Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Minh Nguyệt
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
ミ★ღ๖ۣۜPhoenixღ ★彡
ミ★ ๖ۣۜĐỗ ๖ۣۜŦhị ๖ۣۜŦhu ๖ۣۜHà ★彡
+ Cây tre Việt Nam
Tác giả:Thép Mới
+ Cô Tô
Tác giả:Nguyễn Tuân
+ Sông Nước Cà Mau
tác giả:Đoàn Giỏi
Tham Khảo :
Mỗi con người sinh ra đều mang trong mình một sứ mệnh riêng, nhưng hơn tất cả, sứ mệnh chung của chúng ta đặc biệt là giới trẻ thì trách nhiệm đối với đất nước là một sứ mệnh vô cùng quan trọng. Vậy trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương đất nước là gì? Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước là trách nhiệm giữ gìn nền độc lập, tích cực xây dựng nước nhà ngày càng vững mạnh. Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù. Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc.
THAM KHẢO
Tình yêu quê hương, đất nước là một thứ tình cảm tốt đẹp. Trước hết, tình yêu quê hương, đất nước là sự gắn bó, yêu mến của con người với quê hương, đất nước của mình. Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam vẫn luôn tự hào với truyền thống yêu nước vẻ vang. Trải qua những năm tháng chiến tranh ác liệt, biết bao con người đã ngã xuống để giành lại nền độc lập dân tộc, bảo vệ cuộc sống của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh - vốn là một chàng thanh niên giàu lòng yêu nước, chứng kiến cảnh nước mất nhà tan nhân dân lầm than khổ cực, Người đã quyết tâm ra đi và tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. Trong suốt những năm bôn ba nước ngoài, Bác luôn nhớ về mảnh đất quê hương, với một lòng mong mỏi, yêu thương. Bác chính là tấm gương sáng cho lòng yêu quê hương, đất nước. Khi đất nước đã bước vào thời đại hòa bình, tình yêu quê hương đất nước lại thể hiện qua những hành động giản dị. Lòng yêu xóm làng thân thuộc, cánh đồng lúa chín hay con người thôn quê. Tinh thần nỗ lực học tập để tương lai trở về xây dựng quê hương, đất nước. Hay ý chí kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia, nét đẹp truyền thống dân tộc. Mỗi người dân Việt Nam hãy luôn giữ được tình cảm thiêng liêng, quý giá đó trong trái tim của mình.
ÍCH LỢI CỦA VIỆC TẬP THỂ DỤC
Sức khỏe là nhân tố vô cùng quan trọng trong đời sống con người. Việc luyện tập thể dục quả thực có ý nghĩa lớn lao. Chúng ta có thể thấy rằng tập thể dục giúp cơ thể ta mạnh khỏe. Khi sức khỏe tốt, con người có thể làm mọi việc bằng sức lực, bằng khả năng của mình. Bên cạnh đó, sức khỏe còn tạo ra cho con người những cơ hội, những trải nghiệm và phấn đấu hết mình vì tương lai. Rèn luyện thể dục, thể thao giúp ta có cơ thể tốt, giúp tuổi thọ kéo dài. Việc tập thể dục còn là phương pháp hữu hiệu để giảm stress cũng như áp lực của ta trong đời sống. Khi không tập thể dục, cơ thể con người rệu rã, đời sống tinh thần nặng nề, mệt mỏi. Tập thể dục sẽ cho ta những cơ hội để làm quen cùng bao người có thái độ sống tích cực, vui vẻ, lạc quan. Chính nền tảng cơ thể mạnh khỏe là nấc thang tuyệt diệu nâng ta lên trong cuộc đời này. Hãy thức dậy và tập thể dục thay vì nghịch điện thoại, chìm mình trong thế giới của những sự lười biếng bạn nhé!
Câu 1: Nội dung chính của truyện “Quê mẹ” là gì?
A. Miêu tả cảnh vật và con người làng quê nơi cô Thảo sinh ra.
B. Bộc lộ nỗi nhớ quê hương và tình yêu gia đình của cô Thảo.
C. Kể chuyện gia đình cô Thảo và tâm trạng khi cô về thăm quê ngoại.
D. Kể chuyện cô Thảo về quê làm giỗ cho ông bà ngoại.
Câu 2. Cốt truyện “Quê mẹ” thuộc dạng nào?
A. Cốt truyện kỳ lạ, khác thường.
B. Cốt truyện giản dị, đời thường
C. Cốt chuyện trào phúng, hài hước
D. Cốt truyện giàu tính triết lí
Câu 3: Nhân vật cô Thảo không được khắc họa ở khía cạnh nào?
A. Hành động
B. Lời nói
C. Suy nghĩ
D. Ngoại hình
Câu 4: Những chi tiết sau cho thấy điều gì ở nhân vật cô Thảo?
- Mấy cậu em đua nhau ra níu áo chị. Cô Thảo xoa đầu đứa này đỡ cằm đứa khác, nụ cười trên môi cô không khi nào tắt.
- Trông thấy mẹ trong nhà đi ra cô mừng quá. Cô chạy lại đứng bên mẹ cảm động quá đến rưng rưng nước mắt.
A. Cô Thảo là người nhạy cảm, dễ xúc động.
B. Cô Thảo rất yêu thương cha mẹ và quý mến các em.
C. Cô Thảo rất quan tâm đến việc dạy bảo các em.
D. Cô Thảo luôn nghĩ đến việc chăm sóc bố mẹ già.
Câu 5: Câu văn nào thể hiện rõ nhất nỗi nhớ nhung và sự trăn trở về gia đình của cô Thảo?
A. Qua những con đường mòn chạy nắp theo bờ ruộng, cô lại nhớ đến quãng đời bán gạo của cô ngày trước.
B. Cô muốn đi đò cho đỡ chân, nhưng sực nhớ đến những món quà cần phải cho em, cô lại gắng gượng đi nhanh hơn trước.
C. Lúc nào cô cũng nhớ đến mẹ nghèo, đến em thơ, nhưng nhớ thì lòng cô lại bùi ngùi, trí cô lại bận rộn.
D. Rồi chiều chiều gặp những lúc nhàn rỗi, cô lại ra đứng cửa sau vơ vẩn nhìn về làng Quận Lão.
Câu 6: Câu văn nào sau đây có chứa trợ từ?
A. Cả nhà chỉ trông vào sáu mẫu ruộng tranh và ba mẫu ruộng làng để sống năm này tháng khác.
B. Dạ, nhà con mắc việc quan.
C. Thế à, cây thanh trà ấy trông dáng khô khan không ngờ lại giống tốt.
D. Về nhà chồng, cô Thảo lại làm việc từ mai đến chiều, tối tăm cả mày mặt.
Câu 7: Vì sao sau khi nghe lời nói của cô Khuê,cô Thảo “gương mặt đỏ bừng, quay đầu nhìn xuống bếp”.
A. Vì cô cảm thấy tức giận cô Khuê và buồn bã vô cùng.
B. Vì cô cảm thấy rất ngượng ngùng, xấu hổ và tủi thân.
C. Vì cô cảm thấy rất xúc động vì được cả nhà quan tâm, hỏi han.
D. Vì cô cảm thấy vui mừng vì được về nhà ngoại ăn giỗ.
Câu 8: Theo em, truyện “Quê mẹ” có ý nghĩa gì?
A. Thể hiện tình yêu quê hương, gia đình, làng xóm của cô gái đi lấy chồng xa.
B. Ca ngợi tình cảm gia đình, tình thương bạn bè và tình nghĩa làng xóm.
C. Thể hiện nỗi cảm thương sâu sắc cho tâm sự của người con gái lấy chồng nghèo.
D. Bộc lộ sự cay đắng, chua chát trong lòng người con gái khi về thăm quê mẹ.
Tham khảo:Tình yêu quê hương đất nước là tình cảm yêu mến và gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật, con người thuộc về nơi chúng ta sinh ra và lớn lên. Nhờ có tình yêu đó mà con người không ngừng cố gắng để xây dựng và phát triển quê hương, dựng xây đất nước. Một thứ tình cảm đầy thiêng liêng luôn thường trực trong trái tim mỗi con người. Dân tộc Việt Nam có một lòng yêu nước nồng nàn. Điều đó được thể hiện từ những buổi đầu dựng nước và giữ nước. Lịch sử dân tộc chứng kiến hơn một nghìn năm Bắc thuộc với biết bao mất mát, đau thương. Nhưng không thời nào là không có anh hùng đứng lên lãnh đạo nhân dân chống lại kẻ thù. Không thời nào là nhân dân không chung lòng đấu tranh để bảo vệ đất nước. Nhưng những năm tháng hào hùng nhất có lẽ phải kể đến cuộc đấu tranh kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam - Người cũng là tấm gương sáng ngời cho lòng yêu nước thương dân sâu sắc, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết một lòng đánh bại kẻ thù xâm lược. Biết bao nhiêu chàng trai, cô gái - họ ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ, mang trong trái tim mình tình yêu với mảnh đất quê hương, để rồi không ngại hy sinh thân mình vì chính mảnh đất ấy. Ngày hôm nay, khi nhân loại được hưởng nền hòa bình hiếm hoi. Tình yêu quê hương, đất nước có lẽ xuất phát từ những điều thật bình dị. Đó có thể là lòng biết ơn, yêu mến những người đã sinh ra, dạy dỗ chúng ta. Hay là mong muốn học tập để mai này trở về xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp. Cũng có thể đến từ sự bảo vệ và phát huy những nét văn hóa truyền thống của quê hương. Đặc biệt là lòng quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước của mỗi con người trong những lúc gian nguy rình rập (chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh…). Chính vì vậy, thế hệ trẻ hôm nay được sống trong một thế giới hòa bình, cần phải ý thức giữ gìn tình yêu quê hương, đất nước.
Hiện tượng sử dụng chất gây nghiện trong học đường ngày nay là một vấn đề đáng lo ngại và cần được quan tâm. Đây là một hiện tượng có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe và sự phát triển của các em học sinh.
Sự sử dụng chất gây nghiện trong học đường có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm áp lực học tập, cảm giác căng thẳng, muốn tăng cường khả năng tập trung và năng suất làm việc. Tuy nhiên, việc sử dụng chất gây nghiện không chỉ không giải quyết được vấn đề này mà còn tạo ra những hệ quả tiêu cực.
Việc sử dụng chất gây nghiện có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và thể chất của học sinh. Chất gây nghiện có thể gây ra các vấn đề như mất ngủ, lo âu, trầm cảm, suy giảm khả năng tư duy và học tập. Ngoài ra, sử dụng chất gây nghiện cũng có thể gây ra các vấn đề về hành vi, như xâm phạm quyền riêng tư, vi phạm luật pháp và gây rối trật tự trong học đường.
Để giải quyết vấn đề này, cần có sự tham gia và hỗ trợ từ các bên liên quan, bao gồm gia đình, trường học và cộng đồng. Các biện pháp như tăng cường giáo dục về tác hại của chất gây nghiện, xây dựng môi trường học tập lành mạnh và hỗ trợ tâm lý cho học sinh có thể giúp ngăn chặn và giảm thiểu hiện tượng này.
Ngoài ra, cần tạo ra một môi trường học tập thoải mái và không gây áp lực quá lớn cho học sinh. Đồng thời, cần khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động ngoại khóa và thể dục để giảm căng thẳng và tăng cường sức khỏe tâm lý.
Tóm lại, hiện tượng sử dụng chất gây nghiện trong học đường ngày nay là một vấn đề nghiêm trọng. Để giải quyết vấn đề này, cần có sự tham gia và hỗ trợ từ các bên liên quan và tạo ra một môi trường học tập lành mạnh và thoải mái cho học sinh.
Bạn tham khảo :
Tạo ra được sự hấp dẫn, các văn bản được trình bày có tính thẩm mĩ cao: nhiều màu sắc, bố cục hình ảnh hấp dẫn, chữ viết đẹp, nhiều cỡ chữ khác nhau…
- Nhận xét cách sử dụng từ ngữ, viết câu:
+ Từ ngữ: có nhiều từ chỉ tính chất gây ấn tượng mạnh với người dùng: chính hãng, lãi suất thấp, thủ tục đơn giản, giáo sư, bác sĩ giỏi, trang thiết bị hiện đại, nhanh, chính xác…)
+ Về câu: Thường xuyên dùng các câu đặc biệt, không đủ thành phần
b, Nhận xét quảng cáo (1), (2)
+ QC (1) nước giải khát: hai dòng, không nêu được tính ưu việt của sản phẩm
- QC (2) kem da trắng: quảng cáo quá đà, sử dụng nhiều từ ngữ khiến người nghe phải nghi ngờ chất lượng sản phẩm
c, yêu cầu viết quảng cáo
- Về nội dung thông tin: bằng cách này hay cách khác, nội dung thông tin phải rõ ràng để người nghe, người đọc có thể dễ dàng tiếp thu
- Tính hấp dẫn: nghệ thuật trình bày, tác động lên thị giác, thính giác người đọc, người nghe, người đọc
- Về tính thuyết phục: từ ngữ chính xác, thuyết phục được người nghe, người xem
Hãy viết 1 quảng cáo hay 1 tờ rơi sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ