K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 5 2021

Di sản văn hóa là tài sản quý báu của mỗi dân tộc. Qua các di sản văn hóa, con người có thể hiểu sâu sắc về cuộc sống lao động sản xuất, đời sống tinh thần và trình độ phát triển của dân tộc ấy qua nhiều thời đại. Trước sự tàn phá của thời gian và con người, các di sản văn hóa đang dần bị tổn hại nghiêm trọng. Có di sản đang đứng trước nguy cơ biến mất mãi mãi. Bảo vệ di sản văn hóa dân tộc là một nhiệm vụ cấp bách, cần quyết liệt thực hiện trong thời đại ngày nay.

Di sản văn hóa là những sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và phi vật thể có giá trị về khoa học, lịch sử, đời sống văn hóa dân tộc.

Di sản văn hóa là kết tinh sức lao động, tình cảm và trí tuệ của con người đã gửi gắm vào thời gian. Trải qua năm tháng, những di sản ấy càng thêm có giá trị và cần phải bảo vệ, gìn giữ. Mỗi di sản văn hóa đều chứa đựng trong nó tính thời gian. Nó còn là nhân chứng sống động của lịch sử. Di sản văn hóa thể hiện sâu sắc lịch sử đời sống tinh thần và lao động sản xuất của con người. Bằng tất cả niềm tin, con người muốn phản ánh đời sống đương thời qua một công trình xây dựng.

Mỗi di sản văn hóa là bằng chứng xác thực, có giá trị khoa học cao. Qua các di sản văn hóa, các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu đời sống dân tộc trong thời đại nó ra đời cho đến nay. Không gì lưu giữ dấu tích cuộc sống tốt hơn là các di sản văn hóa. Không giống như các công trình khác, di sản văn hóa mất đi sẽ mãi mãi không thể nào có lại được. Nó chỉ có ý nghĩa khi còn giữ đúng nguyên trạng mà lịch sử đã tạo tác và khẳng định.

Di sản văn hóa bởi thế trở thành tài sản quý báu của dân tộc. Mỗi di sản văn hóa có giá trị kết nối quá khứ với hiện tại. Đồng thời, mở hướng cho con người tiến đến tương lai. Mỗi di sản văn hóa là một niềm tự hào lớn lao về quá khứ lịch sử hào hùng, bất khuất mà bình dị, thắm đượm nghĩa tình của dân tộc.

Bởi các di sản văn hóa có tuổi thọ cao và đang bị tàn phá bởi thời gian và con người. Bảo vệ, gìn giữ và trùng tu các di sản văn hóa là nhiệm vụ cấp bách của đất nước. Kiến trúc cổ không chỉ là một công trình. Nó tồn tại lâu hơn các thế hệ, định hình văn hóa, cảnh quan xã hội, dõi theo chúng ta, kiên trì và liên tục, trong khi chúng ta bị cuốn vào những chi tiết vụn vặt trong cuộc đời ngắn ngủi của mình.

Học sinh hôm nay là thế hệ làm chủ đất nước ở tương lai. Không ai khác, mỗi học sinh cần phải có ý thức về trách nhiệm của mình đối với các di sản dân tộc. Bảo vệ di sản là bảo vệ các giá trị tinh thần vô giá, mất đi rồi mãi mãi chúng ta không bao giờ có lại được nữa.

Để gìn giữ các di sản văn hóa dân tộc, nhà nước đã có chính sách cụ thể. Đồng thời cũng quy định về quyền hạn và trách nhiệm của mỗi công dân đối với các di sản văn hóa dân tộc.

Trước hết, mỗi học sinh phải biết tôn trọng và tự hào đối với những di sản văn hóa của dân tộc. Bởi đó không chỉ là những công trình xây dựng, không chỉ là cái đẹp của tinh thần mà đó là văn hóa. Lớp lớp cha ông đã không tiếc tiền của, vật chất, sức lực bồi đắp cho các di sản ấy. Bổn phận của chúng ta là phải biết giữ gìn và phát huy các giá trị ấy. Hãy làm cho nó thêm giá trị trong đời sống ngày nay.

Học sinh cần có ý thức bảo vệ, giữ gìn những di sản văn hóa của dân tộc. Không được xâm hại hay xúc phạm đến các di sản văn hóa. Không đập phá các di sản văn hóa. Không lấy cắp cổ vật về nhà. Giữ gìn sạch đẹp di tích, danh lam thắng cảnh. Nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa.

Quyết liệt chống lại các hành động phá hoại, xúc phạm di sản văn hóa dân tộc. Không ai có quyền làm tổn hại nó. Bởi nó là tài sản quý báu và không thể thay thế được của toàn dân tộc. Nó là kết tinh của tình cảm và trí tuệ của cha ông để lại. Cần phải tôn trọng và gìn giữ quá khứ dân tộc như gìn giữ sinh mệnh của chính mình. Đánh mất đi quá khứ sẽ là một tổn thất lớn nhất đối với con người.

Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều học sinh không có ý thức giữ gìn và bảo vệ các di sản văn hóa dân tộc. Họ cho rằng nó không là của ai. Nó lạc hậu và cũ kỹ, không giá trị gì. Đó là nhận thức hết sức sai lầm và vô cảm. Bởi vậy, họ thường có thái độ xúc phạm đến các giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc. Thậm chí, họ còn có hành động cố tình phá hoại các di sản vật chất. Những học sinh như thế thật đáng chê trách.

Di sản văn hóa là báu vật thiêng liêng của dân tộc. Đó là tài sản chung của mọi người. Hãy bảo vệ những di sản văn hóa của dân tộc ngay từ bây giờ. Đồng thời không ngừng phát huy giá trị của nó ngày càng tốt đẹp hơn

Mỗi học sinh cần có ý thức giữ gìn và bảo vệ các di sản văn hóa của dân tộc và hành động ngay từ bây giờ. Đừng nghĩ về giá trị vật chất của các di sản văn hóa. Hãy nghĩ về giá trị tinh thần, lịch sử, khoa học mà nó chứa đựng ở trong mình. Hãy nghĩ về sức lao động của cha ông qua lớp lớp thời gian đã kết tinh trong mỗi di sản để cảm thấy tự hào hơn, kính trọng hơn đối với các di sản văn hóa của dân tộc.

7 tháng 5 2021

địt cụ nhìn mặt ngáo vãi lồn đéo muốn hỏi nữa

5 tháng 5 2021

Mai mk lm cho bn nha

31 tháng 8 2018

Mấy anh chi CTV giúp em với

31 tháng 8 2018

BẠN ƠI, MK GỬI CHO BẠN MÀ LỘN CÁI BÀI TRÊN NHÉ. XIN LLÕI BẠN NHỀU 

MK SẼ TK ĐỀN NHÉ.

19 tháng 3 2021

Trong cuộc đời của mỗi con người, người ta có thể đi đến nhiều nơi hay có nhiều nơi để đến nhưng duy nhất chỉ có một nơi để trở về đó chính là gia đình. Gia đình là duy nhất và thiêng liêng nhất với mỗi người, chỉ có tình cảm gia đình mới là thứ tình cảm vô điều kiện, giống như câu nói "Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc". Vai trò của gia đình đối với cuộc sống con người là vô cùng quan trọng, dù cuộc đời bạn có tốt đẹp đến đâu nhưng nếu không có gia đình thì đó vẫn chỉ là cuộc đời bất hạnh.

Vậy gia đình là gì và chúng ta hiểu như thế nào là gia đình? Theo định nghĩa khoa học, gia đình là một cộng đồng người cùng chung sống, gắn bó với nhau bằng các mối quan hệ huyết thống, hôn nhân và tình cảm, cũng có thể là quan hệ nuôi dưỡng hay giáo dục. Gia đình đã tồn tại từ rất sớm và trải qua quá trình phải triển lâu dài, có thể nói gia đình có ý nghĩa quan trọng không chỉ với con người mà còn tác động mạnh mẽ đến xã hội. Đối với xã hội, gia đình là một thiết chế xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xã hội hóa con người. Đối với con người, gia đình mang nhiều vai trò quan trọng bậc nhất mà không có một tổ chức hay cộng đồng nào có thể thay thế được. Gia đình là nơi có cha và mẹ của ta, là nơi ta được sinh ra, là cội nguồn tồn tại của ta trên cõi đời này; mọi người trong gia đình đã cho ta được tồn tại, được yêu thương vô bờ bến. Cho ta một không gian sống để bước những bước đầu tiên trong cuộc đời, khi ta còn quá non nớt và bé bỏng, gia đình là nơi chăm sóc, nuôi dưỡng và che chở cho ta được an toàn lớn lên. Chỉ có tình cảm của những người trong gia đình mới là thứ tình cảm cho đi mà không cần nhận lại, nơi đó chan chứa bao nhiêu tình cảm thương yêu, đùm bọc và cao đẹp mà những người thân dành cho nhau. Đến khi chúng ta lớn lên và trưởng thành, bước ra ngoài cuộc sống để mưu sinh, ai cũng phải đối mặt với khó khăn và thử thách của cuộc đời, đứng trước khó khăn đó gia đình chính là điểm tựa vững chắc cho ta sức mạnh và niềm tin giúp đỡ ta vượt qua khó khăn. Dù có thất bại hay gục ngã trước sóng gió cuộc đời, chúng ta vẫn có một nơi bình yên nhất là mái ấm gia đình để trở về. Mãi cho đến khi cuối đời, chúng ta đã nếm trải đủ vị đắng cay ngọt bùi của cuộc sống, đã đến lúc nghỉ ngơi thì gia đình lại là một bến đỗ cho tất cả mọi người.

Ai chẳng muốn những năm tháng còn lại của cuộc đời được sống bên người thân yêu, được sống trong tình cảm yêu thương, tránh xa mọi bộn bề và bon chen của cuộc sống, có gia đình để nương tựa lúc về già là hạnh phúc lớn lao. "Gia đình giống như một cái cây", mỗi cá nhân chúng ta giống như cành cây, trưởng thành theo nhiều hướng khác nhau nhưng vẫn chung một cội rễ. Gia đình chính là nơi nuôi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách con người cho chúng ta, mái ấm gia đình cũng là mái trường đầu tiên ta được học, học từ những thứ căn bản, đơn sơ nhất trong nếp sống, sinh hoạt đến cách đối nhân xử thế. Chính vì vậy, người ta thường nói gia đình phải có gia phong, lễ nghĩa, nề nếp và nếp sống của gia đình sẽ quyết định đến chiều hướng phát triển nhân cách của chúng ta. Một gia đình gia giáo, con cái được dạy dỗ đến nơi đến chốn sẽ trở thành những người có phẩm chất, nhân cách tốt đẹp, ngược lại nếu gia đình thường bất hòa, mâu thuẫn và chia rẽ sẽ khiến con cái lớn lên trong ác cảm, tự ti và thù hận. Nếu điều hạnh phúc nhất là có gia đình thì điều tồi tệ nhất chính là sự tan vỡ gia đình. Đối với người đã trưởng thành, đó là một mất mát to lớn, khiến họ mất đi chỗ dựa, chẳng còn bến đỗ bình yên để trở về, nhưng đã trưởng thành vẫn còn may mắn hơn là trẻ thơ, nếu trẻ thơ mất đi gia đình sẽ trở thành trẻ mồ côi, cơ nhỡ, không người chăm sóc, lang thang đầu đường xó chợ. Có thể nói, gia đình tan vỡ trẻ em sẽ là người chịu tổn thương và bất hạnh nhất. Đối với xã hội, khi gia đình tan vỡ giống như mất đi một tế bào có lợi, sản sinh ra thêm nhiều tế bào có hại, bởi không có gia đình con người ta khó được giáo dục nên người, khi ra ngoài xã hội chỉ gây ra những tệ nạn, thói hư tật xấu làm ảnh hưởng đến mọi người và bộ mặt xã hội.

Mỗi cá nhân chúng ta phải cảm thấy thật may mắn khi có được mái ấm gia đình bởi ngoài kia còn có biết bao nhiêu người bất hạnh không có gia đình. Nhìn vào họ, ta hãy cố gắng gìn giữ hạnh phúc gia đình, nâng cao trách nhiệm của bản thân với những người thân trong gia đình, không nên vì bất cứ lý do gì mà làm tổn hại đến chính mái nhà hạnh phúc và những người yêu thương mình.

bn tham khảo để lọc ý kiến nha

10 tháng 2 2020

Google đi

10 tháng 2 2020

google làm gì có , mình tra rồi

15 tháng 9 2021

Với mỗi chúng ta, ngày đầu tiên đi học có lẽ là khoảnh khắc chẳng thể nào quên trong kí ức tuổi thơ. Với em ngày đó vừa trang trọng, đánh dấu sự  trưởng thành của mỗi người nhưng cũng đầy háo hức, thú vị khi có thêm bạn mới, thầy cô mới. Buổi sáng hôm đó, em thay bộ quần áo mới tinh tươm có gắn phù hiệu của trường đầy trang nghiêm bên cánh tay trái, điều đó như nhắc nhở em phải luôn cố gắng học tập để xứng đáng với ngôi trường thân yêu. Theo bước chân mẹ, em tới trường trong niềm hân hoan, ngôi trường hôm nay nay rực rỡ cờ hoa. Xung quanh em là rất nhiều bạn nhỏ đang ríu rít hỏi nhau về tên gọi hay tên lớp để cùng nhau làm quen. Trên các lớp học, những dãy bàn được xếp ngay ngắn cùng với bảng đen sạch sẽ, sẵn sàng chào đón chúng em trong một năm học mới. Tiếng trống trường dồn dập, thúc giục chúng em về đứng theo hàng của lớp mình và buổi lễ khai giảng diễn ra trong không khí trang nghiêm. Sau đó, chúng em vào lớp và cô giáo chủ nhiệm chào đón chúng em từ khung cửa gắn biển chữ trang trọng: lớp 1A2. Nụ cười hiền hòa, ấm áp của cô và sự gần gũi của bạn bè khiến em cảm thấy thêm yêu ngôi nhà thứ hai thân thiết sẽ cùng em gắn bó . Những kỉ niệm về ngày khai trường đầu tiên mãi là những kỉ niệm ngọt ngào và đáng nhớ trong em

thanghoa

15 tháng 9 2021

bài mạng hả bn

 

25 tháng 6 2018

Người Việt Nam ta vốn rất yêu hoa mến cảnh. Trong không gian sống lúc nào cũng có cây xanh che bóng, hoa nở trên cành. Vườn cây chim chóc líu lo, bướm ong rập rờn tìm mật. Lại thêm dòng nước róc rách chảy, gió lùa trên khe đá càng làm cho cuộc sống thêm phần thơi thả. Đặc biệt, trong vườn xuân không thể nào thiếu hình ảnh cây hoa mai. Hoa mai nở rộ trong ngày tết cổ truyền dân tộc đem đến cho ta biết bao cảm xúc cao đẹp. Nó nhắc nhở ta nhớ về cội nguồn dân tộc và tình yêu đối với cuộc sống. (Biểu cảm về hoa mai)  

    Cây hoa mai gắn bó với làng quê ruộng vườn xứ sở Việt Nam từ bao đời nay. Từ thuở mới khai thiên lập địa, mở mang miền đất này, cây mai đã gắn bó với con người. Thật đẹp đẽ biết bao khi buổi sớm thức dậy đã thấy mai vàng nở rộ một góc sân nhà. Mới đêm qua thôi, từng búp nụ còn e ấp trên cành, thân cây gầy guộc không hứa hẹn tươi xanh. Thế mà sáng ra, một tòa sắc hoa vàng đã ngự trị cả không gian. Hoa mai kết chùm rung rinh trước gió. Những cánh hoa xinh tựa như những ngón tay bé xíu vẫy gọi ánh trời.

Hoa mai thường có năm cánh. Một vài loài hoa mai có thể có nhiều cánh hơn. Những cánh hoa vàng mỏng manh kết dính ở tâm đài hoa rồi vươn ra bốn phía. Hoa mai đã nở là vươn ra hết mình chứ không khép nép như hoa hồng hay hoa cúc. Nhị hoa bé xíu rung rinh dưới nắng. Buổi sớm sương nhiều đọng trên nhị hoa. Khi ánh nắng lên, cả chùm hoa long lanh như giát ngọc.

Cây mai cũng có nhiều loại. Loại chỉ nở hoa vào mùa xuân gọi là mai xuân. Có loại nở hoa hai lần trong năm gọi là nhị độ mai (mai nở hai lần). Nước ta có cả hai loại mai này. Cho nên dù đi đến đâu, dù đang ở mùa nào ta vẫn thường thấy hoa mai lác đác nở trong vườn gọi về khí xuân. Dù là loài mai nào thì cứ đến độ đầu xuân hoa mai lại nở. Khắp cả đất trời, hoa mai vàng dệt nên bầu trời xuân. Từ khu vườn bé nhỏ, đến đồi núi từng cao, đâu có mai, nơi đó xuân tươi dào dạt, thắm tươi.

Cmai vàng rễ cắm sâu trong lòng đất, không bị ngã trước gió bão. Cây mai vẫn sống bền bỉ theo năm tháng vươn mình ươm chồi nẩy lộc như con người Việt Nam dù ở đâu cũng gìn giữ đạo lí ân nghĩa và cội nguồn văn hóa tốt đẹp của tổ tiên. Đời đời người nông dân vẫn kiên trì với ruộng vườn, giữ gìn nếp sống ân tình, thủy chung. Họ cũng kiên trung, rắn rỏi như mai. Trong cuộc sống lao động bình dị vẫn luôn nuôi dưỡng trong tâm hồn tình yêu hoa cảnh. Nó không làm cuộc sống khá hơn những sẽ dễ chịu hơn.

Hoa mai vàng rực rỡ, hòa lẫn trong chồi non lộc biếc trong ngày đầu xuân là biểu tượng ước mơ, khát vọng và niềm tin vững chắc của con người vào một năm mới an khang thịnh vượng. Đó không phải là một niềm tin tâm linh vong viễn. Mà là nét đẹp của một nền văn hóa trọng tình, thuần mỹ của dân tộc ta. Sắc vàng tươi non phơn phớt của hoa mai điểm tô cho không gian thêm rực rỡ. Chồi non xanh tươi làm cho bức tranh ngày xuân tràn đầy sức sống mới trong những ngày đầu năm.

Cây mai sống qua bao năm tháng với thời tiết khắc nghiệt vẫn âm thầm chịu đựng dẽo dai. Xuân về dâng cho đời bông hoa xinh lộc tốt. Hình ảnh đó xứng đáng là nét tượng trưng cho phẩm đức nhẫn nại và sự hy sinh cao cả của tổ tiên trong quá trình lao động xây dựng quê hương và duy trì bản sắc văn hóa dân tộc. Một nhành mai vàng thắm sân nhà trong ngày đầu xuân thể hiện ước mơ một năm sung túc, ăn lành, là khát vọng vươn đến điều chân thiện trong cuộc sống. Với một cành mai thôi, dân tộc ta đã kí thác trong nó cả một triết lí nhân sinh sâu sắc.

Hoa mai nhanh nở chóng tàn như đời người vội đến vội đi. Cái đẹp lúc nào cũng mong manh, dễ vỡ. Tất cả mọi cái tươi đẹp trên cuộc đời này sớm muộn gì cũng bị phủ nhận bởi quy luật sanh diệt khắc nghiệt và tàn nhẫn để trở về với chân tâm không sanh không diệt tìm đến được hạnh phúc vĩnh hằng. Thế nhưng, cái sức sống mãnh liệt kiên cường của nó luôn làm con người ta khâm phục và quý trọng nhiều hơn.

Mai tượng trưng cho sức sống bất diệt. Hoa mai không bảo giờ chịu khuất phục trước hoàn cảnh. Thân mai gầy guộc cứng cỏi. Từ lâu, nó được ví như cốt cách thân hạc xương mai của người quân tử giản dị mà thành cao, trần tục mà siêu thoát, mong manh mà bền bỉ phi thường. Thân mai mỏng manh, thon gọn cũng được ví với nét đẹp duyên dáng của người phụ nữ: “mai cốt cách, tuyết tinh thần” (Truyện Kiều – Nguyễn Du).

Mỗi năm một lần, hoa mai nở rồi lại tàn. Nó khiến người ta phải chờ đợi, phải ngóng trông. Truyền thống vui xuân, đón tết của nguười Việt vốn tao nhã, thanh cao. Truyền thống ấy lại gắn với hình ảnh mai vàng lại càng thêm cao quý. Hoa mai là tinh túy của đất trời. Chỉ khi khí trời ấm lại, hoa mới nở. Bởi vậy, người yêu mai hẳn là người có tấm lòng hiền hòa, bao dung và thanh khiết lắm.

   Khép lại một nụ hoa là kết thúc một hành trình này để đi vào một hành trình khác. Có thể tươi đẹp hơn hoặc khốc liệt hơn. Cây hoa mai chứa đựng nét đẹp tâm hồn bình dị của con người từ bao đời. Nó nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm trong cuộc sống, tình yêu cái đẹp và sự hạn hữu của đời người trong cõi phù sinh nghiệt ngã