Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1- Sự ra đời, lai lịch của Thạch Sanh .
2-Thạch Sanh được thiên thần dạy võ nghệ.
3-Thạch Sanh kết nghĩa với Lý Thông.
4-Thạch Sanh diệt chằn tinh, bị Lý Thông cướp công.
5- Thạch Sanh diệt đại bàng, cứu công chúa ,lại bị cướp công.
6-Thạch Sanh cứu thái tử, được tặng đàn thần,bị vu oan phải vào ngục.
7-Thạch Sanh được giải oan.
8-Thạch Sanh cưới công chúa,chiến
thắng quân 18 nước chư hầu và được nối ngôi .
chúc bn hok tốt
1) sự ra đời của Thạch Sanh
2) Thạch Sanh và Lí Thông
3)thạch sanh vs trằn tinh
4)thạch sanh vs đại bàng
5) thạch sanh với nhà vua and ......
6)thạch sanh vs quân nước chư hầu
từ từ hãy ghi
c1 :
- Sự ra đời của Thạch Sanh.
- Thạch Sanh lớn lên học võ và phép thần thông.
- Thạch Sanh kết nghĩa anh em với Lí Thông.
- Mẹ con Lí Thông lừa Thạch Sanh đi chết thay cho mình.
- Thạch Sanh làm đc nhiều việc lớn lao , có ích nhưng đều bị Lí Thông cướp công.
- - Cuối cùng , Thạch Sanh đc giải oan.
- Thạch sanh đối đầu với 18 nc
- Thạch Sanh lên ngôi Vua .
Xuất thân khác người: Là thái tử của Ngọc Hoàng, xuống trần đầu thai làm người.
- Sự ra đời kì lạ:
- Người vợ mang thai nhiều năm mà không thấy sinh nở.
- Người chồng lâm bệnh chết, mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.
- Vừa khôn lớn thì mẹ mất, sống một mình nghèo khổ ở gốc đa.
- Khi trưởng thành, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy đủ phép thần thông, các loại võ nghệ.
=> Thạch Sanh có xuất thân vừa phi thường vừa bình thường. Bình thường vì chàng là con của một vợ chồng nông dân nghèo khổ tốt bụng, lại sớm mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống một mình khổ cực. Phi thường vì chàng lại chính là thái tử của Ngọc Hoàng đầu thai xuống làm người thường, được thần dạy nhiều phép thần thông và các loại võ nghệ.
Tính cách của Thạch Sanh được tập trung thể hiện: thật thà, tốt bụng.
- Một từ được lặp lại hai lần: thật thà (Thạch Sanh thật thà nhận lời đi ngay/Thạch Sanh lại thật thà tin ngay)
- Thạch Sanh dùng cung tên bắn đại bàng.
- Thạch Sanh xuống hang cứu công chúa.
(2) Em thử dự đoán khi xuống hang, Lý Thông sẽ làm gì?
Lí Thông giết Thạch Sanh, nhận công về mình.
(3) Khi xin cây đàn, Thạch Sanh có biết đó là cây đàn thần không?
Khi xin cây đàn, Thạch Sanh không biết đó là cây đàn thần.
học tốt , xin tiick
Lý Thông tôi là một người chuyên bán rượu trong làng. Nhờ vào tay nghề ủ rượu ngon, nên gần xa trong làng ai cũng biết đến.
Một lần, tôi trong một chuyến đi xa, tôi ghé lại nghỉ chân ở quán nước. Chợt tôi thấy một chàng trai vạm vỡ, nước da bánh mật, gánh một bó củi to trên lưng. Tôi tò mò, hỏi ra mới biết đó là Thạch Sanh, một chàng trai mồ côi sống bằng nghề kiếm củi. Thấy Thạch Sanh hiền lành, khỏe mạnh lại mồ côi, tôi ngẫm nghĩ: “Thạch Sanh khỏe mạnh lại khù khờ thế này, mang nó về nhà giúp việc chắc tôi đỡ được bao nhiêu”. Vậy là tôi ngỏ ý kết nghĩa anh em với Thạch Sanh, Thạch Sanh thấy có người thương mình thì vui vẻ nhận lời. Kết nghĩa xong, tôi bèn mời Thạch Sanh về nhà ở để dễ bề lợi dụng.
Từ ngày có nó mẹ con tôi đỡ vất vả đi nhiều. Những công việc nặng nhọc trong nhà, thằng bé tranh làm hết. Hai mẹ con tôi từ đó nahfn nhã nhiều. Nhưng rồi cuộc sống không êm đềm nhưu tôi vẫn thường nghĩ. Trong vùng lúc bấy giờ chợt xuất hiện một con chằn tinh rất hung ác, phép thuật vô song, thường xuyên bắt người ăn thịt. Nó thần thông quảng đại thế nên dân làng đành bó tay, không ai có thể diệt trừ được nó. Để yên ổn, dân làng họp lại đưa ra kế sách đành tình nguyện nộp người cho nó để nó ăn thịt, không quấy phá dân làng nữa. Lệ làng phép nước, sao có thể tránh khỏi, cuối cùng cũng đến ngày tôi phải nộp mạng. Tôi về nhà, nhìn nhà cửa, nhìn mẹ già mà không khỏi đành lòng chịu chết như thế. Chợt Thạch Sanh từ núi gánh củi về, tôi chợt nghĩ ra cách là nhờ Thạch Sanh đi thay mình. Tối đó, tôi mời Thạch Sanh ăn uống no say, rồi cất lời nhờ cậy:
- Mấy nữa, anh có chuyến giao rượu xa, ngặt nỗi, làng lại cử anh đi canh miếu. Chuyến hàng này rất quan trong anh không đi không yên tâm, em có thể giúp anh đi canh miếu thay anh được không?
Thấy tôi nhờ vả, Thạch Sanh không chần chừ đáp:
- Anh cứ yên tâm giao em.
Nghe vậy, tôi và mẹ vui mừng lắm. Hôm Thạch Sanh đi canh miếu tôi thấp thỏm không thôi. Phần vì cũng cảm thấy có lỗi, thằng bé hiền lành, nhưng rồi nghĩ:" Nó không thay mình thì người chết đêm nay là mình". Trời về khuya, tôi cũng thôi, không nghĩ gì nữa mà tắt đèn đi ngủ. Vừa thiu thiu ngủ thì bỗng có tiếng gọi của Thạch Sanh:
- Anh ơi.... anh ơi.... anh....
Nghe tiếng gọi, mẹ con tôi nghĩ Thạch Sanh về đòi mạng, ,mẹ con tôi van xin khẩn thiết:
-Em ơi, em sống khôn chết thiêng tha cho mẹ và anh…. Anh xin lỗi…..
Thạch Sanh không hiểu chuyện gì đang xảy ra, bèn phân chần:
- Anh ơi, là em, em đây, em nào đã chết, em là người mà anh
Lúc bấy giờ tôi mới tôi mới tin là Thạch Sanh còn sống. Nhưng làm sao mà nó còn sống trở về được. Chẳng lẽ nó biết được ở miếu có chằn tính, bản thân nó chỉ là thế mạng nên quay về đây trả thù.
- Thế sao chú về sớm thế, anh nhờ chú canh miếu mà.
Nghe hỏi, Thạch Sanh thật thà kể lại chuyện giết chằn tinh, bây giờ mẹ con tôi mới an tâm. Nhìn con trăn sau lưng Thạch Sanh tôi chợt nghĩ ra kế:
- Trời ơi, con trăn ấy là của nhà vua nuôi đã lâu. Nay em bắt giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng, em hãy lo trốn ngay đi! Có chuyện gì để mặc anh ở nhà lo liệu!
Sau khi xúi Thạch Sanh bỏ trốn, tôi cùng mẹ hăm hở đem xác chằn tinh lên kinh đô lĩnh thưởng. Tôi được vua khen ngợi và phong làm đô đốc.
Năm đó, Vua có một người con gái đến tuổi lấy chồng nhưng chưa chọn được ai thích hợp, vua cha bèn nghĩ ra cách ném cầu kén rể, ai bắt được cầu sẽ được làm phò mã. Tôi cũng hăm hở đến dự lễ ném cầu này, vì biết đâu tôi lại giành được tú cầu, một bước lên tiên. Nhưng khi công chúa vừa lên lầu chuẩn bị ném cầu thì bị một con đại bàng cắp đi mất. Cả kinh thành náo loạn đi tìm công chúa.
Tôi được đức vua cho nhiệm vụ đi tìm công chúa và hứa sẽ gả con gái, truyền ngôi cho tôi nữa. Nhưng tôi chỉ vừa mừng vừa lo, không biết tìm công chưa kiểu gi cả. Tôi liền nghĩ đến Thạch Sanh, tôi về lại gốc đa năm xưa tìm nó. Thật vui mừng khi nó chính là người bắn trúng con đại bàng. Thạch Sanh còn tình nguyện xuống hang sâu để tìm công chúa. Tôi buộc dây vào thắt lưng hắn, dặn rằng khi vào cứu được công chúa thì hãy lay dây để kéo công chua lên, sau đó sẽ thả dây xuống để cứu em. Khi hắn cứu được công chúa, tôi đã không thả dây xuống cứu hắn nữa mà vít luôn của hang lại đề phòng nó tranh công của tôi.
Thế nhưng, từ lúc công chúa về cung không nói không rằng, vua cha rất lo lắng. Tôi đã mời rất nhiều nhà sư, đạo gia về để lễ tế nhưng không có tác dụng. Một hôm, trong từ trong tù phát ra một tiếng đàn của ai đó. Bỗng công chúa cất tiếng nói và muốn gặp người đánh đàn. Vua liền truyền người đánh đàn vào cung. Trước mặt mọi người tôi đã bị Thạch Sanh vạch mặt, Thạch Sanh vẫn thương tình tôi nên tha cho mẹ con tôi về quê làm ăn. Nhưng giữa đường do giữ lời thề năm xưa lúc kết nghĩa anh em. Tôi đã bị sét đánh chết.
Hiện có ít nhất 3 dị bản truyện thơ Thạch Sanh, đều bằng thể lục bát, nhưng trình độ nghệ thuật không đồng đều. Bản có lời văn chải chuốt nhất và được lưu hành rộng rãi nhất, gồm 1.812 câu lục bát và 2 bài thơ đề từ (một bằng chữ Hán, một bằng chữ Nôm). Bản in xưa nhất hiện còn được xuất bản vào năm Duy Tân thứ 6 (1912). Nội dung truyện thơ Thạch Sanh và truyện cổ tích có cùng tên khá giống nhau, nhưng truyện thơ ra đời muộn hơn.
Truyện Thạch Sanh thuộc loại truyện cổ tích thần kỳ, nằm trong một kiểu truyện rất phổ biến ở Đông Nam Á, đó là kiểu "Dũng sĩ diệt đại bàng (hay chằn tinh) cứu người đẹp". Có thể kể đến những truyện như Xin Xay ở Lào; Xanxênky, Thạch Sanh chém chằn ở Campuchia; Ramayana ở Ấn Độ; Cô gái tóc thơm, Hai ông vua giao chiến của người Thái...[1]
Ở Việt Nam, kiểu truyện này còn xuất hiện trong các câu chuyện cổ, như truyện Chàng Rôk của người Kor; Rok và Xét của người Ba Na; Đơm Tơrít của người Cơ Tu, Azit đánh bại đại bàng của người Gia Rai...Đối với người Kinh, đề tài này không những xuất hiện trong truyện cổ tích, truyện thơ mà nó còn được dàn dựng thành phim, thành kịch; và còn xuất hiện trong tranh Đông Hồ.
Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]
Thạch Sanh mồ côi sớm, làm nghề đốn củi, sống một mình trong một túp lều dưới gốc đa. Có một người làm nghề nấu rượu tên là Lí Thông đến kết nghĩa anh em với Thạch Sanh. Trong vùng có một con Chằn tinh (hay Trăn tinh) thường bắt người ăn thịt, nên dân lập miếu thờ và hàng năm phải nộp cho nó một mạng người, mới được yên ổn làm ăn.
Năm ấy, đến lượt Lí Thông phải nộp mạng. Lí Thông bèn tính kế Thạch Sanh thế mạng cho mình. Thạch Sanh đã chiến đấu và giết chết được Chằn tinh, nhưng bị Lí Thông đoạt công, và Lí Thông được nhà vua phong làm đô đốc. Bấy giờ có công chúa xinh đẹp đang tuổi kén chồng, một hôm bị con yêu tinh Đại bàng sà xuống cắp đi mất. Buồn rầu, nhà vua truyền cho Lí Thông đi tìm, và hứa khi tìm được sẽ gả công chúa và truyền ngôi cho. Lúc công chúa lâm nguy, Thạch Sanh đang ở bên gốc đa, bỗng nhìn thấy Đại bàng cắp người bay qua, liền giương cung bắn trúng một cánh. Lần theo vết máu, Thạch Sanh biết được cái hang ẩn náu của Đại bàng.
Để cứu công chúa, Lí Thông tìm đến Thạch Sanh. Nghe Thạch Sanh biết được nơi ẩn náu của Đại bàng, Lí Thông liền nhờ Thạch Sanh tìm cách giải cứu. Nhưng đến khi Thạch Sanh xuống tìm rồi ròng dây đưa được công chúa lên khỏi hang, thì Lý Thông liền cho quân lính lấy đá lấp kín cửa hang, mưu giết chết Thạch Sanh để tranh công lần nữa. Trong hang, Thạch Sanh đã đánh nhau một trận dữ dội với Đại bàng, giết chết được ác thú và cứu được thái tử con vua Thủy Tề. Để đền ơn, vua Thủy Tề mời Thạch Sanh xuống thủy cung chơi. Khi Thạch Sanh lên bờ, vua tặng chàng vô số châu báu nhưng chàng chỉ xin một cây đàn thần.
Vì oán Thạch Sanh, hồn Chằn tinh và Đại bàng lấy trộm châu báu trong cung rồi vu cho chàng. Thạch Sanh bị tống giam. Trong ngục, chàng lấy cây đàn thần ra gảy để bày tỏ nỗi lòng.
Nói về công chúa, vì thấy Lí Thông sai lính lấp hang, mưu hại Thạch Sanh, nên uất ức hóa câm. Nay nghe được tiếng đàn của Thạch Sanh, công chúa bỗng nói nên lời. Nghe con tâu bày, nhà vua cho vời Thạch Sanh đến. Sau khi rõ mọi chuyện, nhà vua truyền lệnh bắt giam mẹ con Lí Thông, nhưng được Thạch Sanh xin tha cho. Trên đường trở về, mẹ con Lí Thông bị sét đánh chết tươi, hóa kiếp thành bọ hung.
Phần dũng sĩ Thạch Sanh, nhà vua cho chàng kết hôn cùng công chúa. Tức giận vì trước đây bị công chúa từ chối lời cầu hôn, thái tử 18 nước chư hầu cùng kéo quân sang đánh. Thạch Sanh lại đem cây đàn thần ra gảy. Tiếng đàn làm quân đối phương rã rời vì nhớ quê, nhớ vợ con... nên không đánh cũng tan. Trước khi rút về nước, đội quân đông đảo ấy còn được Thạch Sanh cho ăn một bữa cơm. Niêu cơm tuy nhỏ nhưng ăn bao nhiêu cũng không hết.
Về sau Thạch Sanh được phong làm vua và sống hạnh phúc mãi mãi với công chúa.[2]
Nhận xét[sửa | sửa mã nguồn]
Trong Từ điển văn học (bộ mới), PGS. Chu Xuân Diên đã viết đại ý như sau:
Ngoài môtip trong truyện là "Dũng sĩ diệt Chằn tinh, hay diệt Đại bàng cứu người đẹp"; ở đây còn có mối quan hệ về nguồn gốc với nghi lễ hiến sinh, tục cướp phụ nữ ở thời cổ...Nhân vật Thạch Sanh có những nét tương tự với nhân vật dũng sĩ trong các anh hùng ca dân gian thời thị tộc-bộ lạc. Đó là loại nhân vật anh hùng có những khả năng phi thường, được thần thoại hóa, có tinh thần dũng cảm trong chiến đấu để bảo vệ cộng đồng, bảo vệ phụ nữ. Song ở nhân vật Thạch Sanh, lại thấy có những những nét về tính cách và số phận tiêu biểu cho loại nhân vật ra đời trong xã hội đã có giai cấp. Chàng thuộc tầng lớp nghèo khổ, hiền lành, thật thà, cả tin (gần với hình ảnh một nông dân nghèo); trước khi có được hạnh phúc và địa vị cao sang. Mặc dù vậy, quan hệ xã hội ở đây cũng hãy còn mộc mạc; những suy nghĩ, ham muốn của con người trong truyện chưa mấy phức tạp.
Hiện bản truyện thơ Thạch Sanh được phổ biến nhất, có ngôn ngữ bình dị nhưng không kém tinh tế. Nhiều đoạn giàu hình ảnh như đoạn Thạch Sanh xuống thăm thủy phủ, đoạn miêu tả năng lực thần kỳ của cây đàn thần...[3]
Giới thiệu truyện thơ Thạch Sanh, trong Từ điển bách khoa Việt Nam có đoạn:
Cốt truyện thơ Nôm Thạch Sanh (bản được lưu hành rộng rãi nhất trong ba bản), dựa trên truyện cổ tích thần kỳ cùng tên. Truyện kể về cuộc đời của nhân vật dũng sĩ Thạch Sanh trải qua nhiều thử thách lớn lao và đạt được nhiều kỳ tích. Chủ đề phong phú, kết cấu tập trung.
Truyện này tiếp thu nhiều môtip của văn học dân gian có quan hệ với sinh hoạt văn hoá xã hội cổ đại. Yếu tố kỳ ảo của cổ tích kết hợp với yếu tố hiện thực, đã phản ánh cuộc sống người lao động trong xã hội trung đại. Ngôn ngữ tự sự, bình dị mà không kém phần tinh tế. Cảm hứng nhân văn sâu xa, bút pháp và ngôn ngữ nghệ thuật đa dạng tạo nên một nhân vật kết tinh phẩm chất của ba hình tượng anh hùng sản xuất, anh hùng văn hoá, anh hùng chiến đấu thời cổ đại xa xưa và cả hình tượng người nông dân đấu tranh chống tham tàn, chống ngoại xâm thời trung đại gần gũi với độc giả Việt Nam. Một hình tượng vừa có tính chất phổ quát vừa giàu màu sắc dân tộc. Thạch Sanh là một trong những tác phẩm hàng đầu của truyện thơ Nôm bình dân.