình bày 1 lần nữa suy nghĩ của em về thái độ lạc quan.
_mingnguyet.hoc24_
Mở đoạn: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Thái độ lạc quan là điều rất quan trọng trong cuộc sống hiện nay...)
Thân đoạn:
Bàn luận:
Nêu khái niệm tình lạc quan là gì?
Vai trò của tình lạc quan:
+ Giúp ta có tinh thần thoải mái, yêu đời hơn
+ Giúp bình tĩnh giải quyết được mọi vấn đề theo hướng tích cực nhất
+ Ta sẽ được mọi người yêu quý hơn
...
Dẫn chứng:
Ví dụ: Lấy dẫn chứng là cơn mưa trong câu đầu của đoạn ngữ liệu.
Bàn luận mở rông:
Trái với thái độ lạc quan là gì?
Bản thân em đã làm gì để thể hiện thái độ lạc quan?
Kết đoạn.
Trình bày 1 lần nữa suy nghĩ của em về thái độ lạc quan.
Sự nỗ lực hết mình trong cuộc sống là một khía cạnh quan trọng để chúng ta đạt được thành công và đạt được mục tiêu của mình. Đó là sự cống hiến tuyệt đối và không ngừng nghỉ để đạt được những điều mà chúng ta mong muốn. Ý nghĩa của sự nỗ lực hết mình không chỉ là về việc đạt được thành công mà còn là về quá trình phát triển bản thân và trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Đầu tiên, sự nỗ lực hết mình giúp chúng ta vượt qua những khó khăn và thách thức trong cuộc sống. Cuộc sống không phải lúc nào cũng suôn sẻ và dễ dàng. Chúng ta thường gặp phải những trở ngại và thử thách mà không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, khi chúng ta nỗ lực hết mình, chúng ta có thể vượt qua những khó khăn này và tiến lên phía trước. Sự nỗ lực hết mình giúp chúng ta không bỏ cuộc và không đánh mất hy vọng. Nó truyền động lực và sự kiên nhẫn để chúng ta tiếp tục cố gắng và không ngừng nghỉ. Thứ hai, sự nỗ lực hết mình giúp chúng ta phát triển bản thân và trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Khi chúng ta đặt mục tiêu và nỗ lực hết mình để đạt được chúng, chúng ta không chỉ đạt được thành công mà còn trở nên mạnh mẽ và tự tin hơn. Quá trình nỗ lực hết mình giúp chúng ta khám phá và phát triển những khả năng tiềm ẩn của bản thân. Chúng ta học cách vượt qua giới hạn và phát triển những kỹ năng mới. Sự nỗ lực hết mình cũng giúp chúng ta rèn luyện sự kiên nhẫn và sự kiên trì, hai yếu tố quan trọng để đạt được thành công trong cuộc sống. Cuối cùng, sự nỗ lực hết mình mang lại cho chúng ta cảm giác tự hào và hạnh phúc. Khi chúng ta đạt được những mục tiêu mà chúng ta đã đặt ra và nhìn lại quá trình chúng ta đã đi qua, chúng ta cảm thấy tự hào về những gì chúng ta đã đạt được. Sự nỗ lực hết mình cũng mang lại cho chúng ta cảm giác hạnh phúc và thỏa mãn vì chúng ta biết rằng chúng ta đã đặt tất cả sức lực và tâm huyết vào những gì chúng ta làm. Trong cuộc sống, sự nỗ lực hết mình là một yếu tố quan trọng để đạt được thành công và đạt được mục tiêu của chúng ta. Nó giúp chúng ta vượt qua khó khăn, phát triển bản thân và mang lại cảm giác tự hào và hạnh phúc. Vì vậy, hãy luôn nỗ lực hết mình và không ngừng nghỉ để đạt được những điều mà chúng ta mong muốn trong cuộc sống.