Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài văn miêu tả cảnh quan thiên nhiên, sông nước vùng Cà Mau, mảnh đất tận cùng phía nam của Tổ quốc. Cảnh thiên nhiên ở đây thật rộng lớn, hoang dã và hùng vĩ, đặt biệt là những dòng sông và rừng đước. Cảnh chợ Năm Căn là hình ảnh trù phú, độc đáo, tấp nập về sinh hoạt của con người ở vùng đất ấy.
Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm trong số hai mươi người con trai một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi.
Các lang đua nhau sắm lễ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu, người con trai thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ như những lang khác. Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh, loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua cha. Vua thấy bánh ngon, lại thể hiện được ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy lễ Trời, Đất và lễ Tiên vương, đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu.
Từ đó, việc gói bánh chưng và bánh giầy cúng lễ tổ tiên trở thành phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt Nam
Tk mình nhé oke,
Những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài học đường đời đầu tiên:
- Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.
- Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm tìgoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
- Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.
- Đã thanh niên rồi mủ cánh chỉ ngắn cùn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo ghi-lê.
- Đến khi định thần lại, chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau.
- Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.
* Những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài Sông nước Cà Mau.
- Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi cliít như mạng nhện.
- Ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen lililí hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như nliững đám mây nhỏ.
- Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch
- Trông hai bên bờ, từng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau: đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của nhân vật dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.
Tham khảo:
Đề bài: Hãy tả lại một cây đào hoặc cây mai vàng vào dịp tết đến, xuân về
Dàn ý bài viết số 5 lớp 6 đề 11. Mở bài:
- Giới thiệu: Cây đào vào dịp Tết đến xuân về. Ai mua, vì sao có? Tại sao em tả?
2. Thân bài:
a) Tả bao quát: Câu mở đoạn? Câu bao quát về cây đào? Dáng cây? Miêu tả từ xa: Trông nó giống..., cành cây.
+ Hình ảnh cây đào hiện lên như thế nào?
+ Vị trí của cây đào ở đâu?
b) Miêu tả chi tiết:
+ Hình dáng: Cao (thấp), thế uốn cây.
+ Cành: Chia nhiều hay ít, cành nhỏ...
+ Lá + Hoa: Màu sắc, cánh hoa
+ Nụ: Màu sử dụng phép so sánh và nhân hóa.
- Tả các loài vật ong bướm và hoạt động của chúng ở cây đào đang mùa hoa nở.
- Nhờ cây cành hoa đào ngày Tết, nhà em đẹp hơn?.
3. Kết bài:
- Em thấy nó có ích như thế nào? Em đã làm gì để giúp nó tươi lâu hơn. Cảm tưởng về hình ảnh cây đào vào dịp Tết đến xuân về.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bài viết số 5 lớp 6 đề 2Đề bài: Hãy viết bài văn miêu tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè
Dàn ý bài viết số 5 lớp 6 đề 2I. Mở bài: giới thiệu cây phượng vào mùa hè và tiếng ve
Ví dụ:
Đối với mỗi học sinh thì những chùm phượng vĩ và tiếng ve có ý nghĩa rất lớn. đó là những dấu hiệu cho mùa hè, cho sự hi vọng và vui chơi. E rất thích những chùm phượng vĩ mùa hè và những tiếng ve râm rang ngày hè.
II. Thân bài: tả cây phượng vĩ mùa hè và tiếng ve
1. Tả bao quát cây phượng vĩ và tiếng ve
- Hoa phượng vĩ màu đỏ
- Cây phượng vĩ cao 3-5m
- Tiếng ve kêu râm rang suốt cả ngày
- Tiếng ve kêu rất to
2. Tả chi tiết cây phượng vĩ mùa hè và tiếng ve
a. Tả chi tiết cây phượng vĩ
+ Cây phượng vĩ ra hoa vào mùa hè
+ Thân cây phượng vĩ cao, và có rất nhiều nhánh
+ Tán lá cây phượng vĩ rất rộng
+ Cành lá phượng vĩ rất nhiều
+ Lá phượng vĩ nhỏ và mỏng, mọc so le nhau
+ Gốc phượng vĩ ôm chặt trên đất
b. Tả chi tiết tiếng ve
+ Tiếng ve rất to
+ Tiếng ve kêu suốt ngày
+ Tiếng ve báo hiệu cho mùa hè đến
c. Mối quan hệ giữa cây phượng vĩ và tiếng ve
+ Đều biểu hiện, tượng trưng cho mùa hè
+ Đều gắn với bao thế hệ học trò
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cây phượng vĩ mùa hè và tiếng ve
Ví dụ: em rất yêu cây phượng vĩ mùa hè và tiếng ve. Đây là những hình ảnh gắn bó biết bao kỉ niệm học trò của em.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bài viết số 5 lớp 6 đề 3Đề bài: Em đã từng chứng kiến cảnh bão lụt ở quê mình hoặc xem cảnh đó trên truyền hình, hãy viết bài văn miêu tả trận bão lụt khủng khiếp đó.
Dàn ý Bài viết số 5 lớp 6 đề 3I/ Mở bài
+ Cảm nhận của em về tác hại của bão lụt.
+ Giới thiệu đối tượng định tả: cơn bão lụt em từng chứng kiến ở quê
II/ Thân bài
+ Khái quát những nét chung về cơn bão: mức độ to hay nhỏ, tính chất nguy hại nhiều hay ít, kéo dài trong bao lâu.
+ Tả cảnh trước cơn bão: bầu trời mấy hôm âm u, xám xịt; mây đen vần vũ đầy trời...
+ Tả cảnh trong cơn bão:
- Gió thổi ào ào, cây cối ngả nghiêng, rũ rượi
- Mưa ào ạt trút nước xối xả, bầu trời chuyển qua màu trắng đục. Mưa suốt cả một tuần không dứt sấm, sét.
- Nước dâng lên cao, cuồn cuộn chảy cuốn phăng mọi thứ nó gặp và nhấn chìm đồng ruộng, những ngôi nhà thấp,...
- Nhà cửa, cây cối, đồng ruộng, mùa màng bị nước lũ tàn phá, nhấn chìm.
- Con người: vật lộn chống lại sức mạnh của dòng nước (dầm mưa để đắp đê, chuyển người già và trẻ em đến nơi an toàn, chuyển đồ đạc lên chỗ cao, phát hàng cứu trợ...).
+ Tả cảnh sau cơn lũ:
- Cây cối nhà cửa tiêu điều, tan tác, xác xơ
- Con người đang ra sức khắc phục lại những hậu quả do cơn lũ để lại.
III/ Kết bài
+ Cảm nghĩ của em về cơn bão lũ đó: bàng hoàng, kinh sợ.
+ Thái độ và hành động để hạn chế những cơn bão lũ.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bài viết số 5 lớp 6 đề 4Đề bài: Tả cảnh mùa đông trên quê em
Dàn ý Bài viết số 5 lớp 6 đề 4I. Mở bài
Xuân qua, hạ tới, thu về rồi sang đông Mùa đông là mùa của giá lạnh, của sự héo tàn. Nhưng chính cái lạnh lẽo đã khiến con người gần nhau hơn, quây quần bên lò sưởi ấm áp. Em rất thích mùa đông dù lạnh giá nhưng cũng thật ấm cúng
II. Thân bài
- Tả cảnh vật thiên nhiên mùa đông
+ Gió mùa đông Bắc tràn về khắp không gian
+ Cây bàng khẳng khiu trút toàn bộ lá
+ Lá khô xào xạc dưới chân người qua đường
+ Bầu trời ảm đạm một màu xám xịt
+ Những cơn mưa lạnh
- Tả Cảnh con người khi đông về
+ Mọi người ai cũng khoác trên mình những chiếc áo khoác để chống lại cơn gió lạnh của mùa
+ Ai ai ra đường cũng bước thật vội, làn tóc bay trong gió lộng
+ Trở về nhà thật nhanh để được sưởi ấm trong bầu không khí ấm áp của gia đình.
III. Kết bài
- Lão già mùa đông không chút ấm áp đến làm vạn vật chìm vào ảm đạm, khiến cho con người ta co ro vì cái rét. Nhưng chỉ khi đông về, rồi xuân mới đến thổi vào vạn vật một sức sống căng tràn.
- biện pháp so sánh , điệp nghữ , phối hợp tả xen kẽ liệt kê->ko gian mênh mông rông lớn 1 màu xanh
- biện pháp so sánh,từ ngữ chính xác,tinh tế ->con sông Năm Căn và rừng đước hiện lên thật hùng vĩ rộng lớn và tràn trề sức sống
3.miêu tả vừa bao quát vừa cụ thể,chú ý cả màu sắc , hình khối ->nổi bật rõ màu sắc độc dáo cùng với sự đông vui tấp nập của chợ Năm Căn
Câu 1 :
- Đoạn 1: từ đầu đến “ lặng lẽ một màu xanh đơn điệu" - Những ấn tượng chung ban đầu về thiên nhiên Cà Mau.
- Đoạn 2: tiếp theo đến “ khói sóng ban mai" - Nói về các kênh rạch ở vùng Cà Mau và tập trung miêu tả con sông Năm Căn rộng lớn.
- Đoạn 3: còn lại: cảnh chợ Năm Căn đông vui, trù phú và nhiều màu sắc độc đáo.
Câu 2:
- Phần 1 (từ đầu ... thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước): Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi tới chân thác
- Phần 2 (tiếp ... thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò): Con thuyền vượt qua khỏi đoạn sông có nhiều thác dữ
- Phần 3 (còn lại): Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ
Câu 3:
Tạ Duy Anh là nhà văn có phong cách viết độc đáo, sáng tạo, vừa đáng yêu, vừa chân thành và sâu sắc. Truyện ngắn "Bức tranh của em gái tôi" là câu chuyện khiến người đọc nhớ mãi mỗi lần lật giở từng trang viết. Đặc biệt, hình ảnh em gái Kiều Phương để lại ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Một nhân vật tác giả gửi gắm nhiều điều tốt đẹp nhất.
Truyện ngắn "Bức tranh của em gái tôi" được viết theo ngôi kể thứ nhất tạo nên nét đặc trưng cho tác phẩm. Có thể nói chạy dọc theo câu chuyện là diễn biến tâm lí nhân vật người anh, từ trạng thái cảm xúc này đến trạng thái cảm xúc khác. Tuy nhiên trong dòng cảm xúc đó, người đọc nhận ra có một nhân vật là điểm sáng tạo nên sự hài hòa và tạo vẻ đẹp tuyệt vời cho truyện ngắn. Đó chính là cô em gái Kiều Phương hồn nhiên, bình dị, chân thành mà sâu sắc. Một vẻ đẹp tiềm ẩn trong những bức tranh do cô vẽ ra.
Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, nhí nhảnh và đam mê hội họa. Niềm đam mê này được tác giả diễn tả một cách cụ thể qua cách cô vẽ hằng ngày, cách cọ nhọ nồi để làm màu vẽ...Và khi bạn của bố phát hiện ra niềm đam mê này thì Kiều Phương càng tỏ rõ sự quyết tâm và phấn đấu mơ ước thành họa sĩ.
Mặc dù anh trai gọi là "mèo" vì cái tội lục lọi đồ linh tinh nhưng Kiều Phương vẫn "vui vẻ chấp nhận" và hồn nhiên khoe với bạn bè. Cách trò chuyện của Kiều Phương với anh trai cũng chứng tỏ Kiều Phương là cô bé nhí nhảnh, trong sáng và vô cùng đáng yêu "Nó vênh mặt, mèo mà lại, em không phá là được". Dù cho người anh trai khó chịu đến cỡ nào thì cô bé này vẫn không bao giờ tức giận, luôn giữ được sự hài hòa và tinh nghịch như thế. Tạ Duy Anh đã khéo léo khắc họa nên hình ảnh nhân vật đáng yêu, gây được thiện cảm tốt đối với người đọc.
Khâm phục hơn hết là tài năng hội họa của Kiều Phương. Điều này khiến cho bố mẹ vui mừng "Ôi con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. Mẹ cũng không kìm được xúc động". Người anh trai ghen ghét với tài năng của em nên càng ngày càng lạnh lùng và hay quát mắng em. Dù vậy nhưng tình cảm và thái độ của em gái dành cho anh vẫn không thay đổi, tin yêu và trân trọng hết mực.
Đặc biệt hơn hết là tình cảm, tấm lòng của Kiều Phương dành cho anh trai trong bức tranh đoạt giải. Cô bé chưa bao giờ ghét anh, mặc dù anh rất ghét cô, ghen tỵ với cô. Bức tranh là hình ảnh cậu con trai có đôi mắt rất sáng, nhìn ra ngoài cửa sổ, toát lên một vẻ đẹp tuyệt vời. Có thể nói đây là chi tiết khiến người đọc xúc động về tình cảm anh em trong gia đình. Chính bức tranh này của Kiều Phương đã "thức tỉnh" được trái tim người anh, có cách nhìn khác về em, vừa hối hận vừa xấu hổ vừa biết ơn.
Kiều Phương không những là cô gái đáng yêu, hồn nhiên, tài năng mà còn có tấm lòng nhân hậu, bao dung khiến người khác phải khâm phục và ngưỡng mộ
Tạ Duy Anh là một người am hiểu thế giới trẻ thơ, hiểu được tâm lí cũng như tình cảm của trẻ thơ nên đã gửi gắm được những điều tốt đẹp vào nhân vật Kiều Phương,
Với cách kể chuyện nhẹ nhàng, tâm tình mà sâu lắng tác giả đã để lại tình cảm tốt đối với bạn đọc về nhân vật Kiều Phương. Qua đó cũng ngợi ca tình anh em chân thành mà thắm thiết.
( Chúc bạn học tốt )
Tên trong sgk
NX: Con người nơi đây rất mộc mạc, chất phác và giản dị
Đặt tên từng địa danh theo đặc điểm của từng vùng
Vùng đất nơi đây mang trong mình một sức sống hoang dã, hùng vĩ.
Bài văn miêu tả cảnh quan thiên nhiên, sông nước vùng Cà Mau, mảnh đất tận cùng phía nam của Tổ quốc. Cảnh thiên nhiên ở đây thật rộng lớn, hoang dã và hùng vĩ, đặt biệt là những dòng sông và rừng đước. Cảnh chợ Năm Căn là hình ảnh trù phú, độc đáo, tấp nập về sinh hoạt của con người ở vùng đất ấy.
Bài văn miêu tả con thuyền đang xuôi về đất Cà Mau, khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ và rộng lớn có nét giản dị và hoang dã với màu xanh của núi rừng, tiếng sóng rì rào ngày đêm. Con thuyền đi qua các địa danh khác nhau Chà Là, Cái Keo những tên gọi dân dã, gần gũi đổ ra kênh Bọ Mắt, đổ ra sông Cửa Lớn rồi xuôi về Năm Căn dòng sông lớn mênh mông, xung quanh là rừng đước dựng lên như dãy trường thành và ẩn hiện rong nắng sớm ban mai, rừng đước có nhiều màu sắc khác nhau rất đẹp.
Trên sông Năm Căn có chợ Năm Căn đông vui, tấp nập thuyền bè mua bán, trao đổi, có những ngôi nhà văn minh hai tầng lại có những túp lều. Ẩm thực phong phú với các món ăn Trung Quốc, khung cảnh nhộn nhịp với cô gái Hoa kiều bán hàng vui vẻ, người Chà Châu Giang bán vải, người Miên bán rượu…. Cuộc sống nhiều sắc màu, tấp nập, sinh hoạt người dân nhộn nhịp với các cộng đồng các dân tộc khác nhau cùng sinh sống. Tất cả những điều đó đã làm nên sự phong phú, đa dạng của thiên nhiên và con người vùng đất Cà Mau.
Qua tác phẩm Sông nước Cà Mau tác giả đã tái hiện bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, sinh động, những con người độc đáo, sinh hoạt tấp nập.