Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
trong câu 1 thì thừa quan hệ từ "qua"
trong câu 2 thì thừa quan hệ từ " đối với "
còn câu 3 thì thừa quan hệ từ " với "
Tác giả hoàn toàn chính xác với nhận định: “Chỉ khi nhìn thẳng vào thiếu sót của bản thân mới có cơ hội để tự sửa mình và có thái độ khoan dung với lỗi lầm của người khác để thiết lập những mối quan hệ tốt, hướng tới điều tốt đẹp hơn”. Ở đây, khi con người dám nhìn thẳng vào thiếu sót của mình sẽ có thể tìm ra phương án để giải quyết, khắc phục những sai lầm, khuyết điểm đó và không để những điêu sai trái ấy lặp lại. Ngược lại, nếu không chịu thừa nhận cái sai của mình mà biện minh, đổ lỗi thì cái sai kia không được sửa chữa tận gốc và rồi một ngày khác với tình huống tương tự thì lỗi sai trước đó có thể bị lặp lại. Mặt khác, khi dám nhìn nhận lỗi lầm của mình thì cũng sẽ bao dung với người khác. Bởi khi đã làm rõ lỗi lầm, cái sai của mình để dẫn đến thất bại thì chúng ta có thể dễ dàng tha thứ cho lỗi sai của người khác nhiều hơn. Như vậy, khi ai cũng biết lỗi sai của mình thì việc tự chịu trách nhiệm sửa chữa được giải quyết và tất cả các sai lầm được giải quyết thì đó có thể là con đường dẫn tới thành công. Không chỉ vậy, việc tự dám nhìn thẳng vào sự thật, nhìn nhận cái sai của mình sẽ làm con người mình ngày càng phát triển kiến thức, trình độ và cũng sẽ trở lên độ lượng, nhân từ.
Bài ca dao "Công cha như núi ngất trời... Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi" đã ca ngợi được công lao của cha mẹ đối với con cái. Với thể thơ lục bát đậm chất dân tộc cùng với giọng điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, bài ca dao đã truyền tải được thông điệp đối với bạn đọc. Hình ảnh so sánh "như núi ngất trời" với "như nước ở ngoài biển Đông" đã nhấn mạnh được công ơn trời biển của mẹ. Công ơn của cha mẹ được so sánh với những hình ảnh kì vĩ của thiên nhiên như núi và biển Đông đã truyền tải được một cách chân thực và sinh động những công ơn sâu nặng của bố mẹ dành cho con cái. Hai câu cuối là lời nhắc nhở con cái về nghĩa vụ đối với cha mẹ. Cụm từ "con ơi" ở cuối giống như một tiếng gọi và nhắc nhở ân tình đối với mỗi người con. Dù cho biển cả có rộng mênh mông thì mỗi người con đều cần phải khắc ghi công ơn của cha mẹ dành cho mình. Tóm lại, bài ca dao đã khẳng định được công ơn của cha mẹ và nhắc nhở con cái phải biết ơn, khắc ghi những công ơn đó.
tk
Từ nhỏ tôi đã thích âm nhạc, nhất là những bài viết về tổ ấm gia đình, về trách nhiệm, công ơn của cha mẹ. Nhưng không phải chỉ có các nhạc sĩ mới viết về cha mẹ, gia đình, mà còn có trong thơ, văn, mà nhất là trong ca dao dân ca, công ơn cha mẹ được đề cập đến nhiều. Có một bài mà tôi đã thuộc lòng: Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thìa bấy nhiêu. Chắc ai cũng sè nghĩ rằng nếu được sông trong vòng tay của bo» mẹ thì sẽ rất hạnh phúc. Bởi vì bô' mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người. Hai câu đầu đã nói đến công lao đó. Bài ca dao đã lấy hình ảnh “núi ngất trời" và “biển rộng mênh mông” để nói đến công ơn ấy. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha nghĩa mẹ. Một hình ảnh vẽ chiều đứng, một hình ảnh vẽ chiều ngang rất hài hòa làm không gian bỗng trở nên bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Tiếp câu thứ ba, “núi cao”, “biển rộng” được lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển
pài nài mk ms lm nè nhưng mừ là cảm nghĩ zề ca dao về tình cảm gđ cơ
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con Người Việt Nam ta rất coi trọng đời sống tình cảm, nhất là tình cảm gia đình. Có lẽ không ai không biết đến bài ca dao đã trở thành lời ru quen thuộc tự bao đời: Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Nói về công lao của cha mẹ đối với con cái, câu ca dao trên đã đưa ra những hình ảnh giàu sức biểu cảm để so sánh và chỉ có những hình ảnh vĩ đại như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn mới diễn tả hết công lao to lớn ây. Thái Sơn là một ngọn núi cao nổi tiếng ở Trung Quốc, tượng trưng cho những gì lớn lao, vĩ đại. Khi so sánh Công cha như núi Thái Sơn, nhân dân ta muốn nhấn mạnh công lao của người cha trong việc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh nước trong nguồn thể hiện tình yêu thương vô hạn của người mẹ đối với các con.
Người xưa đã ví công cha với ngọn núi cao nhất, còn nghĩa mẹ lại so sánh với nước trong nguồn bất tận. Đọc kĩ bài ca dao, ta sẽ ngạc nhiên trước sự tinh tế này. Người xưa đã phản ánh rất đúng đặc điểm tâm lí và cách, biểu hiện tình cảm của cha mẹ đối với con cái để từ đó chọn chữ và dùng hình ảnh so sánh cho hợp lí Vì thế chữ công để nói về cha, chữ nghĩa để nói về mẹ. Hai hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn tuy khác xa nhau nhưng đều phù hợp với vai trò và vị trí của mỗi người. Công sinh thành của cha mẹ rất lớn. Không có cha mẹ thì không có các con. Bất cứ một anh hùng hay vĩ nhân nào cũng đều được sinh ra từ cha mẹ của mình. Cha mẹ đã rứt ruột sinh ra các con, đã chia sẻ một phần xương thịt để các con có mặt trên đời. Chính vì vậy, công ơn sinh thành của cha mẹ sánh ngang với núi cao, biển rộng. Cha mẹ cũng là người nuôi dưỡng các con từ khi mới chào đời cho đến lúc trưởng thành. Mẹ nuôi con bằng dòng sữa ngọt lành. Cha mẹ thay nhau chăm sóc đàn con mỗi khi trái gió trở trời. Cha mẹ ra sức làm lụng để nuôi các con khôn lớn. Từ một hình hài nhỏ xíu cho đến khi biết đi, rồi biết đọc, biết viết, biết nấu cơm, quét nhà, biết làm lụng để tự nuôi thân đâu phải là chuyện ngày một, ngày hai. Các con lớn dần lên cũng là lúc cha mẹ già yếu đi. Cha mẹ đã dành cho đàn con tất cả tâm huyết và sức lực của mình. Không chỉ nuôi con lớn, cha mẹ còn dạy dỗ cho các con nên người. Cha mẹ dạy con bằng chính những việc làm, những hiểu biết về đời sống, về đạo làm người của mình. Sau này, dù được thầy cô dạy dỗ, được người đời khuyên răn, nhưng cha mẹ vẫn là người thầy đầu tiên, người thầy gần gũi nhất của các con. Hạnh phúc thay cho những đứa con được ấp ủ, yêu thương trong vòng tay cha mẹ! Vậy làm con phải đối xử với cha mẹ như thế nào để đáp đền chữ hiếu ? Câu cuối của bài ca dao nhắc nhở chúng ta bổn phận làm con: Một lòng thờ mẹ kính cha,Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. Đạo con là đạo đức, trách nhiệm làm con. Bổn phận của con cái là phải bày tỏ lòng biết ơn và thái độ kính mến, chăm sóc cha mẹ lúc già yếu. Tình cảm đối với cha mẹ phải chân thành và được thể hiện qua những thái độ, hành động xứng với đạo làm con.
Trong dân gian xưa nay đã lưu truyền những câu chuyện cảm động về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ qua Nhị thập tứ hiếu (Gương sáng của hai mươi bốn người con hiếu thảo). Nàng Cúc Hoa dắt mẹ đi ăn mày, gặp cảnh ngặt nghèo đã cắt thịt ở cánh tay mình để dâng mẹ ăn cho đỡ đói. Có lẽ đó cũng là mội nách nói cường điệu để ca ngợi đức hiếu thảo. Còn trong đời thường, lòng biết ơn cha mẹ được thể hiện qua những lời nói và việc làm cụ thể hằng ngày như cốc nước mát ân cần trao tận tay cha mẹ, khi đi làm về nắng nôi, mệt nhọc; là bát cháo nóng lúc cha mẹ ốm mệt; là sự cảm thông với hoàn cảnh khó khăn của cha mẹ mà không đua đòi ăn diện quần nọ, áo kia… Điều quan trọng nhất đối với lứa tuổi học sinh là chúng ta phải phấn đấu học tập, rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, thành niềm vui, niềm tự hào cửa cha mẹ.
Năm tháng qua đi, em ngày một trưởng thành. Em tự nhủ phải học tập thật giỏi để sau này trở thành người hữu ích cho gia đình, xã hội và thực sự trở thành chỗ dựa đáng tin cậy của cha mẹ lúc tuổi già. Câu ca dạo Công cha như núi Thái Sơn… luôn nhắc nhở em giữ trọn đạo làm con.Em tham khảo:
Với tôi cũng vậy, mẹ là người quan tâm đến tôi nhất và cũng là người mà tôi yêu thương và mang ơn nhất trên đời này. Tôi vẫn thường nghĩ rằng mẹ tôi không đẹp. Không đẹp vì không có cái nước da trắng, khuôn mặt tròn phúc hậu hay đôi mắt long lanh… mà mẹ chỉ có khuôn mặt gầy gò, rám nắng, vầng trán cao, những nếp nhăn của cái tuổi 40, của bao âu lo trong đời in hằn trên khóe mắt. Nhưng bố tôi bảo mẹ đẹp hơn những phụ nữ khác ở cái vẻ đẹp trí tuệ. Đúng vậy, mẹ tôi thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát lắm. Trên cương vị của một người lãnh đạo, ai cũng nghĩ mẹ là người lạnh lùng, nghiêm khắc, có những lúc tôi cũng nghĩ vậy. Nhưng khi ngồi bên mẹ, bàn tay mẹ âu yếm vuốt tóc tôi, mọi ý nghĩ đó tan biến hết. Tôi có cả giác lâng lâng, xao xuyến khó tả, cảm giác như chưa bao giờ tôi được nhận nhiều yêu thương đến thế. Dường như một dòng yêu thương mãnh liệt qua bàn tay mẹ truyền vào sâu trái tim tôi, qua ánh mắt, đôi môi trìu mến, qua nụ cười ngọt ngào, … qua tất cả những gì của mẹ. Tình yêu ấy chỉ khi người ta gần bên mẹ lâu rồi mói cảm thấy đuợc thôi.
1.MB:Lời dẫn dắt
Nêu ý kiến
2.TB
Luận điểm 1:Ca dao gợi vẻ đẹp thiên nhiên
Luận điểm 2:Ca dao gợi vẻ đẹp quê hương
Luận điểm 3:Ca dao gợi vẻ đẹp đất nước
Dẫn chứng
-Đất nước VN có vẻ đẹp bình dị với những nét thanh mảnh uyển chuyển:
Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
Mịt mù khói tỏa ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
-Vẻ đẹp sơn thủy hữu tình:
Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc nhu tranh họa đồ.
Ai vô xứ Huế thì vô.....
3.KB:khẳng định lời nhận xét đúng đắn về ca dao
Hà Nội, ngày 22 tháng 2 năm 2009
Bố kính mến của con!
Đã lâu, bố mới về thăm nhà, cả gia đình rất vui trong dịp sum họp đó. Lẽ ra, niềm vui ấy phải trọn vẹn, nhưng chỉ vì lỗi lầm của con mà bố mẹ phiền lòng. Con biết lúc bước chân ra đi, bố lo cho con, đứa con trai ham chơi, nghịch ngợm. Chắc đến giờ, bố vẫn chưa hết buồn vì con? Con viết thư này mong bố tha thứ!
Bố ơi! Giờ này con đã hiểu ra rằng bố nghiêm khắc với con là vì muốn cho con nên người. Suốt sáng chủ nhật vừa qua, bố đã dành thời gian để quan tâm, chăm sóc tới con. Bố hướng dẫn con giải những bài toán khó. Bố giảng rất dễ hiểu và con đã làm được những bài toán ấy. Bố ra cho con một số bài tập tương tự như vậy và bảo con giải ngay trong chiều hôm đó.
Đầu giờ chiều, lúc con vừa ngồi vào bàn học thì Tấn và Trung đến thì thầm rủ con đi đá bóng. Sợ bố mẹ không cho phép nên con đã nói dối là các bạn rủ đi thăm cô giáo bị ốm. Bố mẹ đã tin con nên đồng ý cho đi.
Đến cổng trường, con thấy bảy tám bạn đã chờ ở đó. Chúng con chia làm hai nhóm, đá bóng ngay trên mặt đường, gây cản trở cho người và xe qua lại. Lúc con mải mê lao ra bắt bóng, không may con đã bị một anh thanh niên đi xe máy đụng phải. Con ngã rất đau, xây xát cả chân tay, quần bị rách môt miếng to ở đầu gối. Các bạn vô cùng hoảng sợ. Tấn đã mượn lọ dầu nóng của một bà cụ bán hoa quả gần đấy để xoa bóp cho con. Cuộc chơi thế là chấm dứt.
Trên đường về, con nghĩ cách nói dối bố mẹ sao cho êm. Khi nhìn thấy con, mẹ ngạc nhiên hỏi làm sao thế thì con đã nói là bị ngã trên đường về. Nhìn mắt bố, con biết bố không tin. Bố nói: “Con nói dối. Con hãy nói thật mọi chuyện! Thôi, con vào rửa chân tay và thay quần áo đi, rồi mẹ bôi thuốc cho!".
Nghe bố nói, con muốn khóc nhưng vì chuyện đã rồi nên đành cúi đầu lặng thinh.
Bố ơi, con ân hận lắm! Chỉ vì ham chơi mà con đã thành đứa trẻ dối trá và hèn nhát. Thật không hay tí nào phải không bố? Con xin hứa với bố từ nay con sẽ từ bỏ tật xấu ấy, tự giác học tập hơn nữa để bố mẹ vui lòng. Tháng sau bố về, con sẽ tiến bộ hơn nhiều.
Mong bố ghi nhận quyết tâm của con! Con dừng bút, kính chúc bố mạnh khoẻ, công tác tốt!
Kính thư
Con trai của bố
Mạnh Hùng
Mẹ kính yêu của con!
Mười tám năm ba mẹ nuôi con khôn lớn với bao khó nhọc, bao cảm cảm xúc: khi con chào đời, rồi chập chững bước đi, cho đến khi con khôn lớn. Có những điều con luôn chia sẻ với mẹ nhưng cũng có những điều về ba mẹ mà chưa một lần con dám nói ra, những điều ấy con chỉ giữ cho riêng mình, cho đến hôm nay – đúng vào ngày lễ Tri ân trưởng thành của con – con muốn nói về những điều mà con chưa thể nói ấy.
Các chị con bệnh nặng ba không cho vào bệnh viện chữa trị, mẹ phải lén ba dẫn chị đi chữa bệnh. Con đã từng rất giận ba vì ba không hiểu được cuộc sống của con, ba không hiểu được chuyện tiền nong khó khăn đối với đứa con gái mới lớn như con như thế nào khi phải tự lo tiền học thêm, quần áo, sách vở. Con đã từng rất giận ba vì những lời nói của ba khiến mẹ đau lòng và khổ sở. Nhưng bù đắp lại những thiếu thốn đó, mẹ cố gắng san sẻ tình yêu để chúng con không bị thiếu thốn tình cảm của một người ba.
Mẹ ơi! Người ta nói mẹ của con quê mùa, không sang trọng nhưng người ta không hề biết mẹ của con có trái tim của hàng vạn người mẹ khác. Trái tim mẹ đã nhận nhiều mảnh vá khi ở bên ba nhưng mẹ lại cho mang cho chúng con nhiều hơn những tình cảm ấy.
Mẹ không phải là một người phụ nữ giàu có về tiền bạc, mà chỉ là một người phụ nữ phụ thuộc tiền bạc vào chồng mình, nhưng mẹ đã cố nuôi được hai chị của con học đến đại học. Nhưng có lẽ số phận nghiệt ngã đã chiến thắng sự cố gắng của mẹ.
Mẹ không bao giờ nói rằng "Mẹ yêu con" nhưng khi con đi xa về mẹ luôn ôm con vào lòng. Mẹ không bao giờ thừa nhận con đã lớn nhưng mẹ bắt con phải tự giải quyết vấn đề của mình.
Mẹ cũng không dạy con khóc trước những khó khăn nhưng nước mắt mẹ rơi trong ngày anh con mất làm con đau lòng, đau hơn cả trăm ngàn roi vọt.
Mẹ không dạy con ganh đua, tranh giành với bất kì ai nhưng mẹ dạy con phải đi đến thành công dù muộn hơn người khác.
Mẹ không dạy con cách xử lí tất cả các tình huống, nhưng mẹ dạy con chọn cách mà tất cả mọi người ít phải tổn thương nhau. Mẹ không dạy con gây ra nỗi đau cho người khác mà dạy con nhẫn nhịn khi người khác làm mình đau.
Mẹ luôn nói rằng "Bây lớn rồi thì tự mà lo lấy" nhưng thấy con khóc mẹ lại vội vàng hỏi "Con khóc hả? Sao vậy con? Đau ở đâu hả con? Ai la con hả?" con không biết nói gì chỉ biết khóc trước tình yêu thương của mẹ.
Mẹ dạy con phải siêng năng và hay chê trách con lười biếng nhưng mỗi khi thấy con xắn tay áo làm việc nhà mẹ lại rầy con "Làm cho hư của người ta à? Đi học đi".
Nghỉ hè con đi làm kiếm tiền để mua sách vở cho năm học tới. Đúng gần một tháng con nhận được tin mẹ nhập viện, con thấy có một cảm giác gì đó lạ lắm. Con chợt nhớ có những khi con ngang bướng cãi lại lời mẹ, con nghĩ mẹ đã già, mẹ bảo thủ chẳng chịu hiểu cho con, con cảm thấy hối hận, con muốn ngạy lập tức chạy đến bên mẹ và khóc oà như một đứa trẻ.
Có những trưa con học về không thấy mẹ, con thấy lòng mình trống trải lắm, nhưng khi thấy mẹ ngồi giữa đống củi to đùng dưới trưa nắng nóng, với những nếp nhăn trên làn da sạm đen và cả một mái đầu gần như bạc trắng con lại thấy sống mũi mình cay cay, nước mắt lăn dài trên má con.
Mẹ đã dạy con nhiều hơn những gì mà con có thể kể. Mẹ đã không dạy con biết yêu thương riêng một ai, mà bắt con phải yêu thương tất cả như mẹ đã làm...
Chỉ với một câu "Con yêu mẹ" không thể nói ra mà người ta vẫn thường đổ lỗi cho sự nhút nhát. Nhưng với con, con được sinh ra trong vòng tay mẹ mà con lại quên đi sự tần tảo của mẹ, con mãi mê chạy theo dòng đời hối hả để rồi khi vấp ngã, con nhìn lại bỗng thấy mẹ vẫn ở đó nhìn về con, hỏi con có đau không? Còn con thì chưa bao giờ hỏi mẹ như thế.
Ba đã dạy cho con tồn tại với sự khó khăn và chỉ cho con thấy lỗi lầm mà con đừng nên vấp phải. Còn mẹ dạy cho con cách yêu thương và hi sinh tất cả dù bản thân mình cảm thấy đớn đau.Tuy những thứ khác con không giàu có bằng người ta nhưng con rất tự hào vì con có nhiều hơn người khác về tình yêu của mẹ!
Con đã từng viết, viết rất nhiều, rất nhiều nhưng con lại chưa từng viết về ba mẹ. Và đây là lần đầu tiên, cũng là giây phút con muốn nói với ba mẹ rằng con đã trưởng thành. Con không còn trách ba đã không tròn bổn phận, vì sau những lỗi lầm con vẫn thấy được sự nhọc nhằn của ba, sự hi sinh cho chúng con suốt mười tám năm qua. Ngược lại con thấy mình đã sai, con muốn nói lời xin lỗi với ba và lời cảm ơn mẹ đã dạy cho lòng bao dung của con trở nên đầy đặn.
Con mong mẹ luôn sống bên con thật lâu vì đối với ***** là người tốt nhất – một người sẵn sàng che chở khi con gặp khó khăn, một người sẵn sàng dạy cho con biết những lỗi sai trên đường đời.
Và sẽ có một ngày con phải đi xa mẹ để đến với ước mơ, sự nghiệp của con, có thể con không tiến thân bằng con đường học vấn như bao bạn khác. Nhưng mẹ hãy tin vào con, mỗi bước con đi sẽ là một viên gạch xây nên con đường đến với thành công, con sẽ xây cho mình và cho mẹ của con một thế giới chỉ có niềm vui mẹ nhé!
Con yêu mẹ thật nhiều!