Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dàn ý nhé.
Mở đoạn:
- Giới thiệu vấn đề "sự đóng góp của người dân trong xã hội, cuộc sống".
Mẫu: Để 1 đất nước hưng thịnh, phát triển thì không thể nào thiếu đi sự đóng góp của người dân trong xã hội, cuộc sống.
Thân đoạn:
- Liệt kê những việc làm đóng góp của người dân:
+ Học tập, cống hiến trí tuệ/ sự thông minh/ tài năng của mình buôn bán làm giàu cho đất nước.
+ Dạy dỗ những mầm non của đất nước.
+ Dọn dẹp, giữ sạch sẽ thiên nhiên của đất nước.
+ Bảo vệ đất nước.
+ ..
- Tầm quan trọng:
+ Thúc đẩy nền kinh tế, quân sự,.. của nước nhà phát triển.
+ Giúp đất nước trở nên hùng mạnh hơn bởi "dân giàu thì nước mạnh".
+ ....
Kết đoạn:
- Tổng kết, khẳng định lại vấn đề.
Em tham khảo:
Đến hai câu kết, là nỗi khát mong của người nghệ sĩ muôn đời mong được tri âm, đồng cảm:
“Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”.
Ba trăm năm là khoảng thời gian xác định nhưng rất dài. Nó là khoảng thời gian đủ để mọi việc lui vào quá khứ cái còn cái mất. Cả câu thơ là hơn ba trăm năm sau liệu trên thế gian này có người nào khóc Tố Như. Ông khắc khoải mong chờ một sự cảm thông của hậu thế. Vậy là từ số phận của nàng Tiểu Thanh, Nguyễn Du liên tưởng tới số phận mình. Chiếc gạch nối xuyên thời gian, không gian ấy có ý nghĩa như một yêu cầu phổ quát đặt ra cho mọi dân tộc, mọi thời đại về thái độ nhân hậu, trước hết là sự cảm thông đối với cái đẹp, sự hoàn thiện hoàn mĩ thể chất và tâm hồn con người. Nguyễn Du là con người bị bế tắc, mong được giải thoát mà vẫn không tìm thấy đường ra. “ Khấp” là đến tận cùng của sự đau thương. Khấp là khóc cho Nguyễn Du cũng như bao người tài hoa như ông.
Chào em, em tham khảo một số gợi ý sau nhé!
- Chủ đề:
+ Ngợi ca vẻ đẹp tuyệt diệu của thiên nhiên.
+ Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước.
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ lục bát truyền thống quen thuộc.
+ Giọng thơ thiết tha, giàu cảm xúc.
+ Vận dụng khéo léo biện pháp nghệ thuật so sánh.
Bạn tham khảo dàn ý sau nhé:
Giải thích : Gia đình là gì?
Gia đình là một hình thức tổ chức đời sống cộng đồng của con người, một thiết chề văn hóa – xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục … giữa các thành viên.Gia đình là nơi sinh thành nuôi dưỡng bồi đắp tâm hồn tình cảm cho con người. Nơi đó có những người thân yêu cha mẹ, ông bà, anh chị em…*Vai trò và ý nghĩa của gia đình:
+ Gia đình như một tế bào tự nhiên, là đơn vị nhỏ nhất để tạo nên xã hội. Không có gia đình để tái tạo ra con người thì xã hội không tồn tại và phát triển được. Chính vì vật, muốn xã hội tốt thì phải xây dựng gia đình tốt.
+ Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội. Mỗi cá nhân chỉ có thể sinh ra trong gia đình. Không thể có con người sinh ra từ bên ngoài gia đình. Gia đình là môi trường đầu tiên có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự hình thành và phát triển tính cách của mỗi cá nhân. Và cũng chính trong gia đình, mỗi cá nhân sẽ học được cách cư xử với người xung quanh và xã hội.
+ Gia đình là tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc. Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống của mỗi thành viên, mỗi công dân của xã hội. Chỉ trong gia đình, mới thể hiện mối quan hệ tình cảm thiêng liêng giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái. Gia đình là chỗ dựa tinh thần vững chắc trong cuộc sống, chốn về bình yên sau những vất vả gian lao, nơi luôn rộng mở khoan dung sau những sai lầm vấp ngã.
+ Gia đình là nơi nuôi dưỡng, chăm sóc những công dân tốt cho xã hội. Sự hạnh phúc gia đình là tiền đề để hình thành nên nhân cách tốt cho những công dân của xã hội. Vì vậy muốn xây dựng xã hội thì phải chú trọng xây dựng gia đình. Hồ chủ tịch nói: “Gia đình tốt thì xã hội tốt, nhiều gia đình tốt cộng lại thì làm cho xã hội tốt hơn”.
+ Gia đình là nguồn động viên, hỗ trợ về tinh thần để mỗi người nỗ lực hơn, mạnh mẽ và vững vàng hơn trong cuộc sống.Bài học :-Phê phán những người mải chạy theo tiền tài địa vị, đuổi theo những thứ phù du mà quên đi gia đình( Nếu bạn cảm thấy chưa đủ ý có thể bổ sung thêm nhé)1. Đề tài: người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945.
3.
Chí khí được thể hiện qua:
1. Thể hiện ở thời điểm Từ Hải ra đi lập nên sự nghiệp
- Nửa năm hương lửa đương nồng:
+ Cuộc sống hôn nhân mới hình thành, giai đoạn tình yêu, tình vợ chồng nồng nàn, thắm thiết nhất.
->Giai đoạn hạnh phúc nhất.
+ Nếu là người bình thường, trong sự hạnh phúc của cặp đôi “trai anh hùng, gái thuyền quyên” như thế này thì sẽ cảm thấy thỏa nguyện, bằng lòng.
+ Nhưng Từ Hải là người phi thường: “Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài”, hơn hẳn những người khác cả về trí tuệ và sức lực -> không bằng lòng với cuộc sống gia đình bình dị, hạnh phúc giản đơn.
-> Quyết tâm ra đi.
=> Từ Hải không phải là người một nhà, người một xóm, người một họ mà là người của trời đất bốn phương (Hoài Thanh)
2. Thể hiện ở hành động ra đi dứt khoát và mạnh mẽ
- Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương:
+ Lòng bốn phương: chí lớn lập công danh sự nghiệp của kẻ làm trai trong xã hội phong kiến.
+ động lòng: chí lớn vốn ấp ủ từ rất lâu, nó chỉ tạm thời trì hoãn khi chung hưởng hạnh phúc bên Thúy Kiều, và bây giờ, hôm nay là lúc chí lớn được đánh thức.
->Từ Hải gạt bỏ tình riêng để thực hiện chí lớn.
+ Thoắt: chí lớn thức dậy nhanh chóng, nhanh chóng quyết tâm thực hiện chí lớn. Từ trước khi gặp Thúy Kiều đã thực hiện chí lớn và giờ là lúc tiếp tục thực hiện sự nghiệp dang dở.
_ Diễn tả sự nhanh chóng trong việc thay đổi vị thế của Từ Hải từ là một con người của gia đình -> một anh hùng mang tráng chí bốn phương.
+ Trượng phu: sự trân trọng của tác giả Nguyễn Du đối với nhân vật Từ Hải.
=>Anh hùng hội tụ những phẩm chất phi thường, có thể thay đổi sơn hà, có thể mang lại xã hội mà nhân dân mong muốn.
- Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong
- Quyết lời dứt áo ra đi
->Sử dụng một loạt các từ ngữ:
+ Thẳng rong: đi liền một mạch
+ Quyết lời, dứt áo
->Hành động dứt khoát, mạnh mẽ, không chút lưu luyến, bịn rịn.
Ra đi trong tâm thế ung dung.
ð Khí phách của bậc đại trượng phu.
Ghé vai gánh đỡ sơn hà
Sao cho tỏ mặt mới là trượng phu
->Trượng phu là người đàn ông tài giỏi, có chí lớn.
->Đó là tâm trạng bình thường của người bình thường
=> Nhưng Từ Hải là người anh hùng, bậc đại trượng phu, không muốn Thúy Kiều phải bịn rịn. Sự ra đi như thế để lại dư âm trong những câu thơ cách mạng sau này:
Ví dụ: Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
3. Thể hiện qua lời đối thoại với Thúy Kiều
- Lời thoại của Thúy Kiều:
Theo thói thường, người bình thường sẽ ngăn cản nhưng là tâm phúc tương tri, là tri kỉ (hiểu chí hướng của Từ Hải) của Từ Hải, nàng không ngăn cản mà mong muốn làm trọn đạo tòng:
Nàng rằng phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi.
->Trước quyết tâm ra đi của Từ Hải, nàng bày tỏ ước nguyện được đi theo để thực hiện trọn đạo tam tòng “Xuất giá tòng phu”.
-> Mong muốn được nâng khăn sửa túi cho chồng
-> Được chung vai gánh vác, được chia sẻ cùng chồng.
=> Những ước nguyện hoàn toàn chính đáng.
- Trách Thúy Kiều
Từ rằng: Tâm phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình
->Từ Hải đánh giá cao Thúy Kiều, là người có tài có sắc -> Trách Thúy Kiều chưa thoát khỏi thói thường của nữ nhi
-> Trách nhưng cũng là động viên Thúy Kiều hãy vượt lên những tình cảm ấy để xứng đáng là tâm phúc tương tri của Từ hải, xứng đáng là phu nhân của một bậc anh hùng, một bậc đại trượng phu
=> Đằng sau đó là sự tự tin của Từ Hải đặt mình lên trên thiên hạ nên cũng yêu cầu Thúy Kiều phải hơn đời, hơn người.
- Lời ước hẹn của Từ Hải:
Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường
Làm ra rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia
->Số từ số nhiều: mười vạn; động từ: dậy đất, rợp đường
-> Vẽ ra viễn cảnh rất huy hoàng: sau nhiều nhất là một năm (một năm xa cách là dài nhưng một năm để làm nên sự nghiệp hiển hách của người đàn ông lại là quá ngắn): trống rong cờ mở trở về “rước nàng nghi gia”, để sum họp vợ chồng trong vinh hiển.
=> Động viên Thúy Kiều.
=> Tự tin của Từ Hải, tự ý thức về tài năng xuất chúng của bản thân mình.
- An ủi Thúy Kiều:
Bằng nay bốn biển không nhà
Theo càng thêm bận biết là đi đâu
->Trong sự an ủi có sự lo lắng, giải thích để Thúy Kiều an lòng ở lại.
-> Trong câu thơ cũng thoáng chút cô đơn của Từ Hải. Tuy rằng tự tin nhưng cũng rất tự tin nhưng cũng rất lo lắng, bốn biển không nhà, trong tâm thế của một người anh hùng múa kích một mình trên sa mạc, hiểu việc mình cần phải làm, lập sự nghiệp lớn lao hiển hách để giúp đỡ nhân dân nhưng cũng thức tỉnh sớm, biết phải đối mặt với nhiều khó khăn.
4. Thể hiện ở hình ảnh không gian cao rộng
- Các hình ảnh:
+ bốn phương
+ Trời bể mênh mang
+ Bốn bể
+ Gió mây, dặm khơi
+ Cánh chim bằng
=>Không gian khoáng đạt, kì vĩ, lớn rộng đã nâng tầm vóc người anh hùng mang hùng tâm tráng chí Từ Hải luôn sánh ngang với tầm vóc vũ trụ.
+ Thể hiện chí lớn của người anh hùng: khao khát được vẫy vùng, tung hoành giữa trời đất cao rộng giống như lời giới thiệu của Nguyễn Du “Đội trời đạp đất ở đời”.
- Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi: tái hiện hình ảnh người anh hùng Từ Hải: chim bằng tượng trưng cho khát vọng của người anh hùng tạo nên sự nghiệp lớn.
->Chim bằng bay lên cùng gió mây chính là hình ảnh người anh hùng Từ Hải trong giây phút lên đường.
"Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
Phong vận kì oan ngã tự cư"
Hai câu này tuy được dịch khác nhau, nhưng đại để gặp nhau:
- Nhóm Bùi Kỷ: “Sự oán hận xưa nay khó mà hỏi trời được. Nỗi oan phong vận lạ kia, tự mình ta buộc lấy mình”.
- Đào Duy Anh: “Mối hận cổ kim khó hỏi trời. Oan lạ của người phong vận ta cũng tự thấy có mình ở trong ấy”.
- Vũ Tam Tập: “Những mối hận cổ kim, khó mà hỏi trời được. Ta tự coi như người cùng một hội với kẻ mắc lỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã”.
Đây là cặp câu “luận” bàn về sự đời, nhà thơ nói tới sự khó hiểu, vô lí của số phận. Đáng chú ý là câu sáu nhà thơ nói: Ta cũng tự coi như rơi vào cái oan lạ lùng của kiếp phong nhã (như của nàng). Hiểu theo ý trên thì Nguyễn Du hẳn phải có oan trái gì sâu sắc lắm, hiểu theo ý dưới thì tấm lòng nhà thơ hoàn toàn đồng cảm với Tiểu Thanh. Câu này với sự xuất hiện từ “ta” (ngã) báo hiệu chuyển mạch, nói tới “Tố Như” trong câu kết.
Nguyễn Du ông là một Đại thi hào của dân tộc Việt Nam ngoài truyện Kiều- một kiệt tác văn học ông còn có một tác phẩm nổi tiếng viết về số phận của những người phụ nữ hồng nhan bạc mệnh viết bằng chữ hán đc thể hiện qua tác phẩm 'Độc tiểu Thanh Kí'. Trong bài thơ có câu" Cổ kim hận sự thiên nan vấn / Phong vận kì oan ngã tự cư" Hai câu thơ này là câu luận được dịch sang thơ nghĩa " Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi / Cái án phong lưu khác tự mang'. Người xưa là Tiểu Thanh , người nay Nguyễn Du , lại người nay khóc thương người xưa thương cho phận phụ nữ ' Tài hoa nhưng bạc mệnh ' giống trong câu thơ của Nguyễn Du có viết" Cái tài đi với cái tai một vần" người như Tiểu Thanh vừa thông minh vừa xinh đẹp , có tài lẫn sắc phải chịu số phận hẩm hiu . Hai câu thơ cho thấy sự bất lực bế tắc ko tìm thấy câu trả lời cho những nỗi oan khuất của những con người đã và đang gặp phải trong cuộc sống . Nguyễn Du một thiên tài văn học con người đa cảm như thấy mình cùng hội cùng thuyền với kẻ mắc oan vì nét phong nhã qua Tiểu Thanh ta lại liên tưởng đến nàng Kiều âu cũng vì nét " phong nhã" mà số phận hẩm hiu.