Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Kính thưa Tổng thư ký LHQ Ngài Antonio Guterres!
Hiện nay, nhân loại chúng ta đang phải đối mặt với biết bao tai họa là hệ quả của việc biến đổi khí hậu. Vừa qua, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) đã chỉ ra những tác động tiêu cực của việc biến đổi khí hậu: Khí thải nhà kính làm Trái Đất của chúng ta ấm dần lên, hiện đã vượt quá nồng độ cao nhất được ghi nhận trong các lõi băng trong vòng 800.000 năm qua.
Bên cạnh đó, mức độ carbon dioxide (CO2) trong khí quyển đã tăng 40% kể từ thời tiền công nghiệp hóa, nguyên nhân chủ yếu đến từ việc đốt các nguyên liệu hóa thạch.
Những tác động của tình trạng biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của con người trên thế giới. Chắc hẳn ngài vẫn chưa thể quên được trận động đất kinh hoàng xảy ra vào ngày 12/1/2010 tại nước Cộng hòa Haiti đã cướp đi mạng sống của 250.000 người chỉ trong nháy mắt. Với rung chấn mạnh 7 độ Richter nó là trận động đất mạnh nhất kể từ năm 1887 của lịch sử nước này.
Chỉ trong chưa đầy 1 tháng sau trận động đất ở Haili thì ở Chile tiếp tục xảy ra trận động đất kinh hoàng 8,8 độ Richter đã gây dư chấn mạnh lan khắp Nam Mỹ và trở thành một trong những trận động đất dữ dội nhất trong lịch sử thế giới. Trận động đất này đã khiến ngành bảo hiểm phải chi trả số tiền lên tới 8 tỷ USD, trong khi thiệt hại kinh tế cho Chile sau thảm họa này là khoảng 30 tỷ USD.
Riêng với bản thân tôi, tôi vẫn nhớ như in về trận lụt dữ dội nhất trong lịch sử Pakistan hồi tháng 8/2010 đã tàn phá từ vùng Tây Bắc đến miền Nam và cướp đi sinh mạng của 1.600 người, ảnh hưởng tới 20 triệu người, gây thiệt hại vật chất ít nhất 43 tỷ USD, châm ngòi cho dịch bệnh-bạo lực bùng phát ở đất nước này.
Hình ảnh những con người lang thang với khuôn mặt đầy mệt mỏi xin ăn từng miếng, những đứa trẻ bị cuốn đi trong nước lũ chỉ trong vài giây và khuôn mặt hốc hác của người mẹ tìm con sau trận lũ vẫn ám ảnh tôi tới tận bây giờ.
Biến đổi khí hậu cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe con người khi tầng ozon bị thủng và tia cực tím chiếu thẳng xuống mặt đất gây nên những đại dịch về da. Đó chính là lí do tại sao tỷ lệ người mắc bệnh ung thư ngày càng tăng mạnh. Chắc Ngài António Guterres cũng nhớ vào năm 2014 dịch bệnh Ebola đã cướp đi sinh mạng của hơn 8.000 người và ảnh hưởng tới cuộc sống của hơn 20.000 người khi dịch bệnh này được liệt vào danh sách những bệnh có nguy cơ lây lan khủng khiếp nhất từ trước đến nay.
Hơn thế, một báo cáo của Chương trình Lương thực Thế giới dự đoán rằng, các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán, cháy rừng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành nông nghiệp và đồng thơi đe dọa an ninh lương thực cho hàng triệu người.
Theo dự đoán, đến năm 2050, sản lượng cây trồng ở châu Á dự kiến sẽ giảm 50% đối với lúa mì, 17% đối với gạo và điều này sẽ đe dọa hàng tỷ người sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp.
Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon, người tiền nhiệm của Ngài từng xem vấn đề thay đổi khí hậu là một nội dung quan trọng trong nhiệm kỳ của mình, đã kêu gọi các nước cải thiện những hệ thống cảnh báo thiên tai sớm, đồng thời tăng cường giáo dục để giảm thiểu tác hại của các thảm họa.
Có thể thấy cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu là một cuộc chiến chung, đòi hỏi mọi người, mọi quốc gia chung sức, đồng lòng. Vậy, tôi rất mong ngài António Guterres với vai trò là Tổng thư ký Liên Hợp Quốc vào tháng 1/2017 sẽ nhìn nhận những gì tôi đã phân tích và có những động thái quyết liệt để chúng ta cùng nhau chung tay chống lại biến đổi khí hậu vì một thế giới yên bình hơn.
Môi trường của chúng ta đang bị ô nhiễm nặng nề
Chủ đề của cuộc thi Viết thư quốc tế UPU 46 năm 2017 đầy đủ là: Hãy hình dung, nếu bạn là cố vấn Tổng thư ký Liên hợp quốc mới, bạn sẽ cố vấn cho ngài ấy vấn đề nào của thế giới cần xử lý đầu tiên và giải quyết vấn đề đó bằng cách nào?
Dưới đây là bức thư tham khảo gửi tới học sinh.
Kính thưa Tổng thư ký LHQ Ngài Antonio Guterres!
Chúng ta đều biết rằng, tình hình biến đổi khí hậu đang diễn biến ngày một phức tạp. Các nhà khoa học cho biết, chính con người là một trong những nhân tố lớn dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường.
Có thể thấy, ô nhiễm môi trường đã khiến cho Trái Đất nóng lên, gia tăng mực nước biển, băng hà lùi về hai cực, những đợt nóng, bão tố và lũ lụt, khô hạn, tai biến, suy thoái kinh tế, xung đột và chiến tranh, làm cho Trái Đất mất đi sự đa dạng sinh học và phá hủy hệ sinh thái.
Những minh chứng cho các vấn đề này được biểu hiện qua hàng loạt tác động cực đoan của khí hậu trong thời gian gần đây như đã có khoảng 250 triệu người bị ảnh hưởng bởi những trận lũ lụt ở Nam Á, châu Phi và Mexico.
Các nước Nam Âu đang đối mặt nguy cơ bị hạn hán nghiêm trọng dễ dẫn tới những trận cháy rừng, sa mạc hóa. Các nước Tây Âu đang bị đe dọa xảy ra những trận lũ lụt lớn, do mực nước biển dâng cao cũng như những đợt băng giá mùa đông khốc liệt.
Những trận bão lớn vừa xảy ra tại Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ... có nguyên nhân từ hiện tượng Trái Đất ấm lên trong nhiều thập kỷ qua. Những dữ liệu thu được qua vệ tinh từng năm cho thấy số lượng các trận bão không thay đổi, nhưng số trận bão, lốc có cường độ mạnh, sức tàn phá lớn đã tăng lên, đặc biệt ở Bắc Mỹ, tây nam Thái Bình Dương, Ân Độ Dương, bắc Đại Tây Dương.
Một nghiên cứu với xác suất lên tới 90% cho thấy sẽ có ít nhất 3 tỷ người rơi vào cảnh thiếu lương thực vào năm 2100, do tình trạng ấm lên của Trái đất.
Còn ở đất nước Việt Nam của chúng tôi, tình trạng ô nhiễm môi trường cũng đang trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết: Liên tiếp những ngày đầu tháng 5/2016, sông Bưởi (thuộc địa bàn 2 tỉnh Thanh Hóa và Hòa Bình) đã xảy ra hiện tượng cá chết nổi lên mặt nước, trôi dạt vào bờ làm nguồn nước sông bị ô nhiễm, gây lo lắng cho nhiều hộ dân sinh sống hai bên bờ sông.
Đó là chưa kể, sự cố môi trường biển nghiêm trọng làm hải sản chết hàng loạt tại 4 tỉnh ven biển miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế) xảy ra từ đầu tháng 4/2016.
Rồi sáng ngày 2/10, tại khu vực Hồ Tây, đoạn đường Thanh Niên, người dân phát hiện một lượng lớn cá chết, nổi trắng mặt hồ. Xác của hàng ngàn con cá, động vật thủy sinh nổi dập dềnh trên mặt nước, mang theo mùi hôi tanh rất khó chịu.
Ngoài ra, ô nhiễm môi trường cũng đã kéo theo hàng loạt những người mắc bệnh ung thư, sự xuất hiện của các làng ung thư ngày càng nhiều. Đó chính là những tác động lớn từ ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.
Thưa Ngài Antonio Guterres,
Bảo vệ môi trường và chống lại biến đổi khí hậu chính là nhiệm vụ cấp thiết của tất cả các quốc gia trên thế giới để bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta. Tôi rất hi vọng, với cương vị mới, Ngài sẽ có những hành động quyết liệt để ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu không chỉ ở đất nước tôi mà ở tất cả các quốc gia trên thế giới vì một thế giới tràn ngập sắc xanh.
Dưới đây là gợi ý bài mẫu viết thư UPU lần thứ 47, người viết đã đặt vị trí cố vấn của Tổng thư ký Liên hợp quốc để chia sẻ cùng ngài ấy những vấn đề nóng cần xử lý của thế giới.
Kính thưa Tổng thư ký LHQ Ngài Antonio Guterres!
Hiện nay, nhân loại chúng ta đang phải đối mặt với biết bao tai họa là hệ quả của việc biến đổi khí hậu. Vừa qua, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) đã chỉ ra những tác động tiêu cực của việc biến đổi khí hậu: Khí thải nhà kính làm Trái Đất của chúng ta ấm dần lên, hiện đã vượt quá nồng độ cao nhất được ghi nhận trong các lõi băng trong vòng 800.000 năm qua.
Bên cạnh đó, mức độ carbon dioxide (CO2) trong khí quyển đã tăng 40% kể từ thời tiền công nghiệp hóa, nguyên nhân chủ yếu đến từ việc đốt các nguyên liệu hóa thạch.
Những tác động của tình trạng biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của con người trên thế giới. Chắc hẳn ngài vẫn chưa thể quên được trận động đất kinh hoàng xảy ra vào ngày 12/1/2010 tại nước Cộng hòa Haiti đã cướp đi mạng sống của 250.000 người chỉ trong nháy mắt. Với rung chấn mạnh 7 độ Richter nó là trận động đất mạnh nhất kể từ năm 1887 của lịch sử nước này.
Chỉ trong chưa đầy 1 tháng sau trận động đất ở Haili thì ở Chile tiếp tục xảy ra trận động đất kinh hoàng 8,8 độ Richter đã gây dư chấn mạnh lan khắp Nam Mỹ và trở thành một trong những trận động đất dữ dội nhất trong lịch sử thế giới. Trận động đất này đã khiến ngành bảo hiểm phải chi trả số tiền lên tới 8 tỷ USD, trong khi thiệt hại kinh tế cho Chile sau thảm họa này là khoảng 30 tỷ USD.
Riêng với bản thân tôi, tôi vẫn nhớ như in về trận lụt dữ dội nhất trong lịch sử Pakistan hồi tháng 8/2010 đã tàn phá từ vùng Tây Bắc đến miền Nam và cướp đi sinh mạng của 1.600 người, ảnh hưởng tới 20 triệu người, gây thiệt hại vật chất ít nhất 43 tỷ USD, châm ngòi cho dịch bệnh-bạo lực bùng phát ở đất nước này.
Hình ảnh những con người lang thang với khuôn mặt đầy mệt mỏi xin ăn từng miếng, những đứa trẻ bị cuốn đi trong nước lũ chỉ trong vài giây và khuôn mặt hốc hác của người mẹ tìm con sau trận lũ vẫn ám ảnh tôi tới tận bây giờ.
Biến đổi khí hậu cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe con người khi tầng ozon bị thủng và tia cực tím chiếu thẳng xuống mặt đất gây nên những đại dịch về da. Đó chính là lí do tại sao tỷ lệ người mắc bệnh ung thư ngày càng tăng mạnh. Chắc Ngài António Guterres cũng nhớ vào năm 2014 dịch bệnh Ebola đã cướp đi sinh mạng của hơn 8.000 người và ảnh hưởng tới cuộc sống của hơn 20.000 người khi dịch bệnh này được liệt vào danh sách những bệnh có nguy cơ lây lan khủng khiếp nhất từ trước đến nay.
Hơn thế, một báo cáo của Chương trình Lương thực Thế giới dự đoán rằng, các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán, cháy rừng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành nông nghiệp và đồng thơi đe dọa an ninh lương thực cho hàng triệu người.
Theo dự đoán, đến năm 2050, sản lượng cây trồng ở châu Á dự kiến sẽ giảm 50% đối với lúa mì, 17% đối với gạo và điều này sẽ đe dọa hàng tỷ người sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp.
Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon, người tiền nhiệm của Ngài từng xem vấn đề thay đổi khí hậu là một nội dung quan trọng trong nhiệm kỳ của mình, đã kêu gọi các nước cải thiện những hệ thống cảnh báo thiên tai sớm, đồng thời tăng cường giáo dục để giảm thiểu tác hại của các thảm họa.
Có thể thấy cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu là một cuộc chiến chung, đòi hỏi mọi người, mọi quốc gia chung sức, đồng lòng. Vậy, tôi rất mong ngài António Guterres với vai trò là Tổng thư ký Liên Hợp Quốc vào tháng 1/2017 sẽ nhìn nhận những gì tôi đã phân tích và có những động thái quyết liệt để chúng ta cùng nhau chung tay chống lại biến đổi khí hậu vì một thế giới yên bình hơn.
Ms. Nhàn Thanh
Việt Nam, ngày 13 tháng 2 năm 2017
Thưa ngài António Guterres - Tổng thư ký Liên Hợp Quốc!
Trước hết, tôi xin chúc mừng ngài đã chính thức nhậm chức TTK Liên Hợp Quốc. Đây quả là một chức vụ vinh quang nhưng cũng đầy nặng trách nhiệm và ưu tư.
Là một cố vấn bên cạnh ngài, tôi hiểu ngài muốn bắt tay ngay lập tức vào việc giải quyết các vấn đề nóng của thế giới mà LHQ có trách nhiệm.
Thưa ngài Antonio Guterres,
Trong 10 năm ngài giữ vai trò người phụ trách Cao ủy LHQ về người tị nạn, tôi biết ngài đã có những nỗ lực không mệt mỏi để giúp đỡ những người phải rời bỏ nhà cửa để chạy trốn xung đột, nghèo đói và thiên tai. Ngài vẫn cho rằng nghèo đói là vấn nạn lớn nhất của thế giới hiện nay và phải giải quyết nó cho triệt để thì mới có cơ sở để giải quyết nhiều vấn đề khác.
Năm 2015, sau khi Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ hết hạn, chúng ta đã đề ra 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) giai đoạn từ nay đến 2030, trong đó hai mục tiêu quan trọng nhất được đề cập đến chính là xóa nghèo, xóa đói.
Hiện nay trên thế giới vẫn còn có 836 triệu người sống ở mức nghèo. Cứ 5 người có 1 người sống với dưới 1,25 USD/ngày. Bên cạnh đó, hiện cứ 9 người thì có 1 người không có đủ thức ăn. Mục tiêu của chúng ta đặt ra là đến năm 2030 sẽ xóa nghèo cho tất cả mọi người ở mọi nơi; xóa đói và đảm bảo tất cả mọi người, đặc biệt là những người nghèo và những người dễ bị tổn thương, bao gồm cả trẻ sơ sinh, được tiếp cận với nguồn thức ăn đầy đủ, dinh dưỡng và an toàn trong cả năm.
Xoá đói giảm nghèo rõ ràng là mục tiêu bao trùm của SDGs bên cạnh các mục tiêu về giáo dục, bình đẳng giới, bảo vệ môi trường…
Thưa ngài,
Hiện nay tình trạng đói nghèo đặc biệt cao ở hai khu vực là châu Á và châu Phi. Đây là những khu vực có nền kinh tế kém phát triển, khí hậu khắc nghiệt, thiên tai nhiều, và có lịch sử phải trải qua nhiều biến động, chiến tranh.... Để tiến tới xóa đói, giảm nghèo ở các khu vực này, mà trước hết là tình trạng đói nghèo cùng cực, tôi cho rằng việc đầu tiên là phải phát huy được tối đa các nguồn lực tại chỗ, để mỗi người dân là một đại sứ trong công tác xóa đói giảm nghèo.
Ở Việt Nam - đất nước tôi, nhiều năm qua, chính phủ đã không ngừng nỗ lực giảm tỉ lệ đói nghèo trong nhân dân. Theo tiêu chí cũ, từ 1993, Việt Nam còn 58% hộ nghèo thì đến 2015, giảm còn 4,45%, nếu theo chuẩn nghèo đa chiều tỷ lệ này tương đương với 9,92%. Việt Nam đã về đích trước mục tiêu thiên niên kỷ của LHQ trong bối cảnh toàn thế giới hiện vẫn còn trên 1 tỷ người nghèo, chủ yếu là ở vùng nông thôn.
Những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam là không thể phủ nhận khi chủ động đưa vấn đề xóa đói giảm nghèo vào các chính sách của Nhà nước, đồng thời vận động, tạo điều kiện cho mọi tổ chức, tầng lớp nhân dân cùng tham gia. Song, ở đất nước Việt Nam cũng tồn tại những mô hình hỗ trợ đói nghèo cực kỳ thú vị và hữu ích, mà tôi xin được chia sẻ với ngài dưới đây.
Cuối năm 2011 - 1 nhà báo của Việt Nam - ông Trần Đăng Tuấn có thành lập một dự án nhỏ để giúp các em học sinh ở một vùng dân tộc có thêm những bữa ăn có thịt. Dự án này đã lớn mạnh nhanh chóng ngoài dự kiến ban đầu của những người khởi xướng và Quỹ trò nghèo vùng cao với chương trình trọng tâm "Cơm có thịt" đã ra đời!
Quỹ này hoạt động với lời kêu gọi đơn giản "Chương trình "CƠM CÓ THỊT" - Để nhiều em bé được ăn cơm ngon hơn, mặc áo ấm hơn… cần nhiều người chung tay, mỗi người một chút, ít thôi nhưng đều đặn!" Quỹ sẽ hỗ trợ tiền để bổ sung dinh dưỡng cho bữa ăn tại lớp tại các trường vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn. Khởi điểm ban đầu là mang đến cho các em nhỏ vùng khó khăn những bữa cơm có đủ dinh dưỡng - xóa đói, quỹ đã dần tiến tới hỗ trợ xây dựng phòng học, ký túc xá, bếp ăn, đồ dùng, vật dụng học tập cần thiết cho học sinh, các phương tiện nâng cao đời sống tinh thần của học sinh, giáo viên vùng cao.
Thưa ngài, chỉ 4 năm sau khi ra đời, chương trình Cơm có thịt đã góp phần xóa đói thiết thực cho hàng ngàn học sinh nghèo trên khắp Việt Nam. Số tiền quyên góp cho dự án đã lên tới vài triệu USD. Đặc biệt, đây là một dự án có sức lan tỏa lớn. Từ Việt Nam, Cơm có thịt đã có mặt tại Australia, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc...và nhiều đất nước khác. Với tiêu chí hoạt động công khai tài chính, tôi tin rằng Cơm có thịt sẽ còn tiếp tục lan tỏa và thực hiện tốt vai trò của mình.
Hàng năm, Liên Hợp Quốc vẫn có các chương trình cứu đói cho nạn nhân ở nhiều vùng quốc gia, lãnh thổ khó khăn. Liên Hợp Quốc cũng có nhiều hoạt động, ký kết, thỏa thuận với các quốc gia để cùng nhau bắt tay xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên theo tôi, chúng ta cần có thêm các chương trình tuyên truyền, vận động mạnh mẽ hơn nữa; với những chiến dịch hỗ trợ thực sự hữu ích tăng cường khả năng hỗ trợ tự xóa đói giảm nghèo ở từng địa phương, quốc gia. Tôi cho rằng nếu chúng ta thực sự sâu sát, không ngần ngại sát cánh bên các dự án đang đạt hiệu quả cao hoặc sắp được triển khai mà xác suất thành công lớn ngay tại các địa phương thì kết quả chúng ta mong muốn cũng sẽ gần hơn.
Khó khăn của mỗi nơi thì chính nội tại sẽ là hiểu rõ nhất. Như ông Trần Đăng Tuấn vì đến tận nơi mà biết rõ lũ trẻ nghèo vùng cao cần nhất thịt và gạo để bữa cơm đủ no, đủ dinh dưỡng. Các nạn nhân đói nghèo ở Ấn Độ có thể cần hỗ trợ để có việc làm; các nạn nhân tại một số nước châu Phi có thể lại cần nước nhất. Một cách tiếp cận đa chiều và cần thật sâu sát, với những nghiên cứu và định hướng chiến lược nhằm tăng cường năng lực ở cấp địa phương, coi đây là những nhân tố chính trong các chương trình xóa đói giảm nghèo bền vững của mỗi quốc gia là rất cần thiết.
Chúng ta cũng nên hỗ trợ Chính phủ các nước đo lường các kết quả đạt được; dùng những ảnh hưởng đặc biệt của Liên Hợp Quốc để hỗ trợ những chương trình đang có tác động tốt tới việc xóa đói giảm nghèo, cải thiện các chỉ tiêu phát triển con người; nghiên cứu khả năng nhân rộng ở những khu vực phù hợp.
Tôi hy vọng rằng, đói nghèo cùng cực sẽ chấm dứt. Tỉ lệ đói nghèo sẽ giảm dần không chỉ ở đất nước tôi mà còn ở nhiều quốc gia khu vực kém phát triển khác trên thế giới; tiến tới một thế giới bình đẳng hơn, các quyền con người được đảm bảo hơn, mỗi cá nhân sẽ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc; và chúng ta sẽ có một thế giới hòa bình, an lành hơn!
Chúc ngài sức khỏe
Mrs. Phạm
Việt Nam, ngày 11 tháng 1 năm 2017
Kính thưa Tổng thư ký LHQ Ngài Antonio Guterres!
Như Ngài đã biết, thực trạng đói nghèo trên thế giới đang diễn ra theo chiều hướng rất đáng báo động. Theo một nghiên cứu mới đây của Ngân hàng thế giới (WB), nguy cơ đối với người nghèo đang tiếp tục gia tăng trên quy mô toàn cầu và với nền kinh tế suy giảm đã đẩy thêm hàng chục triệu người nữa rơi vào tình trạng nghèo đói.
Thực tế cả tôi và Ngài đều biết, đói nghèo giết chết hơn 30.000 trẻ dưới 5 tuổi trên khắp thế giới mỗi ngày, báo cáo của Manos Unidas - một tổ chức phi chính phủ (NGO) Tây Ban Nha cho biết. Điều này có nghĩa là có khoảng 11 triệu trẻ em chết mỗi năm vì nghèo đói, trong đó có 7 triệu trẻ dưới 5 tuổi; 130 triệu trẻ không được đi học và 82 triệu trẻ bị mất tuổi thơ vì phải đi làm và kết hôn quá sớm.
Báo cáo của Manos Unidas cũng cho biết thêm, hiện có 15 triệu trẻ em trên thế giới bị mồ côi vì AIDS, đa số rơi vào trẻ ở Nam Phi; 246 triệu trẻ phải đi làm khi chưa đủ tuổi lao động, trong đó có 72 triệu trẻ dưới 10 tuổi.
Từ vài thập kỷ nay, tỉ lệ mù chữ tại châu Phi gia tăng với tốc độ chóng mặt, chiếm khoảng 40% số dân số châu Phi ở độ tuổi 15 và chiếm hơn 50% số phụ nữ ở độ tuổi 25. Như vậy có thể thấy, châu Phi đã phải gánh chịu một vấn đề kinh niên là người tị nạn.
Theo các con số chính thức, tại châu Phi có hơn 7 triệu người tị nạn và hơn 20 triệu người không có nhà cửa do hàng loạt các cuộc xung đột và nội chiến gây ra và đã để lại một hậu quả nặng nề về nạn đói, nạn suy dinh dưỡng và kinh tế bị đình trệ.
Tất cả những điều đó đang cản trở sự phát triển của châu lục này. Như vậy, nghèo đói đã trở thành một vấn đề toàn cầu có ý nghĩa chính trị đặc biệt quan trọng với sự phát triển của mỗi quốc gia.
Đồng thời, nghèo đói cũng là nhân tố có khả năng gây bùng nổ những bất ổn chính trị, xã hội và nếu trầm trọng hơn có thể dẫn tới bạo động và chiến tranh không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà là cả thế giới.
Bởi lẽ, chính những bất công và nghèo đói thực sự đã trở thành những mâu thuẫn gay gắt trong quan hệ quốc tế; và nếu những mâu thuẫn này không được giải quyết một cách thỏa đáng bằng con đường hòa bình thì tất yếu sẽ nổ ra chiến tranh.
Mặt khác, đói nghèo còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nhân loại. Thay vì con người có thể tập trung toàn bộ nguồn lực cho phát triển, thì một phần lớn nguồn lực đó phải dành ra để giải quyết vấn đề đói nghèo và các vấn đề toàn cầu khác do đói nghèo mang lại.
Nghèo đói, bất công là nguyên nhân của tội phạm quốc tế như: Khủng bố, nạn buôn bán ma túy và rửa tiền. Đồng thời nghèo đói cộng với thiếu hiểu biết kéo theo đó là gia tăng dân số, cạn kiệt nguồn tài nguyên, khan hiếm nguồn năng lượng, lương thực, thực phẩm ngày càng thiếu hụt; bệnh ngày càng lan tràn, khó kiểm soát; môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng và vấn đề di dân tự do và tị nạn đang khiến tình hình thế giới ngày càng trở nên phức tạp.
Vì thế, nạn đói nghèo đã trở thành thách thức lớn, đe dọa đến sự sống còn, ổn định và phát triển của thế giới cũng như nhân loại. Như vậy, đói nghèo là một trong những nguyên nhân đang trực tiếp đe dọa đến sự tồn vong và phát triển của loài người.
Tác động của nó trong quan hệ quốc tế là rất lớn và vì vậy vấn đề này không phải của một quốc gia riêng lẻ nào mà là của toàn nhân loại, đòi hỏi thế giới phải chung tay để giải quyết một cách triệt để và toàn diện.
Tôi rất hi vọng với cương vị mới, Ngài Antonio Guterres có thể góp phần giải quyết tốt vấn đề nghèo đói để tạo nên một thế giới đầy niềm vui và tiếng cười!
Ms. Thanh
Việt Nam, ngày 06 tháng 0 năm 2017
Bạn cố gắng làm cho xong , ngày 20/2 là phải nộp rồi đấy!
Kính thưa Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres!
Có lẽ Ngài cũng biết thực trạng đói nghèo trên thế giới đang diễn ra theo chiều hướng đáng báo động. Theo một nghiên cứu mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB), nguy cơ đối với người nghèo đang tiếp tục gia tăng trên quy mô toàn cầu, nhất là khi nền kinh tế đang suy giảm, đã đẩy vài chục triệu người rơi vào tình trạng đói nghèo.
Những con số biết nói đã cho chúng ta thấy tình trạng đói nghèo trên thế giới đang ở mức đáng báo động thế nào: Gần 22.000 trẻ em chết đi mỗi ngày vì tình trạng nghèo đói; Khoảng 1,2 tỷ người – gần bằng toàn bộ dân số Ấn Độ vẫn đang sống không có điện sinh hoạt; Vùng lân cận Sahara châu Phi chiếm hơn 1/3 dân số nghèo khổ cùng cực trên thế giới; Gộp tất cả 27 nước châu Phi cận Sahara, 54% cư dân đang sống trong điều kiện nghèo đói cùng cực, tỷ lệ cao nhất trên thế giới xét theo khu vực.
Đó là chưa kể, mặc dù lượng thực phẩm sản xuất ra trên thế giới đủ cung cấp cho tất cả mọi người một chế độ ăn uống đầy đủ, tuy nhiên có khoảng gần 854 triệu người, hay bảy người thì có một người, phải chịu cảnh đói ăn.
Thưa Ngài Antonio Guterre , dẫu biết rằng trên đây chỉ là những con số nhưng nó vẫn cho chúng ta biết được rằng đói nghèo là vấn đề mà các quốc gia trên thế giới cần phải đẩy lùi.
Thiên tai, biến động kinh tế, chính trị vẫn xảy ra hàng năm và những người dân nghèo là những người hứng chịu hậu quả rõ rệt nhất, đặc biệt là trẻ em. Và lúc ấy đói nghèo là nỗi lo thường trực, cướp đi quyền hòa nhập vào cuộc sống bình thường của những con người vốn đã quá khốn khổ.
Mặc dù nạn đói nghiêm trọng đang đe dọa trước mắt, song có thể thấy rằng sự quan tâm của các nhà lãnh đạo trên thế giới đối với tình trạng nghèo đói vẫn chưa thỏa đáng. Nhiều nước sẵn sàng chi hàng trăm tỉ đô la vào các cuộc chiến song chỉ dành vài phần trăm của con số này để hỗ trợ chống đói nghèo.
Hậu quả là, các cuộc bạo loạn, mà nguyên nhân là từ nghèo đói, bất bình đẳng xã hội tất yếu sẽ xảy ra. Thật không sai khi cho rằng lương thực là sản phẩm sinh tử, bởi việc mất cân bằng nguồn cung lương thực sẽ khiến giá cả tăng cao, cản trở sự tăng trưởng kinh tế, kéo theo tình trạng thất nghiệp, bất bình đẳng xã hội ngày càng lớn, tỉ lệ nghèo đói càng cao.
Mặt khác, đói nghèo còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nhân loại. Thay vì con người có thể tập trung toàn bộ nguồn lực cho phát triển, thì một phần lớn nguồn lực đó phải dành ra để giải quyết vấn đề đói nghèo và các vấn đề toàn cầu khác do đói nghèo mang lại.
Nghèo đói, bất công là nguyên nhân của tội phạm quốc tế (khủng bố, nạn buôn bán ma túy và rửa tiền); nghèo đói cộng với thiếu hiểu biết kéo theo đó là gia tăng dân số, cạn kiệt nguồn nước, khan hiếm nguồn năng lượng (do sự gia tăng nhanh chóng những hoạt động kinh tế của con người); lương thực, thực phẩm ngày càng thiếu hụt; bệnh tật (nhất là đại dịch HIV/AIDS) ngày càng lan tràn, khó kiếm soát; môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng và vấn đề di dân tự do đang ngày càng trở nên phức tạp.
Chính vì vậy, để có thể giải quyết triệt để tình trạng đói nghèo, theo giới chuyên gia, cộng đồng quốc tế phải giải quyết được vấn đề an ninh lương thực. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng trong một thế giới mà các nước ngày càng liên kết và phụ thuộc lẫn nhau, vấn đề nghèo đói chỉ có thể được giải quyết thoả đáng khi có sự phối hợp của cả cộng đồng quốc tế, sự chung tay hợp tác của các quốc gia, trong đó Liên Hiệp Quốc đóng vai trò lớn trong việc điều phối và quản trị kinh tế, các nước phát triển chia sẻ gánh nặng và trách nhiệm đối với các nước nghèo.
Tôi rất hi vọng, với cương vị mới, Ngài sẽ góp phần đẩy lùi nạn nghèo đói trên thế giới vì một thế giới tươi đẹp nhất.
Em sẽ giúp ông ấy giải quyết việc nình đẳng giới đầu tiên. Tại Việt Nam, sự tăng trưởng kinh tế trong những thập niên gần đây, đặc biệt kể từ khi đất nước ta thực hiện công cuộc đổi mới, đã tạo điều kiện cho phụ nữ tiếp cận các cơ hội giáo dục và đào tạo. Theo số liệu thống kê, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ lớn về các mục tiêu bình đẳng giới. Việt Nam đã rất thành công trong việc nâng cao tỷ lệ học sinh nữ cấp tiểu học và trung học cơ sở. Hiện tại, tỷ lệ nhập học tiểu học đối với trẻ em gái là 91,5% và trẻ em trai là 92,3%. Tỷ lệ nhập học trung học cơ sở đối với trẻ em gái là 82,6% và trẻ em trai là 80,1% . Tỷ lệ nhập học trung học phổ thông đối với trẻ em gái là 63,1% và trẻ em trai là 53,7%. Tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động là 73% và nam giới là 82%. Tỷ lệ nữ tốt nghiệp đại học là 36,24%; thạc sĩ: 33,95%; tiến sĩ: 25,69%. Trong giới báo chí, tỷ lệ các nhà báo nữ cũng ước tính tới gần 30% tổng số nhà báo. Phụ nữ chiếm ưu thế trong một số ngành, như giáo dục, y tế, và dịch vụ. Trong công tác chuyên môn, phụ nữ chiếm số đông trong các bộ môn văn học, ngôn ngữ, y dược, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và kinh tế. Tổng số giờ làm việc của nữ giới (kể cả ở nhà và bên ngoài) cao hơn rất nhiều so với tổng số giờ làm việc của nam giới.Ta cần có những giải pháp góp phần làm tăng cường việc bình dẳng giới Để tiến tới bảo đảm bình đẳng giới trong chính trị đòi hỏi nhiều giải pháp tổng hợp, mang tính đột phá. Tôi cho rằng, trong quá trình tìm kiếm các giải pháp phù hợp để gia tăng tỷ lệ phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong các lĩnh vực của đời sống xã hội thì việc thông qua quá trình xã hội hóa cá nhân (qua các kênh nhà trường, gia đình, nhóm bạn bè, truyền thông đại chúng...) để thay đổi những định kiến về vai trò, vị thế của phụ nữ là hết sức quan trọng. Các giá trị, khuôn mẫu giới cần được tiếp biến, chuyển tải qua các thế hệ theo hướng bình đẳng về cơ hội, điều kiện cho cả hai giới cùng phát triển.
3