Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo :
Ngày xưa, xưa lắm rồi, trong khu rừng nọ, có đôi bạn sống bên nhau. Khu rừng ấy rất đẹp. Những hàng cây cổ thụ cao to, tán chạm trời xanh là nơi trú ngụ của những chú chim xinh xắn, nghịch ngợm, ngày đêm líu lo ca hát. Những dòng suối trắng bạc trong veo, len lỏi khắp nơi. Tiếng róc rách như cung đàn thần tiên, đánh thức mọi chú cá đang nằm trong khe suối thức dậy để tung tăng bơi lội. Và dọc theo con suối ấy là bờ cỏ thơm, nơi đôi bạn Bê vàng và Dê tráng vẫn đi tìm thức ăn.
Bê vàng đi tìm cỏ, lạc lối về
Bê vàng và Dê trắng là đôi bạn rất thân trong khu rừng này. Có lẽ hai bạn sẽ vui đùa, sẽ sống cùng nhau mãi mãi nếu không có câu chuyện này xảy ra.
Hôm ấy, cô Mây lang thang sang khu rừng nào chẳng biết. Chị Mưa lại ngủ suốt ngày, chỉ một mình bác Mặt Trời to đi làm. Bác Mặt Trời miệt mài với công việc. Bao nhiêu nắng bác đổ, bác dội xuống trần gian.
Thế là hạn hán. Mọi người đều khổ sở. Cả đôi bạn Bê vàng và Dê trắng của chúng ta cũng không thoát khỏi.
Bê vàng thức dậy vào buổi sớm mai. Nóng nực quá! À... mà sao... Bê vàng nhìn nhìn chung quanh. Sao dòng suối hôm nay buồn bã thế? Sao không rung lên chuỗi nhạc réo rắt, thần tiên? Hàng cây cổ thụ lại rũ lá héo khô? Tiêng hót véo von của bầy chim xinh xắn, tinh nghịch đâu rồi? Bao câu hỏi cứ vọng lên mãi, nhung Bê vàng không tài nào trả lời được.
- Dê trắng ơi! Dê trắng ơi - Bê vàng khẽ lay Dê trắng - Bạn dậy đi.
Dê trắng bừng tỉnh giấc và cũng thấy ngay khung cảnh buồn bã đang hiện rõ trước mắt mình. Đôi bạn nhìn nhau... Hạn hán rồi đấy! Bây giờ biết làm sao?
- Bê vàng à. Mình đi khắp khu rừng xem như thế nào. Chẳng lẽ...
Bê vàng gật đầu. Cả hai bạn cùng đi khắp khu rừng. Những bãi cỏ héo khô. Bờ suối cạn, trơ lớp cát bỏng dưới sâu. Nước chỉ còn đọng lại trong các khe đá vài giọt long lanh. Dê trắng nhường cho Bê vàng uống. Bê vàng lại nhường cho Dê trắng. Bạn nào cũng không chịu uống. Dê trắng thủ thỉ:
- Thôi, Bê vàng ạ! Còn nước thì bạn cứ uống đi, mình chẳng sao đâu.
Nhưng thương bạn ai lại làm thế bao giờ.
Dê trắng đi tìm bạn
Ngày tháng nối tiếp nhau trôi mãi. Lá vàng đã rơi đầy mặt đất. Hàng cây trơ trụi, khắp rừng không tìm được đâu một ngọn cỏ, một chiếc lá non. Nhìn những chiếc lá úa, Bê vàng và Dê trắng nhớ lại các ngày trước.
Vào những buổi sáng, khi cây rừng còn đẫm sương đêm, hai bạn đã thức dậy, vui vẻ đuổi theo đàn bướm bay lượn rập rờn.
Bê vàng thấy thương bạn quá và cũng đói khắt lắm rồi. Cổ Bê vàng khô, đắng, người mỏi. Hôm ấy Bê vàng thức dậy trước bạn, lang thang khắp nơi mong tìm đứợc thức ăn. Nhưng rừng sâu quá đội, Bê vàng đi, đi mãi đến quên đường về. Bê vàng bật khóc, sợ hãi. Giọt nước mắt lăn dài rơi xuống. Bê vàng càng thổn thức. Bê vàng khóc vì bị lạc, vì sợ Dê trắng buồn. Thật vậy, khi thức dậy, không thấy bạn, Dê trắng hối hả đi tìm.
- Bê... Bê... ê...ê...
Dê trắng cố gọi thật to và... khóc. Dê trắng thương bạn quá. Ngày nào hai bạn còn vui đùa, tìm thức ăn cùng nhau. Thế mà bây giờ... Chỉ vì ông trời ác quá. Sao ông nỡ làm như vậy?
Dê trắng đi khắp rừng, không tài nào tìm được bạn Bê vàng. Cho đến tận bây giờ, Dê trắng cứ đi tìm, vẫn gọi mãi “Bê...ê ... Bê... ê...”
Tiếng kêu nghe buồn, đầy tình yêu thương bạn bè. Tiếng gọi ấy tuy Bê vàng không nghe được để trở về, nhưng là một lời nhắn nhủ chúng ta: Hãy biết thương yêu bạn bè.
THAM KHẢO!
Chiều về, ông mặt trời nấp sau bụi tre, những vạt nắng nhẹ nhàng còn vương lại trên cây cỏ. Những đám mây đi đâu giờ về đây tụ họp hát ca. Gió thổi về nghe mát làm cho hàng tre xanh rì rào như đang nói chuyện. Bờ sông giống như một thảm cỏ màu xanh với những bông cải vàng đưa mình vào trong gió... Buổi chiều, sau khi hoàn thành công việc, bò ta được thảnh thơi ra bến sông uống nước. Đó là khoảng thời gian sảng khoái nhất trong ngày của chú. Bò ta nhởn nhơ gặm những cây cỏ non xanh, ngon ngọt... Bụng đã no nê, bò ra bờ sông uống nước. Làn nước mới trong xanh làm sao dường như nhìn được xuống tận đáy. Mấy chú cá bơi lội tung tăng bên những đám rong mềm mại, những nàng tôm nhảy nhót tưng bừng... Mặt nước tựa như một cái gương khổng lồ, soi chiếu được mọi vật. Những đám mây trên trời cũng nghiêng mình xuống soi bóng, nước lặng lẽ nằm nhìn những đám mây xanh....Bò ta chậm rãi uống từng ngụm nước mát lành như thể đang thưởng thức một món ăn ngon. Cúi đầu xuống, bò ta giật mình khi gặp lại anh bạn cũ mà hôm nào ra sông uống nước bò cũng thấy. Bò vui mừng khôn xiết, cất tiếng chào: “Kìa anh bạn. Lại gặp anh ở đây”. Nhưng người bạn này rất đặc biệt, chẳng bao giờ nói cả. Lần nào bò ta hỏi thăm cũng im lặng. Người bạn ấy còn hay bắt chước bò, giống đến từng động tác. Bò gật đầu, anh bạn kia cũng gật, bò mỉm cười anh ta cũng cười theo... Trông anh ta giống hệt chú Anh ấy giống từ cái tai đến cái mũi, đôi mắt rồi cả cái sẹo nhỏ trên đầu do một lần không may va vào cánh cửa chuồng. Nếu ai trông thấy hẳn sẽ nói hai chú là anh em sinh đôi, giống nhau như hai giọt nước. Bò ta đã hỏi mà anh bạn kia vẫn không một lời đáp lại. Vì thế bò ta càng thắc mắc. Hôm nay cũng thế, người bạn kia vẫn lặng yên nhìn chú bò khiến chú không biết phải làm sao. Nhìn khuôn mặt ngơ ngác của chú mà tội nghiệp. Mặt nước thấy vậy toét miệng ra cười. Bỗng người bạn biến mất. Bò ta càng ngơ ngác không hiểu gì hơn. Bò ngó quanh vẫn không thấy bạn. Lần nào cũng thế, cậu ta biến mất thật nhanh và bí hiểm. Hôm trước, có một chú cá quẫy đuôi nhảy lên cao người bạn cũng biến mất. Bò ta buồn lắm, đi khắp nơi tìm kiếm, vừa đi vừa ngó trước nhìn sau vừa ậm ò kêu bạn...
Bóng tối đã dần bao trùm lên ngõ xóm. Mọi vật đã trở về nhà. Chỉ còn mình chú bò lang thang tìm bạn. Chú vẫn không hay biết rằng, người bạn kia chỉ là cái bóng của chú in hình xuống mặt nước lặng yên và sẽ mất đi khi mặt nước lay động. Chú bò ngây thơ vẫn đi tìm, tìm một người bạn không có thật trên đời này.Vì En-ri-cô cảm nhận được lỗi lầm của mình khi đã vô lễ với người đã sinh ra và nuôi nấng mình chính là mẹ mình . Cậu ấy đã hiểu mẹ mình đã hi sinh cho mình nhường nào và sẽ làm gì để cứu sống mình mà cậu ấy lại thiếu lễ độ như vậy sã làm mẹ tổn thương và đau khổ biết bao . En-ri-cô cảm nhận được sự yêu thương của bố trong câu nói : " bố thà rằng không có con còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ ! " Chính vì vậy cậu ấy vô cùng xúc động .
Khi em mác lỗi mà được sự góp ý của người khác em sẽ : + Cảm ơn họ .
+ Hứa sẽ không mắc lỗi .
+ Sửa lỗi .
Vì En-ri-cô cảm nhận được lỗi lầm của mình khi đã vô lễ với người đã sinh ra và nuôi nấng mình chính là mẹ mình . Cậu ấy đã hiểu mẹ mình đã hi sinh cho mình nhường nào và sẽ làm gì để cứu sống mình mà cậu ấy lại thiếu lễ độ như vậy sã làm mẹ tổn thương và đau khổ biết bao . En-ri-cô cảm nhận được sự yêu thương của bố trong câu nói : " bố thà rằng không có con còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ ! " Chính vì vậy cậu ấy vô cùng xúc động .
Khi em mác lỗi mà được sự góp ý của người khác em sẽ : + Cảm ơn họ .
+ Hứa sẽ không mắc lỗi .
+ Sửa lỗi .
Suốt đêm, mưa to, gió lớn. Sáng ra, ở tổ chim chót vót trên cây cao, chim mẹ giũ giữ lông cánh cho khô rồi khẽ nhích ra ngoài. Tia nắng ấm vừa vặn rơi xuống đúng chỗ chú chim non đang ngái ngủ, lông cánh vẫn khô nguyên. Thì ra…
Hôm qua, khi trời vừa tối thì cũng là lúc những hạt mưa đầu tiên rơi xuống mặt đất. cây cối nghiêng ngả bởi gió mạnh dần lên, mưa xối xả ào đến. Từ trên cây lim già, chim mẹ vô cùng lo lắng. Các bạn chim đã hốt hoảng bay đi tìm chỗ trú ẩn, còn nó lúng túng trước đứa con út bé bỏng chưa đủ sức bay xa. Nhìn bầu trời đen kịt, gió rít ào ào, chớp giật xé rách bầu trời, sấm như trống thúc liên hồi mà lòng dạ nó tơi bời. Nó không thể bỏ con lại mà bay đi. Cắp con theo mà chống chọi với dông bão, cơn giận điên cuồng của trời đát thì nó không đủ sức. Chim mẹ quyết định cùng con ở lại tổ, phải lấy thân mình che chở cho con. Lúc này tiếng gió thổi tạt đi nhửng tiếng kêu non nớt của chú chim mới chào đời chưa được bao nhiêu. Có lẽ đây là lần đầu tiên chú chim nhỏ tận mắt thấy được sự khốc liệt của cuộc sống, của bão tố.
Chúc rúc vào lòng mẹ, miệng kêu chiếp chiếp liên tục. Chim mẹ dang đôi cánh bé nhỏ che chở cho con. Đối với chú đôi cánh ấy lúc bấy giờ là một ngôi nhà ấm ấp, che chắn cho chú trong trận mưa bão đầu tiên này.
Mưa càng ngày càng lớn. Mưa như trút hết những tức tối, bực bội của đất trời sau bao ngày nắng nóng triền miên. Chim mẹ ủ con vào lòng. Cánh sải rộng ra, móng chim bám chặt vào tổ, nó cố sức ghì chắc để giữ cái tổ mà nó đang xoay các hướng nằm bức ra khỏi ngọn cây. Mưa xối xả vào đầu, mắt, vào da thịt chim mẹ. Nó nghiến răng chịu đau, chịu xót, chịu sự rát bỏng của gió, mưa. Nó phải bảo vệ để không một giọt mưa, không một làn gió nào xâm hại đến đứa con đang run lên vì sợ hãi. Bằng tình thương lớn lao, chim mẹ cố sức chống lại bão tố, chống lại gió thét mưa gào để giữ sự bình yên cho con.
Chú chim non trong đêm đó đã ngủ thiếp đi lúc nào không biết, có lẽ sự che chở của chim mẹ đã làm cho chú yên tâm, tin tưởng.
Thế rồi một ngày mới lại bắt đầu. Cơn bão đã ngừng. Mưa cũng ngừng rơi và gió cũng ngừng thổi, nhanh như khi nó đến bất chợt vậy. Những tia nắng đầu tiên đã chiếu xuống. Ánh nắng càng làm rõ những giọt nước còn đọng lại trên cành cây, kẽ lá và cả trên người con chim mẹ. Nó khiến chịm mẹ bừng tỉnh. Mọi chuyện xảy ra như một giấc mơ hãi hùng. Nhìn đứa con nhỏ đang say giấc nồng, lông cánh khô nguyên, nó xiết bao sung sướng. Yên tâm, nó khẽ khàng bước ra ngoài tổ, giữ đi những giọt nước mưa cuối cùng còn sót lại, rỉa lông cánh cho mượt mà và chào đón những tia nắng rơi nhẹ xuống tổ chim.
Câu chuyện của hai mẹ con họa mi thật cảm động. Nó khiến chúng ta nghĩ tới công lao và tấm lòng của người mẹ đối với con cái. Ta thầm cảm ơn và yêu quý mẹ ngàn lần.
# mui #
Sau mười tháng trời vất vả học tập, thế là ba mẹ tôi đã cho tôi về quê thăm ông bà, thư giãn. Nhưng không ngờ sau khi về quê tôi mới nhận ra được rằng : '' Mình đã để ý quá nhiều vào học tập và cũng mải mê chơi game nên đã không quan tâm gì đến cuộc sống xung quanh - một cuộc sống rất gần gũi và thân thương.''
Hôm đó, vừa bước xuống xe tôi đã lon ton chạy vào thăm ngay ông bà ngoại. Thấy tôi về hai ông bà vui mừng hết sức, chạy đến ôm trầm lấy tôi. Sau một thời gian hỏi han về sức khỏe, tình hình học tập của tôi. Ông quyết định sẽ dẫn tôi đi câu cá. Hai ông cháu bước trên con đường làng dài, quanh co, mịn cát thì cuối cùng cũng đã đến nơi. Ôi ! Hồ đẹp quá! Rộng quá. Thế là, 2 ông cháu tôi ngồi xuống câu. Ông dạy cho tôi từng cách mắc mồi, cầm cần, ..... Một lúc sau đó ông tôi đã câu được quá trời cá luôn. Thời gian lặng lẽ trôi đi, ông tôi bỗng nói rằng: Cháu à ngồi đây câu tiếp nhá, ông về nhà lấy nước cho cháu nha. Ông tôi vừa đi ông nhiên có tiếng nói vọng lên :
- Cô bé ơi có hãy tha cho tôi được không.
Tôi ngơ ngác nhìn xung quanh nhưng không thấy ai, nhìn vào xô cá của ông bỗng tôi thấy một con cá đang ngẩng lên nhìn tôi. Tôi bèn lên tiếng :
- Có chuyện gì thế hả cá.
Con cá lại lên tiếng tiếp :
- Cô hãy thả tôi về với nơi tôi sống được không.Ở nơi đấy tôi được sống rất hạnh phúc. Hằng ngày, được cùng cha cùng mẹ, các anh chị em của mình bơi lội tung tăng ngắm bình minh lên, hoàng hôn buông xuống. Chắc có lẽ vì tôi đã quá ham chơi nên mới bị ông cô câu lên. Nhưng tôi xin cô hãy thả tôi về với gia đình của mình. Về với hồ nước mênh mông, không khí trong lành, cảnh đẹp đằm thắm. Tôi biết khi mình đã bị mắc mồi thì tôi nhất định sẽ chẳng còn sống được bao lâu nữa.
Tôi ngơ ngác nhìn, cười và nói tiếp :
- Thật vậy ư, cuộc sống, thế giới này lại phong phú sinh động đến thế á..... Tôi chưa bao giờ nghĩ đến vậy....
Con cá với vẻ mặt hốt hoảng trả lờ tôi :
- Đúng vậy đấy cô bé à, cuộc sống, thế giới này thật rộng lớn và phong phú. Tôi đã từng trải qua rất nhiều rồi... Vượt quá những cơn bão, lũ lụt nhưng tôi cảm thấy vẫn rất yêu thế giới rộng lớn này cô ạ
Tôi mỉm cười rồi từ từ đưa hai tay xuống nhấc nhẹ cá con lên và nói :
- Nghe cậu nói tôi cảm thấy bỗng nhiên mình như gần gũi với thiên nhiên hơn, cuộc sống này hơn. Giờ tôi sẽ trả các bạn cá bọn cậu lại hồ nước trong kia để cậu sống trong một thế giới hạnh phúc và tràn ngập niềm vui nhé.
Tôi thả các bạn cá con xuống mà trong lòng cảm thấy vui vẻ hẳn lên. Một lúc sau, ông tôi quay lại và ngạc nhiên khi trong xô không còn một con cá nào. Ông nói : '' Ơ, sao các con cá trong xô đâu rồi cháu." Tôi nói với ông rằng :
- Dạ, cháu muốn trả các con cá về với thế giới, hồ nước xanh của chính bọn nó ạ.
Ông nhìn tôi và nói :
- Ừ! Cháu còn nhỏ mà đã biết quan tâm đến cuộc sống, thế giới phong phú sinh động của mỗi loài, mỗi vật. Thôi cũng gần trưa rồi hai ông cháu ta về nhà ăn cơm nhé.
Vậy là sau lần về quê chơi này tôi đã học được rất nhiều điều từ thế giới bên ngoài này rồi. Từ giờ, tôi không chỉ quan tâm đến việc học tập mà còn cả thế giới bên ngoài xung quanh chúng ta......
Sau thời gian bôn ba ở nước ngoài, năm 1941 Bác Hồ quay trở về nước và đã chọn Pác Bó làm nơi dừng chân để xây dựng lực lượng cách mạng kháng chiến.
Vào những năm 1940 – 1941, đời sống người dân Pác Bó khổ cực, chủ yếu chỉ là ngô ăn hàng ngày. Có những gia đình thiếu đói, vào những ngày giáp hạt phải vào rừng để đào củ mài để kiếm sống. Còn có những gia đình bốn đời truyền nhau một tấm áo chàm, miếng vá nọ chồng lên miếng và kia, đến khi nhìn lại thì không còn nhận ra đâu là miếng vải may từ lúc đầu tiên nữa. Người về nước trong thời điểm đó và chọn hang Cốc Bó làm nơi trú ẩn. Cuộc sống đạm bạc cũng chỉ cháo ngô và rau rừng. Thấy Bác lớn tuổi, vất vả, ăn cháo ngô sợ Người không đủ sức khoẻ nên các đồng chí bàn bạc với nhau là phải mua gạo để nấu cho Bác. Khi nghe các chiến sĩ bàn bạc Người đã kiên quyết không đồng ý. Có lần ngô non xay để lâu ngày mới nấu nên nồi cháo bị chua. Các đồng chí lại đề nghị Bác cho nấu cháo gạo để Bác dùng Bác vẫn không nghe. Bác hỏi các đồng chí:
– Có cách nào làm cho bắp non khỏi bị chua không?
Các đồng chí trả lời rằng:
– Nếu rang lên thì có thể ăn được nhưng không ngon.
– Không ngon cũng được, thế thì rang lên mà ăn, không nên bỏ. Một hạt bắp vô cùng đáng quý.
Người Pháp nói gì về Bác?
Tuần báo Đây Paris ra ngày 18-6-1946 là một trong những bài viết sớm nhất, tương đối đầy đủ nhất về phong cách của Bác Hồ.
“Chủ tịch nước Việt Nam là một người giản dị quá đỗi. Quanh năm ông chỉ mặc một bộ áo ka ki xoàng xĩnh và khi những người cộng tác quanh ông để ý, nói với ông rằng với địa vị ông ngày nay, nhiều khi cần phải mặc cho được trang trọng, thì ông chỉ mỉm cười trả lời:
“Chúng ta tưởng rằng chúng ta được quý trọng vì có áo đẹp mặc, trong khi bao nhiêu đồng bào mình trần đang rét run trong thành phố và các vùng quê”?
Sự ăn ở giản dị đến cực độ, như một nhà ẩn sĩ, đó là một đức tính rõ rệt nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một tuần lễ ông nhịn ăn một bữa, không phải là để hành hạ mình cho khổ sở mà là để nêu một tấm gương dè sẻn gạo cho đồng bào đặng làm giảm bớt nạn đói trong nước. Hết thảy mọi người xung quanh đều bắt chước hành động đó của ông.
Trong những ngày thường, ông dùng cơm ở Bắc Bộ phủ, ngồi chung với hết thảy mọi người. Người ta thấy quây quần xung quanh bàn ăn: các bộ trưởng, những thư ký và cả những cậu thiếu niên phục vụ bàn giấy. Nhờ có đức tính giản dị của ông mà khi ngồi ăn với mọi người ông không làm ai phải giữ kẽ nhiều quá, mà trái lại, không khí chung lộ ra, lúc nào cũng thân mật, cũng vui vẻ, gây cho bữa ăn một vẻ gia đình.
Tính giản dị và thân mật của ông còn biểu lộ ra trong những bài diễn văn. Không bao giờ ông tỏ vẻ thông thái, vốn rất rộng của ông. Ông thông thạo bảy thứ tiếng khác nhau và nói được rất nhiều tiếng thổ âm, trái lại ông chỉ dùng những câu nôm na, khiến cho một người dù quê mùa, chất phác nghe cũng hiểu ngay được. Ngày ông viết xã luận cho báo Cứu Quốc, trước khi đem bài cho nhà in, bao giờ ông cũng đem đọc cho một số người không biết chữ, ông già, bà già cùng nghe. Nếu ông thấy thính giả tỏ vẻ không hiểu mấy những ý tưởng trong bài viết lập tức ông viết lại ngay bài khác. Tất cả đức tính Hồ Chí Minh bao gồm trong một cử chỉ bé nhỏ đó.
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất ghét lối nói khoa trương, văn vẻ. Mỗi bài diễn văn của ông là một bài học nhỏ kết luận bằng một ý kiến đạo đức. Bởi những ý tưởng hết sức giản đơn ấy mà bài diễn văn của ông có một tiếng vang lớn trong giới trí thức và dân chúng”.
Đôi dép Bác Hồ - Lối sống giản dị
Đôi dép của Bác “ra đời’’ vào năm 1947, được ‘’chế tạo’’ từ một chiếc lốp ô tô quân sự của thực dân Pháp bị bộ đội ta phục kích tại Việt Bắc. Đôi dép đo cắt không dày lắm, quai trước to bản, quai sau nhỏ rất vừa chân Bác.
Trên đường công tác, Bác nói vui với các cán bộ đi cùng:
- Đây là đôi hài vạn dặm trong truyện cổ tích ngày xưa... Đôi hài thần đất, đi đến đâu mà chẳng được.
Gặp suối hoặc trời mưa trơn, bùn nước vào dép khó đi, Bác tụt dép xách tay. Đi thăm bà con nông dân, sải chân trên các cánh đồng đang cấy, đang vụ gặt, Bác lại xắn quần cao lội ruộng, tay xách hoặc nách kẹp đôi dép...
Mười một năm rồi vẫn đôi dép ấy... Các chiến sĩ cảnh vệ cũng đã đôi ba lần “xin’’ Bác đổi dép nhưng Bác bảo “vẫn còn đi được’’.
Cho đến lần đi thăm Ấn Độ, khi Bác lên máy bay, ngồi trong buồng riêng thì mọi người trong tổ cảnh vệ lập mẹo dấu dép đi, để sẵn một đôi giầy mới...
Máy bay hạ cánh xuống Niu-đê-li, Bác tìm dép. Mọi người thưa:
- Có lẽ đã cất xuống khoang hàng của máy bay rồi... Thưa Bác....
- Bác biết các chú cất dép của Bác đi chứ gì. Nước ta còn chưa được độc lập hoàn toàn, nhân dân ta còn khó khăn, Bác đi dép cao su nhưng bên trong lại có đôi tất mới thế là đủ lắm mà vẫn lịch sự - Bác ôn tồn nói.
Vậy là các anh chiến sĩ phải trả lại dép để Bác đi vì dưới đất chủ nhà đang nóng lòng chờ đợi...
Trong suốt thời gian Bác ở Ấn Độ, nhiều chính khách, nhà báo, nhà quay phim... rất quan tâm đến đôi dép của Bác. Họ cúi xuống sờ nắn quai dép, thi nhau bấm máy từ nhiều góc độ, ghi ghi chép chép... làm tổ cảnh vệ lại phải một phen xem chừng và bảo vệ “đôi hài thần kỳ” ấy.
Năm 1960, Bác đến thăm một đơn vị Hải quân nhân dân Việt Nam. Vẫn đôi dép “thâm niên” ấy, Bác đi thăm nơi ăn, chốn ở, trại chăn nuôi của đơn vị. Các chiến sĩ rồng rắn kéo theo, ai cũng muốn chen chân, vượt lên để được gần Bác hơn. Bác vui cười nắm tay chiến sĩ này, vỗ vai chiến sĩ khác. Bỗng Bác đứng lại:
- Thôi, các cháu dẫm làm tụt quai dép của Bác rồi...
Nghe Bác nói, mọi người dừng lại cúi xuống yên lặng nhìn đôi dép rồi lại ồn ào lên:
- Thưa Bác, cháu, cháu sửa...
- Thưa Bác, cháu, cháu sửa được ạ...
Thấy vậy, các chiến sĩ cảnh vệ trong đoàn chỉ đứng cười vì biết đôi dép của Bác đã phải đóng đinh sửa mấy lần rồi...Bác cười nói:
- Cũng phải để Bác đến chỗ gốc cây kia, có chỗ dựa mà đứng đã chứ! Bác “lẹp xẹp” lết đôi dép đến gốc cây, một tay vịn vào cây, một chân co lên tháo dép ra:
- Đây! Cháu nào giỏi thì chữa hộ dép cho Bác...Một anh nhanh tay giành lấy chiếc dép, giơ lên nhưng ngớ ra, lúng túng. Anh bên cạnh liếc thấy, “vượt vây” chạy biến...
Bác phải giục:
- Ơ kìa, ngắm mãi thế, nhanh lên cho Bác còn đi chứ.Anh chiến sĩ, lúc nãy chạy đi đã trở lại với chiếc búa con, mấy cái đinh:
- Cháu, để cháu sửa dép...Mọi người dãn ra. Phút chốc, chiếc dép đã được chữa xong.Những chiến sĩ không được may mắn chữa dép phàn nàn:
- Tại dép của Bác cũ quá. Thưa Bác, Bác thay dép đi ạ..
.Bác nhìn các chiến sĩ nói:
- Các cháu nói đúng... nhưng chỉ đúng có một phần... Đôi dép của Bác cũ nhưng nó chỉ mới tụt quai. Cháu đã chữa lại chắc chắn cho Bác thế này thì nó còn ‘’thọ’’ lắm! Mua đôi dép khác chẳng đáng là bao, nhưng khi chưa cần thiết cũng chưa nên... Ta phải tiết kiệm vì đất nước ta còn nghèo...
Sau thời gian bôn ba ở nước ngoài, năm 1941 Bác Hồ quay trở về nước và đã chọn Pác Bó làm nơi dừng chân để xây dựng lực lượng cách mạng kháng chiến.
Vào những năm 1940 – 1941, đời sống người dân Pác Bó khổ cực, chủ yếu chỉ là ngô ăn hàng ngày. Có những gia đình thiếu đói, vào những ngày giáp hạt phải vào rừng để đào củ mài để kiếm sống. Còn có những gia đình bốn đời truyền nhau một tấm áo chàm, miếng vá nọ chồng lên miếng và kia, đến khi nhìn lại thì không còn nhận ra đâu là miếng vải may từ lúc đầu tiên nữa. Người về nước trong thời điểm đó và chọn hang Cốc Bó làm nơi trú ẩn. Cuộc sống đạm bạc cũng chỉ cháo ngô và rau rừng. Thấy Bác lớn tuổi, vất vả, ăn cháo ngô sợ Người không đủ sức khoẻ nên các đồng chí bàn bạc với nhau là phải mua gạo để nấu cho Bác. Khi nghe các chiến sĩ bàn bạc Người đã kiên quyết không đồng ý. Có lần ngô non xay để lâu ngày mới nấu nên nồi cháo bị chua. Các đồng chí lại đề nghị Bác cho nấu cháo gạo để Bác dùng Bác vẫn không nghe. Bác hỏi các đồng chí:
– Có cách nào làm cho bắp non khỏi bị chua không?
Các đồng chí trả lời rằng:
– Nếu rang lên thì có thể ăn được nhưng không ngon.
– Không ngon cũng được, thế thì rang lên mà ăn, không nên bỏ. Một hạt bắp vô cùng đáng quý.
Sáng nay quả là một buổi sáng đẹp trời. Tôi bước ra khu vườn nhỏ dạo chơi. Chà, không khí thật trong lành, mát mẻ, không gian thật thoáng đãng, ông mặt trời tươi cười ban phát những tia nắng vàng tươi xuống vạn vật. Trên cành cây, những chú chim ca hót líu lo như đón chào một ngày mới. Bỗng tôi nghe thấy tiếng thì thầm trò chuyện của ai đó. Hóa ra đó là cuộc tâm sự giữa một cây non bị bẻ ngọn với một chú sẻ nhỏ.
Lúc ấy, trông cây non rất tội nghiệp nức nở nói với sẻ nhỏ: "Sẻ non ơi, tôi buồn quá!"
-Nhưng vì sao bạn buồn? Sẻ hỏi.
-Cậu thấy đấy, mình không được bà chủ rước về đây trồng như cô bưởi, chị na, bác chuối kia mà mình là cái cây không được ai trồng. Mình có được trên cõi dời này là nhờ một cô bé, cô ấy ăn quả rồi vứt hạt xuống đây. Không những thế mình còn chẳng được ai quan tâm, chăm sóc. Nhưng mình nghĩ số phận mình như vậy phải cố gắng vươn lên. Thế là hằng ngày mình cần mẫn làm việc để nuôi thân. Vậy mà bạn thấy đấy, suốt đêm qua mình đã khóc hết nước mắt, cả đêm không ngủ. Mình đau khổ quá! Cả thể xác lẫn tinh thần. Ước mơ được sống, được mang lại lợi ích cho con người của mình không bao giờ thực hiện được nữa.
Sẻ ân cần:
- Thế ai làm cậu ra nông nỗi này?
Cây non lại tiếp:
- Chiều hôm qua, tôi đang vui đùa cùng chị gió thì có một chú gà trống tham ăn quái ác đến bên tôi và nói: "Cây với trả cối, mày sống làm gì cho vướng mắt, thà cho mày chết đi để rộng chỗ cho ta còn bới run. Ôi, mình được một bữa ngon lành rồi. Thế rồi nó không ngần ngại rỉa ngọn tôi để ăn.
- Thôi, cậu nín đi đừng khóc nữa. Tớ hiểu cả rồi. Loài cây các cậu thật có ích. Không những các cậu mang lại bầu không khí trong lành mà còn mang lại bao trái thơm, quả ngọt cho đời. Không có các cậu thì thử hỏi có còn sự sông này hay không? Thế mà thật đáng trách cho những ai vô tình hay có ý không hiểu được điều đó mà làm bậy. Thôi, cậu cứ yên tâm, mình sẽ nói cho cô chủ biết và nhờ cô chử chăm sóc cho cậu để cậu nảy mầm mới cậu sẽ lại thực hiện được ước mơ của mình.
Chao ôi, được chứng kiến câu chuyện, tôi cũng thấy nghèn nghẹn ở cổ, sống mũi mình cay cay. Tôi thầm trách mình đã vô tình để xoài phải khổ thế này. Liền chạy ngay đến bên cây xin lỗi và hứa từ nay sẽ chăm sóc cho cây chu đáo.
Câu chyuện thật cảm động phải không các bạn. Qua câu chuyện này tôi khuyên các bạn đừng ai bẻ cành, bứt lá và hãy chung tay xây dựng trái đất mãi mãi một mầu xanh.
cs đúng ko dợ