Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo:
Văn hóa thần tượng hiện nay vô cùng phát triển ở nước ta cũng như trên toàn thế giới, đặc biệt là với lứa tuổi thanh thiếu niên. Như vậy, thì việc thần tượng một ai đó là nên hay không nên?
Việc chúng ta thần tượng một người nào đó là việc nên làm, bởi nó đem đến rất nhiều lợi ích cho bản thân mình. Bởi thường những người được chọn để thần tượng sẽ là người đạt được thành tích nào đó nổi bật trong cuộc sống. Như một diễn viên nổi tiếng, một học sinh giỏi xuất sắc, một cô công an tài giỏi… Sự thành công của họ khiến chúng ta ngưỡng mộ và kính mến, nên dần thần tượng họ. Việc này khiến chúng ta trở nên khao khát được lại gần và trở nên tài giỏi như thần tượng của mình. Từ đó, thôi thúc chúng ta học tập và rèn luyện chăm chỉ hơn, đạt được các thành tích tốt hơn để có thể xứng đáng với thần tượng của mình. Ngoài ra, việc có một thần tượng xuất chúng, còn khiến các bạn trẻ có động lực học tập, làm việc hơn trong cuộc sống. Họ sẵn sàng học hành chăm chỉ hơn, làm việc hiệu suất hơn trước để có thể nhận được những phần quà, phần thưởng là các món đồ lưu niệm liên quan đến thần tượng, hay được đến các buổi giao lưu, gặp gỡ thần tượng. Hiệu ứng ấy vô tình khiến cho hiệu suất và hiệu quả của việc học tập, làm việc tăng lên đáng kể. Điều này rất dễ gặp ở xung quanh chúng ta. Như các em học sinh vì muốn được bố mẹ mua cho album của thần tượng, mà quyết tâm học tập ngày đêm để đạt được điểm cao trong kì thi theo mục tiêu bố mẹ đề ra. Đây thực sự là một kết quả tích cực. Cùng với đó, việc có một thần tượng cho bản thân mình. Để hâm mộ, yêu thương và theo dõi bước chân của họ mỗi ngày cũng giúp chúng ta có thêm niềm vui trong cuộc sống. Nó giống như một hoạt động giải trí, đem đến những giờ phút vui vẻ rất riêng biệt. Đồng thời, nó còn giúp chúng ta có thêm nhiều bạn bè hơn nữa - đó là những người cùng chung thần tượng với chúng ta. Việc cùng yêu thích một người nổi tiếng, sẽ giúp gắn kết mọi người lại với nhau, trở nên thân thiết hơn. Bên cạnh các lợi ích như vậy, việc có một thần tượng cũng đem đến một số tác hại đáng kể đến. Đầu tiên, là việc tiêu tốn thời gian và tiền bạc. Việc có một thần tượng để yêu quý và theo dõi, sẽ khiến chúng ta mất khá nhiều thời gian trong ngày để nắm bắt các hoạt động và sự kiện mà họ tham gia. Đặc biệt là các mùa giải mà họ thi đấu, cần cạnh tranh với các đối thủ khác. Khi đó các cuộc cạnh tranh về lượt xem, lượt bình chọn diễn ra quyết liệt khiến các người hâm mộ tốn nhiều công sức, thời gian. Đồng thời, việc mua các món đồ lưu niệm, món đồ do thần tượng tham gia đại ngôn cùng các vé xem sự kiện, buổi biểu diễn của thần tượng cũng tốn không ít tiền bạc. Khiến rất nhiều bạn trẻ lâm vào hoàn cảnh khó khăn, dẫn đến trộm cắp tiền của bố mẹ, hay lấy tiền học, tiền sinh hoạt để sử dụng. Cùng với đó, có một bộ phận các bạn trẻ đã có sự thần tượng quá mức, đến không thể kiểm soát được bản thân. Trở thành fan cuồng có các hành động tiêu cực khiến người xung quanh khó chịu. Như sưu tầm mọi đồ vật liên quan đến thần tượng mặc kệ giá cả. Bảo vệ thần tượng bất chấp lí do, hậu quả, dù họ đã làm sai chuyện gì. Xem thường, chửi mắng, hạ thấp thần tượng của người khác để nâng cao thần tượng của mình lên. Các hành động ấy đều khiến cho bản thân chúng ta bị mọi người chán ghét. Như vậy, việc có một thần tượng cho bản thân vừa có ưu vừa có nhược điểm. Vì vậy, chúng ta vẫn nên có một thần tượng nhưng cần phải biết kiểm soát bản thân để các ưu điểm được phát huy hết mức có thể và giảm tải tối đa những nhược điểm của nó.Hiện tượng bàn luận: Thần tượng 1 ai đó . Có nên không?
Như chúng ta đã biết , bây giờ có rất nhiều người nổi tiếng trên thế giới và cả nước Việt Nam chúng ta cũng vậy. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là "Thần tượng 1 ai đó? có nên không?" . Câu trả lời là có . Vì thần tượng 1 ai đó không chỉ mang đến lợi ích giúp các bạn trẻ có động lực học tập , làm việc mà còn giúp chúng ta đạt được mục đích trong cuộc sống ,...Có những bạn thần tượng người nào đó đến khó thể tả thì những bạn đó hay mua đồ in hình thần tượng của mình hay tìm tòi cách liên lạc ,gặp gỡ cho bằng được với thần tượng qua các trang web hay app.Bên cạnh những lợi ích tốt như vậy thì có những thần tượng lại mang đến tác hại . Như việc cuồng thần tượng đến mức làm tốn tiền bạc vì mua sưu tầm poster ảnh đồ in hình thần tượng . Có người còn cãi mắng chính cha mẹ mình vì lí do cha mẹ động đến thần tượng của mình .Nhưng không phải những tác hại đó mà có nghĩa là chúng ta không thể không có thần tượng . Ai cũng có 1 thần tượng riêng , nhưng hãy nên có một thần tượng nhưng cần phải biết kiểm soát bản thân để các ưu điểm được phát huy hết mức có thể và giảm tải tối đa những nhược điểm của nó.
Tham khảo:
Có lẽ cụm từ “sống ảo” đã không còn xa lạ thậm chí quá quen thuộc và trở thành thói quen của xã hội, đặc biệt là các bạn trẻ. Nhưng hiện nay hiện tượng này càng có xu hướng phát triển thái quá và dường như có những hệ lụy tiêu cực. Phải chăng sống ảo có nguy cơ đánh mất giá trị thực? “Sống ảo” là khái niệm chỉ cách sống trong hoang tưởng, không đúng với thực tại bản thân hay cố ý tự tô vẽ cho mình một cuộc sống tốt đẹp, hoàn hảo trong mắt người khác mà cuộc sống đó khác với thực tại. “Sống ảo” thường thể hiện rõ nhất qua các trang mạng xã hội như Facebook,Instagram. Còn giá trị thực không chỉ dừng lại là sự thật về mỗi người trong cuộc sống hằng ngày mà còn là những giá trị tinh thần tốt đẹp và chuẩn mực đạo đức của xã hội. Việc xác định hai giá trị giữa “sống ảo” và “giá trị thực” khiến chúng ta phải suy ngẫm. Hiện tượng sống ảo xuất hiện tràn lan dưới nhiều hình thức. Các bạn trẻ có thể kết bạn, nói chuyện, tâm sự những điều thầm kín hay thậm chí là yêu đương với những người mới biết qua mạng xã hội dù chưa hề gặp mặt. Họ còn dùng mạng xã hội như công cụ để khoe khoang những thứ không có thực của bản thân như giàu có, danh tiếng. Sống ảo còn là gây sự chú ý, khiến mình nổi tiếng bằng những nội dung không lành mạnh hay bịa đặt hay thường xuyên trở thành “anh hùng bàn phím”, dùng lời nói hoa mĩ, tỏ ra mình văn minh, nhân ái. Cách sống này tạo ra một thế hệ chìm đắm trong ảo vọng, thích khoe khoang, dối trá, chỉ cố tô vẽ cho hình ảnh bản thân bằng những thứ không tồn tại, phớt lờ cuộc sống thực tế. Và khi trút bỏ vẻ ngoài hào nhoáng trở về cuộc đời thực, họ lạ lẫm, không xác định được hướng di của chính mình, làm phân tán, ảnh hưởng đến học tập và lao động cũng như các mối quan hệ thực. Sự tăng chóng mặt của các trang mạng xã hội, sức hút của những nút “like”, những lời ca tụng ảo khiến “sống ảo” trở thành căn bệnh khó chữa, ảnh hưởng đến nhân cách, tinh thần của giới trẻ. Mỗi chúng ta cần tự ý thức sao cho việc sử dụng mạng xã hội hay công nghệ một các phù hợp. Phải nhìn nhận, đánh giá đúng bản thân và hiện thực cuộc sống, không chạy theo xu hướng. Những mối quan hệ trên mạng có thể đúng đắn nếu ta biết cân bằng, hài hòa với cuộc sống thực tại. Hãy chủ động thay đổi, điều chỉnh lại cách sống. Công nghệ là con dao hay lưỡi. Nếu biết cách sử dụng đó sẽ là công cụ vô cùng hiệu quả nhưng chỉ cần nhìn nhận sai nó sẽ là con dao giết chết tâm hồn bạn.
um... là bài này cô mình yêu cầu dùng ngôi kể thứ nhất người kể xưng "tôi"
mới đúng nhá!!
(*mình quên ko ghi thêm trên đề*)
. Bài bạn hay rồi nhưng mà bài của bạn dùng nôi kể thứ ba =)
đọc xong cũng đừng quá hảo hán =)
Ngày nay, vấn đề giữ gìn vệ sinh trường lớp chính là một trong những vấn đề nghiêm trọng và đáng quan tâm hàng đầu tại mỗi cơ sở giáo dục. Nếu như so sánh với nước Nhật thì rõ ràng, cách giáo dục học sinh Việt Nam còn thiếu sót ở việc học sinh chưa tự ý thức được việc giữ gìn vệ sinh chung của trường lớp nơi mình theo học, đồng thời chúng ta chưa nhận thức được giá trị của sức lao động và ý nghĩa của việc giữ cho trường lớp sạch sẽ.
Trong chính các lớp học, hành lang, sân trường, hay bất cứ chỗ nào có học sinh đi qua, chúng ta đều dễ dàng nhận thấy những loại rác được vứt lại, đủ tất cả các loại. Bên cạnh các bạn học sinh có ý thức tốt trong việc vứt rác đúng nơi quy định, luôn giữ gìn vệ sinh trường lớp thật tốt thì số còn lại chưa làm được như vậy. Các bạn thường bạ đâu vứt rác ở đó, chẳng cần quan tâm đến việc mẩu rác đó sẽ đi đâu về đâu.
Hậu quả của việc vứt rác bừa bãi có thể nhìn thấy rất rõ. Đó là việc nguy hại trầm trọng đến vệ sinh của trường học, khiến cho các nhân viên vệ sinh của trường phải gồng mình dọn dẹp, giữ gìn cho vệ sinh chung
Vì vậy, giải pháp chính là việc nâng cao ý thức cho chính mỗi học sinh và cá nhân trong trường. Phải làm sao để ai cũng ý thức được việc giữ gìn vệ sinh trường lớp chính là bài học quan trọng cần khắc cốt ghi tâm khi đến trường. Đồng thời, nhà trường và gia đình cũng cần dạy các em giá trị của sức lao động, để các em biết trân trọng sức lao động của những người khác và có ý thức tập thể cao.
Tóm lại, việc vứt rác ở trong trường lớp của học sinh là việc làm thể hiện ý thức kém văn minh và ứng xử thiếu văn minh của học sinh. Vì vậy, mỗi học sinh đều cần thể hiện hành động giữ gìn vệ sinh trường lớp thật tốt bên cạnh việc học hành chăm chỉ ở trường.
refer
An-đéc-xen đã không dùng đôi cánh tưởng tượng để thoát li mà cúi sát xuống hiện thực khốc liệt của cuộc sống, để cảm thông và yêu thương những số phận bất hạnh, để nhận ra và trân trọng những ước mơ trong sáng, thánh thiện của con người. Ta thấy rõ được sự thờ ơ, vô cảm qua tác phẩm Cô bé bán diêm của An-đéc-xen.
Vô cảm chính là thái độ sống lạnh nhạt, thờ ơ đối với cuộc sống, với những người ở xung quanh chúng ta. Bản thân chúng ta không quan tâm, không có trách nhiệm đối với chính bản thân mình và với người khác. Hiện nay khi đất nước ngày càng phát triển thì vô cảm càng dễ dẫn đến thành một loại bệnh. Cần phải tìm “phương thuốc” để chữa trị, xích gần hơn nữa tình cảm giữa người với người, phương pháp ấy sẽ xóa bỏ được lối sống lãnh đạm, thờ ơ này ở con người trong xã hội này. Căn bệnh vô cảm khi đã tồn tại trong con người thì sẽ ăn sâu, bám rễ không chịu buông. Mỗi người cần có cách thức, có phương pháp để hạn chế căn bệnh nguy hiểm có thể ăn mòn trái tim của mỗi người.
Truyện của An-đéc-xen khép lại nhưng lòng người đọc vẫn không nguôi băn khoăn, trăn trở, day dứt suy nghĩ về con người, cuộc đời, về tình người, tình đời. Nhà văn không né tránh hiện thực nghiệt ngã. Cô bé có tâm hồn trong sáng, thánh thiện ấy đã chết, chết trong chính đêm giao thừa, trong cái đói, cái rét hành hạ. Một năm mới sang hứa hẹn những khởi đầu mới nhưng cô bé đã kết thúc cuộc hành trình của mình tại chính ngưỡng cửa của năm mới. Chẳng có cơ hội, chẳng có tương lai nào cho em. Trước khi chết vì đói, vì rét, em đã chết vì chính sự lạnh lùng, vô cảm, tàn nhẫn, ích kỉ của con người. Em không dám về nhà vì sợ những lời chửi mắng, đánh đập của bố, em trơ trọi, bơ vơ, tuyệt vọng chống chọi với cái giá rét trước ánh mắt vô cảm, thờ ơ của những người qua đường, em cô đơn, buồn tủi khi mọi người vui vẻ, hân hoan đón chào năm mới, em nằm đó trong những lời đàm tiếu vô tâm của mọi người. Em từ giã cõi đời, giã từ cuộc sống vì không ai thương em, không ai che chở, bảo vệ em. Cái chết của em mãi để lại nỗi xót thương, niềm day dứt như một câu hỏi ám ảnh trong lòng mỗi người: làm sao để không bao giờ trên mặt đất này còn có những trẻ em bất hạnh như cô bé bán diêm?
Truyện nhẹ nhàng, dung dị nhưng đặt ra những vấn đề vô cùng sâu sắc, thể hiện giá trị nhân văn cao đẹp qua tấm lòng yêu thương, trân trọng con người của nhà văn. Cái kết truyện như một câu hỏi đầy day dứt, như một lời đề nghị nhà văn gửi tới độc giả nhiều thế hệ, ở mọi phương trời về cách sống, về thái độ, tình cảm đối với những người xung quanh, nhất là những mảnh đời bất hạnh.
Vứt rác bừa bãi gây ra hậu quả vô cùng lớn. Hành động này làm xấu cảnh quan thiên nhiên gây mất mĩ quan đường phố. Nguy hại hơn, nó làm cho môi trường sống của chúng ta lại ô nhiễm: Vứt rác ra sông hồ làm ô nhiễm nguồn nước, chôn rác không phân hủy làm ô nhiễm đất, làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm tầm nhìn. Gây ảnh hưởng xấu đến các loài sinh vật chứ không kể riêng con người. Sức khỏe của con người suy giảm, dễ mắc các bệnh về hô hấp, về tiêu hóa, ung thư. Các loại sinh vật sống ở biển, hồ sẽ chết vì nuốt phải rác không phân hủy, chết vì nguồn nước quá ô nhiễm gây hoang mang cộng đồng.
Bởi vậy, chúng ta phải có những giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này. Ở Sing-ga-po, những người vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng dù là rác rất nhỏ như mẩu thuốc lá hay vỏ kẹo cao su. Cũng bị phạt rất nặng. Đó chính là một kinh nghiệm mà đất nước ta cần học tập. Cần có những hình thức xử phạt thật nghiêm hành động này. Bên cạnh đó, các ban ngành chính quyền, các cơ quan chức năng, đoàn thể. Cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân để họ không vứt rác bừa bãi. Mặt khác chúng ta cần tích cực trồng cây xanh, phủ đồi trọc giữa môi trường Xanh – Sạch – Đẹp.
tham khảo :
Con người và các loài vật luôn có một mối liên hệ. Hiện nay, rất nhiều người vẫn luôn tranh cãi về vấn đề nên hay không có vật nuôi trong nhà. Theo cá nhân tôi, việc nuôi thú cưng trong nhà là hoàn toàn cần thiết.Đầu tiên, vật nuôi sẽ giúp con người sống có trách nhiệm hơn. Các loài vật cần được chăm sóc một cách cẩn thận. Chúng cần được cho ăn, tắm rửa, luyện tập, vui chơi và yêu thương, quan tâm. Học cách sống trách nhiệm với loài vật, sẽ giúp cho mỗi người sống có trách nhiệm với bản thân hơn.Thứ hai, vật nuôi giúp con người cân bằng cảm xúc, giảm stress. Những cử chỉ âu yếm, vuốt ve mang lại cảm giác an toàn. Thú cưng sẽ không cố gắng đưa ra những lời khuyên mà chúng ta không muốn nghe. Đôi khi chúng mang lại cho ta cảm giác bình yên, thoải mái và an toàn. Sau một ngày học tập làm việc mệt mỏi, nếu trở về nhà được chơi đùa với thú cưng thì sẽ cảm thấy thật dễ chịu. Cảm giác được vuốt ve chúng cũng giúp con người được thư giãn. Không thể phủ nhận rằng, thú cưng đã trở thành những người bạn thân thiết của con người.Thứ ba, nuôi thú cưng giúp con người bồi dưỡng sự tự tin. Khi thành công trong việc chăm sóc thú cưng, chúng ta cũng sẽ cảm thấy bản thân mình tốt hơn.Cuối cùng, một số loài vật nuôi còn giúp đỡ con người. Loài chó vốn nổi tiếng là trung thành. Có không ít câu chuyện kể về việc những chú chó sẵn sàng hy sinh để cứu chủ khỏi cái chết. Hoặc loài mèo cũng giúp con người bắt chuột – kẻ thù phá hoại thực phẩm, gieo mầm bệnh tật…Tuy nhiên, con người cần phải thực sự cân nhắc kĩ trước khi quyết định nuôi thú cưng. Nếu bản thân không đủ điều kiện, thời gian… để chăm sóc tốt thì không nên nuôi chúng. Đặc biệt chúng ta cần tránh những hành vi đánh đập với vật nuôi…Thú cưng sẽ đem đến cho con người nhiều lợi ích. Bởi vậy, mỗi người hãy nên nuôi một loài động vật nào đó tùy thuộc theo sở thích cá nhân.\(\overline{ }\)Tham khảo:
Có lẽ cụm từ “sống ảo” đã không còn xa lạ thậm chí quá quen thuộc và trở thành thói quen của xã hội, đặc biệt là các bạn trẻ. Nhưng hiện nay hiện tượng này càng có xu hướng phát triển thái quá và dường như có những hệ lụy tiêu cực. Phải chăng sống ảo có nguy cơ đánh mất giá trị thực? “Sống ảo” là khái niệm chỉ cách sống trong hoang tưởng, không đúng với thực tại bản thân hay cố ý tự tô vẽ cho mình một cuộc sống tốt đẹp, hoàn hảo trong mắt người khác mà cuộc sống đó khác với thực tại. “Sống ảo” thường thể hiện rõ nhất qua các trang mạng xã hội như Facebook,Instagram. Còn giá trị thực không chỉ dừng lại là sự thật về mỗi người trong cuộc sống hằng ngày mà còn là những giá trị tinh thần tốt đẹp và chuẩn mực đạo đức của xã hội. Việc xác định hai giá trị giữa “sống ảo” và “giá trị thực” khiến chúng ta phải suy ngẫm. Hiện tượng sống ảo xuất hiện tràn lan dưới nhiều hình thức. Các bạn trẻ có thể kết bạn, nói chuyện, tâm sự những điều thầm kín hay thậm chí là yêu đương với những người mới biết qua mạng xã hội dù chưa hề gặp mặt. Họ còn dùng mạng xã hội như công cụ để khoe khoang những thứ không có thực của bản thân như giàu có, danh tiếng. Sống ảo còn là gây sự chú ý, khiến mình nổi tiếng bằng những nội dung không lành mạnh hay bịa đặt hay thường xuyên trở thành “anh hùng bàn phím”, dùng lời nói hoa mĩ, tỏ ra mình văn minh, nhân ái. Cách sống này tạo ra một thế hệ chìm đắm trong ảo vọng, thích khoe khoang, dối trá, chỉ cố tô vẽ cho hình ảnh bản thân bằng những thứ không tồn tại, phớt lờ cuộc sống thực tế. Và khi trút bỏ vẻ ngoài hào nhoáng trở về cuộc đời thực, họ lạ lẫm, không xác định được hướng di của chính mình, làm phân tán, ảnh hưởng đến học tập và lao động cũng như các mối quan hệ thực. Sự tăng chóng mặt của các trang mạng xã hội, sức hút của những nút “like”, những lời ca tụng ảo khiến “sống ảo” trở thành căn bệnh khó chữa, ảnh hưởng đến nhân cách, tinh thần của giới trẻ. Mỗi chúng ta cần tự ý thức sao cho việc sử dụng mạng xã hội hay công nghệ một các phù hợp. Phải nhìn nhận, đánh giá đúng bản thân và hiện thực cuộc sống, không chạy theo xu hướng. Những mối quan hệ trên mạng có thể đúng đắn nếu ta biết cân bằng, hài hòa với cuộc sống thực tại. Hãy chủ động thay đổi, điều chỉnh lại cách sống. Công nghệ là con dao hay lưỡi. Nếu biết cách sử dụng đó sẽ là công cụ vô cùng hiệu quả nhưng chỉ cần nhìn nhận sai nó sẽ là con dao giết chết tâm hồn bạn.
Bài Làm
Cuộc sống của chúng ta thay đổi không ngừng, theo nhiều chiều hướng khác nhau. Nhưng dù nó có thay đổi ra sao, thì vẫn có một điều không thể phủ nhận rằng: chúng ta cũng phải thay đổi để thích nghi với môi trường sống xung quanh. Ta có thể lấy ví dụ như đại dịch Covid - 19 chẳng hạn. Đã gần hai năm trôi qua, kể từ khi đại dịch xuất hiện và lan rộng trên toàn thế giới. Nó gây ra rất nhiều phiền toái và làm đảo lộn cuộc sống của chúng ta. Điều đó đã bắt buộc mỗi người phải ứng phó để thích nghi với hoàn cảnh sống mới này. Thích ứng đồng nghĩa chúng ta cũng phải thay đổi chính bản thân mình. Thoạt nghe thì rất khó, những chúng ta đã và đang thực hiện rất tốt. Đó là một tín hiệu khả quan, cho thấy sự thích nghi của chúng ta với những hoàn cảnh sống khác nhau là rất tốt. Vậy mới thấy, "sống là thay đổi", là chấp nhận thích ứng với mọi chuyện, là cách mà chúng ta có thể rèn dũa bản thân mình tốt hơn, trưởng thành hơn từng ngày. "Cuộc sống là dòng chảy", còn ta là những sự vật bị cuốn trôi theo đó. Cho nên, mỗi người trong chúng ta phải học cách thích ứng, học cách để thay đổi, chứ không nên bảo thủ. Những thay đổi ấy tuy có thể là nhỏ bé nhưng nó lại giúp chúng ta rất nhiều trên đường đời. Hãy thử đi! Rồi bạn sẽ thấy!
Cuộc sống là một chuỗi những hành trình nối tiếp hành trình, hôm nay có thể là niềm vui, nhưng một giây sau đó có thể là nỗi buồn. Vì vậy mỗi chúng ta, sống trong đời, không thể không sống theo ngoại cảnh, bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài, càng cho ta hiểu thêm về một quan niệm sống: “Sống tức là thay đổi”
Cuộc sống luôn luôn vận động, những hành trình trong tương lai là một ẩn số mà ta không thể lường trước. Đôi khi đó lại là thử thách, đôi khi đó lại là điều kì diệu, như sau cơn mưa trời lại nắng, và có khi nào lại xuất hiện cầu vồng tuyệt đẹp? Người ta nói, Sống tức là “thay đổi” vì sao vậy? Tại sao mỗi chúng ta trong hành trình sinh tồn của mình, lại phải “thay đổi”? Thay đổi ở đây tức nói đến hành vi, suy nghĩ của mỗi người. Ta sống không thể không thay đổi, từ khi còn nhỏ, đến khi trưởng thành, suy nghĩ của ta không hề giống nhau. Ta không còn những non nớt, vụng dại, mà dần trở nên già dặn, trưởng thành và mạnh mẽ. Vì vậy, là ta đã thay đổi. “Thay đổi” ở đây cũng có thể hiểu, khi ta trải qua nhiều truyện, khi ta sống và hành động, ta không thể sống mãi theo những nguyên tắc của mình, cuộc sống là những va chạm có tác động tương hỗ và hai chiều, chính vì thế việc ta thay đổi trong sự sống, cũng giống như loài xương rồng mọc gai khi sống trong sa mạc khô cằn. Sống trong thử thách khó khăn, ta thay đổi để linh hoạt trở nên mạnh mẽ và khôn ngoan. Sống trong giàu sang ta khôn khéo để nắm giữ những cơ hội. Mọi thử thách không hề giống nhau, chính vì vậy ta cần thay đổi, thay đổi chính mình, suy nghĩ, cách sống và hành vi của mình cho phù hợp với hoàn cảnh. Đó là một quan niệm tích cực và đúng đắn về ý nghĩa của việc “sống tức là thay đổi”.
Nhưng, trong cuộc sống, không ít người sống và thay đổi theo những khía cạnh khác nhau. Sống và thay đổi một cách tiêu cực và hà khắc. Ta thay đổi bằng cách trở nên xấu hơn chứ không phải tốt đi. Có những bạn trẻ gia đình gặp khó khăn, gặp trở ngại, không phải linh hoạt để vượt qua, mà chọn cách thay đổi suy nghĩ của mình trở nên hèn nhát và nhụt trí. Từ đó dẫn đến những hành vi sai lầm và dần dần tự bản thân trở thành một tệ nạn xã hội…
Tuy nhiên, lại có những tấm gương ngược lại, như thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí, đã thay đổi suy nghĩ của mình để trở thành một nhà giáo với tấm lòng yêu nghề, vượt lên khiếm khuyết của bản thân để tập viết chữ bằng chân. Hoặc như người phụ nữ bị coi là “xấu nhất thế giới” Lizzie Velasquez, ta không thể không khâm phục sự dũng cảm và bản lĩnh sống của người phụ nữ này. Cô không chọn việc cố gắng phẫu thuật? cô không chọn cách đầu hàng tạo hóa? Cô đã vươn lên và dần trở thành một trong những người truyền cảm hứng mạnh mẽ nhất. Vậy đó, cuộc sống là hành trình, ta phải thay đổi, thay đổi tích cực để không chỉ hợp với hoàn cảnh, mà còn phải vươn lên và chiến thắng hoàn cảnh bằng sự “thay đổi” phù hợp của mình.
Quan niệm “sống là thay đổi” là một sự phát triển và tiến lên, không phải là cách chọn dậm chân tại chỗ. Vì vậy, theo khía cạnh nào đó, câu nói mang theo thông điệp lạc quan và niềm tin ta có thể chiến thắng số phận chiến thắng những nghịch cảnh, để từ đó ta tự rút ra cho mình một bài học phải biết linh hoạt ứng biến, dũng cảm và bản lĩnh đương đầu với cuộc sống.“Sống là thay đổi” đúng vậy, mỗi chúng ta, hãy thay đổi chính mình từ ngày hôm nay. Hãy vươn lên để hoàn thiện, và tiếp tục cố gắng, để những thay đổi ấy giúp ta tiến tới thành công của mình.