K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 11 2020

                                                                     Bài làm

 Đêm trước ngày khai trường của đứa con mình, người mẹ lòng bồi hồi lo lắng. Còn đứa con rất là hăng hái không lo gì cả, còn tranh giúp mẹ dọn đồ chơi vào buổi chiều, nhưng người con ấy không bận tâm điều gì cả, chìm vào giấc ngủ một cách dễ dàng. Người mẹ không sao ngủ được, nằm nhớ lại kí ức về ngày khai trường của mình và nghĩ về ngày khai trường của con, ngày lễ của toàn xã hội, ai cũng quan tâm đến thế hệ tương lai. Đó cũng là tình cảm của người mẹ đối với con của mình.

13 tháng 12 2016

Tóm tắt văn bản Cổng trường mở ra:

Đêm trước ngày đưa con đến trường, người mẹ không ngủ. Ngắm nhìn con ngủ say, lòng người mẹ bồi hồi xúc động: nhớ lại những hành động của con ban ngày, nhớ về thuở nhỏ với những kỉ niệm sâu sắc trong ngày khai giảng đầu tiên… Lo cho tương lai của con, người mẹ liên tưởng đến ngày khai trường ở Nhật – một ngày lễ thực sự của toàn xã hội – nơi mà ai cũng thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến thế hệ tương lai. Đó cũng là tình cảm, niềm tin và khát vọng của người mẹ đối với tương lai của đứa con.

Tóm tắt văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê

Vì bố mẹ chia tay nhau, hai anh em Thành và Thuỷ cũng phải mỗi người một ngả: Thuỷ về quê với mẹ còn Thành ở lại với bố. Hai anh em nhường đồ chơi cho nhau, Thuỷ đau đớn chia tay thầy cô, khi chia tay còn quyến luyến anh không muốn rời,… Ba cuộc chia tay gợi lên ở bạn đọc những xúc cảm mạnh mẽ cùng nỗi xót thương cho cảnh ngộ mà lẽ ra những người bạn nhỏ không phải gánh chịu.

Tóm tắt văn bản Mẹ tôi

En-ri-cô ăn nói thiếu lễ độ với mẹ, bố biết chuyện,ông đã rất giận dữ và viết thư nói hết cảm xúc của mình khi thấy en-ri-co mắc lỗi. Bức thư của ông vừa có những lời lẽ yêu thưpng vừa chứ đựng sự giận dữ. Trong thư bố nói về tình yêu thương và đứt hi sinh của mẹ đã giành cho en-ri-co...Trước cách xử sự tế nhị nhưng không kém phần quyết liệ en-ri-cô đã cảm thấy có lỗi và hối hận vô cùng.


Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/soan-bai-cuoc-chia-tay-cua-nhung-con-bup-be-c34a11289.html#ixzz4Sgqk4SXn

Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/soan-bai-cong-truong-mo-ra-c34a11293.html#ixzz4SgqSKzPa
13 tháng 12 2016

cuộc chia tay của những con búp bê:

Thành và Thủy là hai anh em hết mực yêu thương nhau nhưng lại phải chia tay nhau vì bố mẹ họ ly dị. Trước khi chia tay, hai anh em chia đồ chơi cho nhau. Thành nhường hết đồ chơi cho em. Thủy sợ anh lại gặp ác mộng, chia cho anh con búp bê Vệ Sĩ để nó canh giấc ngủ cho anh, còn em nhận lấy con Em nhỏ. Hai anh em còn đến trường để Thủy chia tay với cô giáo và bạn bè. Cô giáo tặng Thủy một quyển sổ và một chiếc bút máy nắp vàng nhưng em không dám nhận vì mẹ đã sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán. Trước khi chia tay, Thủy suy nghĩ lại, đã đưa luôn cho anh con búp bê Em Nhỏ, đề hai con búp bê không bao giờ phải xa nhau như Thành và Thủy.

2>.

 

- Chia sẽ, giúp đỡ và quan tâm đến nhau:

Thủy đem kim chỉ ra tận sân vận động vá áo cho anhThành giúp em học bài, chiều nào cũng đón em đi học về.

- Rất mực gần gũi thương yêu nhau:

Nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện

Chia đồ chơi. Thành "Anh cho em tất", Thủy "Em để lại hết cho anh", đem con Vệ Sĩ để đầu gường gác cho anh ngủ.

Khi chia tay nhau cả hai anh em đều bật khóc.

Cô giáo tặng Thủy quyển số và chiếc bút máy nắp vàng nhưng: "Em không dám nhận… Em không đi học nữa". "Nhà bà ngoại em ở xa trường học lắm. Mẹ em bảo sẽ sắm cho em một thúng hoa để ra chợ ngồi bán".

Nhà văn Lí Lan sinh ra, lớn lên và trưởng thành ở Sài Gòn, chị viết Cổng trường mở ra và cho đăng lên báo Yêu trẻ nhân mùa tựu trường năm học 2000 - 2001. Bài văn như những dòng thư, những dòng nhật kí nhẹ nhàng ghi lại nỗi lòng của người mẹ trước ngày đầu tiên đến trường của con. Mẹ thì nao nao, con thì háo hức. Con thì an giấc thanh thoát còn mẹ lại không ngủ được khi liên tưởng đến kí ức xa xôi ngày đầu tiên mẹ cùng bà ngoại đến trường. Mẹ luôn có những cảm xúc thật khó tả khi nghĩ đến ngày mai.

Trước đêm khai trường của con, người mẹ đã không ngủ được và báo cho con biết rằng rồi con sẽ hiểu nguyên nhân điều đó và thông báo cho con biết "vào một ngày kia, còn xa lắm ấy" con cũng sẽ không ngủ được. Cùng một khoảng không gian và thời gian nhưng người mẹ thì không ngủ được còn con thì an giấc như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Người mẹ thật giàu cảm xúc và suy tư. Nghệ thuật so sánh được tác giả vận dụng càng làm nồi bật tuổi ăn tuổi ngủ của cậu bé. Cùng với đó, càng làm nổi bật lên tâm trạng và hình ảnh người mẹ trong tác phẩm.

Mạch cảm xúc và suy nghĩ "Ngày mai con vào lớp Một" vẫn kéo dài trên trang văn. Cảm xúc và suy nghĩ của mẹ còn hình ảnh thì là của con. Từ sự việc hiện tại của con, mẹ lại liên tưởng đến quá khứ. Việc con chuẩn bị vào lớp Một mẹ liên tưởng đến việc con đi chơi xa. Việc chuẩn bị quần áo mới, sách vở mới, mọi thứ khiến con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường. Con cũng nóng lòng và háo hức "Nhưng cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không có một mối bận tâm nào khác ngoài chuyện sáng mai thức dậy cho kịp giờ". Điều đó có nghĩa là con chưa có một ấn tượng cụ thể nào về việc sắp trở thành cậu học sinh lớp Một. Qua lời kể của mẹ, ta thấy được sự chu đáo, yêu thương, đồng thời cũng rất thấu hiểu đứa con trai bé bỏng của mình.

Lý Lan viết tiếp "Mẹ lên giường và trằn trọc". Tại sao mẹ lại thế? Có phải mẹ lo cho con ngày đầu tiên đến trường không? Không "Bởi vì con đã đi học từ ba năm trước hồi mới ba tuổi vào lớp mẫu giáo con đã biết thế nào là trường, lớp, thầy, bạn. Ngay cả ngôi trường mới con cũng được làm quen từ những ngày hè" Trường lớp thầy bạn, con đã từng làm quen với khung cảnh ấy. Vả lại, mẹ đã chuẩn bị hết tất cả mọi thứ giúp con trước ngày khai trường. Những câu văn giải thích ấy có nhằm tô đậm thêm lí do "không ngủ được" của mẹ khi hễ cứ nhắm mắt lại là lại nghe tiếng đọc bài trầm bổng: "Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường lại rụng nhiều, mẹ tôi lại âu yếm nắm tay tôi đi trên con đường làng dài và hẹp. Có phải mẹ không ngủ được là do kí ức ấy lại hiện về? Đúng vậy kí ức ngày khai trường đã khiến mẹ không ngủ được. Kí ức ấy thật khó quên nhất là khi bên cạnh mẹ lại có con. "Mẹ còn nhớ sự nôn nao khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hoảng hốt khi cổng trường đóng lại". Đó là tâm trạng của mẹ trong khoảng thời gian ngắn, đúng là rất ngắn nhưng mẹ vẫn không quên. Mỗi năm cứ đến ngày tựu trường, những kỉ niệm ấy lại sống dậy khiến mẹ bâng khuâng. Một mình mẹ đã như vậy đối với kỉ niệm huống chi giờ đây còn có cả con ở bên cạnh nữa. Ngày mai, mẹ sẽ đóng vai bà ngoại như hồi trước còn con sẽ đóng vai mẹ. Mẹ đã không được học mẫu giáo như con trước khi vào lớp Một. "Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên được gặp thầy mới bạn mới". Như vậy có thể nói, mẹ giờ đây đang sống lại với những kí ức, những hoài niệm mà ngày xưa mẹ đã từng trải qua. Mẹ rất yêu thương con và mong muốn con sẽ được sống trọn vẹn trong chính khoảng thời gian đặc biệt này.

Trong khoảng thời gian không ngủ được ấy, mẹ nhớ ngày khai trường của mẹ hồi trước, so sánh với ngày khai trường của con. Dòng văn tâm sự vẫn được tiếp tục với không gian của ngày khai trường được mở rộng. Mẹ viết cho con về ngày khai trường ở Nhật Bản mà mẹ được biết. Đó là ngày lễ của toàn xã hội. Tất cả quan chức, người lớn đều chăm lo cho trẻ em. Từ đường phố cho tới các trường tiểu học đều được dọn sạch sẽ và trang trí cẩn thận như một ngày lễ lớn. Mọi người đều hớn hở đến trường dự lễ, riêng các quan chức còn gặp gỡ Ban giám hiệu, thầy cô giáo, và phụ huynh học sinh để lắng nghe những ý kiến của họ nhằm điều khiển kịp thời về chính sách giáo dục. "Bằng hành động đó họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ tương lai".

Và để chứng tỏ: "Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục đều ảnh hưởng đến thế hệ tương lai và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này". Người mẹ không chỉ thấu hiểu con mà còn là người biết tìm tòi, nâng cao kiến thức của bản thân để hướng dẫn con của mình. Mẹ thật tuyệt vời và đáng ngưỡng mộ.

Không chỉ có như vậy, mẹ như một người bạn tâm tình, trò chuyện cùng con và dùng tất cả kinh nghiệm sống của mình để giảng giải cho đứa con bé bỏng của mình. Mẹ muốn làm tăng thêm ấn tượng về ngày khai trường của con "mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến". Hai câu văn tự sự chứa cả tâm tư của mẹ. Và rồi đúc kết bằng tất cả kinh nghiệm, mẹ đã nói một câu: "bước qua cổng trường là cả một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Phải chăng đây là cảm xúc, kinh nghiệm của người mẹ cũng như của chính tác giả Lí Lan?

Bình tâm nghĩ lại, kể từ khi ngày đầu tiên đến trường, đúng là cả một thế giới kì diệu đã mở ra trước mắt em. Về giao tiếp: em gặp được nhiều bạn bè, thầy cô, xây dựng một tình cảm mới đầy yêu thương đoàn kết, sau tình cảm gia đình. Biết thêm nhiều hình thức giao tiếp, cách cư xử với mọi người. Về tri thức, em học được các môn khoa học tự nhiên, giải thích được các hiện tượng trong đời sống và mở rộng kiến thức của chính mình. Được hiểu biết về âm nhạc, được học vẽ, được tiếp xúc với cả máy tính và các công nghệ đặc biệt. Trường học quả là một điều thú vị.

http://thuthuat.taimienphi.vn/phan-h-nhan-vat-nguoi-me-trong-cong-truong-mo-ra-41514n.aspx 
Người mẹ trong tác phẩm này thật tuyệt vời với bao phẩm chất đáng quý đáng trân trọng. Mẹ không trực tiếp nói với con hay với một ai khác mà là với tất cả. Tác phẩm như một bức thư được viết bằng lối văn tự sự, trữ tình gửi tới người đọc về tầm quan trọng của giáo dục đối với tương lai mỗi người, mỗi đất nước và mỗi xã hội.

17 tháng 9 2017

trích đoạn từ chỗ: vào đêm trc ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết ntn là không ngủ đc. còn bây h giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn 1 cái kẹo. gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.

7 tháng 8 2018

Trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. 

Sự kì diệu ở đây không phải là một phép nhiệm màu nào đó của bà Tiên hay ông Bụt. Không phải là thứ đặc biệt mà trần gian không có. Không phải là thứ biến hóa từ vật này sang vật khác. Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua. 

Ở nơi gọi là diệu kì ấy có cả niềm vui thất bại, có cả những điều bất ngờ xảy ra. Và đặc biệt hơn, ở đây rèn luyện cách cảm nhận niềm vui, cảm nhận sự thăng hoa của cuộc đời. Cũng là nơi cho ta biết cách chấp nhận sự thất bại cho dù thất bại làm cho tình thần hoảng loạn, thiếu tự tin. Giúp chúng ta đứng dậy sau khi ngã. 

Trong thế giới kì diệu ấy, chúng ta có cả một kho tàng kiến thức nhân loại. Ta có thế biết về nguồn gốc của loài người, biết về những đức hi sinh cao cả đã đổi lại cuộc sống thanh bình cho ta ngày hôm nay. Nó cũng giúp ta hiểu được những điều bí ẩn của thế giới tự nhiên, cho ta những đáp án cho các câu hỏi “vì sao”. 

Nơi kì diệu đó có thể bồi dưỡng tâm tư tình cảm của chúng ta. Nơi đó cho ta một màu xanh hi vọng mỗi khi ta buồn hay chán nản. Cho ta một niềm tin tuyệt đối vào bản thân để ta không cảm thấy xấu hổ hay tự ti về mình. Nó cũng khuyên ta nên đón nhận những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng, rũ bỏ những u buồn những xấu xa ra khỏi tâm hồn. Rồi ta biết cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn. Ta cũng hiểu được câu nói “Cuộc sống là luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” 

Và đặc biệt , thế giới kì diệu ấy cho ta những người cha người mẹ dạy dỗ, yêu thương ta, những người bạn luôn sẻ chia vui buồn. Trong lá thư “Xin thầy hãy dạy cho con tôi” gửi cho thầy hiệu trưởng của tổng thống Mỹ A-Lin-côn đã khẳng định rằng trường học sẽ mang lại mọi thứ cho con người. Và với tôi trường học luôn luôn là thế giới kì diệu.

7 tháng 8 2018

thế giới kì diệu ấy là nơi có: 

_Nguồn tri thức vô bờ

_Tình thầy trò, bạn bè

_Nơi có những ước mơ, hoài bão

( mấy cái này t chỉ tóm tắt thôi, còn đâu nếu phải triển khai ý hay làm thành đoạn văn j thì b tự phân tích ra nha) 

<3 <3 <3

21 tháng 8 2016

Cách đọc

Cần bám sát diễn biến tâm trạng của người mẹ để lựa chọn giọng đọc cho phù hợp:

- Đoạn từ đầu đến "trong ngày đầu năm học": tác giả sử dụng cả ba phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm nhưng tự sự là chủ yếu. Với đoạn này cần đọc giọng nhẹ nhàng.

- Nội dung chính của đoạn tiếp theo (từ "Thực sự mẹ không lo lắng..." đến "cái thế giới mà mẹ vừa bước vào") là sự hồi tưởng của người mẹ về những kỉ niệm trong ngày khai trường đầu tiên. Nội dung này được thể hiện chủ yếu qua phương thức biểu cảm kết hợp với tự sự. Đọc đoạn văn với tiết tấu chậm, thể hiện tâm trạng bồi hồi, xao xuyến của người mẹ.

- Đoạn cuối cùng nói về ngày khai trường ở Nhật. Phương thức tự sự là chủ yếu, giọng đọc cần rõ ràng, không cần diễn cảm nhiều như đoạn trên. Tuy nhiên, ở câu kết thúc văn bản, tác giả lại sử dụng phương thức biểu cảm, do đó khi đọc cần hạ giọng để thể hiện tâm trạng xao xuyến của người 

21 tháng 8 2016

Giọng đọc của văn bản "Cổng Trường Mở Ra" là :

Đoạn 1: Từ đầu đến trong ngày đầu năm học: Đọc với giọng nhẹ nhàng

Đoạn tiếp: Thực sự mẹ ko lo lắng [...........] cái thế giới mà mẹ vừa bước vào : Đọc với tiết tấu nhẹ nhàng để thể hiện tâm trạng bồi hồi, xao xuyến  của người mẹ

Đoạn cuối: Đoạn còn lại : Ở câu kết t/g sử dụng phương thức biểu cảm nên cần hạ giọng đọc xuống để thể hiện tâm trạng xao xuyến của người mẹ

3 tháng 9 2021

Tham khảo:

 

1. Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày con khai trường

- Những tình cảm dịu ngọt mẹ dành cho con:

   + Trìu mến quan sát những việc làm của con (giúp mẹ thu dọn đồ chơi, háo hức ngày mai thức dậy cho kịp giờ,…)

   + Vỗ về cho con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con trong ngày đầu tiên đến trường,..

- Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày con khai trường – không ngủ được:

   + Suy nghĩ về việc làm cho ngày đầu tiên con đi học có ý nghĩa

   + Hồi tưởng lại những kỉ niệm không thể nào quên của bản thân trong ngày đầu tiên đi học

   + Hôm nay, mẹ không tập trung được vào việc gì

   + Mẹ lên giường trằn trọc… không ngủ được

   + Mẹ nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi gần tới cổng trường và nỗi chơi vơi, hốt hoảng khi cổng trường đóng lại

⇒ Yêu thương con, tình cảm sâu nặng đối với con và luôn luôn lo lắng, suy nghĩ cho con

2. Vai trò của nhà trường trong giáo dục thế hệ trẻ

- Từ câu chuyện về ngày khai trường ở Nhật, người mẹ bày tỏ suy nghĩ về vai trò của nhà trường đối với việc giáo dục thế hệ trẻ: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước vào cánh cổng trường là thế giới kì diệu sẽ mở ra”

- Khẳng định vai trò to lớn của nhà trường đối với mỗi con người và niềm tin vào sự nghiệp giáo dục