Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hè vừa qua, em được bố mẹ thưởng cho một chuyến đi chơi đến công viên nước Hồ Tây. Chuyến đi ấy đã để lại rất nhiều ấn tượng với em, đặc biệt là khu vui chơi giải trí với bao kỉ niệm tươi đẹp.
Công viên nước Hồ Tây nằm ở thủ đô Hà Nội, là một quần thể khu vui chơi giải trí khá rộng. Ngay khi mới bước vào, chiếc cổng đã khiến em vô cùng thích thú, nó là hình ảnh được mô phỏng lại từ những lâu đài trong chuyện cổ tích, bước qua đó, em như được đến với một thế giới thần kì với nhiều niềm vui đang chờ đợi phía trước.
Mở ra trước mắt em là một không gian rộng lớn, đầy màu sắc với đủ mọi trò chơi độc đáo. Những âm thanh náo nhiệt của người người qua lại đông đúc hòa với âm thanh trò chơi càng khiến không khí trở nên sôi động. Công viên nước được chia thành nhiều khu, khu trò chơi và khu tắm . Ở khu trò chơi, em được đến với biết bao những thú vui đặc sắc. Từ cỗ xe ngựa xoay tròn rực rỡ ánh đèn, cốc xoay, vòng xoay khổng lồ, sừng sững trên cao,...đến những trò chơi mạo hiểm như tàu lượn hay nhà ma kinh dị thách thức lòng dũng cảm,...Tất cả đều vô cùng lí thú và kích thích. Em cùng gia đình đã chơi trò xe đụng, cả nhà đã có những khoảnh khắc vui vẻ vô cùng.
Khu công viên nước hay chính là khu vực tắm luôn là nơi đông đúc và thu hút người qua lại nhất. Khu được chia làm nhiều bể, có bể cho người lớn, cho trẻ con với những độ sâu thích hợp. Bể nào bể nấy nước trong vắt, mát lạnh, những chiếc đu quay trên bể khiến cho những đứa trẻ bọn em cảm thấy thích thú. Tiếng nước chảy như thác, tiếng hò hét nhau, nô đùa rộn rã. Đặc biệt nhất vẫn là những ống trượt khổng lồ với độ cao khá lớn dành cho những người muốn trải nghiệm cảm giác mạnh từ trên cao. Những ống to nhỏ, dài ngoẵng, đan vào nhau như những con trăn khổng lồ.
Bên cạnh việc vui chơi, em còn được tham gia lễ hội âm nhạc vào buổi tối do công viên tổ chức, thưởng thức những tiết mục ca hát hay và đặc sắc, hòa mình vào bầu không khí náo nhiệt, tưng bừng. Ngoài ra, em cũng được thưởng thức những chiếc kem mát lạnh, những cốc nước ngọt, nước dừa thơm mát trong công viên. Đến tối muộn, gia đình em ra về sau một chuyến đi chơi nhiều niềm vui, tuy rất tiếc nuối nhưng trong em đã có được biết bao kỉ niệm đẹp về công viên ấy. Chuyến đi đã giúp em có một tinh thần thoải mái hơn, và có thể tận hưởng cái không khí náo nhiệt của mùa hè sôi động
Công viên nước Hồ Tây luôn là một trong những khu vui chơi giải trí mà em yêu thích nhất. Em hy vọng sau này em sẽ có cơ hội được trở lại với khu vui chơi giải trí ấy để lại tiếp tục được tận hưởng cái không khí, không gian sôi nổi, tấp nập nơi đây.
Hè vừa qua, em được bố mẹ thưởng cho một chuyến đi chơi đến công viên nước Hồ Tây. Chuyến đi ấy đã để lại rất nhiều ấn tượng với em, đặc biệt là khu vui chơi giải trí với bao kỉ niệm tươi đẹp.
Công viên nước Hồ Tây nằm ở thủ đô Hà Nội, là một quần thể khu vui chơi giải trí khá rộng. Ngay khi mới bước vào, chiếc cổng đã khiến em vô cùng thích thú, nó là hình ảnh được mô phỏng lại từ những lâu đài trong chuyện cổ tích, bước qua đó, em như được đến với một thế giới thần kì với nhiều niềm vui đang chờ đợi phía trước.
Mở ra trước mắt em là một không gian rộng lớn, đầy màu sắc với đủ mọi trò chơi độc đáo. Những âm thanh náo nhiệt của người người qua lại đông đúc hòa với âm thanh trò chơi càng khiến không khí trở nên sôi động. Công viên nước được chia thành nhiều khu, khu trò chơi và khu tắm . Ở khu trò chơi, em được đến với biết bao những thú vui đặc sắc. Từ cỗ xe ngựa xoay tròn rực rỡ ánh đèn, cốc xoay, vòng xoay khổng lồ, sừng sững trên cao,...đến những trò chơi mạo hiểm như tàu lượn hay nhà ma kinh dị thách thức lòng dũng cảm,...Tất cả đều vô cùng lí thú và kích thích. Em cùng gia đình đã chơi trò xe đụng, cả nhà đã có những khoảnh khắc vui vẻ vô cùng.
Khu công viên nước hay chính là khu vực tắm luôn là nơi đông đúc và thu hút người qua lại nhất. Khu được chia làm nhiều bể, có bể cho người lớn, cho trẻ con với những độ sâu thích hợp. Bể nào bể nấy nước trong vắt, mát lạnh, những chiếc đu quay trên bể khiến cho những đứa trẻ bọn em cảm thấy thích thú. Tiếng nước chảy như thác, tiếng hò hét nhau, nô đùa rộn rã. Đặc biệt nhất vẫn là những ống trượt khổng lồ với độ cao khá lớn dành cho những người muốn trải nghiệm cảm giác mạnh từ trên cao. Những ống to nhỏ, dài ngoẵng, đan vào nhau như những con trăn khổng lồ.
Bên cạnh việc vui chơi, em còn được tham gia lễ hội âm nhạc vào buổi tối do công viên tổ chức, thưởng thức những tiết mục ca hát hay và đặc sắc, hòa mình vào bầu không khí náo nhiệt, tưng bừng. Ngoài ra, em cũng được thưởng thức những chiếc kem mát lạnh, những cốc nước ngọt, nước dừa thơm mát trong công viên. Đến tối muộn, gia đình em ra về sau một chuyến đi chơi nhiều niềm vui, tuy rất tiếc nuối nhưng trong em đã có được biết bao kỉ niệm đẹp về công viên ấy. Chuyến đi đã giúp em có một tinh thần thoải mái hơn, và có thể tận hưởng cái không khí náo nhiệt của mùa hè sôi động
Công viên nước Hồ Tây luôn là một trong những khu vui chơi giải trí mà em yêu thích nhất. Em hy vọng sau này em sẽ có cơ hội được trở lại với khu vui chơi giải trí ấy để lại tiếp tục được tận hưởng cái không khí, không gian sôi nổi, tấp nập nơi đây.
Quê tôi là một mảnh đất cằn cỗi, người dân ở đây khổ lắm nhưng đâu đó vẫn có những tiếng cười. Sáng sáng, lúc tôi thức dậy là đã nghe thấy tiếng các bác chài lưới ngoài biển rồi. Các bác ấy đã nhường giấc ngủ cho chúng tôi. Rồi tới trận lũ tháng 3 năm ngoái cướp đi bao nhiêu sinh mạng và của cải vật chất, nhưng không vì thế mà mọi người nản chí. Nhờ có bàn tay chăm sóc của người dân mà rừng cây quê tôi vẫn đứng sừng sững và thiệt hại cũng giảm đáng kể. Sáng sáng, tôi vào rừng, lũ chim hót lên như đón chào tôi vậy. Những cây gỗ to đứng cao sừng sững, đứng dưới gốc cây tôi cảm thấy an tâm hơn. Hàng trăm loại cây đứng ở đây đã mấy năm rồi. Người quê tôi trước đây không biết gì cứ đốn củi nhiều lắm nên rừng kêu gào đến trận lũ đã cướp đi của họ thì họ mới biết rằng không có rừng thì họ sẽ không thể sống. Rừng bao la, bát ngát khiến cho làng quê tôi ngày càng đẹp hơn. Tôi yêu rừng lắm và mong ước sau này sẽ góp phần vào việc trồng rừng của quê hương.
Quê ngoại tôi là một mảnh đất cằn cỗi, người dân ở đây khổ lắm nhưng đâu đó vẫn có những tiếng cười. Sáng sáng, lúc tôi thức dậy là đã nghe thấy tiếng các bác chài lưới ngoài biển rồi. Các bác ấy đã nhường giấc ngủ cho chúng tôi. Rồi tới trận lũ tháng 3 năm ngoái cướp đi bao nhiêu sinh mạng và của cải vật chất, nhưng không vì thế mà mọi người nản chí. Nhờ có bàn tay chăm sóc của người dân mà rừng cây quê tôi vẫn đứng sừng sững và thiệt hại cũng giảm đáng kể. Sáng sáng, tôi vào rừng, lũ chim hót lên như đón chào tôi vậy. Những cây gỗ to đứng cao sừng sững, đứng dưới gốc cây tôi cảm thấy an tâm hơn. Hàng trăm loại cây đứng ở đây đã mấy năm rồi. Người quê tôi trước đây không biết gì cứ đốn củi nhiều lắm nên rừng kêu gào đến trận lũ đã cướp đi của họ thì họ mới biết rằng không có rừng thì họ sẽ không thể sống. Rừng bao la, bát ngát khiến cho làng quê tôi ngày càng đẹp hơn. Tôi yêu rừng lắm và mong ước sau này sẽ góp phần vào việc trồng rừng của quê hương.
Ngủ ngon nha con yêu! " Sau khi nghe mẹ nói xong câu ấy, tôi lên giường và ngủ thiếp đi. Tôi mơ thấy rằng: Một buổi sáng đẹp trời, tôi được mẹ dắt đi chợ hoa, chợ rất đẹp, tấp nập và đông vui. Những bông hoa lay ơn, hoa hồng, hoa ly nở rộ đẹp tuyệt vời. Tôi mãi ngắm hoa nên không để ý đến mẹ. Một lát sau, tôi chợt giật mình và không thấy mẹ đâu nữa rồi. Tôi rất sợ hãi, không biết mẹ đang ở đâu. Tôi lần tìm khắp ngõ chợ nhưng không thấy bóng giáng của mẹ đâu cả. Tôi ngồi xuống bóng cây phượng mà lo sợ. Bỗng nhiên, tôi thấy mẹ đứng từ xa vẫy tay tôi. Tôi tức tốc chạy theo mẹ và chạy mãi, chạy mãi,,, Không thấy mẹ nữa rồi. Bây giờ, tôi dang ở trong một khu rừng . Khu rừng này đẹp một cách lạ thường. Cánh rừng xanh như một viên thạch bích dưới nền trời xanh thẳm. Nhiều cây leo mọc chằn chịt ở các cây gỗ lớn, chúng quấn lấy thân cây mà vươn lên cao vút. Những cành cây là rộng, thân gỗ lớn, chúng phân thành từng tầng khác nhau, Có những cây hướng sáng chúng vươn lên thật cao, bỏ lại chút tia nắng yếu ớt chui lọt xuống những loài cây ưa râm. Dưới khu rừng, nhiều chó sóc vun vút chuyền từ cành này sang cành khác tìm mồi. Càng đi sâu vào, khu rừng càng âm u. Đột nhiên, tôi nghe tiếng nói chuyện ngoài sau lưng :" Chúng ta cùng đi lễ hội mùa xuân ở nhà bác Gấu nhé " Tôi giật mình nhìn lại thì thấy một con sóc đang nói chuyện với chú chim đang đậu trên cành cây. Tôi hốt hoảng bỏ chạy thì chú chim gọi lại: - Bạn ơi đừng sợ, vì đây là rừng tiên cảnh nên ít ai có thể đến được đây, vì vậy học không biết loài thú, chim chúng tôi có thể nói chuyện được. Tôi bình tĩnh lại: Vậy, bây giờ bạn đi đâu, mình có thể đi cùng được không? Chú sóc bảo: " Chúng tớ đi lễ hội mùa xuân, bạn đi cùng chứ? Thế là tôi gạt lại những nỗi lo sợ đó và cùng đi với các bạn. Chúng tôi nghe tiếng suối rì rào, tiếng hót rất hay. Tôi cùng trò chuyện rất thân mật cùng các bạn. Chúng tôi cùng nhau nhảy múa cùng bạn chim sẻ, cáo trắng, gấu,... Những người bạn ở đây rất hiền hòa, thân thiện với tôi. "Dậy, con ơi!" Mẹ tôi đánh thức tôi dậy. Tôi không nghĩ là mình đang mơ mà đang ở trong một thế giới thật sự vậy. Tôi nghĩ rằng: " những con vật trong rừng rất thân thiện với chúng ta, nhưng vì chúng ta thấy vẻ bên ngoài của chúng đáng sợ nên mới nghĩ về chúng như vậy thôi. Thật ra, chúng cũng có tình cảm như con người vậy đó. Vì vậy chúng ta phải bảo vệ nó, phải bảo vệ môi trường của chúng cũng như bảo vệ chính bản thân mình vây
Bài làm :
Giỗ tổ Hùng Vương hay lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam. Hàng năm, vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, hàng vạn người từ khắp mọi miền tổ quốc đổ về đền Hùng để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.
Đền Hùng là một khu du lịch nổi tiếng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú cách Hà Nội 100km về phía Bắc. Đó là một quần thể kiến trúc bao gồm lăng tẩm, đền, miếu cổ kính. Do những biến động của lịch sử và sự khắc nghiệt của thời gian, các kiến trúc ở đền Hùng đã được trùng tu và xây dựng lại nhiều lần, gần đây nhất là vào năm 1922. Từ chân núi đi lên, qua cổng đền, điểm dừng chân của du khách là đền Hạ, tương truyền là nơi bà Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng. Trăm trứng ấy đẻ ra trăm người con, năm mươi người theo cha xuống biển, bốn chín người theo mẹ lên núi. Người con ở lại làm vua, lấy tên là Hùng Vương (thứ nhất). Qua đền Hạ là đền Trung, nơi các vua Hùng dùng làm nơi họp bàn với các Lạc hầu, Lạc tướng. Trên đỉnh núi là đền Thượng là lăng Hùng Vương thứ sáu (trong dân gian gọi là mộ tổ) từ đền Thượng đi xuống phía Tây nam là đền Giếng, nơi có cái giếng đá quanh năm nước trong vắt. Tương truyền ngày xưa các công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con vua Hùng Vương thứ mười tám, thường tới gội đầu tại đó.
Lễ hội đền Hùng bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác… Các hoạt động văn hóa mang tính chất nghi thức còn lại đến ngày nay là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Đó là hai nghi lễ được cử hành đồng thời trong ngày chính hội. Đám rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đó là một đám rước tưng bừng những âm thanh của các nhạc cụ cổ truyền và màu sắc sặc sỡ của bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống… Dưới tán lá mát rượi của những cây trò, cây mỡ cổ thụ và âm vang trầm bổng của trống đồng, đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá huyền thoại để tới đỉnh núi Thiêng.
Góp phần vào sự quyến rũ của ngày lễ hội, ngoài những nghi thức rước lễ còn những hoạt động văn hóa quần chúng đặc sắc. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của Vĩnh Phú, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.
Người hành hương tới đền Hùng không chỉ để vãn cảnh hay tham dự vào cái không khí tưng bưng của ngày hội mà còn vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người hành hương đều cố thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.
Trẩy hội Đền Hùng là truyền thống văn hóa đẹp của người Việt Nam. Trong rất nhiều những ngày hội được tổ chức trên khắp đất nước, hội đền Hùng vẫn được coi là hội linh thiêng nhất bởi đó là nơi mỗi người Việt Nam nhớ về cội nguồn và truyền thống oai hùng, hiển hách của cha ông.
Bài làm :
Chuyến đi thăm chùa Hương cùng với ông bà, cha mẹ cách đây đã hơn một năm nhưng em vẫn nhớ như ln vẻ đẹp thần tiên của phong cảnh Hương Sơn.
Mùng sáu tháng Giêng, chùa Hương bắt đầu mỏ hội. Du khách từ khắp miền đất nước nườm nượp đổ về đây để lễ Phật và thưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên sơn thuỷ hữu tình hiếm có. Hương Sơn quả là một kì quan mà Tạo hoá đã hào phóng ban tặng cho con người.
Ngồi trên con đò xuôi bến Đục, em khoan khoái đưa tay khoát nước. Nước suối Yến mát lạnh. Thỉnh thoảng, một chú chim bói cá màu xanh cánh trả cụp cánh lao vút như một mũi tên xuống dòng nước trong văn vắt, nhìn thấy rõ rong rêu mọc ven bờ. Trước mắt em là dãy núi tím biếc trập trùng, ẩn hiện trong màn sương lãng đãng. Những con đò nối đuôi nhau chở du khách vào đền Trình dưới chân núi.
Đường lên chùa gập ghềnh, quanh co và khá dốc nhưng hầu như không ai thấy mệt. Các cụ bà đầu đội khăn, mặc áo dài nâu, quần thâm, cổ đeo tràng hạt, tay chống gậy vừa đi vừa niệm Nam mô, bước chân vẫn dẻo dai, chẳng kém thanh niên.
Em theo ông bà, cha mẹ đi từ chùa Ngoài vào chùa Trong, thăm chùa Giải Oan, lên tới chùa Thiên Trù... Chùa nào cũng cổ kính, uy nghi, trầm mặc trong khói hương nghi ngút. Không khí lễ hội vừa náo nhiệt lại vừa thành kính, thiêng liêng. Đến đây, mọi người đều có chung cảm giác là trút bỏ được những phiền luỵ của cuộc sống đời thường, tâm hồn lâng lâng, thanh thản.
Dòng người nối đuôi nhau trên những con đường hẹp, quanh co theo vách đá. Tiếng suối róc rách văng vẳng đâu đây hoà với tiếng mõ, tiếng chuông ngân nga trong khoảng không êm đềm, tĩnh lặng. Lúc mỏi chân, du khách tạt vào quán lá, uống một bát nước lão mai lại thấy khoẻ khoắn hẳn ra, vui vẻ tiếp tục cuộc hành trình.
Động Hương Tích được mệnh danh là Nam thiên đệ nhất động
Lên đến đây, từ trên cao nhìn xuống, cả bầu trời, mặt đất thu gọn trong tầm mắt. Ruộng nương trông bé như bàn tay. Rừng mơ, rừng mận nở hoa trắng xoá cả vùng đồi núi xung quanh.
Động ăn sâu trong lòng núi, trông giống như một chiếc hàm rồng khổng lồ. Lòng động phẳng và rộng, có thể chứa mấy trăm người. Ánh đèn, ánh nến lung linh, những nhũ đá, cột đá muôn hình vạn trạng, lấp lánh bảy sắc cầu vồng. Nào hòn Cậu, hòn Cô, nào nong tằm, né kén, nào cây bạc, cây vàng... Khách hành hương lâm râm khấn nguyện, cầu mong một cuộc sống bình an, no đủ và hạnh phúc.
Phải mất hai ngày liền mới thăm hết được phong cảnh Hương Sơn. Lúc lên xe ra về, em ngoái đầu lại lưu luyến ngắm nhìn. Xa xa, nơi những dãy núi trập trùng, sương bốc lên mù mù như khói toả. Khung cảnh đẹp như trong mơ, làm say lòng biết bao du khách.
Tạm biệt Hương Sơn! Hẹn ngày gặp lại!
Quê hương em nằm bên bờ sông Đuống hiền hòa. Mỗi sớm mai, mặt sông phẳng lặng như gương.
Dòng sông giống hệt dải lụa mềm mại trải dài tít tắp. Thấp thoáng trong sương mù, từng đoàn thuyền đang từ từ rời bến. Phóng tầm mắt ra xa, hai bên bờ sông, những bãi ngô, rặng tre xanh mờ mờ. Từ trên đê nhìn xuống, những dãy thuyền chài neo đậu san sát, đang nổi ánh lửa ban mai. Chỗ bến đò, tiếng cười nói xôn xao, tiếng mái chèo khua nước ven sông, người lên bến, xuống thuyền nhộn nhịp như mắc cửi. Mặt trời đã lên. Ánh nắng rực rỡ chiếu lấp lánh làm cho dòng sông rạng rỡ giống như người thiếu nữ đầy sức sống.
Sông Đuống quê em đẹp như một bức tranh. Dòng sông là người bạn thân thiết gắn bó với tuổi thơ êm đềm của em.
Em thường nhớ đến câu thơ quen thuộc đó mỗi khi đến Hồ Gươm chơi. Hồ Gươm nằm ở trung tâm Thủ đô Hà Nội. Mặt hồ trong xanh như tấm thảm khổng lồ. Nổi lên giữa hồ, trên thảm cỏ xanh rờn là Tháp Rùa cổ kính, uy nghiêm. Xa xa, chiếc cầu Thê Húc màu son cong như con tôm dẫn khách du lịch vào thăm đền Ngọc Sơn. Mái đền cổ kính rêu phong nằm cạnh gốc đa già. Trong đền có một cụ rùa rất to được trưng bày trong một tủ kính lớn. Nhìn cụ rùa này em lại nhớ đến sự tích Hồ Gươm. Vua Lê Lợi trả lại kiếm cho thần Kim Quy trên hồ Tả Vọng tức hồ Hoàn Kiếm. Khi hè về, tiếng ve râm ran hòa lẫn với tiếng chim tạo nên bản hòa tấu kéo dài mãi không thôi. Ven đường, những hàng liễu nghiêng mình soi bóng xuống hồ như mái tóc dài của các cô thiếu nữ xõa xuống làm duyên. Vào những ngày lễ hội, mặt hồ lung linh rực rỡ bởi muôn ngàn ánh đèn màu, những bông hoa sữa tỏa mùi hương dìu dịu đậu nhẹ nhàng xuống vai áo người qua đường. Mai đây dù có đi đâu xa em cũng không quên Hồ Gươm - một thắng cảnh đẹp - đã gắn bó với em suốt thời thơ ấu.
HỌC TỐT
#Crazy#
Đêm qua, khi đang ôn bài chuẩn bị cho kì thi cuối kì sắp tới, mệt quá nên tôi thiếp đi một lúc.Chỉ với khoảng thời gian ngắn ngủi ấy, tôi đã gặp một giấc mơ thật diệu kì. Trong giấc mơ ấy, em được gặp chàng dũng sĩ Thạch Sanh bằng xương bằng thịt và được hàng tặng cho cây đàn. Đó là một giấc mơ vô cùng chân thật.
Trong giấc mơ ấy, tôi hóa thân thành một dũng sĩ,là người giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Hôm ấy, đang đi trên đường,tôi gặp hai mẹ con nhà nọ, quần áo rách rưới, đói khổ. Người mẹ nói rằng:
- Mấy ngày nay tôi với hai đứa con chưa có gì ăn do trong vùng có con quái thú, ngang nhiên cướp bóc lương thực, nhà cửa của chúng tôi.
Thấy người mẹ tâm sự như vậy, tôi liền nhớ ra chàng Thạch Sanh, cũng là người dũng cảm, thường xuyên giúp đỡ người khác. Hiện tại đã là vua, chàng luôn quan tâm đến đời sống của người dân. Tôi dẫn mẹ con họ đén gặp vua. Đến đây, gặp được Thạch Sanh tôi đã trình bày câu chuyện của gia đính ấy và cả con quái thú mới xuất hiện. Thạch Sanh nghe thấy vậy liền mời mẹ con nhà nọ vào cung và cho ăn uống, tắm giặt sạch sẽ. Sau đó, chàng nới với tôi:
- Hiện tại ở phương Bắc đang có giặc lăm le, ta sẽ đích thân chinh chiến. Thế nhưng việc diệt trừ con quái thú kia cũng khong thể chờ đợi ta về được. Vậy nên ta sẽ giao cây đàn thần cho nhà ngươi, hãy thay ta diệt trừ nó.
Nói rồi chàng đem câ đàn thần từ trong kho bí mật lên tặng cho tôi. Tôi nhận lấy và hứa rằng:
- Tôi nhất định sẽ sử dụng cây đàn thần này để đánh bại con ác thú kia, đem lại bình yên cho dân làng.
Do tình hình cấp bách, Thạch Sanh chỉ kịp sai người chuẩn bị ngựa cho tôi và mấy người mẹ con. Sau đó, tôi cùng họ trở về ngôi làng nọ với quyết tâm diệt trừ con ác thú kia.
Đến nơi, hình ảnh hiện ra trước mắt tôi là con ác thú đang hung hăng đi vào từng nhà, cướp bóc, vơ vét của cải, người dân chạy tán loạn. Khung cảnh hết sức hỗn tạp. Tôi bắt đầu dùng cây đàn thần gẩy lên những tiếng đầu tiên. Con quái thú kia nghe thấy tiếng đàn, chuyển hướng sự chú ý sang chỗ tôi. Người dân vì thế mà có cơ hội chạy thoát. Tiếng đàn cất lên, ban đầu nghe thật du dương, ngọt ngào. Nhưng mỗi lúc nhịp đàn tăng nhanh, cao hơn tạo ra 1 thanh âm thật khó chịu. Con ác thú kia bắt đầu cảm thấy phiền phức bởi tiếng đàn, nó quay ra và chạy thật nhanh đến vồ lấy tôi. Nhanh chân, tôi đã tránh được móng vuốt của nó và tiếp tục gẩy đàn. Con thú ôm đầu vật vã, lấy 2 tay bịt tai nhưng không thể nào ngăn được tiếng đàn đang xâm chiếm vào trong trí óc. Càng tức giận hơn, hai con mắt long lên sòng sọc, quyết tâm vồ đến tôi. Thấy vậy, nhịp độ gẩy đàn của tôi tăng lên, con thú đang trên đà vồ đến bỗng ngã ra vì đầu đau dữ dội. Nhân cơ hội đó, tôi rút kiếm đeo bên mình đâm một nhát thấu tim con ác thú kia. Cuối cùng con thú ấy cũng đã chết.
Dân làng thấy vậy, từ nơi ản nấp chạy ra, vô cùng vui mừng và cảm ơn tôi rối rít. Tôi cảm thấy rất vui và hạnh phúc vì đã cứu được rất nhiều người.
Cuối cùng, tôi mang cây đàn thần quay trở lại và trả lại cho Thạch Sanh. Biết được tin con thú kia đxa bị hạ, chàng vô cùng hài lòng và khen ngợi tôi. Tôi lấy làm cảm kích lắm.
Đúng lúc đó, tiếng gọi của mẹ tôi vag lên:
- Minh, cất sách vở đi ngủ thôi con
Giấc mơ kết thúc ở đó, mọi thứ vẫn hiện lên trong đầu tôi y như một thước phim quay chậm, chân thật đến từng chi tiết.
Tham Khảo
Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi, sóng lúa nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi khi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh. Vào những mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô trên đồng.
Chiều đến khi gió nồm nhẹ thổi, lúa khẽ lay động rì rào như đang thì thầm tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ. Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa.
Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạt sương tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu, muôn vẻ trông rất đẹp. Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên thảm lúa. Thỉnh thoảng, chúng đỗ hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau.
Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra và lớn lên. Giờ đây, vùng chiêm trũng này đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy trên cánh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang đi lên trên con đường hạnh phúc.
Em sinh ra và lớn lên ở xã..., huyện..., tỉnh.... Nơi đây gắn bó với hình ảnh cây đa cổ thụ, những mái chùa cổ kính và những cánh đồng thẳng cánh cò bay. Mùa xuân là những năm tháng đẹp nhất ở làng em. Mùa xuân đến, mọi người ngập tràn hạnh phúc. Cây cối đâm chồi, nảy lộc. Những bông hoa thi nhau khoe sắc chào đón xuân. Mùa xuân quê em thật đẹp!
Mỗi khi cần mua vật dụng gì, em hay đến cửa hàng bách hoá thiếu nhi ở đầu chợ. Nơi đó, chẳng những có bán rất nhiều thứ mà còn có chị bán hàng rất vui vẻ, biết chiều khách.
Chỉ mới nhìn chị thôi, người ta đã có cảm tình ngay: gương mặt đầy đặn, trắng trẻo, má lúm đồng tiền. Nhất là những lúc tiếp chuyện với khách, ánh mắt chị ân cần, lịch sự và miệng cười tươi tắn. Trên mái tóc dài chấm ngang bờ vai đen nhánh, chị cài một chiếc băng đô màu hồng nên có vẻ vừa thướt tha vừa gọn gàng.
Tuy là cửa hàng bách hoá thiếu nhi nhưng lại có bán đủ thứ: từ tập, viết, thước, đồ chơi đến xà bông, bột ngọt… cho nên khách hàng rất đông, không chỉ trẻ con mà cả người lớn nữa. Một vài người đi đi lại lại ngắm nghía hàng hoá bày trên chiếc kệ dài treo sát tường, còn số đông tập trung trước mặt quầy, chồm cả người lên, tay cầm tiền giơ cao tranh nhau mua hàng trước.
– Bán cho tôi một bịch xà bông.
– Bán cho tôi hai hộp sữa.
– Cái cặp đó giá bao nhiêu vậy cô?
Khách háng dồn dập; chị tất bật vã mồ hôi mà vẫn không tỏ vẻ bực bội. Giá được quen biết chị em sẽ không ngần ngại vào phụ bán với chị ngay. Nhưng chị thật nhanh nhẹn tay vừa thoăn thoắt lấy hàng cho người này, miệng đã vồn vã trả lời cho người kia, luôn niềm nở, lễ phép với mọi người:
– Thưa bác, chịu khó đợi cháu một chút.
Do đó, dù có chờ đợi hơi lâu nhưng không một ai phiền lòng cả. Thấy em còn đứng phía ngoài, chị ngóng lên hỏi:
– Em mua gì đó?
– Chị bán cho em hai quyển tập.
Chị nhoẻn miệng cười:
– Nãy giờ chị tưởng em đứng ngắm hàng. Thôi được, có ngay!
Hai quyển tập được gói lại cẩn thận, chị đưa cho em. Trả tiền xong, em lật đật ra về.
Chị bán hàng ấy rất vui vẻ, nhã nhặn, thảo nào cửa hàng chị bán đắt là phải.
Thời thơ ấu!
Mỗi khi nhắc đến ba tiếng ấy, trái tim tôi lại thổn thức. Bao nhiêu kỉ niệm êm đẹp về thời thơ ấu, nhưng chỉ có rừng thông xanh là tôi yêu quý nhất. Đã bao lần tôi xao xuyến về cái tên ấy. Ôi! Rừng thông xanh của tôi!
Những buổi chiều tà, tôi cùng các bạn vào rừng thông câu cá. Ngồi ở phiến đá bên dòng suối thả mồi, chúng tôi trò chuyện rôm rả, hết trên trời lại dưới biển. Khi phao động, chúng tôi giật cần. Những chú cá rô phi viền đỏ lóng lánh giãy đành đạch trên đám cỏ xanh. Hoàng hôn xuống, chúng tôi ra về với những chú rô phi béo mập.
Ôi, đẹp làm sao những buổi chiều đi nhặt củi về, ngồi nghỉ dưới gốc thông, tôi lắng nghe tiếng dòng suối thủ thỉ tâm tình. Tiếng thông reo vi vu như một điệu đàn bất tuyệt. Một lần bị mẹ mắng, tôi chạy vào rừng thông. Ngồi dưới gốc cây nghe tiếng đàn du dương ấy, bao nhiêu nổi giận vừa trào dâng, bao nhiêu cái mệt mỏi đều như tan biến đâu hết. Tiếng đàn thông, tiếng tâm sự của dòng suối ru tôi vào giấc ngủ êm đềm. Khi tỉnh dậy, mặt trời sắp lặn, tôi luống cuống ba chân bốn cẳng chạy thẳng về nhà.
Những buổi sáng tôi thường đi học sớm, lên lối trong rừng thông, tôi lắng nghe tiếng chim thánh thót:
Ríu ran kẽ lá
Là lời của chim
Tôi ngắt một bông hoa ở bên bờ suối. Chao, bông hoa mới đẹp chứ. Những giọt sương đọng ở cánh hoa long lanh như những hạt ngọc. Rừng thông xanh rì reo vi vu trong gió. Ôm lấy cây thông, áp tai mình vào, tôi như nghe thấy tiếng thổn thức của mầm xanh… Đến giờ học, tôi chạy vụt đi, bông hoa còn vương lại trên cành thông, những hạt phấn vàng li ti bay bay...
Có những buổi học về sớm, tôi lang thang trong rừng thông. Chọn lấy một cây cao nhất, tôi ôm lấy “đo” xem mình có cao bằng “nó” không, tưởng mình phải bằng nửa cây thông, không ngờ chỉ bằng một phần tư “nó”.
- Thôi! - Tôi vỗ về cái thân to như cột nhà của cây thông - mai về nhà tao ăn mười bát cơm, hai mươi bát cơm, để lớn bằng mày, thông nhé! Đợi tao với đấy, lớn nhanh nó vừa vừa chứ, kẻo người ta chặt đi là đi đời.
Nằm gối đầu trên gốc thông, xoài người xuống thảm cỏ xanh rờn, tôi lấy truyện ra đọc. Tiếng thông reo vi vu, gió thổi mát rượi làm cho câu chuyện cổ tích tôi đang đọc như hiện ra trước mắt. Những buổi tối bọn con gái rủ nhau ra chơi rừng thông để hứng gió, bọn con trai chúng tôi vừa nhác thấy chúng nó ở đầu rừng đã xộc ra huơ tay múa chân, miệng thét inh ỏi làm cho bọn con gái sợ hãi chạy tán loạn.
Chủ nhật được nghỉ, có bạn định đeo súng cao su vào rừng bắn chim. Vì muốn những chú chim xinh xắn quen thuộc ấy không phải chết, tôi đã rủ bạn chơi đánh trận giả. Bởi là người quen thuộc rừng thông nhất, nên những cây thông nào có vài vết sứt nhỡ nhỡ là tôi trèo tót lên ngay. Các bạn ở dưới chẳng làm gì được, hai phe tiếp tục đấm đá nhau. Lợi dụng "phe nó” sơ hở, tôi nhặt luôn một cành thông rơi dưới đất xông vào đánh. Kết quả phe kia thua. Được chúng nó “cồng kênh” tôi sung sướng "phất cờ” bằng hoa, nghe bọn "phe mình” hét to, vừa hét vừa vỗ tay: "Hoan hô! Nguyên soái Bình vạn tuế! Hoan hô! Hoan hô!”.
Cây thông cùng reo vi vu như chào mừng tôi. Dòng suối cũng chảy róc rách như kể chiến công của tôi, còn tôi thì kiêu hãnh nhìn bốn phía…
... Mùa nước lũ, thông giận dữ lung lay cành lá làm cho nước sợ hãi sủi bọt...
Khi mùa xuân đến, thông bỗng cười xoà, vi vu suốt ngày đêm. Mùa xuân đã dệt cho thông một chiếc áo xanh rờn. Được thấy ánh mặt trời, được đón làn gió mát, được ngắm hoa đẹp, được nghe suối chảy và tiếng nói cười của chúng tôi, thông lại được suốt ngày vi vu ca hát cùng đàn chim xinh... Đấy! Rừng thông xanh của tôi là như thế đây! Nó như một “người mẹ hiền” của tôi, lúc vui cũng như buồn, rừng thông xanh đều cùng tôi chia sẻ.
Đã bao mua xuân qua, rừng thông xanh của tôi đều giữ được “tính tình" cũng như giữ được vẻ đẹp màu xanh. Nó mãi mãi vẫn là kí ức tươi đẹp nhất trong cuộc đời của tôi.
K mk na <3
dài nhưng ko phải đoạn văn