K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Em có thể xem thêm ở phần ghi chú SGK nhé :

Đoạn trích đã khắc họa rõ nét chân dung tuyệt mĩ của chị em Thúy Kiều, ca ngợi vẻ đẹp, tài năng và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh của Thúy Kiều, đây là biểu hiện cho cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du

1 tháng 9 2021

Tham khảo:

Đoạn trích khắc họa rõ nét chân dung của hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân. Đó là một vẻ đẹp chuẩn mực, lí tưởng của phụ nữ phong kiến.Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người đồng thời là những dự cảm về vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa, bạc mệnh là biểu hiện của cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du

5 tháng 9 2020

Năm 2020 tới,mọi hoạt động của con người đều bị trì hoãn vì Covid-19.Ai ai cũng đều dừng tất cả hoạt động bên ngoài để về nhà tránh dịch.Thời gian đầu,chúng ta đã phòng dịch rất tốt .Ai cũng đồng lòng để đẩy lùi dịch bệnh.Những người thôn quê cũng tự nhắc nhau đeo khẩu trang.Những người thành thị không còn ở ngoài quán xá.Những cửa hàng karaoke dần đóng cửa,những quán cafe không bóng người phản ánh lên sự phòng dịch rất tốt.Những y bác sĩ luôn túc trực để có thể phòng dịch tốt nhất.Họ quên mình để mạng sống người mắc bệnh được an toàn.Những chú bộ đội,dân phòng nhường chỗ ở cho người nhiễm bệnh.Tất cả bước đầu rất tốt và không có ai phải thiệt mạng vì Covid-19.Tuy vậy,khi dịch hết,người ta lại đổ xô ra đường và 'quên' đeo khẩu trang để bảo vệ.Điều đó đã làm dịch thêm bùng phát ở nhiều nơi.Hậu quả là người người thất nghiệp,kinh tế bị sáo trộn.Và dù đã có hơn 30 ca thiệt mạng nhưng các bệnh nhân đều có bệnh nền khá nghiêm trọng dẫn tới thiệt mạng.Chúng ta cần thắt chặt những quy định phòng dịch để không còn gia đình nào chịu hung tin..Chúng ta sẽ vượt qua đại dịch!

5 tháng 9 2020

MiNe viết hay lắm,nhưng cần 1 số hình ảnh chính nữa,bài hay.Vote cho MiNe ik.

9 tháng 9 2020

ình ảnh của người lính trong kháng chiến luôn là chủ đề của rất nhiều nhà văn, nhà thơ với những hình ảnh khác nhau về người lính. Và trong tác phẩm “Bài thơ về Tiểu đội xe không kính” ta thấy rõ về hình ảnh của những người lính lái xe ở Trường Sơn với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu thông qua hình ảnh của những chiếc xe không kính.

Bài thơ ra đời trong thời kì kháng chiến chống Mĩ đã thể hiện rất thành công về hình ảnh người lính lái xe. Và vì tác giả là người am hiểu đời sống chiến tranh và có lối viết văn tả thực nên đã gây ấn tượng sâu sắc tới người đọc. Trong bài thơ tác giả đã tạo nên hình ảnh đặc biệt là những chiếc xe không kính, hình ảnh độc đáo đó đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc.

Trong bài thơ, tác giả đã vẽ nên một hình ảnh rất gần gũi và gắn bó với người lính, đó chinh là những chiếc xe không kính.

Ở đây tác giả đã tả rất thực về những cái thiếu của chiếc xe nên đã tạo nên hình ảnh rất đặc biệt về chiếc xe không kính trần trụi, dị dạng và nó gây ấn tượng sâu sắc tới người đọc. Qua những sự thiếu thốn đó, tác giả còn muốn nói lên với chúng ta về sự ác liệt của chiến tranh.

Đối với người chiến sĩ lái xe chiếc xe “không kính” đem lại những cảm giác bất ngờ khi lao đi trên đường. Nhưng đó cũng chính là nguyên nhân gây ra hậu quả:

Không có kính, ừ thì bụi
Bụi phun tóc trắng như người già

Khổ thơ bắt đầu bằng cấu trúc lặp lại “không có kính” như muốn nhấn mạnh phác họa rõ nét vẻ lạ lùng, độc đáo của chiếc xe và là lí do khiến xe “có bụi”.

Mất đi bộ phận che chắn, người lái và chiếc xe như đi giữa bụi đất. Điệp ngữ “bụi” và động từ “phun” diễn tả, nhấn mạnh mức độ ghê gớm đến đáng sợ của bụi: bụi bay, bụi cuốn mù mịt cả không gian, đất trời mỗi lần xe chạy và kéo dài suốt cả chặng đường dài. Trong bài thơ Lá đỏ, nhà thơ Nguyễn Đình Thi cũng đã cảm nhận về cơn bụi nơi đây:

Đoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa.

Những cơn bụi đó qua khung kính vỡ đã ùa vào buồng lái, phủ đầy tóc, đầy mặt người lính biến anh thành hình tượng đáng yêu qua cách so sánh của nhà thờ “tóc trắng như người già”. Anh chiến sĩ đôi mươi, trẻ trung, sôi nổi giờ đây đã được “hóa trang” thành một con người khác, già đi gấp bội bởi lớp bụi dày bám trên tóc. Cái gian khổ của anh chiến sĩ lái xe được diễn tả sao mà nhẹ nhàng đến thế. Họ không kêu ca, than vãn mà lại lấy chính cái gian khổ của mình để khôi hài nữa chứ.

Đối lập với thực tế gian khổ vẫn là thái độ của người chiến sĩ lái xe:

Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha

Nếu từ ngữ “ừ thì” thể hiện sự chấp nhận, chịu đựng những cơn bụi thì thái độ “chưa cần rửa” lại là sự thách thức, bất chấp, xem thường mọi gian khổ. Gian khổ này dường như không tác động, làm lay chuyển, ý chí, quyết tâm anh. Người chiến sĩ xem đó là dịp để rèn luyện ý chí, sức mạnh của mình.

Cội nguồn sức mạnh, nghị lực nơi người chiến sĩ là do mục đích, lí tưởng cao cả “vì Miền Nam thân yêu”. Giọng điệu bài thơ vừa ngang tàng lại vừa rất vui tươi, sôi nổi thể hiện thái độ quyết tâm trong nhiệm vụ, thách thức trước gian khổ. Lời thơ có chỗ nhẹ nhàng, cân đối như chiếc xe vẫn đang tiến tới, có chỗ gợi cảm, trong sáng như văng vẳng tiếng cười, tiếng hát. Tất cả đã khắc họa hình ảnh người chiến sĩ giải phóng quân thời chống Mĩ dũng cảm, kiên cường, bất khuất mà cũng rất lãng mạn, trẻ trung, bình dị.

Không có kính, ừ thì ướt áo
..............
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

Điệp cấu trúc không có kính … ừ thì chưa cần thể hiện tính cách ngang tàng, bất chấp tất cả khó khăn.

Không có kính che mưa thì dĩ nhiên phải ướt áo, dù áo ướt nhưng các anh cũng mặc kệ, cứ để vậy mà lái tiếp bởi mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi. Các anh vẫn giữ cái tư thế ấy, hiên ngang mà sao yêu đời quá đi thôi!

Với chất liệu hiện thực độc đáo, chỉ qua hai khổ thơ ba và bốn, bài thơ thể hiện hình ảnh hào hùng của chiếc xe không kính, qua đó khắc họa nổi bật hình ảnh cao quý của người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Ngẫm về thiên chức người cầm bút, nhà văn Nguyễn Minh Châu từng chia sẻ: “Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị cùng đường tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường…Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực”. Nhà văn cũng từng chia sẻ một quan niệm sâu xa khác về điều này khi cho rằng: “Thiên chức của nhà văn là suốt đời đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người”. Qua hình tượng người đàn bà trong “Chiếc thuyền ngoài xa”, ta càng thấm thía hơn thiên chức của Nguyễn Minh Châu trong những trang văn nghệ thuật.

Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã gửi tới người đọc một quan niệm, một cái nhìn hết sức sâu sắc về vai trò của nhà văn trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Nhà văn nói đến hành trình “đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người” phải chăng ý muốn nói đến những vẻ đẹp cao quý, không phô lộ mà khuất lấp, ẩn tàng thậm chí nhiều lúc còn nương náu dưới một cái vỏ xấu xí, thôi ráp như hạt ngọc ẩn sâu trong lòng con trai. Quan điểm của nhà văn Nguyễn Minh Châu đã góp một cái nhìn sâu sắc về “thiên chức của nhà văn trong quá trình sáng tác văn học”.

Khi miêu tả người đàn bà hàng chài, thiên chức của nhà văn được thể hiện trước hết ở những nét phác họa chân thực và niềm sẻ chia, thương cảm trước một nạn nhân của đói nghèo tăm tối. Dưới ngòi bút Nguyễn Minh Châu, người đàn bà mang thân hình cao lớn, thô kệch. Khuôn mặt rỗ, sắc mặt tái ngắt với vẻ mặt đầy mệt mỏi. Áo bạc phếch còn nửa thân dưới thì ướt sũng. Những hình ảnh, những nét vẽ ấy đã phác họa chân thực chân dung người đàn bà hàng chài khiến ta cảm tưởng như đó là một người phụ nữ bước từ cuộc đời vào trang văn. Trong văn học, ta đã bắt gặp nhiều cảnh tượng cái đói bủa vây, dồn đẩy cuộc sống con người xuống cùng cực đến mức phải ăn cháo cám, “làm no” bằng cách ăn đất sét. Còn ở đây, cái đói buộc họ phải ăn xương rồng luộc chấm muối – một loài cây hoang dại, đắng chát. Cuộc sống lam lũ, cực khổ của người đàn bà càng tăng lên gấp bội phần khổ đau với những tháng ngày bị chồng đánh đập. Những trận đòn mụ phải gánh nhiều như cơm bữa, bị đánh đến thừa sống thiếu chết. Người đàn bà ấy cam chịu đón nhận đòn roi như thể mình là người mang lỗi, không van xin, chối tội, thanh minh, không chống trả hay trốn chạy. Tất cả những tháng ngày ấy, mụ đều đứng im chịu đòn như một tảng đá nhẫn nhục.

Xem thêm:  Soạn Bài Tính Thống Nhất Về Chủ Đề Của Văn Bản

Thiên chức của nhà văn Nguyễn Minh Châu khi miêu tả hình tượng người đàn bà hàng chài còn được thể hiện ở sự trân trọng, ngợi ca những nét đẹp phẩm chất, tâm hồn người phụ nữ này. Đó là một người phụ nữ giàu đức hy sinh và rộng lòng vị tha. Vì con mà mụ buộc phải gửi thằng Phác lên bờ để không phải suốt ngày chứng kiến cảnh bố đánh đập mẹ. Dù bị đánh đập dã man, người đàn bà ấy vẫn không bỏ chồng để có người đàn ông chèo chống lúc phong ba, biển động, để các con của mụ có cha, nhà mụ có nóc. Mụ nhẫn nhục chịu khổ đau như vậy cũng một phần vì chồng mình, coi đó là một cách sẻ chia bất đắc dĩ khi người chồng bế tắc, mất cân bằng.

Một nét đẹp tâm hồn nữa ở người đàn bà hàng chài mà nhà văn Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm rất khéo léo đó chính là tâm hồn sâu sắc, thấu trải lẽ đời. Mục đích Đẩu gọi người đàn bà lên tòa án huyện là để giải phóng giúp mụ, khuyên mụ bỏ chồng. Nhưng kết quả là Đẩu vẫn không thể thuyết phục được sau khi nghe người đàn bà tâm sự. Người đàn bà hàng chài nhận thức được vì xấu, mặt rỗ nên mình ế muộn, nói không quá lời thì người chồng chính là ân nhân cuộc đời mụ. Hơn nữa, với mụ thì chồng mình là người hiền lành, chỉ hơi cục tính, trước đây chưa bao giờ đánh đập mụ. Cái thói vũ phu không phải là bản chất vốn có của người chồng. Bản thân mụ lúc nào cũng thấy có lỗi vì đẻ nhiều, nhà nghèo nên gánh nặng mưu sinh lúc nào cũng đè nặng lên vai người chồng. Theo như mụ nói, thì vì quá khổ, nên chồng mụ mới đánh chửi – một hành xử tiêu cực của kẻ bị dồn vào cảnh cùng đường. Chẳng những thế, trên thuyền cũng cần có một người đàn ông chèo chống, tấm lưng như lưng gấu của gã tuy đáng sợ nhưng lại là nơi vững chãi để mẹ con mụ dựa vào.

Nguyễn Minh Châu có lẽ thực hiện thành công thiên chức nhà văn của mình khi qua những trang văn “Chiếc thuyền ngoài xa”, ông đã gửi gắm thiên chức của người đàn bà mộc mạc, tự nhiên và sâu sắc rằng người đàn bà trên thuyền phải sống vì các con. Cuộc sống gia đình người đàn bà hàng chài không phải lúc nào cũng chỉ có đòn roi nước mắt mà cũng có những lúc vợ chồng, con cái thuận hòa, vui vẻ. Người đọc qua đây cũng nhận ra rằng khi đứng trước một tác phẩm cần có cái nhìn con người, đời sống một cách đa diện nhiều chiều. Với bản thân người đàn bà hàng chài, quá khứ với mụ là một may mắn, hiện tại là nạn nhân nhưng tương lai sẽ vì con vì chứ phận làm vợ làm mẹ mà cố gắng sống. Người chồng trong quá khứ là ân nhân người đàn bà hàng chài phải biết ơn, hiện tại là nạn nhân mụ thương cảm và sẻ chia, phải thừa nhận rằng bản chất không hề xấu và trân trọng vai trò không thể thiếu của người chồng.

Nhà văn Đặng Thai Mai từng nói: “Con người đến với cuộc sống từ nhiều nẻo đường, trên muôn vàn cung bậc phong phú nhưng tiêu điểm mà con người hướng đến vẫn là con người”. Trong “Chiếc thuyền ngoài xa”, Nguyễn Minh Châu đã hướng ngòi bút của mình đến con người, một cách chân thực và sâu sắc, ông đã phác họa đậm nét chân dung tâm hồn người đàn bà hàng chài, đem đến cho người đọc cái nhìn sâu rộng hơn về con người, về đời sống.

24 tháng 11 2021

 

- Con người ra khơi với niềm vui trong câu hát.

- Con người ra khơi với ước mơ trong công việc.

- Con người cảm nhận được vẻ đẹp của biển, biết ơn biển

ngày nay : 

- con người ra khơi với niềm mong muốn bắt được nhiều cá để chăm lo cuộc sống của mình và gia đình.

- ô nhiễm đại dương khiến vụ mùa thất thu

- người nông dân ngày càng khó khăn hơn trong việc đánh bắt

-bão , mưa làm ảnh hưởng nhiều đến như dân.

^^

10 tháng 9 2020

Xã hội vẫn thường tôn vinh những gì chung, phổ biến, hay nói cách khác là có xu hướng toàn cầu và bỏ qua những gì khác biệt, thậm chí là bài trừ những gì nổi trội. Khác biệt ở đây có thể là suy nghĩ, hoàn cảnh, thói quen hay về những đặc điểm cơ thể. Chúng ta rất khó chấp nhận một người nào đó có suy nghĩ khác mình, cách làm khác mình, tính cách khác mình, thậm chí chỉ đơn giản là ăn mặc khác mình. Vì thế, dù xã hội có văn minh đến đâu, thì thật khó có thể xóa bỏ sự kì thị chủng tộc, sự phân biệt màu da, tôn giáo.

    Toàn cầu hóa hay các phương tiện kĩ thuật có thể gia tăng kết nối, rút ngắn khoảng cách thì rào cản giữa cá nhân với cá nhân, giữa cộng đồng này với cộng đồng khác, là cái thật khó có thể dỡ bỏ. Bởi khó chấp nhận sự khác biệt vốn là bản năng nguyên thủy của mọi sinh vật, bắt nguồn từ động lực duy trì sự thuần chủng để sinh tồn. Con người ta, cũng như những sinh vật khác, về bản năng, là khó chấp nhận sự khác biệt. Tôi nhớ khi còn nhỏ, nhà bà tôi có một đàn gà, trong đó có một con gà bị què chân, còi cọc và xấu xí. Mỗi khi cho bọn chúng ăn, thì những con khỏe mạnh bao giờ cũng lao đến trước và rất lâu sau con gà què mới lê lết chạy đến sau để nhặt nhạnh những thức ăn còn thừa. Nó cũng thường xuyên bị cả đàn xúm vào mổ, trông rất đáng thương. Vì thế, nó sinh ra vốn đã còi cọc, xấu xí, lại càng trở nên còi cọc và xấu xí. Nếu quan sát một đám trẻ con đang chơi, thì những đứa trẻ xấu xí hơn, yếu ớt hơn hoặc có chút khác biệt gì đó trong cơ thể, trong cách ăn mặc hành xử, thường bị xa lánh, trêu chọc, thường bị lôi ra làm trò mua vui cho cả nhóm. Đôi lúc, đó không hẳn là biểu hiện của một động cơ độc ác, mà tôi nghĩ xuất phát từ bản năng khó chấp nhận sự khác biệt. Nhưng mà, về mặt tự nhiên, mỗi sự sống đều rất khác biệt. Trong một khu rừng, không một cây nào hoàn toàn giống hệt một cái cây khác. Trên cùng một thân cây, nhưng không chiếc lá nào giống chiếc lá nào.

     Tôi nghĩ, tạo hóa đã rất thông minh khi tạo ra những sự sống rất khác nhau, nhưng không một sự sống nào trong đó là hoàn hảo, vì thế chúng phải dựa vào nhau để sinh tồn. Bạn đẹp chính bởi bạn không hoàn hảo. Người khác có giá trị bởi vì họ khác với bạn. Việc người khác không chấp nhận bạn bởi bạn khác với họ cũng là một điều giản dị hợp với qui luật của tự nhiên. Khi nghĩ như thế, trái tim bạn sẽ có khả năng co giãn hơn, bao dung hơn và tôi chắc chắn, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn rất nhiều. Cảm giác hạnh phúc bởi một trái tim biết co giãn đó, tôi nghĩ chính là thứ làm đầy cuộc sống của chúng ta.