K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 1 2018

Có những cái nhìn về hình ảnh người lính ở những hoàn cảnh và những khía cạnh khác nhau. Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ ác liệt như Bài thơ về tiểu đội xe không kính, hay khi hoà bình đã lập lại trên khắp đất nước Việt Nam như Ánh trăng. Và ở mỗi thời kì, những người lính lại thực sự gắn bó với nhau bởi một thứ tình cảm thiêng liêng và cao đẹp. Có thể khẳng định rằng thứ tình cảm ấy đều có những nét tương đồng nhưng ở một góc nhìn nào đó, nó lại có nét riêng biệt. Và Chính Hữu đã làm nên nét riêng biệt về tình cảm đồng chí đồng đội của người lính cách mạng thời kì kháng chiến chống Pháp qua bài thơ Đồng chí.

Bài thơ Đồng chí được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp, cuộc kháng chiến của quân và dân Việt Nam. Bởi vậy, bài thư dường như hoà quyện vẻ đẹp của quê hương, của nông thôn Việt Nam. Nhưng đặc sắc và tinh tế chính là: ở Đồng chí ta thấy được sự chia sẻ lúc ốm đau, lúc nhớ nhà và khi gian khổ. Ở Đồng chí có một thứ tình cảm gắn kết giữa những người lính, thì tình cảm mà có thể dễ dàng nhận thấy ở một tác phẩm nào khác. Nhưng có điều, ở một tác phẩm khác, trong một hoàn cảnh khác, tình đồng chí đồng đội được cảm nhận theo một cách khác.

Với thể thơ tự do, diễn tả cảm xúc lắng đọng Đồng chí đã thực sự thể hiện cơ sở thiêng liêng để hình thành tình đồng chí. Nó xuất phát từ những điều thực sự giản đơn mà những người lính nhận ra ở nhau:

Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

Những người lính ấy đều xuất thân từ những miền quê đồng chiêm nước trũng. Nếu như nơi anh ra đi là đồng chua nước mặn, là miền trung du nghèo đói; thì nơi tôi ra đời là mảnh đất cằn cỗi chỉ toàn sỏi dá. Những người lính nhận thấy ở nhau cùng một hoàn cảnh xuất thân. Họ đều là những người nông dân chân lấm tay bùn vác súng đi lên để tham gia kháng chiến, để bảo vệ quê hương. Có lẽ vì thế, tình cảm cao đẹp giữa những người lính còn xuất phát từ một lí tưởng chung:

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Có thể nhận thấy rõ hình ảnh súng bên súng không giản đơn là một hình ảnh để cho người đọc thấy rằng họ cùng chung công việc và nhiệm vụ. Nhưng sâu xa hơn, những người lính cùng ý thức được nhiệm vụ đó, cùng hiểu rõ và nhận ra rằng: lí tưởng của họ là chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Và hai chữ tri kỉ thật thiêng liêng. Đôi tri kỉ hình thành từ hai con người hoàn toàn xa lạ, đến từ những phương trời khác nhau sẻ chia tấm chăn vào những đêm giá rét. Thật đơn giản, họ trở thành những tri âm, tri kỉ của nhau. Và đó là hai chữ tri kỉ tồn tại trong những trái tim người lính, có lẽ vì vậy mà cái tên thiêng liêng và hiện thực: tình đồng chí.

Nếu như những điểm chung thể hiện cơ sở hình thành tình đồng chí thì Chính Hữu đã khắc hoạ nhửng biểu hiện của tình đồng chí thật rõ nét.

Tình đồng chí được bộc lộ và lột tả ngay trong cuộc sống hàng ngày, tưởng chừng giản đơn nhưng đầy những thiếu thốn và khó khăn, gian khổ. Những người lính khi ra đi mang theo một nỗi nhớ:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Những người lính đã thực sự san sẻ một sự thiếu hụt lớn về tinh thần. Sự thiếu thốn tinh thần quả thực khó có thể bù đắp được cho nhau. Nhưng những người lính hiểu rằng, những người bạn tri âm, tri kỉ có thể làm vơi bớt nỗi buồn của nhau. Họ san sẻ với nhau những nỗi nhớ, nhửng tâm trạng và suy tư của người con xa quê. Nơi quê nhà, họ để lại ruộng nương, gian nhà không thiếu vắng bóng dáng họ vào ra. Và đặc biệt, Chính Hữu đã rất tinh tế khi thể hiện nỗi nhớ quê hương qua hình ảnh giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Giếng nước gốc đa luôn là biểu tượng của quê hương nông thôn Việt Nam. Cùng sẻ chia nỗi nhớ nhà, tình đồng chí đã được thể hiện sâu sắc. Nhưng không quá trừu tượng như nỗi đau tinh thần, tình đồng chí còn là sự sẻ chia những khó khăn, thiếu thốn về vật chất trong cuộc sống của người lính cách mạng. Đó là cái giá rét của mùa đông, nơi rừng hoang và đầy sương muối, là từng cơn sốt rét mà mồ hôi ướt đẫm vừng trán. Chiến đấu nơi rừng núi hiểm trở, người lính phải chịu đựng sự khắc nghiệt của thời tiết luôn thay đối. Trong hoàn cảnh ấy, những người lính vẫn luôn sát cánh bên nhau để sẻ chia những thiếu thốn:

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nấm lẩy bàn tay.

Dù là manh áo rách, dù là cái buốt lạnh cảm nhận được khi bàn chân không đi giày, nhưng hình ảnh thương nhau tay nắm lấy bàn tay đã minh chứng cho một tình đồng chí, tình tri âm, tri kỉ gắn kết sâu sắc. Tình đồng chí còn là tình thương, sự cảm thông của những người lính trước khó khăn gian khổ.

Và ba câu cuối trong bài thơ đã thực sự khắc hoạ một tình đồng chí trong chiến đấu hiểm nguy. Nếu như những người lính, họ gắn bó với nhau từ khi làm quen, rồi gắn bó với nhau trong cuộc sống thì không lẽ nào những con người cùng chung lí tưởng cách mạng và chiến đấu lại tách rời nhau khi làm nhiệm vụ. Đêm nay rừng hoang sương muối - câu thơ khắc hoạ không gian và thời gian khi những người lính chiến đấu. Đó là vào ban đêm nhưng gian khó và khắc nghiệt hơn, là những đêm trong rừng lặng im với không gian đầy sương muối. Nhưng sự lặng im của khu rừng ấy đã làm nổi bật hình ảnh thơ đặc sắc của Chính Hữu:

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Trong gian khổ, trong giá rét, các anh bộ đội Cụ Hồ vẫn hiên ngang sát cánh bên nhau, sẵn sàng chiến đấu. Hình ảnh đó thực sự đặc sắc bởi nó mang ý nghĩa tượng trưng tinh tế. Chính Hữu đã tả thực khi dùng thị giác để miêu tả. Khi trăng chếch bóng người ta sẽ nhìn trăng như treo trên đầu ngọn súng. Nhưng Chính Hữu cũng đã gợi lên sự tượng trưng khi miêu tả bằng cảm nhận, sự liên tưởng và khối óc tinh tế của mình. Cây súng tượng trưng cho người lính cách mạng. Và ánh sáng của vầng trăng lan tỏa trong đêm giá rét thể hiện lí tưởng cách mạng. Sự soi sáng của Bác và Đảng cho những tinh thần chiến đấu. Trong sự lãng mạn của thơ ca cũng có thể coi ánh trăng là biểu tượng hòa bình. Những người lính sát cánh bên nhau, sẫn sàng chiến đấu đế bảo vệ sự tự do cho đất nước. Ba câu thơ cuối với hình ảnh đầu súng trăng treo đã lột tả sự gắn kết với nhau trong khó khăn gian khổ cua những anh bộ đội Cụ Hồ.

Bằng những hình ảnh thơ đặc sắc, bài thơ Đồng chí đã thể hiện sâu sắc, chân thực tình cảm đồng chí, đồng đội của người lính cách mạng trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí ấy hiện lên thật thiêng liêng, cao đẹp, thể hiện sự gắn bó chặt chẽ và đáng trân trọng của những người lính trong cuộc sống và chiến đấu hiểm nguy.


30 tháng 7 2019

Tham khảo:

"Đồng chí" của Chính Hữu được sáng tác năm 1948 trong lúc cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc đang diễn ra rất quyết liệt.Bài thơ giúp người đọc hiểu hơn về hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ và tình đồng chí,đồng đội gắn bó keo sơn của họ .

Bài thơ mở đầu bằng những lời tâm tình của hai người bạn ,những câu thơ mộc mạc ,tự nhiên , mặn mà như một lời thăm hỏi quê quán cửa nhà:

Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá .

Hai dòng thơ đủ giới thiệu với người đọc về hoàn cảnh xuất thân của hai người lính.Người thì ở vùng đồng bằng chiêm trũng "nước mặn đồng chua",người ở vùng trung du bạc màu "đất cày lên sỏi đá".Như vậy cả "quê anh" và "làng tôi" đều là những miền quê lam lũ,vất vả,đói nghèo.Từ những phương trời xa lạ,họ"chẳng hẹn" mà "quen nhau" bởi họ có cùng chung mục đích đánh đuổi thực dân Pháp giải phóng quê hương .Vào bộ đội họ kề vai sát cánh bên nhau ,cùng chia sẻ với nhau những gian lao thiếu thốn của cuộc đời quân ngũ :

Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ .

Cùng là những người nông dân nghèo mặc áo lính ,chung lý tưởng đánh đuổi thực dân Pháp giải phóng quê hương . Họ vào bộ đội , chung nhiệm vụ ,chung một chiến hào,cùng đắp chung một tấm chăn khi trời giá lạnh.Điều kỳ lạ là khi chiếc chăn chung đắp lại đó là lúc dòng tâm sự mở ra .Có lẽ vì vậy mà họ hiểu nhau, thân nhau và trở thành tri kỉ.Lúc đó "Đồng chí "mới vang lên ,như tình yêu thương được hình thành từ thử thách và gian khó ,bị dồn nén tận đáy lòng đến giờ bật dậy, đủ sức đứng riêng thành một câu thơ.Nhịp thơ thắt lại,chắc khoẻ ,mộc mạc ,giản dị mà thiêng liêng,cảm động.Ta chợt nhận ra ,lấp lánh đằng sau những câu thơ nói về gió, về rét, lặng lẽ cháy một ngọn lửa ấm nồng tình đồng đội ... Và như vậy "đồng chí" vừa là cao trào cảm xúc được dồn tụ trong sáu câu thơ trước ,vừa mở ra những gì chứa đựng ở suy nghĩ tiếp sau :

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Đi dọc bài thơ là sự sóng đôi của hai hình tượng "anh" và "tôi".Tình tri kỉ, tình đồng chí đựơc bắc qua sự sóng đôi có ý nghĩa bổ sung ấy .Vì vậy đến đây, khi tác giả chỉ nói một cảnh ngộ ,người đọc vẫn có ấn tượng chung cho cả hai.Mấy câu thơ nói về gia cảnh của người này hoá ra lại diễn đạt sâu sắc tình yêu thương lặng lẽ của người kia .Là nông dân ,với họ ruộng đất quí hơn vàng , vào bộ đội ,họ để lại đằng sau xóm làng ,đất đai,nhà cửa."Mặc kệ "đấy mà sao lưu luyến thế ,đến cả giếng nước gốc đa cũng chợt có hồn,biết nhớ ,biết thương người nơi tiền tuyến . "Giếng nước gốc đa" hay chính là đôi mắt hẹn ngày về của người bạn gái, làm ấm lòng người lính phương xa ?Tất cả đều có thể ,bởi một chút nhung nhớ ấy cùng với ngôi nhà ,ruộng nương và xóm làng thân thuộc là động lực để vì nó mà anh chấp nhận bao nhiêu gian khổ :

Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi .
Áo anh rách vai ,
Quần tôi có vài mảnh vá ,
Miệng cười buốt giá ,
Chân không giày .

Không một chút tô vẽ điểm trang ,Chính Hữu tái hiện cuộc sống thiểu thốn của cuộc đời quân ngũ bằng những chi tiết thành thực đến thương lòng : áo rách,quần vá,chân không giày, sao chống nổi những cơn sốt rét giữa rừng sâu ?! Trong hoàn cảnh ấy, người lính sẻ chia cho nhau tình yêu thương ở mức tột cùng "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay ". Một câu thơ thôi song nói được bao điều. Bàn tay tìm đến nhau như san sẻ cho nhau ,truyền cho nhau hơi ấm ,niềm tin và sức mạnh . "Anh - tôi "nhoà đi sau "miệng cười buốt giá" để niềm tin , niềm lạc quan ,sự bất chấp khó khăn gian khổ của người lính hiện lên .Chính Hữu đã rất tinh khi phát hiện ra nội lực tinh thần ẩn sâu trong trái tim người lính .Chính nó đã góp phần tạo nên chiều sâu cho tình đồng chí thầm lặng nhưng rất đỗi thiêng liêng này .

Những câu thơ cuối bài hoàn thiện một cách xuất sắc chân dung người lính mộc mạc mà khoẻ khoắn, can trường :

Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.

"Rừng hoang sương muối". Lại là cái giá ,cái rét run người của thiên nhiên khắc nghiệt ,song thiên nhiên không thể nào can thiệp tới ý chí và tình cảm của người chiến sĩ .Bởi các anh đứng cạnh bên nhau, chở che, nương tựa vào nhau trong tư thế chủ động chờ giặc tới .Và hình ảnh thơ cuối cùng mới đẹp làm sao!ở một góc nhìn nghiêng,vầng trăng như treo trên đầu nòng súng giơ cao của người chiến sĩ . Hình ảnh súng và trăng trở thành biểu tượng cho sự kết hợp hài hoà giữa thực và mộng,giữa chất chiến đấu và chất trữ tình ,giữa tâm hồn chiến sĩ và tâm hồn thi sĩ. Giữa rừng đêm hoang lạnh ,hình ảnh ấy tạc vào đêm tạo thành bức tượng đài chiến sĩ vững vàng mà thơ mộng .

Bài thơ dừng lại khi đã hoàn thiện trong tâm khảm bạn đọc hình ảnh những người nông dân mặc áo lính chân thật mà ấm nồng tình đồng đội .Bởi thế bài thơ không chỉ là tác phẩm xuất sắc của Chính Hữu mà còn là thi phẩm xuất sắc nhất về người lính Cụ Hồ của thơ ca kháng chiến chống Pháp.

5 tháng 10 2021

Em tham khảo nhé:

    Xã hội loài người ngày càng phát triển, thì vai trò của trí thức lại càng được nâng cao. Tri thức là những hiểu biết của con người và nhân loại được đúc kết qua sự phát triển từ thời xa xưa đến ngày nay. Tri thức bao gồm tất cả những khả năng, kĩ năng, hiểu biết của con người về kiến thức văn hóa cũng như tự nhiên, xã hội. Tri thức có vai trò rất lớn trong đời sống văn hóa xã hội. Nó tác động trực tiếp đến các lĩnh vực của kinh tế, xã hội, văn hóa giáo dục,... Tri thức là chất xám đưa đất nước đi lên, sánh vai với cường quốc năm châu. Một đất nước có người dân đạt trình độ cao về trí thức mức sống của người dân được cải thiện hơn, con người được hạnh phúc hơn. Xã hội từ đó yên bình hơn, trở nên văn minh và giàu đẹp hơn. Đối với mỗi người, tri thức lại càng cần thiết hơn bao giờ hết.Con người có thành công hay không là do tri thức của mỗi người. Người có tri thức cao thì sẽ có khả năng làm việc, ứng xử tốt hơn. Tri thức giúp bản thân ngày càng hoàn thiện hơn. vậy mà hiện nay vẫn còn rất nhiều người chưa hiểu được tầm quan trọng của tri thức, có lối sống  ăn chơi, đua đòi mà không học hành. Những người này thật đáng phê phán. Tóm lại, tri thức có vai trò rất lớn tron g đời sống. Vì vậy mỗi chúng ta hãy trau dồi tri thức cho mình để hoàn thiện bản thân hơn nữa.

19 tháng 1 2022

tham khảo 

 

Tôi không tự nhận mình là người sống giản dị bởi mẹ tôi đã từng nhắc nhở đôi lần vì sự cầu kì, chau chuốt cho hình thức bên ngoài của tôi. Nhưng tôi nghĩ mỗi chúng ta, ai cũng có quan niệm riêng của mình về mọi điều trong cuộc sống. Với những gì tự rút ra từ bản thân và học được từ mẹ, tôi muốn nói một vài suy nghĩ riêng tư nhỏ bé về vấn đề lối sống giản dị. Từ xưa, giản dị đã trở thành một nếp sống đáng quý, đáng trân trọng, gìn giữ. Có thề giờ đây, lối sống giản dị đã phần nào mai một nhưng dù sao nó vẫn là truyền thống lâu đời của người Á Đông. Trước hết, giản dị được thế hiện rõ nét trong cách ăn mặc, ở hình thức bên ngoài của mỗi con người. Đừng vì cố tỏ ra mình là người sành điệu, hợp thời trang mà đánh mất vẻ bình dị, đời thường bạn ạ! Chỉ cần một bộ cánh gọn gàng, sạch sẽ, bạn đã khiến mọi người có ấn tượng tốt đẹp ban đầu. Tôi biết, ngày nay có rất nhiều bạn trẻ sống xa hoa, lãng phí, tốn kém không biết bao nhiêu tiền bạc của bố mẹ để bằng bạn bằng bè, để diện mốt này mốt kia. Tại sao chúng ta lại phải quá cầu kì, chăm chút cho hình thức như vậy? Nếu bạn diện quần áo quá sành điệu, lại không “đúng chủ đề”, thiếu văn minh, lịch sự thì đâu còn nét bình dị, thân thương. Bạn là bạn, tôi là tôi, mỗi người đều có vẻ đẹp riêng nhưng điểm chung nhất là tôi và bạn, chúng ta cùng mang một nét giản dị vốn có của người Việt Nam.

       Vậy nên, đừng bao giờ đế đức tính đẹp đó bị phai mờ! Chủ tịch Hồ Chí Minh - tấm gương vĩ đại của dân tộc, người không chỉ khiến chúng ta kính phục về tài năng, mà còn cảm phục, trân trọng hơn nữa về một lối sống giản dị văn minh. Liệu trên thế giới này, có vị lãnh tụ nào vẫn mặc những bộ quần áo ka-ki đã sờn vải bạc màu, vẫn ăn những bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản...? Không chỉ là cách ăn mặc, giản dị còn được thế hiện trong cách ứng xử hằng ngày.

 

       Mẹ tôi, đã từng răn dạy tôi rằng đừng bao giờ ăn nói cầu kì hoa mĩ, mà hãy diễn tả lời nói bằng ngôn từ dễ hiểu trong sáng. Đúng vậy, dù khi lời nói của bạn chỉ là một đôi câu bình dị nhưng chân thành nó sẽ trở thành ánh bình minh trong lòng mọi người vì nó rất đáng yêu. Nhưng, cũng không phải vì thế mà chúng ta trở nên hồn nhiên vô tư một cách xô bồ, khiếm nhã, làm mất đi nét thanh lịch vốn có của con người. Cách xử sự trang nhã, lễ phép của bạn sẽ khiến mọi người càng yêu quý trân trọng bạn biết bao. Lôi sông hàng ngày cũng vậy, chẳng cần cầu kì, bạn vẫn có thể biểu hiện rõ mình là người giản dị đáng mến. Chắc hẳn, bạn không thể quên hình tượng một lão nông chân quê, mộc mạc trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân! Đó là ông Hai - một nhân vật văn học đã để lại bao ấn tượng sâu sắc trong người đọc. Tâm hồn ông vốn đã ngời sáng bởi lòng yêu quê hương, đất nước nồng nàn, lại càng đẹp hơn nữa ở vẻ đôn hậu, thật thà, rất đỗi hồn nhiên, giản dị. Tâm trí tôi vẫn thường mường tượng tới hình ảnh ông Hai ngồi xắn quần, kể chuyện làng bên nhà hàng xóm.

       Nhân vật ông Hai trở nên đáng yêu, đáng nhớ hơn có lẽ cũng chính ở vẻ đẹp tâm hồn giản dị của người nông dân Việt Nam như thế... Đôi khi, người ta còn đánh giá sự giản dị của mỗi con người qua cách suy nghĩ của họ. Bạn ạ, đứng trước một vấn đề, đừng vội lúng túng, mất phương hướng mà hãy thực sự bình tĩnh. Đơn giản hoá mọi chuyện sẽ khiến bạn cảm thấy việc giải quyết khó khăn thật dễ dàng. Vậy tại sao, bạn không chứng tỏ rằng mình cũng là người giản dị qua cách nghĩ của mình? Theo tôi, giản dị đó còn là quan niệm của bạn về mọi điều trong cuộc sống. Chẳng hạn, về hạnh phúc, đối với tôi, đó chỉ là những niềm vui bình dị nhưng trọn vẹn, dáng quý. Mỗi sáng thức giấc, khoan khoái hít thở bầu không khí trong lành, lắng nghe tiếng chim ca hát líu lo, mơ màng trước cảnh bình minh, tôi cảm thấy thật dễ chịu, thoải mái. Đó là hạnh phúc. Được thưởng thức những món ăn ngon do tự tay mình “xông pha” bếp núc, đó là hạnh phúc... Và tôi nghĩ rằng, vài suy nghĩ nhỏ bé của tôi về đức tính giản dị hôm nay cùng rất bình dị, đơn sơ.

       Đơn giản là vậy nhưng tôi hi vọng, nó sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng những ai đã đọc bài viết này. Mở cánh cửa tâm hồn để suy tư đôi chút về cuộc sống, tôi nghĩ: giản dị chính là một nét đẹp đáng quý mà mỗi người cần phải gìn giữ, nâng niu. Có thể tôi không hề giản dị theo nghĩa đơn thuần trong mắt mọi người, nhưng hôm nay, dù sao tôi cũng đã trở thành người giản dị theo suy nghĩ của riêng mình. Chẳng rườm rà, lan man, tôi đã thẳng thắn trình bày ý kiến cá nhân và tất nhiên, điều không thể tránh khỏi là sự vụng về, nghèo nản trong hiểu biết, nhưng dù sao đó vẫn là giản dị.

19 tháng 1 2022

dài vậy

Điểm mạnh khai thác trong bài văn : Lòng yêu nước.

Bài làm :

Trên dải đất hình chữ S đã phải chịu bao nhiêu là đau thương và mất mát. Hàng ngàn năm lích sử dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào thì chúng ta vẫn với "một lòng nồng nàn yêu nước" đứng lên chiến đấu anh dũng để dành độc lập cho Tổ Quốc, quét sách bọn giặc ngoại xâm. Và từ xưa đến giờ, tuổi trẻ, thanh niên vẫn luôn là đôi cánh to lớn nhất, mạnh mẽ nhất để bảo vệ đất nước. Thế nhưng, thực tế hiện nay thì dường như những điều ấy chỉ tồn tại trong một số ít bạn trẻ mà thôi. Đa phần số đông còn lại thì đường như trí óc của họ đã không còn đủ chỗ để chứa đựng những tình cảm về quê hương, đất nước mà thay vào đó, là những đam mê, cám dỗ. Có rất nhiều thanh niên vô trách nhiệm với dân tộc. Hệ quả đó là sự tụt lùi, suy thoái hay diệt vong chăng…. Hãy thức tỉnh đi những người trẻ tuổi, hãy để lòng tự hào dân tộc chiếm trọn lấy con tim, hãy để tình yêu quê hương, đất nước dập tắt những ngọn lửa dục vọng, đam mê. Hãy xây dựng và bảo vệ đất nước này, một đất nước đã chứa đầy xương, đầy máu của ông cha ta, đã chất đầy mồ hôi, nước mắt của dân tộc ta, một đất nước mà ta là một phần trong đó.

11 tháng 7 2018

Tham khảo nha :

Ngày nay tuy chưa phải đã hết những định kiến, nghi ngại, thậm chí là kỳ thị, nhưng xét toàn diện, thì người quan sát trong và ngoài Việt Nam đều có sự thống nhất nhận xét về phụ nữ Việt Nam, cả về số lượng và chất lượng đóng góp đã gìn giữ và phát huy được vai trò đối với thực tiễn phát triển xã hội trên mọi lĩnh vực thiết yếu.

 Phụ nữ Việt Nam thế kỉ 21 (APEC 2006)

Từ phải đảm đương vai trò "đối nội" trong khuôn khổ gia đình, phụ nữ ngày nay còn tài cán với các trọng trách "đối ngoại". Là một sự nghiệp không còn chỉ dành cho nam giới. Họ phải khẳng định giá trị, khả năng bằng sự nghiệp và tính vươn lên của bản thân. Khát vọng với sự nghiệp không đơn giản chỉ như thoát khỏi vòng cương tỏa từ khuôn khổ gia đình. Hơn thế nữa họ khẳng định vị thế như là những người đứng đầu tập đoàn, công ty doanh nghiệp, thậm chí là những lãnh đạo trong các tổ chức của chính phủ.

Những thành tích của họ được xã hội ghi nhận và đánh giá cao trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ và giáo dục. Không ít nữ học sinh, sinh viên đạt giải cao trong các kỳ thi cấp quốc gia và quốc tế. Tầng lớp nữ trí thức có những công trình khoa học giá trị, mang lại hiệu quả kinh tế cao: Số nữ Giáo sư chiếm tỷ lệ 3,5%; Phó giáo sư 5,9%; Tiến sĩ 12,6%; Tiến sĩ khoa học 5,1%; 19 nữ Anh hùng lao động, và nhiều Giải thưởng Kovalépscaia, Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú. Tỷ lệ nữ là đại biểu Quốc hội tăng qua các thời kỳ bầu cử (khóa I (1946- 1960) là 3%, đến khóa XII (2007 – 2012) tăng lên là 25,76%). Ngành Giáo dục và Đào tạo từng có nữ bộ trưởng, và đương nhiệm thứ trưởng, và nhiều phụ nữ làm cán bộ quản lý các cấp Vụ, Viện, Sở, Phòng, Ban, các trường và các đơn vị giáo dục: Có 11 nữ nhà giáo được phong danh hiệu Nhà giáo nhân dân, 1.011 nữ nhà giáo được phong danh hiệu Nhà giáo Ưu tú...[2]

Người phụ nữ Việt Nam tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau và có ảnh hưởng không nhỏ đối với giá trị và lợi ích của toàn xã hội. Được thể hiện thông qua các môi trường kinh tế, chính trị, văn hoá, nghệ thuật...

Song, xét cho cùng thì cái gì cũng có hai mặt của nó, tuy có rất nhiều phụ nữ khẳng định được vị thế của mình trong xã hội thời nay nhưng không ít phụ nữ đòi quyền bình đẳng với nam giới bằng cách như bia bọt rượu chè, tình dục bừa bãi...

11 tháng 7 2018

Nữa nè : 

Có không ít mĩ từ miêu tả về vẻ đẹp và phẩm hạnh của người phụ nữ Việt như đảm đang, xinh đẹp, khiêm tốn, chân thật, nhân hậu… Người ta nói, đằng sau thành công của một người đàn ông luôn có bóng dáng của một người phụ nữ.

Nét đẹp của người phụ nữ Việt

(Ảnh qua: restaurants-in-hanoi)

Hãy khám phá và cảm nhận những cái hay, những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ trong nhiều cung bậc của cuộc sống. 

Phụ nữ Việt Nam với vẻ đẹp bình dị, với đôi mắt nâu và mái tóc dài thẳng đặc trưng, dáng người nhỏ nhắn, thanh mảnh. Phụ nữ ngày nay trong cuộc sống hiện đại, tuy không quá giản đơn nhưng cũng không quá khoa trương trong cách ăn mặc, sự giản dị vẫn được đề cao trong lối sống của họ. 

Related image

(Ảnh qua: silkfans)

Bên cạnh đó, phụ nữ Việt được đánh giá có giọng nói hay như hát hoặc nhiều khi như thì thầm vì giọng các nàng rất nhẹ nhàng, trong trẻo và đầy nữ tính. Có thể do đặc thù có sáu âm điệu của tiếng Việt đã tạo nên giọng nói đầy truyền cảm ấy cho phụ nữ Việt.

Mặc dù ảnh hưởng mạnh mẽ bởi xu thế “giải phóng” phụ nữ nhưng phụ nữ Việt vẫn còn giữ được nhiều nét truyền thống tốt đẹp. Ngày nay, quan niệm “Tam tòng” có thể chỉ còn sót lại ở các bà các mẹ, nhưng những quan niệm như “công, dung, ngôn, hạnh” hay thủy chung, hiếu thảo, hay dịu dàng, thanh lịch vẫn là những phẩm chất truyền thống được cá nhân, gia đình, xã hội công nhận và hướng tới. Bởi vậy, hình ảnh phụ nữ Việt vẫn rất đậm nét truyền thống trong mắt bạn bè quốc tế, nhất là trong những bộ đồ truyền thống.

>> ‘Tam tòng tứ đức’ thực sự có phải là ‘phong kiến lạc hậu’?

Related image

(Ảnh qua: nguoiduatin)

Phụ nữ Việt Nam vốn có lối sống đơn giản nhưng vẫn toát lên sự ‘bí ẩn’, từ chiếc áo dài truyền thống hay áo bà ba, áo tứ thân đến những phẩm chất tốt đẹp vẫn tồn tại mặc cho bao thăng trầm lịch sử, mặc cho bao ảnh hưởng giao thoa văn hóa. Sự bí ẩn khiến phụ nữ Việt trở nên không nhàm chán, họ không tỏ ra bí ẩn bằng những hành động khó hiểu mà bí ẩn ngay chính trong sự đơn giản vì những phẩm chất tuyệt vời của mình, và nhận được không ít lời khen ngợi của bạn bè quốc tế.

phụ nữ là phong thủy của gia đình

(Ảnh qua dienhoaquangbinh.net)

Phụ nữ Việt Nam ngày nay có trình độ học vấn cao hơn trước, họ rất nhạy cảm, thông minh trong công việc hay cách ứng xử trong đại gia đình. Hiện nay, người phụ nữ tuy không còn chỉ biết nhất nhất cam chịu lắng nghe, nhưng họ vẫn tôn trọng người chồng, đồng thời luôn có tiếng nói của riêng mình những lúc cần thiết.

Sau khi kết hôn, là người vợ trong gia đình họ thường hết lòng chăm sóc chồng con, vun vén xây dựng cho gia đình trong ấm ngoài êm. Không những vậy, họ còn hiếu thảo với bố mẹ chồng và bố mẹ mình, chăm lo các mối quan hệ họ hàng. 

Image result for nội trợ nhật bản

(Ảnh qua: baomoi)

Ở nước ta, quan niệm về quan hệ ngoài chồng ngoài vợ khi đang kết hôn là vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức, làm ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình. Có lẽ vì thế nên mặc dù ở Việt Nam không có những phong tục trừng phạt phụ nữ ngoại tình như nhiều quốc gia khác nhưng tỉ lệ phụ nữ Việt Nam ngoại tình là rất thấp so với nhiều nước. Nếu tình yêu hay hôn nhân xảy ra những trục trặc, thường thì phụ nữ Việt có xu hướng tìm các giải pháp và nhờ gia đình bạn bè khuyên giải hay chấp nhận khó khăn để gìn giữ gia đình. Đó là lý do vì sao phụ nữ Việt được đề cao với phẩm chất chung thủy và đáng được tin cậy.

Phụ nữ Việt trong thời hiện đại không còn chỉ ở nhà làm nội trợ hay chăm sóc ruộng vườn nữa, họ vừa chăm sóc gia đình, dạy bảo con cái, và vẫn đi làm để lo kinh tế cho gia đình. Họ vẫn luôn hỗ trợ chồng con cũng như mọi thành viên khác trong gia đình phát triển, vẫn có trách nhiệm với việc tề gia nội trợ. Ngoài ra, dù là người lao động chân tay hay nội trợ, công sở họ đều làm việc rất chăm chỉ, không nề hà dù là công việc nặng nhọc hay công việc thủ công tỉ mỉ, đến công việc đòi hỏi sự nhẫn nại và hi sinh cao như chăm sóc trẻ nhỏ người già… Họ đều làm hết mình với tinh thần trách nhiệm và tình yêu thương. Vì gia đình, tình yêu và tương lai, họ cũng luôn luôn có nghị lực để vượt qua những thử thách và gian khó trong cuộc sống.

Nét đẹp của người phụ nữ Việt

(Ảnh: shutterstock.com)

Phụ nữ Việt Nam có nhiều nét khác biệt so với phụ nữ ở nhiều quốc gia khác. Ví dụ ở Nhật, Hàn, phụ nữ có xu hướng ở nhà chăm sóc gia đình sau khi kết hôn. Ở phương Tây, phụ nữ hay yêu cầu nam giới phải chia sẻ việc nhà. 

Có lẽ bạn sẽ nghĩ những phẩm chất của phụ nữ Việt đi ngược lại với phong trào bình đẳng? Con người ai cũng có mặt tốt và mặt cần cải thiện, một cá nhân có những phẩm chất thế nào phần lớn là do ảnh hưởng từ gia đình và môi trường xung quanh mà chính họ cũng không nhận thức được. Chúng ta nên nhìn nhận lại những giá trị tốt đẹp của mình, nếu để tư tưởng “nam nữ bình đẳng” quá nặng sẽ dễ làm mất đi những phẩm chất tốt đẹp vốn có của người phụ nữ. Những người phụ nữ còn chưa đủ tự tin vào bản thân và chưa nhận ra những phẩm chất đáng quý của mình sẽ chợt hiểu ra và yêu thương tôn trọng bản thân mình hơn.

Tuy vậy, với xu thế tự do và bình đẳng, lối sống, văn hóa, văn minh, thì sẽ không có một chuẩn  mực nào cho hình ảnh của một người phụ nữ. Bạn là người phụ nữ thế nào: tự do, truyền thống, văn minh, thuần Việt, Tây hóa hay ra sao đi nữa, thì bạn hoàn toàn có quyền tự quyết định và trở thành người phụ nữ mà mình mong muốn. Tuy nhiên, giữ lại được những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống là điều vô cùng đáng quý!