Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hình chóp S.ABCD có các mặt bên là hình tam giác nên hình biểu diễn của nó cũng có các mặt bên là hình tam giác.
ABCD là hình bình hành nên hình biểu diễn của nó cũng là hình bình hành
Từ đó, ta vẽ được hình biểu diễn của hình chóp S.ABCD
Với hình lục giác đều ABCDEF ta nhận thấy:
- Tứ giác OABC là hình bình hành ( vừa là hình thoi);
- Các điểm D, E, F lần lượt là các điểm đối xứng của các điểm A, B, C qua tâm O
Từ đó suy ra cách vẽ hình biểu diễn của lục giác đều ABCDEF như sau: (h.2.54)
- Vẽ hình bình hành O'A'B'C' biểu diễn cho hình bình hành OABC..
- Lấy các điểm D', E', F' lần lượt đối xứng của A', B', C' qua tâm O', ta được hình biểu diễn A'B'C'D'E'F' của hình lục giác đều ABCDEF.
Chú ý. Ta có thể vẽ hình biểu diễn hình lục giác đều dựa trên sự phân tích sau đây ở hình thực ABCDEF (h.2.53) :
- Tứ giác ABDE là hình chữ nhật;
- Gọi I là trung điểm của cạnh AE và H là trung điểm của cạnh BD;
- Các điểm F và C đối xứng của O lần lượt qua I và H.
Từ đó ta có cách vẽ sau đây:
- Vẽ hình bình hành A'B'D'E' biểu diễn cho hình chữ nhật ABDE
- Gọi I' và H' lần lượt là trung điểm của A'E'và B'D'.
- Gọi F' đối xứng với O' qua I' và C' đối xứng với O' qua H', ta được hình biểu diễn A'B'C'D'E'F' của hình lục giác đều.
Tham khảo:
Hình chóp S.ABCD có các mặt bên là hình tam giác nên hình biểu diễn của nó cũng các mặt bên là hình tam giác
Hình thang ABCD có AB//CD và AB=2cm, CD=6cm nên hình biểu diễn của ABCD là một hình thang có đáy CD gấp ba đáy BC
Từ đó, ta vẽ được hình biểu diễn của S.ABCD.
Đáp án D
Theo lý thuyết, một tam giác bất kì bao giờ cũng có thể coi là hình biểu diễn của một tam giác có dạng tùy ý cho trước. Do đó hình biểu diễn của tam giác đều là một tam giác bất kì.
Đáp án D