K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 12 2016

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 105/2014/NĐ-CP:

“Điều 3. Mức kinh phí từ ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho một số đối tượng

2. Hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng học sinh, sinh viên theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 12 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế“.

Như vậy, đối tượng học sinh, sinh viên khi tham gia bảo hiểm y tế sẽ được Nhà nước hỗ trợ 30% chi phí mua bảo hiểm y tế. Bên cạnh đó, đối tượng này còn được hưởng những quyền lợi bảo hiểm y tế sau đây:

– HSSV được đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại các bệnh viện quận, huyện và tương đương theo danh sách của cơ quan BHXH cung cấp theo hằng năm.

– Được chăm sóc sức khỏe ban đầu tại trường từ nguồn kinh phí của BHYT .

– Được thanh toán 100% chi phí KCB nếu tổng chi phí khám chữa bệnh 1 lần thấp hơn 15% mức lương tối thiểu. (điểm b khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014)

– Được thanh toán 80% chi phí KCB nếu KCB đúng theo quy định. Kể cả khi thực hiện KCB có dịch vụ kỹ thuật cao có chi phí lớn (nhưng không quá 40 tháng lương tối thiểu cho 1 lần sử dụng dịch vụ)

– Trường hợp cấp cứu được khám và điều trị ở bất kỳ cơ sở khám chữa bệnh nào và xuất trình thẻ y tế thì được hưởng 80% chi phí khám, chữa bệnh theo quy định (khoản 2 Điều 28 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014).

– Các trường hợp đi khám chữa bệnh nội trú không đúng cơ sở khám chữa bệnh, có trình thẻ BHYT thì được thanh toán theo mức hưởng như sau:

+ Được thanh toán 70 % chi phí KCB tại các bệnh viện tuyến huyện, từ ngày 1/1/2016 thì sẽ được chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh

+ Được thanh toán 60 % chi phí điều trị nội trú tại các bệnh viện tuyến tỉnh

+ Được thanh toán 40 % chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện cấp trung ương.

– Các trường hợp đi KCB ở các cơ sở y tế không đăng ký hợp đồng KCB với BHXH mà không trình thẻ BHYT thì được thanh toán theo thực tế nhưng mức tối đa không vượt quá quy định của Phụ lục 04 Thông tư 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2014

“Điều 28. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó; đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế”.

Theo đó, khi đi khám, chữa bệnh để được hưởng bảo hiểm y tế, con của bạn cần xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh, trường hợp thẻ không có ảnh thì xuất trình thêm giấy tờ tùy thân có ảnh (thường là thẻ học sinh, sinh viên).

Nếu khi đi khám, chữa bệnh mà con bạn không tuân theo thủ tục trên thì cần chuẩn bị hồ sơ thanh toán lại chi phí khám chữa bệnh tại cơ quan bảo hiểm xã hội quận/huyện nơi tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 15 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC như sau:

“1. Giấy đề nghị thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT lập theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành.

2. Các thủ tục, giấy tờ theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.

3. Giấy ra viện.

4. Bản chính các chứng từ hợp lệ (hóa đơn mua thuốc, hóa đơn thu viện phí và các chứng từ có liên quan)“.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Thủ tục đi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế

27 tháng 11 2016

dm lâm khôn

27 tháng 11 2016

Câu hỏi của nguyen thi thanh ngan - Ngữ văn lớp 7 | Học trực tuyến

Nhấp vào đây nha đúng thì tick

27 tháng 11 2016

Mik mún ngắn lại và đầy đủ cơ . hik hik

25 tháng 11 2016

Ngày 22/11/2012, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 21/NQ-TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 - 2020”, trong đó xác định bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội quan trọng góp phần đảm bảo an sinh xã hội, thể hiện tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc. Trong thực tế, việc tham gia bảo hiểm y tế mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho người dân, nhất là đối với gia đình có mức thu nhập thấp khi chẳng may bị ốm đau.

Sinh, lão, bệnh, tử là một quy luật tất yếu. Bệnh tật là một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến rủi ro trong cuộc sống. Bệnh tật có thể xảy ra với bất cứ ai và bất cứ khi nào gây ra những hậu quả không thể dự đoán trước về sức khỏe cũng như về mặt kinh tế, xã hội. Phần đông người bệnh đều có nỗi lo về tính mạng của mình trước bệnh tật, nhưng kéo theo đó là một nỗi lo không kém phần nặng nề là chi phí để chữa bệnh.

Người dân có hai cách đóng góp, chi trả các chi phí dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Một là cách trả trước: tức là đóng góp hay để dành một khoản tiền trích từ nguồn thu nhập hàng tháng ngay từ lúc trẻ, khỏe vào Quỹ bảo hiểm y tế khi ốm đau hay về già thì Quỹ bảo hiểm y tế sẽ thay người bệnh chi trả toàn bộ hay chi trả phần lớn khoản thanh toán cho cơ sở cung cấp dịch vụ. Hai là cách trả sau: tức là lấy tiền của mình hoặc gia đình mình thanh toán trực tiếp cho cơ sở dịch vụ sau khi sử dụng dịch vụ, dịch vụ hết bao nhiêu thì mình tự trả bấy nhiêu, người nào lo người ấy. Cách trả trước mang tính ưu Việt hơn cách trả sau ở chỗ: trả sau là do tự mình trả, nhưng nếu là một khoản tiền lớn thì không thể có ngay, vì vậy đối với người nghèo thì phải đi vay và càng rơi vào cảnh nghèo đói. Do đó người ta ví cách trả này là “cạm bẫy của sự đói nghèo”. Trong khi đó, do tích góp, để dành từng tháng và đóng vào Quỹ bảo hiểm y tế, khi cần một khoản tiền lớn để sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe thì Quỹ sẽ cung cấp và người bệnh không phải bỏ tiền túi ra hay không phải đi vay nợ. Do đó, Quỹ bảo hiểm y tế mang tính chia sẻ giữa người chưa bị bệnh và người đang bị bệnh, giữa người bệnh ít với người bệnh nhiều. Hoạt động này mang tính nhân đạo sâu sắc, chia sẻ cộng đồng cao.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 13/06/2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015 quy định về việc hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế. Theo đó, khi mua bảo hiểm y tế theo hộ gia đình, mức đóng được giảm dần từ thành viên thứ hai trở đi. Cụ thể :

Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;

Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;

Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Việc tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình nhằm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho tất cả các thành viên trong gia đình và bảo đảm nguyên tắc chia sẻ rủi ro ngay từ trong gia đình nếu không may có bị ốm đau cần chi phí khám, chữa bệnh.

Có một số người không thấy hết ý nghĩa của bảo hiểm y tế, nên không tham gia hoặc chỉ tham gia khi bắt đầu ốm đau; có một số khác sau khi tham gia bảo hiểm y tế thì luôn luôn đi khám bệnh để lấy thuốc, đòi các thuốc đắt tiền. Có những người dùng thẻ của mình đăng ký khám bệnh nhưng khi khám thì đưa người khác không tham gia bảo hiểm y tế vào thay thế. Tất cả các biểu hiện này đều là biểu hiện của sự trục lợi tiền bạc của cộng đồng mà không thấy hết trách nhiệm của mình với cộng đồng.

Phát động một cuộc vận động toàn dân tham gia bảo hiểm y tế với tinh thần tham gia bảo hiểm y tế như là một hoạt động nhân đạo, là bổn phận của người dân yêu nước.

25 tháng 11 2016

cám ơn ơn bạn nhiều nhiều lắm nha!leuleu

 

 

19 tháng 3 2023

Gợi ý:

Mở bài: Nêu vấn đề cần trình bày

-Khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện giao thông (xe đạp điện, xe máy) cần đội mũ bảo hiểm theo quy định.

-Nhưng hiện nay, còn một số học sinh đi xe đạp điện vẫn chưa chấp hành đúng quy định.

-Thân bài

1. Giải thích vấn đề:

-Khoa học công nghệ phát triển kéo theo sự ra đời của nhiều phương tiện giao thông hiện đại, trong đó có xe đạp điện.

-Với giá cả hợp lý, đa dạng mẫu mã thì xe đạp điện đã trở thành một phương tiện được giới trẻ yêu thích, đặc biệt là học sinh THCS và THPT.

-Tuy nhiên, khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện này phải đội mũ bảo hiểm đúng theo quy định của Luật giao thông đường bộ.

2. Thực trạng:

-Đa số học sinh đều có ý thức đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện.

-Tuy nhiên, tại các trường học, có thể dễ dàng quan sát thấy rõ nhất vào thời điểm tan học, hình ảnh một số học sinh đi xe đạp điện nhưng không đội mũ bảo hiểm.

-Hoặc có nhiều học sinh đội mũ bảo hiểm nhưng chỉ để đối phó: khi có sự giám sát của nhà trường, lực lượng cảnh sát giao thông…

3. Nguyên nhân:

-Các em học sinh chưa có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh Luật giao thông.

-Do còn xem nhẹ tính mạng của bản thân.

-Cho rằng đội mũ bảo rất nặng nề, nóng bức và cản trở tầm nhìn.

-Thích thể hiện mình khác người.

-Do sự giám sát của lực lượng giao thông, gia đình và nhà trường còn chưa chặt chẽ…

4. Hậu quả:

-Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, nếu xảy ra tai nạn sẽ gặp phải những chấn thương nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của bản thân.

-Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông làm mất đi nét đẹp văn minh đô thị.

5. Biện pháp:

-Tích cực tổ chức các buổi trò chuyện để tuyên truyền về Luật giao thông đường bộ: đặc biệt chú ý đến vai trò của chiếc mũ bảo hiểm đối với người tham gia điều khiển phương tiện giao thông (xe đạp điện, xe máy).

-Gia đình và nhà trường phải tích cực giám sát và phối hợp với lực lượng chức năng để xử lý những hành vi không chấp hành đúng quy định.

-Mỗi cá nhân phải tự ý thức chấp hành để bảo vệ bản thân và cũng là bảo vệ mọi người.

Kết Bài:

-Mỗi học sinh khi tham gia giao thông hãy nghiêm chỉnh chấp hành để xây dựng một đất nước văn minh, hiện đại.

-Đội mũ bảo hiểm chính là bảo vệ bản thân và gia đình.

13 tháng 4
I. Dàn ý Vấn đề ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

+ Mở bài:

Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là hành động bắt buộc đối với người đi đường được quy định trong các điều luật của bộ luật giao thông Việt Nam. Kể từ khi điều luật này có hiệu lực trên toàn quốc đã làm giảm đáng kể các vụ thương vong và thương tật do tai nạn giao thông gây ra đối với con người, xây dựng một văn hóa giao thông tiến bộ ở nước ta. Thế nhưng, vẫn còn có nhiều người không thực hiện quy định này, tỏ rõ thái độ khinh thường pháp luật, gây bức xúc trong xã hội.

+ Thân bài:

* Giải thích:

– Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông nghĩa là khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông trên đường hay cùng ngồi trên phương tiện giao thông (thường bắt buộc đối với người điều khiển xa máy, xe đạp điện) phải đội mũ bảo hiểm để bảo vệ mình.

* Hiện trạng ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông ở Việt Nam hiện nay:

 

– Hầu hết người Việt Nam khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông đều chấp hành đội mũ bảo hiểm đúng quy định. Họ thường lựa chọn những chiếc mũ bảo hiểm đạt chuẩn của các nhà sản xuất uy tín, chắc chắn, có chức năng bảo vệ an toàn cho vùng đầu. Việc chấp hành đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đã hạn chế được tổn thương và thương vong, góp phần ổn định trật tự an toàn giao đường bộ của đất nước.

– Thế nhưng, vẫn còn nhiều người cố tình không chấp hành quy định này. Họ ngang nhiên điều khiển phương tiện giao thông trên đường mà không đội mũ bảo hiểm. Đó là một hành động vi phạm pháp luật, xem thường luật pháp, có thể gây nguy hiểm đối với xã hội. Hầu hết những người vi phạm đều ở lứa tuổi thanh thiếu niên.

– Việc vi phạm qui định đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đã gây không ít khó khăn đối với cơ quan quản lí, gây bức xúc trong xã hội hiện nay.

* Nguyên nhân:

– Không có ý thức tôn trọng quy định của pháp luật và xã hội.

– Xem thường tính mạng của mình và người khác.

– Lối sống buông thả, xem thường pháp luật.

– Thích làm nổi mình một cách hợm hĩnh, khác thường.

– Ngại đội mũ, sợ làm hỏng tóc.

– Chiếc mũ cồng kềnh, nặng nề, thường gây nóng và ngứa đầu.

 

– Lực lượng quản lí giao thông mỏng, thiếu, khó kiểm soát hết các tuyến đường.

– Xã hội chưa thật sự nghiêm khắc đối với những người có hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

– Vấn đề giáo dục, tuyên truyền chưa sâu rộng, các quy định chưa thật sự chặt chẽ và có sức mạnh cưỡng chế.

* Hậu quả:

– Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, nếu xảy ra tai nạn thường gây tử vong hoặc thương tật nặng, để lại những di chứng vô cùng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đối với tinh thần và đời sống của gia đình và xã hội.

– Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông nêu gương xấu đối với xã hội. Hành vi bất chấp pháp luật này sẽ khiến nhiều người bắt chước, gây bất mãn trong xã hội nếu không bị nghiêm trị.

– Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông làm mất đi vẻ đẹp văn hóa giao thông, làm tăng tỉ lệ tai nạn, gây mất ổn định trật tự an toàn giao thông.

* Giải pháp khắc phục:

– Tăng cường giáo dục, tuyên truyền sâu trọng ý thức tuân thủ pháp luật trong cộng đồng, khuyến khích đội mũ bảo hiểm an toàn khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông trên đường.

– Tăng cường giám sát và xử phạt nghiêm khắc các trường hợp không tuân thủ quy định, làm gương cho xã hội.

– Nghiên cứu, sản xuất những chiếc mũ bảo hiểm chất lượng, phù hợp với thị hiếu và xu hướng thời trang người dùng. Đồng thời giảm giá bán để ai cũng có thể mua được một chiếc mũ bảo hiểm đúng chất lượng.

– Có chương trình giáo dục về ý thức an toàn khi tham gia giao thông cho mọi người, nhất là đối với lứa tuổi học sinh.

 

* Bài học:

– Có ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là tự bảo vệ chính mình.

– Tuân thủ pháp luật thể hiện lối sống lành mạnh, tiến bộ, dễ thành công hơn trong cuộc sống.

+ Kết bài:

Hãy đội mũ bảo hiểm mỗi khi tham gia giao thông trên đường. Hãy nhắc nhở mọi người cùng thực hiện hành động ý nghĩa này để cùng nhau xây dựng văn hóa giao thông an toàn, tiến bộ và văn minh.

22 tháng 12 2022

Bạn Tham Khảo:

 Trước hết, bản thân mình phải có ý thức tôn trọng, gìn giữ di tích lịch sử để làm gương cho người khác.Mạnh dạn lên án những hành vi phá hoại di tích lịch sử. Tố cáo đến các cơ quan có thẩm quyền về những hành vi xấu gây ảnh hưởng đến di tích lịch sử.Tuyên truyền cho mọi người ý thức giữ gìn và bảo vệ di tích.

11 tháng 3 2023

Khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống, ta cần chú ý:

- Cần có những câu văn nêu rõ ý kiến và sử dụng từ ngữ có chức năng chuyển ý để bài văn mạch lạc, rõ ràng.

- Có thể sử dụng các trích dẫn, danh ngôn để tăng sức thuyết phục cho bài viết.

- Một lí lẽ chặt chẽ, hoàn chỉnh cần nêu được cơ sở và kết luận. Cơ sở chính là căn cứ để người viết đưa ra lí lẽ, thường mở đầu bằng cụm từ “bởi vì…”. Kết luận là điều suy ra được từ cơ sở, thường mở đầu bằng cụm từ “cho nên…”

- Khi triển khai bằng chứng, cần tránh sa đà vào kể, mà phải phân tích bằng chứng và chỉ ra được sự tương quan giữa bằng chứng và lí lẽ bằng cách trả lời câu hỏi: “Bằng chứng này làm sáng tỏ lí lẽ như thế nào?”

Kinh nghiệm:

- Xác định vấn đề bàn luận để bày tỏ thái độ đồng tình hay phản đối.

- Thu thập bằng chứng một cách chính xác.

- Bàn luận vấn đề ở đa khía cạnh.

- Không nên quá dài dòng vào 1 ý kiến.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
3 tháng 1

Khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống, ta cần chú ý đến tính chân thực, chính xác, ý kiến và lí lẽ của bài viết. 

 Ghi lại những kinh nghiệm của em sau khi viết và chia sẻ bài viết: 

- Luyện tập viết bài thường xuyên

- Có ý kiến và lí lẽ về bài viết.