K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

Đây là bàn tay của những người nông dân chất phác hồn hậu đang vất vả trên cánh đồng.

⇒ Bàn tay gieo trồng lên đất sự giống, gieo cho đời những tinh túy yêu thương.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- “Người đẹp trong tranh” hay “người đẹp như tranh” có nghĩa là vẻ đẹp lộng lẫy, sinh động như từ trong tranh bước ra.

- Người đẹp bước ra từ một bức tranh là cô gái có vẻ đẹp sinh động, đường nét mềm mại, uyển chuyển.

26 tháng 1 2022

Tham Khảo:

Nhà thơ Tản Đà - một ngôi sao sáng trên thi đàn Việt Nam vào giữa những năm 20 của thế kỉ XX, sống giữa hai thế hệ Nho học và Tây học, thơ của Tản Đà được xem như viên gạch nối giữa hai thời đại văn học trung đại và hiện đại. Phong cách thơ Tản Đà đầy cá tính, đặc biệt là tính "ngông", bài thơ "Hầu Trời" đã thể hiện cái tôi ngông của tác giả cũng như nỗi ngậm ngùi trước cảnh ngộ bản thân và các nghệ sĩ đương thời, đồng thời bộc lộ một trí tưởng tượng đầy phóng túng và tấm lòng ưu ái của Tản Đà.

Bài thơ được bắt đầu với cách vào đề rất độc đáo và có duyên, tác giả tạo ra một câu chuyện vừa có cảm giác không có thật lại vừa tạo niềm tin là câu chuyện có thật, kích thích sự tò mò cho người đọc, đó là câu chuyện "lên tiên - hầu trời" của Tản Đà với một giọng kể đầy li kì, hấp dẫn. Với trí tưởng tượng phong phú của mình, nhà thơ đã vẽ nên một quang cảnh tiên giới vừa lộng lẫy vừa trang nghiêm "cửa son đỏ chói", "thiên môn đế khuyết", "ghế bành như tuyết vân như mây". Hơn thế, tác giả còn diễn tả sự tiếp đón có phần long trọng của Trời đối với mình "Chư tiên ngồi quanh đã tĩnh túc", "pha nước để nhấp giọng", sau khi trải qua tuần tự các bước lên trời, tiếp đón, Tản Đà bắt đầu đi vào công việc của mình, đó là việc đọc văn "hầu trời". Đây chính là lúc nhà thơ hào hứng và tự hào nhất bởi được Trời mời lên đọc văn, thi sĩ rất cao hứng và có phần tự đắc với văn thơ của mình:

"Đọc hết văn vần sang văn xuôi

Hết văn lý thuyết lại văn chơi

Đương cơn đắc ý đọc đã thích

Chè trời nhấp giọng càng tốt hơn."

Nhân vật trữ tình đã có một cơ hội đặc biệt để phô trương sự nghiệp văn chương và tài năng của mình, đến mức "Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay" nghĩa là cả Trời và Chư tiên đều cảm thấy phấn khích, xúc động và tán thưởng cùng hâm mộ trước tài năng và sự giàu có của kẻ đang hầu trời. Có thể thấy, cả một đoạn thơ dài dường như chỉ là lời tự đắc và khoe khoang của tác giả, bộc lộ một cái tôi Tản Đà rất ngông nghênh, độc đáo và đầy cá tính. Tuy nhiên điều đó cũng thể hiện rằng Tản Đà ý thức rất rõ về tài năng của bản thân và khao khát được khẳng định tài năng của mình. Sau khi trình bày sự nghiệp thơ văn, thi nhân giới thiệu về mình và nói về cảnh ngộ của người làm văn:

"Văn chương hạ giới rẻ như bèo,

Kiếm được đồng lãi thực rất khó.

Kiếm được thời ít, tiêu thời nhiều,

Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu."

Đó là thực tế nghề văn, tuy cũng là nghề kiếm sống nhưng bèo bọt, cuộc sống của kẻ theo đuổi nghề văn đầy cơ cực, nghèo khó, đến một tấc đất để ở cũng không có, lại thêm thân phận bị coi thường, rẻ rúng và o ép nhiều bề. Nhà Trời nghe cũng thấu hiểu và khuyên nhủ, an ủi "Trời dẫu ngồi cao, Trời thấu hết", nhưng Tản Đà vẫn thầm trách sự bất công đó của nhà trời. Bán văn trên Trời được nhiều thiên tiên đón nhận nồng nhiệt, nhưng với tấm lòng ưu ái của mình, Tản Đà vẫn chấp nhận quay trở về hạ giới để gánh vác "việc thiên lương của nhân loại" mà Trời sai cho. Trở về trần thế trong tâm trạng ngậm ngùi, chua xót "Hai hàng lụy biệt giọt sương rơi", tiếng gà và tiếng người đã đánh thức nhà thơ, để rồi Tản Đà lại thèm khát được lên trời, một năm có ba trăm sáu mươi đêm "Sao được mỗi đêm lên hầu Trời!", có lẽ không chỉ một năm mà có khi cả một đời người thi sĩ vẫn phải thèm khát như thế.

 

26 tháng 1 2022

Bạn ơi tưởng tượng mk đc lên hầu trời mà bn

1 tháng 8 2016

Văn học hiện đại Việt Nam có rất nhièu bài thơ viêt về Bác Hồ kính yêu, trong đó bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ đã gây xúc động cho bao người đọc. Bài thơ đã đọng lại cho tôi niềm kính yêu Bác vô hạn.
Hình tượng Bác Hồ trong bài văn thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho việc nước việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ,... trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ngủ ngoài rừng ướt lạnh. Hình tượng Bác - hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thật giàu lòng nhân ái. Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi dém chăn cho từng người, từng người một. Bác đã đót ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Người lính nào cuãng được Bác chăm lo, chia phần yêu thương, một tình yêu thương đằm thắm, dịu dàng tựa như lòng mẹ đối với những đứa con thơ. Tình thương của Bác đã làm cho bao người hạnh phúc. Sự chăm chút của Bác đã làm anh đội viên mơ màng trong giây phút thần tiên, cảm xúc dâng lên dạt dào trong lòng, anh cảm thấy tự hào, sung sướng, thấy mình được truyền thêm tự tin sức mạnh để đi tới ngày mai. Người chiến sĩ cảm thấy Bác thật vĩ đại, tìh yêu thương của Bác thật bao la, sâu thẳm, Bác lo cho mọi người còn hơn Bác lo cho chính mình. Bác là một vị lãnh tụcua3 đất nước với bao nỗi lo toa, lại là tuổi đã cao nhưng Bác vẫn tham gia chiến dịch. Đáng lẽ Bác phải ngủ sớm để còn lo cho công việc ngày mai. Vậy mà Bác không ngủ, thức suốt đêm chăm sóc, lo lắng cho người khác.
Bác đã làm cho người chiếc sĩ xúc động
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Càng nhìn Bác, người chiến sĩ còn khám phá ở Bác bao điều kì diệu. Ánh lửa rừng Bác nhóm lên để sưởi ấm cho anh chiến sĩ đã sáng rực lên lòng nhân ái của Bác. Cử chỉ của 
Bài 1
Bác thật gần gũi, thiêng liêng chẳng khác nào tình cha con ruột thịt. Tầm vóc lớn lao của lãnh tụ đã vượt ra ngoài trí tưởng tượng của anh chiến sĩ. Bác không chỉ lo cho những người chiến sĩ ở trong lều mà còn bồn chồn lo lắng cho đoàn dân công đang ở ngoài rừng ướt lạnh. Dù đã ba lần người đội viên thiết tha mời bác ngủ nhưng Bác vẫn thức . Bác còn động viên anh chiến sĩ
Chú cư việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc
Việc làm cao đẹp của Bác đã làm cho an đội viên cảm phục. Hiểu được tấm lòng của Bác, anh tràn ngập niềm vui sướng. Anh muốn chia sẻ nỗi lo toan của Bác nên đã thức luôn cùng Bác.
Tình cảm của Bác đối với đồng bào và các anh chị chiến sĩ đã đạt lên tới đỉnh cao. Tình cảm ấy cũng được đáp lại bằng tình yêu. Người chiến sĩ xem Bác như người cha ruột thịt của mình. Đây là bức tranh hài hòa về tình yêu giữa lãnh tụ và quần chúng, giữa người chiến sĩ và lãnh tụ.
Hình tượng của Bác trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ta tưởng chừng đó chỉ là một hình tượng văn học, nhưng nó lại là một hình tượng thật, một sự kiện có thật trong lịch sử. Hình tượng của Bác đã làm trái tim muôn triệu con người rung động. Tấm guơng đạo đức của Bác luôn soi sáng cho muôn đời, soi sáng cho bao thế hệ.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Sông Đà trong “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân: con sông hùng vĩ, hoang dã, dữ dội nhưng rất nên thơ của thiên nhiên Tây Bắc.

20 tháng 9 2023

Một số danh lam thắng cảnh, địa điểm nổi tiếng và hình ảnh đặc biệt về thủ đô Hà Nội bao gồm: 1. Hồ Hoàn Kiếm: Hồ nằm giữa trung tâm thành phố, có cây cầu Thê Húc và ngọn tháp Rùa. Đây là một trong những biểu tượng đặc trưng của Hà Nội. 2. Chùa Một Cột: Là một ngôi chùa nổi tiếng với kiến trúc độc đáo, được xây dựng vào thế kỷ thứ 11. Chùa này có một ngọn đình duy nhất trên một cây cột đá. 3. Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Là một ngôi đền văn hóa lịch sử, được xây dựng vào thế kỷ thứ 11. Đây là nơi tôn vinh các học giả và nhà văn của Việt Nam. 4. Tháp Rùa: Là một ngọn tháp nằm trên hòn đảo nhân tạo trong Hồ Hoàn Kiếm. Đây là biểu tượng của thành phố và có ý nghĩa lịch sử sâu sắc. 5. Cầu Long Biên: Là một cây cầu sắt nổi tiếng, xây dựng vào thế kỷ thứ 19. Cầu này có kiến trúc độc đáo và là một trong những biểu tượng của Hà Nội. Trong số này, em ấn tượng nhất với hình ảnh của Hồ Hoàn Kiếm, với cây cầu Thê Húc và ngọn tháp Rùa. Hình ảnh này thể hiện sự hòa quyện giữa thiên nhiên và kiến trúc, tạo nên một không gian yên bình và đẹp mắt giữa lòng thành phố.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

Hình ảnh trong bài thơ mang tính tượng trưng, rõ nét hơn cả là: Hình ảnh tiếng hò quê hương.

- Cảm hứng của nhà thơ được gợi lên từ một thứ âm thanh đặc biệt - tiếng hò quê hương.
- Tiếng hò vang lên lẻ loi, đơn độc giữa trưa tĩnh lặng, sâu lắng => Gợi lên nỗi buồn, hiu quạnh, đồng điệu với cảnh ngộ tâm trạng người tù.

- Điệu hò gợi nhớ lại làn điệu dân ca xứ Huế mộng mơ, trữ tình.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Trước:

+ Vật dụng đơn sơ với mái nhà tranh nhỏ

+ Yên ắng, không người.

- Sau:

+ Có đôi hầu, có bình trầm và chén hà để uống rượu vui.

+ Nhà tranh biến thành lâu đài.

+ Quần áo, xiêm hài đầy đủ.

+ Bạn bè đông đủ tới chúc mừng.

+ Các tiên nữ nhảy múa cùng quần áo sắc màu thiết tha, nổi bật và duyên dáng.