K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 2 2023

Cái này em cứ tưởng tượng ra là được thôi, sáng tạo lên là được. (Nhớ làm theo mẫu thư nhé: ngày gửi thư, mình tên, nội dung thư, gửi đến ai...)

Gợi ý nội dung thư:

- Em giới thiệu mình là một siêu anh hùng. 

+ Chúa chọn mình để mang đến sự an toàn trên mọi con đường trên thế giới, để trẻ em được an toàn hơn.

- Em có những khả năng như:

+ Thống trị con đường.

+ Lập lá chắn cho những người đi xe không lấn lên vệ đường, những người bán hang không lấn lên.

+ Có khả năng trừng phạt những người không tuân thủ luật giao thông: uống bia nhiều vẫn lái xe, ..

+ Trí thức siêu phạm hiểu mọi chuyện trên đời, đứng ra lập thêm nhiều những quy tắc giúp cho con đường an toàn hơn.

-> Quy tắc như: Thêm việc làm cho người thất nghiệp có nhiệm vụ dắt trẻ con qua đường.

+ ... (tưởng tượng thêm nè)

- Cuối cùng: nêu cảm nhận của em về việc làm này:

+ em yêu thích nó vô cùng.

+ ....

Đó kiểu vậy á:")

12 tháng 5 2021

“Người thầy đầu tiên” là tác phẩm xuất sắc của Ai-ma-tốp – nhà văn xứ Cư-rơ-gư-xtan. “Hai cây phong” thuộc phần đầu của tác phẩm trên. Với lời văn chân thành, dạt dào cảm xúc, đoạn trích đã làm hiện lên trước mắt chúng ta cảnh sắc của làng quê tác giả. Đồng thời, ông cũng thể hiện tình yêu quê hương tha thiết, lòng biết ơn đối với người thầy đã vun trồng mơ ước, hi vọng cho những người học trò nhỏ.

   Hóa thân vào nhân vật “tôi” – người họa sĩ – tác giả đã miêu tả cảnh sắc làng Ku-ku-rêu và vẻ đẹp của hai cây phong sau nhiều năm đi xa trở về. Những tiếng “làng Ku-ku-rêu chúng tôi”, “phía dưới làng tôi”, “phía trên làng tôi” cất lên thật đầm ấm và thương mến. Ngôi làng ở “ven chân núi”, trên một cao nguyên. Cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, bao la, có “thung lũng Đất Vàng”, có “cánh thảo nguyên Ca-dắc-xtan mênh mông” rồi thì “rặng núi Đen và con đường sắt làm thành một dải thẫm màu băng qua đồng bằng chạy tít đến tận chân trời phía Tây”. Khung cảnh được cảm nhận bằng những hình ảnh, đường nét đậm nhạt, cao thấp, gần xa, đầy hoang sơ và thơ mộng, thể hiện sự tài hoa của người họa sĩ trước thiên nhiên và cả tình yêu, niềm tự hào của người con đối với mảnh đất quê hương. Nhớ làng Ku-ku-rêu cũng chính là nhớ vè hai câ phong nằm trên đồi cao, người họa sĩ biết chúng từ thuở ” bắt đầu biết mình” – một sự gắn bó tha thiết. Hai cây phong được so sánh với “những ngọn hải đăng đặt trên núi”- một hình ảnh đầy ý nghĩa. Nếu như ngọn hải dăng dừng trên biển, tỏa ánh sáng soi đường, dẫn dắt những con tàu cập bến thì hai cây phong đã dẫn lối, chỉ đường cho biết bao người con của làng Ku-ku-rêu hướng về, tìm về quê hương. Có thể nói chúng đã trở thành biểu tượng cho làng quê tác giả. Và tình yêu quê hương gắn liền với tình cảm dành cho hai cây phong. Ta bắt gặp một loạt các hình ảnh so sánh, nhân hóa để gợi tả về “tiếng nói riêng’, ‘tâm hồn riêng” của hai cây phong quê nhà, có lúc “tưởng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát”, có lúc nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình”, có khi lại “bỗng im bặt một thoáng như thương tiếc người nào”. Nếu cây tre Việt Nam hiện lên với hình ảnh:

"Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm" (Nguyễn Duy)

thì cây phong làng Ku-ku-rêu, cây phong thảo nguyên trong mây đen và giông bão bị “xô gãy cành, tỉa trụi lá” vẫn “dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực”. Câu văn cho thấy sức sống mãnh liệt của hai cây phong và phải chăng chúng cũng mang tính cách của con người nơi đây: dẻo dai, kiên cường mà rất đỗi dịu dàng, thân thương? Chắc chắn nhà văn tài ba của chúng ta phải mang một tâm hồn nghệ sũ hài hòa hai tố chất: tố chất âm nhạc và tố chất âm nhạc mới có thể vẽ nên một bức tranh có đường nét, màu sắc, nghe được những âm thanh trầm bổng, thấm đượm hơi lửa nồng ấm, đắm say của hai cây phong. Cả đoạn văn gây được ấn tượng sâu sắc bởi sắc thái biểu cảm, âm nhạc và hội họa cùng nhau chắp cánh, qua đó nổi bật lên vẻ đẹp của hai cây phong và tình cảm của tác giả với chúng. Như lời tâm sự: “Chẳng qua chúng đứng trên đồi cao lộng gió nên đáp lại bất kì chuyển động khe khẽ nào của không khí” thế nhưng “việc khám phá ra chân lí đơn giản ấy vẫn không làm tôi vỡ mộng xưa’, và tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy, bên cạnh chúng như một mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh”, ” mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh” ấy là tâm hồn tuoir thơ vô cùng trong sáng.

   Ở phần hai trích đoạn, tác giả kết hợp tự sự với miêu tả, mạch kể “tôi” đan xen với mạch kể”chúng tôi”, gợi lại kỉ niệm tuổi thơ êm đềm. Những hoài niệm bao giờ cũng đằm thắm, thiết tha. Với con người Việt Nam chúng ta, mỗi lần xa quê là “nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”, là nhớ con đò, cánh diều biếc, nhớ cây đa, giếng nước, mái đình, nhớ con sông quê:

"Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy Bầy chim non bơi lội trên sông Tôi đưa tay ôm nước vào lòng Sông mở nước ôm tôi vào dạ..." (Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh)

   Còn người họa sĩ trong câu chuyện lại nhớ về những năm tháng tuổi thơ bên hai cây phong thân thương. Làm sao quên được “năm học cuối cùng, trước khi bắt đầu nghỉ hè”, bọn con trai nghịch ngợm và hồn nhiên ‘reo hò, huýt còi ầm ĩ” chạy lên đồi. Hai cây phong như người bạn” nghiêng ngả đung đưa”, “chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền. “Lũ nhóc con đi chân đất” trèo lên cây ” làm chấn động cả vương quốc loài chim”. Một lờ kể thật ngây thơ mà thú vị! Các cậu bé giống như những chú chim non đã chiếm lĩnh vòm cây xanh này. TRên những cành cao nhất, chúng sung sướng ngắm nhìn cảnh vật gần xa, tưởng như “có môt phép thần thông nào vụt mở ra trước mắt chúng toi cả một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sags”. Cây phong đã làm lũ trẻ được mở rộng tầm mắt. Dưới con mắt trẻ thơ, chuồng ngựa của nông trang chỉ như một căn nhà xép bình thường, này đây dải thảo nguyên xa thẳm xanh biếc, mất hút trong làn sương mờ, kia những dòng sông xa lạ “lấp lánh chân trời như những sợi chỉ bạc mỏng manh”. Lũ trẻ lắng nghe tiếng gió, tiếng lá cây.Quả thật trong giây phút ấy, cả trí tuệ và tâm hồn của các cậu bé như được khơi sâu. Nhân vật “tôi” sung sướng hạnh phúc đến nỗi “tim đập rộn ràng”, người họa sĩ tương lai cố hình dung ra những miền xa lạ kia. Các câu văn cuoi sđoạn trích:”Thuở âý một điều tôi chưa hề nghĩ đến: ai là người đã trồng hai cây phong trên đồi này…Quả đồi có hai cây phong ấy, không biết vì sao ở làng tôi họ gọi là Trường Đuy-sen” đã dẫn người đọc vào câu chuyện về người thầy Đuy-sen- ngườ đem ánh sáng văn hóa tới cho bọn trẻ. Có thể nói từ việc cảm nhận vẻ đẹp của hai cây phong, người họa sĩ đã kể về những kỉ niệm ấu thơ tươi đẹp, giàu ý nghĩa.

   Với ngòi bút sinh động, đạm chất hội họa, Ai-ma-tốp đã khiến hai cây phong vừa mang vẻ đẹp thân thuộc nhưng cũng rất cao quý. Đoạn trích cũng nhắc nhở chúng ta đừng bao giờ quên đi quá khứ, tuổi thơ, quên bóng dáng quê hương.

5 tháng 2 2018

mở bài:                                 Việt Nam ngày ...tháng...năm...

Xin chào những người bạn thân mếm của tôi ở Trái Đất trong thế kỷ XXI!

Tôi xin tự giới thiệu tôi tên là... Tôi là lá thư của thần ánh sáng- ANTHER. tôi có khả năng du hành xuyên thời gian và tôi đã du hành khắp các hành tinh.Lần này tôi đén Trái Đất để thông báo cho các bạn một tin khá bất ngờ rằng: Những năm gần đây tình hình ô nhiễm môi trường trở nên khá trầm trọng và nếu cứ tiếp tục như vậy thì vài năm sau đó thì môi  trường xung quanh sẽ không còn và cuộc sống con người coi như chấm hết". thần anther vô cùng đau lòng khi chứng kiến cảnh này nên đã viết thư này và gửi đén cho con dân Trái Đất với hi vộng họ sẽ hiểu và giúp cho môi trưỡng trở nên trong sạch hơn

bạn thông cảm hôm nay mình đang buồn nên không có hứng viết văn!
mà bây giờ trường bạn mới viết thư UPU ư?

5 tháng 2 2018

các bn gửi qua tin nhắn của mik nhá!

2 tháng 4 2022

Tham khảo:

Dưới thời Lý Công Uẩn, ông xác định nhiệm vụ chính sau khi lên ngôi Ɩà phải dời đô khỏi Hoa Lư.Ông nhìn ra được thành Đại La Ɩà nơi có địa thế rồng cuộn hổ ngồi.Người dân sống ở nơi ấy không lo bị ngập lụt.Ở nước ta, hiếm có nơi nào có được địa thế như ѵậყ.Dời đô về thành Đại La Ɩà một quyết định không thể đúng đắn hơn.

Trần Quốc Tuấn thì nhận ra điểm yếu c̠ủa̠ binh sĩ nên đã khơi dậy lòng yêu nước ѵà ý chí căm thù giặc trong họ.Nhờ sự động viên, khích lệ c̠ủa̠ ông mà chí khí quân ta được nâng cao.Đánh giặc, quan trọng nhất Ɩà ở lòng dân.Cuối cùng thì ở hai cuộc chiến chống quân Nguyên Mông sau này, chúng ta đều giành thắng lợi vẻ vang.Nếu không có tài anh minh c̠ủa̠ những vị lãnh đạo trên, không biết rồi đất nước ta sẽ đi đâu, về đâu.

Mỗi lần đọc Chiếu dời đô hay Hịch tướng sĩ, trong lòng chúng ta lại thấy vô cùng tự hào.Tự hào vì đất nước ta có những nhà lãnh đạo tài giỏi, tự hào vì những con người cốt cách sáng ngời một lòng vì dân vì nước.Tên tuổi c̠ủa̠ họ đã ghi ѵào trong sử sách ѵà được con cháu đời đời nhớ ơn

15 tháng 1 2019

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2018

Các bạn thân mến!

Chắc hẳn, mỗi người trong chúng ta đều ấp ủ những niềm mơ ước riêng. Với tôi, niềm mơ ước của mình chính là trở thành một nghệ sĩ piano tài ba. Những ngày đầu, việc chơi đàn đã khó với tôi rồi, huống chi việc trở thành nghệ sĩ. Sau một hành trình tập luyện dài, tôi đã vô cùng hạnh phúc bởi mình đã chơi được những bản nhạc piano tuyệt vời. Hôm nay, tôi viết thư để kể cho các bạn nghe bí mật vì sao từ một cậu bé thiếu kiên trì, tôi đã làm được điều đó. Tất cả là nhờ bạn Bôm - người hùng trong trái tim tôi đấy các bạn ạ.

Nhắc đến người hùng, có lẽ trong tâm trí của những cô cậu học sinh như chúng ta sẽ nghĩ ngay đến những người vĩ đại nhất: siêu anh hùng, siêu nhân nhện, thần đồng,... Cho đến khi, tôi vô tình biết cậu bé Bôm trên một chương trình truyền hình cuối tuần, tớ đã biết rằng người hùng còn là những người bé nhỏ thôi nhưng kiên cường, giàu nghị lực và vô cùng đáng ngưỡng mộ.

Bôm tên thật là Nguyễn Anh Tuấn. Năm nay, bạn ấy đã bước sang tuổi mười sáu. Bôm bao nhiêu tuổi là chừng ấy thời gian cậu đau đớn chống chọi với hội chứng xương cứng sớm cục bộ và đường thở hẹp. Ngay từ khi sinh ra, Bôm đã không may mắn có được hình hài vẹn nguyên như những đứa trẻ khác. Trán cậu gập lại, mặt hóp vào, đôi mắt lồi ra, chân tay dính vào nhau. Bôm và gia đình đã trải qua chặng đường dài với hơn chục ca đại phẫu để đưa Bôm về với hình dạng bình thường. Bôm phải chịu sự can thiệp của máy móc, của thiết bị y tế, của chất hóa học. Điều này có lẽ đã khiến Bôm đau đớn vô cùng. Cậu ấy thật đáng khâm phục đúng không? Nhưng điều bất ngờ hơn là Bôm có cùng một niềm mơ ước giống tôi: chơi đàn piano. Từ thuở hai tuổi, cậu ấy đã bị cuốn hút bởi những phím đàn. Lên ba, Bôm đã có thể chơi đàn. Năm mười lăm tuổi, Bôm trở thành học viên của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Nhờ chương trình "Điều ước thứ bảy - Bản hòa tấu cha và con", Bôm được thực hiện ước mơ mặc vest thật bảnh và chơi piano thật cừ trên sân khấu lớn. Chao ôi! Cậu biết không, Bôm háo hức bước đến bên cây đàn, mải mê gõ từng nhịp, từng nhịp, du dương, rộn ràng... Khi nghe câu chuyện về người hùng bé nhỏ này, cả khán phòng đã nín lặng. Ống kính máy quay chỉ ghi lại một số khoảnh khắc xúc động của khán giả, nhưng tớ chắc một điều ai cũng nghẹn ngào.

Khi thanh âm từ cây đàn vang lên, trong tôi bỗng trỗi dậy một cảm xúc khó tả. Tôi nghĩ ngay đến ước mơ của mình và những tháng ngày chán chường khi tập luyện. Mỗi lần gõ nhầm phím, tôi luôn thể hiện thái độ nản chí bằng cách gõ thật mạnh lên phím đàn để trút giận. Tiếng đàn kêu vang liên hồi nhưng lòng tớ chẳng nguôi chán chường. Không ít lần, đầu ngón tay tôi bị đau, tôi đã chán ghét chơi đàn và có ý định từ bỏ. Khi ấy, tôi chẳng biết những người kém may mắn như Bôm lại chỉ mong có đôi bàn tay lành lặn để chơi đàn. Hình ảnh của Bôm hăng say tập luyện làm tôi kiên trì và quyết tâm hơn.

Bôm quả thực là một người hùng trong lòng tôi. Dù tôi chỉ biết đến cậu qua sóng truyền hình nhưng tôi tin cậu ấy đã vô cùng kiên cường, vô cùng dũng cảm để đấu tranh với chính tạo hóa và để chạm tay vào ước mơ. Chính Bôm là nguồn động lực để tôi hướng về ước mơ của mình. Tôi đã tự hứa là sẽ miệt mài tập luyện, sẽ không than phiền mỗi lần mỏi tay, sẽ không òa khóc chỉ vì mình sai nốt, lệch nhịp nữa.

Hẹn một ngày không xa, tôi sẽ hòa tấu những bản nhạc tuyệt vời!

15 tháng 1 2019

Thân gửi bạn

Trong những bức thư trước chúng ta đã trao đổi với nhau một cách rất hào hứng về chức vô địch AFF Cup 2018 của Đội tuyển Việt Nam. Và bạn có hỏi tôi về cầu thủ mà tôi yêu thích nhất phải không?

Nếu phải chọn ra cầu thủ ấn tượng nhất, tôi và chắc hẳn rất nhiều người khác sẽ nhắc đến Quang Hải, người hùng của đông đảo người hâm mộ bóng đá Việt Nam thời kỳ này.

Nhắc đến Quang Hải thì chúng ta sẽ nhớ đến những pha xử lý bóng khéo léo, đầy cảm hứng và sáng tạo vô tận của anh, cùng với khả năng sút xa trái phá, và khả năng đá phạt hoàn hảo.

Nhưng trên hành trình đến với chức vô địch AFF Cup vừa qua, chắc hẳn chúng ta cũng sẽ nhớ những lúc Quang Hải bị đối phương phạm lỗi liên tục, hết lần này đến lần khác, nhưng Quang Hải ngã xuống rồi vẫn đứng lên và thi đấu với tinh thần kiên định tuyệt vời.

Sự cứng cỏi của Quang Hải có lẽ là yếu tố quan trọng để anh bước vào môi trường bóng đá chuyên nghiệp từ rất sớm. Sau khi được đào tạo ở trung tâm bóng đá trẻ Hà Nội, cùng một thời gian được đào tạo ở trung tâm Hoàng Anh Gia Lai - JMG cùng lứa Công Phượng, Văn Toàn, Văn Thanh, Quang Hải đã sớm trưởng thành trên mọi cấp độ.

Tôi nhớ bắt đầu ấn tượng với Quang Hải trong màu áo U19 Việt Nam vào đến bán kết U19 Châu Á 2016. Rồi sau đó tôi càng ấn tượng hơn ở giải U20 World Cup 2017, nơi khả năng của Quang Hải và các đồng đội được thể hiện ở đấu trường thế giới dù chúng ta phải dừng bước sớm.

Ở giải đấu này cú sút đập cột của U20 Honduras có lẽ là dấu ấn lớn nhất của Quang Hải, đánh dấu sự tỏa sáng của ngôi sao mới trên bầu trời bóng đá Việt Nam ở tuổi 20.

Không lâu sau đó Quang Hải bắt đầu được gọi vào Đội tuyển quốc gia tham dự vòng loại Asian Cup và ghi được những bàn thắng đầu tiên.

Để rồi sang năm 2018, Quang Hải là nhân tố then chốt trong đội quân của huấn luyện viên Park Hang-seo liên tiếp có những chiến tích thần kỳ như giải U23 Châu Á, ASIAD, hay AFF Cup. Sẽ không ai trong chúng ta quên bàn thắng trong mưa tuyết trắng của Quang Hải ở trận chung kết U23 Châu Á, cùng phong độ tuyệt vời ở giải đấu này.

Sự ổn định của Quang Hải được duy trì giúp Đội tuyển Việt Nam lên ngôi vô địch AFF Cup, và rất xứng đáng khi Quang Hải nhận giải Cầu thủ xuất sắc nhất giải.

Ở Hà Nội FC, lâu nay Quang Hải cũng sớm trở thành một thành viên trụ cột, với không ít "siêu phẩm" ở giải vô địch quốc gia. Tôi cũng rất ngưỡng mộ Quang Hải ở điểm này.

Bạn chắc cũng đồng ý Quang Hải hiện nay đã là cầu thủ số 1 của bóng đá Việt Nam, và tôi tin rằng Quang Hải sẽ còn đạt được những đỉnh cao mới trong tương lai.

Bản thân tôi thấy Quang Hải là người có cuộc sống ổn định, không có điều tiếng gì trong khi cũng rất chỉn chu khi xuất hiện trước truyền thông; điều đó khiến tôi khâm phục anh hơn.

Quang Hải không chỉ là thần tượng, là người hùng của tôi mà chắc cũng là người hùng trong lòng nhiều bạn trẻ bởi anh mang lại niềm tin mạnh mẽ rằng bạn có thể vượt qua các giới hạn, nhất là giới hạn của bản thân, một cách hoàn hảo.

Bạn thấy thế nào về Quang Hải? Hãy viết thư hồi đáp tôi sớm nhé.

Tôi chờ đấy.

Ký tên:...

20 tháng 10 2020

Tui chỉ có dàn ý mong bạn thông cảm nha !!!

 Mở truyện: - Ngày trở về sau thời gian bao lâu ở dồn điền?
-Cảm xúc trên đường về ( không biết bố thế nào,mong muốn mau về làng..)
-Mãi suy nghĩ ,ngỡ ngàng khi bước về làng cũ, cảm xúc ban đầu như thế nào?
* Phát triển truyện: - Hồi ức những kỷ niệm về những ngày tháng ở nhà: cảnh sống kham khổ với rau chuối ..vẫn ấm áp hương vị quê hương…
-Ngôi nhà hiện ra với những gì quen thuộc: bờ rào, mái nhà tranh ,cây rơm…
- Tình huống bất ngờ: cỏ vườn quá tốt; căn nhà heo vắng; không thấy bóng dáng của thầy? Cậu vàng đâu không chạy ra đón? Ngạc nhiên như thế nào trước cảnh tượng đó? Tâm trạng bồn chồn lo lắng ra sao?
- Đẩy cửa bước vào… nhà cột chặt cửa…gọi mãi không ai mở cửa…
- Chạy sang nhà ông giáo( bạn thân của thầy ngày trước) bao lo lắng suy nghĩ;bao câu hỏi đặt ra trong đầu…
- Hốt hoảng gọi …. Chạy thẳng vào nhà gặp ông giáo… hỏi han ( phần này là trọng tâm cần xây dựng được cuộc đối thoại giữa hai người, qua lời ông giáo kể và sự hỏi han của con trai lão Hạc) để làm rõ cuộc sống và tâm nguyện của lão Hạc trước khi chết. Tình cảm lão dành cho con như thế nào?
Sự trông mong ,chờ đợi và hy vọng của lão đối với con như thế nào..
- Ông giáo trao lại cho con trai lão Hạc những gì mà lão gửi lại…
* Kết truyện:- Cảm xúc của con trai lão Hạc bộc lộ : xót xa, đau đớn, thẫn thờ Trở về nhà…
-Thắp lên bàn thờ cha nén hương… nhìn ra mãnh vườn … Nước mắt nhạt nhòa…bóng hình cha hiện về mờ ảo… chạy ra vườn trong bóng hoàng hôn.